You are on page 1of 4

Lặng lẽ Sa Pa

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Nguyễn Thành Long ( 1925 – 1991), quê Quảng Nam, ông là một cây bút văn xuôi chuyên
viết về chuyện ngắn và kí, chuyện của ông thường mang chất kí, có vẻ đẹp thơ mộng, trong trẻo.
Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ, Giữa trong xanh, Lý Sơn mùa tỏi...
2. Văn bản:
a) Thể loại: Truyện ngắn
b) Phương thức biểu đạt: Tự sự - miêu tả - biểu cảm xen lẫn nghị luận
c) Ngôi kể: ngôi thứ 3 ; tác giả đặt điểm nhìn vào ông họa sĩ, cách kể, ngôi kể, chọn điểm nhìn, là một
sáng tạo của tác giả. Tác dụng: một mặt giữ cho câu chuyện vẻ đẹp chân thật và khách quan, mặt khác
có điều kiện thuận lợi để nổi bật chát trữ tình đào sâu suy tư của nhân vật phù hợp với suy nghĩ của tác
giả
d) Hoàn cảnh sáng tác: được viết năm 1970, là kết quả của chuyến đi thực tế lên Lào Cai của tác giả
in trong tập “Giữa trong xanh” (NXB 1972)
e) Nhân vật: trung tâm là anh thanh niên, nhân vật phụ trực tiếp: Bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư; Nhân
vật phụ gián tiếp: anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kĩ sư vườn rau, người cán bộ nghiên cứu
bản đồ sét
→ Các nhân vật trong chuyện đều không có tên riêng, tất cả được nhà văn gọi theo giới tính, nghề nghiệp,
tuổi tác, dụng ý của tác giả muốn người đọc liên tưởng đến những nhân vật tốt đẹp, đó là số đông những
con người đang ngày đêm cống hiến thầm lặng cho đất nước, do vậy càng tăng thêm sức khái quát cho câu
chuyện
f) Nhan đề tác phẩm: đọc nhan đề tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa ta thấy sự im ắng hiu hắt, giá lạnh bởi vì
nói đến Sa Pa là nói đến sự nghỉ ngơi, nhưng ở Sa Pa không lặng lẽ chút nào bởi ở đó có cuộc sống sôi
nổi của những con người đầy trách nhiệm với công việc, với đất nước, cuộc đời họ vang ngân những
âm thanh trong sáng, ánh lên những sắc màu lung linh lan tỏa hơi ấm của sự sống như anh thanh niên
trên đỉnh Yên Sơn, anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét, ông kĩ
sư vườn rau Sa Pa. Vì vậy, “trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kĩ của Sa Pa, Sa Pa
mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có những con người làm việc và lo nghĩ như
vậy cho đất nước.”
g) Chủ đề tác phẩm: qua hình ảnh những người lao động bình thường và tiểu biểu là anh thanh niên,
chuyện đã khẳng định vẻ đẹp của người lao động và ngợi ca những công việc
thầm lặng, những hy sinh cao cả mà họ đã cống hiến cho đất nước
h) Tóm tắt truyện:
Rồi cây cầu số 4, chiếc xe chở hành khách lên Lai Châu dừng lại nghỉ để lấy nước và cho hành khách
nghỉ ngơi, bác lái xe giới thiệu với ông họa sĩ và cô gái về một người “cô độc nhất thế gian” đó là anh
thanh niên 27 tuổi làm công tác khí tượng thủy văn kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét.
Anh mời mọi người lên nhà chơi, anh chạy lên trước hái hoa tặng cô gái, họ chuyện trò khoảng 30 phút;
anh kể chuyện mình sống và làm việc ở đây, anh rất yêu và gắn bó với công việc, anh thích đọc sách,
trồng hoa, trồng rau, nuôi gà, anh ăn ở gọn gàng, ngăn nắp. Biết ông họa sĩ vẽ mình, anh giới thiệu cho
ông anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, người cán bộ nghiên cứu bản đồ
sét. Cô kĩ sư nghe anh nói chuyện đã nhận thấy mối tình đầu nhạt nhẽo mà mình từ bỏ là đúng và yên
tâm công tác ở miền núi. Cô muốn để lại chiếc khăn làm kỉ niệm của cuộc gặp gỡ nhưng anh không
hiểu nên đã trả lại cho cô. Hết 30 phút, anh chia tay mọi người và tặng họ trứng và hoa, không tiễn họ
xuống đến tận xe.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật anh thanh niên , vị trí nhân vật và cách miêu tả của tác giả:
- Anh thanh niên là nhân vật chính nhưng không xuất hiện ngay từ đầu, chỉ hiện ra trong cuộc gặp gỡ
chốc lát giữa các nhân vật khi xe của họ dừng lại nghỉ
- Dù chỉ 30 phút gặp gỡ nhưng các nhân vật đã kịp ghi nhận một ấn tượng, một kí họa chân dung về
anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thưở của núi cao
Sa Pa

2. Vẻ đẹp của anh thanh niên


a) Hoàn cảnh sống và làm việc
- Một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, bốn bề chỉ có cây cỏ với mây mù lạnh lẽo
- Công việc: anh làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu ( đo gió, mưa, nắng) tính mây, đo chấn động
mặt đất dựa vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu
→ Công việc đòi hỏi tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao
- Thời gian các giờ “ốp” : 1 giờ sáng, 4 giờ sáng, 11 giờ trưa và 7 giờ tối
→ - Thời gian khổ nhất là 1 giờ sáng: rét, mưa tuyết, gió ồn ào
- Càng gian khổ hơn khi anh chỉ sống có một mình cô đơn, vắng vẻ, không một bóng người. Cô đơn
đến mức thèm người quá phải chặn xe qua đường để được gặp mọi người.
- Quả thực điều kiện sống và làm việc là một thử thách lớn đối với anh nhưng anh đã vượt qua.
b) Vẻ đẹp tâm hồn
* Anh có những suy nghĩ đẹp, giản dị, sâu sắc
- Anh yêu nghề, ý thức cao về nghề, anh làm việc hết mình đã góp phần vào công việc chung của đất
nước phát hiện kịp thời những đám mây khô giúp quân ta bắn rơi máy bay Mĩ trên cầu Hàm Rông –
Thanh Hóa
- Quan niệm về sự cô độc
+ Bác lái xe giới thiệu anh là người “cô độc nhất thế gian” nhưng anh nói : “Khi ta làm việc, ta với
công việc là đôi... huống chi việc làm của cháu gắn liền với bao anh em dưới kia , công việc của cháu
gian khổ thế ấy chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”
+ Anh cũng không cô đơn vì anh có sách làm bạn
+ Về nỗi nhớ người, thèm người thì anh cho rằng “ai mà chả nhớ, chả thèm” bằng chứng là một tháng
anh không xuống đường, bác lái xe đã phải lên tìm anh
* Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp chủ động, anh tự trồng hoa, nuôi gà, sắp xếp nhà cửa
sạch sẽ
* Anh sống rất cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm của mọi người, khát khao được gặp gỡ, trò
chuyện với mọi người, quan tâm đến bác lái xe và vợ bác, trò chuyện thân mật với ông họa sĩ và cô kĩ
sư, tặng hoa và trúng cho họ khi chia tay
* Anh sống rất khiêm tốn, thành thực, anh thấy mình chưa xứng với lời giới thiệu bác lái xe, những
đóng góp của anh cho xã hội cũng bình thường, nhỏ bé. Khi biết ông họa sĩ vẽ mình, anh đã giới thiệu
cho ông những người khác như anh thanh niên trên đỉnh Phan-xi-păng, ông kĩ sư vườn rau, người cán
bộ nghiên cứu bản đồ sét
→ Chỉ bằng một số chi tiết và anh thanh niên chỉ xuất hiện trong một thời gian rất ngắn nhưng tác giả đã
phác họa được chân dung nhân vật chính với những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống và những suy
nghĩ về cuộc sống, về ý nghĩa của công việc → Anh thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam, cống
hiến âm thầm lặng lẽ cho quê hương, đất nước.
2) Các nhân vật phụ trực tiếp
a) Ông họa sĩ: là người hiểu sâu sắc ý nghĩa của cuộc sống, có cái nhìn sáng suốt, tinh tế về lớp trẻ. Dù
không phải là nhân vật chính nhưng ông họa sĩ có vai trò rất quan trọng trong truyện, người kể chuyện đã
nhập cái nhìn suy nghĩ của ông họa sĩ để trần thuật, quan sát và miêu tả thiên nhiên như nhân vật chính.
- Qua nhân vật này, tác giả muốn gửi gắm những suy nghĩ về con người, về cuộc sống, về nghệ thuật
- Ông là một họa sĩ có tâm hồn nhạy cảm, ông bị anh thanh niên cuốn hút ngay từ đầu; ngay từ lời giới
thiệu của bác lái xe, từ việc lái xe đến tính cách của anh
- Ông khát khao sáng tạo và bối rối khi gặp anh thanh niên. Anh là nhân vật trong tác phẩm của ông, ông
hẹn ông sẽ trở lại để hoàn thành bức chân dung vẽ anh, những cảm xúc suy nghĩ về anh thanh niên, về
nghệ thuật đã làm cho bức chân dung anh thanh niên thêm sáng đẹp tạo nên chiều sâu của tác phẩm.
b) Cô kĩ sư:
- Cô sống nội tâm, luôn muốn tự hoàn thiện, có lí tưởng , tin vào con đường đang đi tới
- Là một co gái Hà Nội dám rời bỏ thủ đô, bỏ lại sau lưng mối tình đầu nhạt nhẽo vô vị để lên công tác
miền cao Tây Bắc. Cuộc gặp gỡ bất ngời với anh thanh niên khiến cô bàng hoàng, cô thấy mình chọn được
lối đi đúng; cô cố tình để lại chiếc khăn tay trong cuốn sách để kỉ niệm một lần gặp gỡ đẹp đẽ trong cuộc
đời
- Qua cô gái, ta nhận thấy vẻ đẹp và sự ảnh hưởng to lớn của anh thanh niên với cô
c) Bác lái xe
- Là con người vui tính, trân trọng, cảm thông với anh thanh niên
- Đây là lần đầu tiên giới thiệu anh thanh niên với mọi người. Lời giới thiệu rất hấp dẫn, ta thấy rõ sự quan
tâm, yêu mến của bac với anh thanh niên.
3) Các nhân vật phụ gián tiếp:
+ Anh thanh niên trên đỉnh Phan – xi – păng cao 3142m
+ Người cán bộ nghiên cứu bản đồ sét
+ Ông kĩ sư vườn rau ở Sa Pa
- Cùng với anh thanh niên, họ đã tạo thành một thế giới những con người lao động; miệt mài, lặng lẽ mà
khẩn trương vì đất nước con người → qua những cảm xúc, suy nghĩ và thái độ của các nhân vật phụ, hình
ảnh anh thanh niên càng được thể hiện rõ hơn, đẹp hơn; chủ đề của tác phẩm trở nên sâu rộng và có ý
nghĩa. Đây là một thủ pháp nghệ thuật đặc sắc mà tác giả đã xây dựng thành công.
4) Cảnh thiên nhiên
- Bức tranh thiên niên đẹp, đầy chất thơ, không hoang vu mà trái lại đầy trữ tình tráng lệ
5) Chất trữ tình trong tác phẩm
- Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và góp phần vào thành công của truyện là chất trữ tình
- Chất trữ tình được toát lên từ những phong cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thơ mộng của Sa Pa qua cái nhìn
của người họa sĩ già : “ Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống
đường cái, luồn cả vào gầm xe”, “Nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây rừng rực như một bó đuốc
lớn”.
- Chất trữ tình thấm đượm trong cuộc sống một mình giữa thiên nhiên lặng lẽ của anh thanh niên “bốn bề
chỉ có cây cỏ và vùng núi lạnh lẽo”.
- Chất trữ tình toát lên chủ yếu từ nội dung truyện, từ cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại nhiều dư vị trong lòng
mỗi người, từ những nét đẹp giản dị rất đáng mến của anh thanh niên, từ những câu chuyện anh kể về cuộc
sống của mình giữa lặng lẽ Sa Pa và từ những tình cảm cảm xúc vừa nảy nở của ông họa sĩ, cô kĩ sư đối với
anh thanh niên
→ Lời văn giàu chất trữ tình, hình ảnh mềm mại, ngôn ngữ giàu chất thơ. Tác dụng: với những yếu tố trên,
có thể nói “lặng lẽ Sa Pa” có dáng dấp như một bài thơ, chất thơ bàng bạc trong toàn truyện, tác giả đã tạo
được một không khí trữ tình cho tác phẩm, nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc, con người bình
dị. Nhờ thế mà chủ đề và tư tưởng của truyện được rõ nét và sâu sắc hơn.

You might also like