You are on page 1of 4

TÌM HIỂU BẢN CHẤT NHO GIÁO VIỆT NAM

JOHN KREMERS WHITMORE*


Vào cuối thế kỷ 20 nhìn lại lịch sử vấn đề, chúng ta cần đặt câu hỏi:
thế nào là bản chất Nho học Việt Nam trong suốt năm trăm năm qua? Theo
tôi biết thì câu hỏi này ít khi được đặt ra và hẳn là chưa được trả lời ở nước
ngoài, đây là một câu hỏi thiết yếu. Trước hết là cho ta hiểu biết rõ hơn về
bản chất của lịch sử Việt Nam trong giai đoạn Trung Cận Đại, và sau đó là
cho việc đẩy mạnh nghiên cứu so sánh Triết học Á Đông. Sau đây xin nêu ra
vài cứ liệu và vấn đề liên quan đến bản chất này.
Điểm xuất phát của tôi là hai bộ thư mục về các thư tịch quan yếu của
Việt Nam thời Trung Cận Đại, một do Lê Quý Đôn soạn vào giữa thế kỷ 18
và một do Phan Huy Chú soạn sau đó hơn năm mươi năm. Hai nhà lỗi lạc
này đã cung cấp cho chúng ta những thông tin về cái mà họ cho là di sản học
thuật của tiền nhân. Theo ấn tượng chủ yếu của tôi về hai bộ thư mục này thì
từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, người Việt Nam thời Trung Cận Đại đã tiếp cận
tư tưởng Nho giáo với một cung cấp ứng dụng và thực nghiệm, ít mang tính
suy gẫm và triết luận. Cung cấp này tỏ ra rất khác biệt với các phương thức
tiếp cận và các cuộc tranh luận đương thời về chính vấn đề bản chất Nho học
ở những nước Á Đông khác như Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Ở
Trung Quốc thì ta thấy có học thuyết của Vương Dương Minh, rồi sau đó là
cuộc tranh cãi của hai phái Cổ Văn và Kim Văn vào thế kỷ 18. Ở Triều Tiên
đã xảy ra cuộc tranh luận nổi tiếng về Tứ Tượng và Thất Tinh giữa hai học
phái của Yi T’oegye và Yi Yulgok vào thế kỷ 16. Nhật Bản thời Mạc Phủ
Đức Xuyên (Tokugawa) cũng từng tranh cãi sôi nổi về Nho học và về tương
quan giữa lý và khí. Ta có thể rút ra những nhận xét gì về Việt Nam thời bấy
giờ khi điểm qua các tác phẩm được liệt kê trong hai thư mục này?
Bộ thư mục thứ nhất mang tên Nghệ Văn Chí, do Lê Quý Đôn soạn, là
một danh mục rất ít chi tiết, được chia thành bốn phần, và xếp chung vào bộ
Đại Việt Thông Sử là một tác phẩm còn dang dở lúc thiếu thời của Oâng.
Phần thứ nhất là Hiến Chương với 16 mục bao gồm các thư tịch về chính
thể, luật lệ, hành chính, địa đồ. Phần thứ hai là Thi Văn với 67 mục. Phần ba
là truyện ký với 19 mục phần lớn về các chủ đề lịch sử, ký sự và các tư liệu
tạp nhạp khác. Phần thứ tư là Phương Kỹ với 14 mục về các tín ngưỡng và
phương thuật khác nhau, chẳng hạn như Phật giáo, địa lý, phong thuỷ, v.v…
Trong tổng số 116 tên sách, không có cuốn nào có vẻ là bàn luận chủ yếu về
triết thuyết Nho gia.
Phan Huy Chú thì xếp bộ thư mục mang tên Văn Tịch Chí vào bộ thư
mục mang tên Văn Tịch Chí vào bộ bách khoa thư Lịch Triều Hiến Chương
Loại Chí đồ sộ mà ông đã soạn thảo như là tổng luận về nền văn hoá sĩ phu
Bắc Hà để dâng lên cho triều Nguyễn xem xét (và thực tế là không trọng
dụng). Ở đây cũng chia ra làm bốn phần, nhưng tổ chức có hơi khác, và thư
mục này có thêm nhiều chi tiết ghi chú về mỗi mục sách. Phần thứ nhất,
cũng giống như Lê Quý Đôn vì ông đã soạn thảo nó lúc thiếu thời vào năm
1949, trước khi các tác phẩm Nho học (kể cả các sách của chính Lê Quý
Đôn) có tên trong Văn Tịch Chí của Phan Huy Chú ra đời. Còn bản thân
Phan Huy Chú thì không dành phần nào khác trong trước tác của mình,
ngoài Văn Tịch Chí, để bàn về Triết học. Bộ Lịch Triều Hiến Chương Loại
Chí của ông thì lại tập trung chủ yếu về các vấn đề thực dụng của thuật trị
quốc và sinh hoạt xã hội.
Chính vĩ lẽ này mà tôi nghĩ rằng cách tiếp cận của Việt Nam thời
Trung Cận Đại đối với Nho học chủ yếu là mang tính thực dụng hơn là mang
tính lý thuyết hay Triết học. Như đã nêu trên, Phan Huy Chú đã tổng hợp hộ
cho một triều đình hờ hững những thành tựu hàng bốn trăm năm qua của
giới sĩ phu Bắc hà đồng đạo với ông. Phan Huy Chú ở cương vị rất tốt để
thực hiện việc này. Trước tác của ông bao gồm không chỉ thành tựu của giới
sĩ phu nói chung, nhưng cả những thành tựu của gia đình bên nội và bên
ngoại của ông là hai dòng họ Phan Huy và Ngô Thì, những dòng họ phu lớn
đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Các người ông (trong đó có danh Nho Ngô
Thì Sĩ), cha và chú bác của ông là những sĩ phu đã đóng vai trò quan trọng
trong suốt lịch sử đầy biến động của thế kỷ 18, và gia đình mỗi bên đều có
những người có chính kiến đối lập nhau, kẻ thì phò Lê người thì theo
Nguyễn, trong thời Tây Sơn vào phần cuối của thế kỷ. Với tác phẩm này là
tập đại thành quan tâm của giới sĩ phu thời Cận đại của việt Nam, ta hãy thử
xét qua nội dung của nó.
Phan Huy Chú chia tác phẩm của mình làm mười phần, với tổng số là
49 chương. Tác phẩm mở đầu với phần Dư Địa Chí nói về địa lý và cơ cấu
cấp tỉnh của đất nước. Tiếp theo đó là phần Nhân Vật Chí, được chia thành
nhiều nhóm (một trong số đó viết về 29 vị sĩ phu), rồi các phần Quan Chức
Chí, Lễ Nghi Chí và Khoa Music Chí. Sau các phần này là một phần độc đáo
mang tên Quốc Dụng Chí nói về tài nguyên thiên nhiên, rồi đến các phần
Hình Luật Chí, Binh Chế Chí, Văn Tịch Chí và Bang Giao Chí. Bộ bách
khoa thư này quả là một chứng tích vĩ đại cho tất cả các thế hệ sĩ phu đi
trước đã nổ lực đưa chính quyền và xã hội Việt Nam đến một khuôn mẫu tổ
chức Hán hoá hiện đại. Công trình này đã cho thấy rất rõ việc triển khai một
thể thức chính quyền có khả năng tận dụng các tài nguyên thiên nhiên và
nhân lực của đất nước, và đưa nhân dân Việt Nam đến một cung cách sinh
hoạt và ứng xử hoàn thiện hơn.
Những sĩ phu này có vẻ như chấp nhận Nho học theo dạng chính
thống của thời Minh- Thanh bên Trung Quốc, với mục đích xác định là đem
kỷ cương về cho chính quyền và nhân dân, và đem lại giàu mạnh đến với đất
nước của họ. Họ có vẻ như chẳng đặt vấn đề sâu sắc gì về bản chất của hệ tư
tưởng mà họ đã vay mượn, ít ra là cho đến nữa sau của thế kỷ 18, và nguồn
sách vở này còn cần được nghiên cứu thêm. Có thể các tập thơ ca ít nhiều
cũng có đặt vấn đề về Nho học, nhưng ta cũng cần tìm hiểu thêm về điều
này.
Mặc dù vương triều Nguyễn đã làm ngơ trước tập đại thành này về
kinh nghiệm của giới sĩ phu Bắc hà, ta cũng thấy rằng vào thế kỷ 19 thì lịch
sử Việt Nam cũng không mang đậm hơn khuynh hướng Triết học. Vương
triều Nguyễn với nền tảng Nam hà của nó có vẻ như muốn học hỏi khuôn
mẫu Trung Hoa trực tiếp từ Trung Quốc hơn là gián tiếp qua giới sĩ phu Bắc
hà của những thế kỷ trước. Mặc dù đây là lần đầu tiên kể từ thế kỷ 15 mà
các nhà vua sốt sắng tham gia vào nỗ lực của giới sĩ phu, nhưng triều đình
vẫn tiếp tục tập trung vào các mối quan tâm thực dụng và mang tính lịch sử
hơn là mang tính triết học. Các sách vở do triều đình biên soạn và ban hành
chủ yếu là các văn kiện hành chính và các tổng tập về lịch sử và địa dư. Một
lần nữa các chức năng thực dụng và thực nghiệm chiếm ưu thế. Có lẽ những
bàn luận về triết học đã xảy ra trong khuôn khổ riêng tư và cá nhân hơn.
Một khi giới thượng lưu Việt Nam đã sa chân vào chế độ Pháp thuộc
và bị tước đoạt mất vai trò chính trị đáng kể, thì một số người bắt đầu dùng
văn hoá để ứng đối và quay về với khuôn mẫu Trung Hoa. Qua đó những
phần tử thượng lưu này vừa tác mình ra khỏi những kể thống trị vừa xách
định thẩm quyền riêng đối với xã hội của mình. Một phần lớn nỗ lực này có
liên quan đến việc xét lại Nho học xem có thể giúp ích gì cho xã hội Việt
Nam đương thời không. Trong khi người Việt Nam chuyển dần từ chữ Hán
sang chữ quốc ngữ La Tinh thì các nhà Nho Việt Nam lại đẩy mạnh nghiên
cứu về Nho học. Một trong những cuốn sách cuối cùng được viết bằng chữ
Hán hẳn phải là nổ lực của Lê Văn Ngữ tìm hiểu về sách Trung Dung, một
trong Tứ Thư của Tống Nho, được viết vào năm Khải Định thứ hai (1919).
Sau đó không lâu, trong thập niên 1920, đã ra đời công trình lớn về Nho giáo
của Trần Trọng Kim, với nộu dung gần như toàn bộ dành cho tiến trình của
Nho học ở chính Trung Quốc, và chỉ có một phần ngắn ở cuối bàn về Việt
Nam mà thôi.
Trong khi người ta có vẻ quan tâm và bàn luận rầm rộ hơn về bản chất
của Nho học Việt Nam, mục đích chính của họ cũng vẫn và lại là làm sao để
uốn nắn xã hội Việt Nam. Mặc dù mục đích củng cố vương quyền của giới sĩ
phu xưa kia đã bị gạt sang bên, lý tưởng cải hoá xã hội lại trở thành quan
trọng hơn bao giờ hết. Hẳn là Phạm Quỳnh đã theo đuổi mục đích này qua tờ
Nam Phong tạp chí cũng như qua các bài viết và diễn thuyết của mình trong
bối cảnh thuộc địa. Chủ nghĩa dân tộc trong văn hoá của giới thượng lưu
Việt Nam Pháp thuộc này đã cố gắng lập cho mình chỗ đứng đối với cả
người Pháp lẫn người bản xứ.
Di sản của nền học thuật thời Pháp thuộc này còn kéo dài đến thời kỳ
hậu thuộc địa. Chính quyền Bảo Đại (1948-1955) và sau đó là Việt Nam
cộng hoà (1955-1975) đã đem chủ nghĩa truyền thống mới của Nho học Việt
Nam này vào chính sách giáo dục với mục đích tạo dựng cho mình một tư
thế văn hoá có thẩm quyền để chống đỡ với tác động của một bên là sự lấn
át từ phương Tây và bên kia là thách đố của chủ nghĩa Cộng sản. Rõ ràng là
nỗ lực này đã thất bại vì thiếu một hệ tư tưởng khả thi.
Vậy thì chúng ta có thể nói gì về di sản Nho học của Việt Nam vào
cuối thế kỷ 20? Không còn thắc mắc gì khi nó đã ăn sâu vào xã hội Việt
Nam, tuy rằng vẫn khó xác định được là vào khi nào và như thế nào. Hẳn là
Nho học của năm trăm năm qua ở Việt Nam đã mang tính thực dụng chứ
không phải chất vấn là chủ yếu trong công cuốc kiến thiết một hệ thống
chính quyền vững mạnh và đào sâu ý thức đạo đức ở nhân dân. Theo tôi biết
thì khác với những nơi khác ở Á Đông, Việt Nam đã ít tranh cãi về bản chất
của nền Nho học này. Có lẽ đây chỉ là vài nhận xét mang tính ấn tượng cá
nhân, và tôi mong sẽ được các bậc thức giả chỉ giáo thêm. Trong quá trình
phát triển Nho học ở Việt Nam, đã khi nào ta thấy có một thời điểm hay giai
đoạn chất vấn, bàn luận, và tranh cãi mang tính triết học hay chưa?

You might also like