You are on page 1of 2

Cảnh ngày xuân

I. Tìm hiểu chung


1. Vị trí đoạn trích: sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết thanh
minh và cảnh du xuân của chị em Kiều
2. Bố cục
- 4 câu đầu: cảnh mùa xuân
- 8 câu tiếp: cảnh trẩy hội
- 6 câu còn lại: cảnh ra về
II. Tìm hiểu văn bản
1. 4 câu đầu: cảnh ngày xuân
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
- Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân hiện lên thật đẹp qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích
+ 2 câu đầu: con én đưa thoi: hình ảnh ẩn dụ → tác giả dùng hình ảnh chim én bay đi bay lại rất nhanh như
chiếc thoi trên khung cửi
- Tác giả dùng từ ngữ chỉ thời gian, gợi không gian: “ngày xuân” cho ta thấy “ngày xuân thấm thoắt
trôi mau”, tiết xuân đã sang tháng 3
- Thiều quang: gợi lên màu hồng của ánh xuân, ấm áp của khí xuân, mênh mông bao la của đất trời
xuân nhưng đã “ngoài sáu mươi”. Mùa xuân đẹp nhưng đã sắp qua
→ Một cảm giác tiếc nuối thoáng hiện trong vẻ đẹp ấy
+ 2 câu sau: bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân
- Hình ảnh thảm cỏ non là gam màu chủ đạo làm nền cho bức tranh xuân, thảm cỏ xanh non mơn mởn
ngọt ngào trải rộng đến tận chân trời
→ Thiên nhiên giàu sức sống, thoáng đãng, trong trẻo, tinh khôi
- Trắng điểm: nổi bật giữa thảm cỏ xanh là những bông hoa lê trắng điểm vào màu xanh làm cho bức
tranh lung linh sống động như có hồn.
- Chữ “trắng” là cái hồn của đoạn thơ
• So sánh 2 câu thơ của Nguyễn Du với 2 câu đường cổ
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
dịch → Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa
- Nguyễn Du đã tiếp thu tinh hoa cổ và có sáng tạo độc đáo:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

- Tố Như đã vận dụng một cách sáng tạo thơ cổ, nổi bật của chữ “trắng” là nhãn tự của đoạn thơ. Đây là cách
chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi vẻ đẹp thanh xuân trong trắng của thiên nhiên làm cho bức tranh
màu xanh, có hồn.
- Cái tài của Nguyễn Du còn ở chỗ đổi từ “trắng” lên trước từ “điểm”, nếu viết “điểm trắng” cùng không sai,
ý thơ không thay đổi nhưng đó là cách vẽ tranh của nghệ thuật bình thường, chưa lột tả được cái thần của bức
tranh, viết “trắng điểm” đã tạo nên một yếu tố bất ngờ
→ Trong thơ Nguyễn Du, tiếng việt không chỉ giàu đẹp trong sáng mà hết sức gợi cảm. Cảnh ngày xuân chỉ
trong 4 câu thơ là bức tranh hoa lệ hiếm có
2. 8 câu tiếp: cảnh trảy hội
Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Ngổn ngang gò đống kéo lên,
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
- Tiết tháng ba: tiết thanh minh ý trời mát mẻ, điệp từ “lễ là”, “hội là” gợi những cảnh lễ hội dân gian liên
tiếp diễn ra từ bao đời nay.
- Cảnh trảy hội tươi vui, tưng bừng, náo nhiệt, hồ hởi, ríu rít
- Chị em Thúy Kiều cũng chuẩn bị sắm sửa từ trướ, trong lòng như mở hội, ngây ngất, lâng lâng, mong chờ
- Tác giả dùng nghệ thuật so sánh như nước như nêm, ẩn dụ yến anh, các từ ghép tài tử, giai nhân, các từ láy
“nô nức”, “dập dìu”
- “Ngổn ngang…giấy bay” : tác giả nói đến một phong tục đẹp của dân tộc: đắp mộ, rẫy cỏ, sửa sang phầm
mộ, hương khói, đốt hương, vàng. Đây là đời sống tâm linh không thể thiếu của con người Việt Nam, là sợi
dây gắn kết cõi âm và cõi dương, quá khứ và hiện tại.
- Các “tài tử giai nhân” không chỉ nguyện cầu cho các linh hồn mà còn gửi gắm niềm tin hạnh phúc vừa
tương lai.
→ Gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt, trẻ trung
3. 6 câu cuối: cảnh ra về
Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước dần theo ngọn tiểu khê,
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Dịp cầu nho nhỏ cuối gần bắc ngang.
- Tà tà: buổi chiều đã đến ngày đã sắp tàn
- Thơ thẩn: từ có sức gợi hay, thể hiện tâm trạng rõ rệt
- Cảnh vẫn mang nét thanh cao trong trẻo của mùa xuân rất êm dịu: khe nước nhỏ, nhịp cầu nhỏ: mặt trời từ
từ ngả bóng về tây, bước chân người thơ thản, dòng nước uốn quanh, một bức tranh đẹp và thanh khiết
- Cảnh đã có sự thay đổi về thời gian và không gian, không còn cái không khí đông vui náo nhiệt của ngày
hội, tất cả đều nhạt dần, lặng dần.
* Cảnh được cảm nhận qua tâm trạng những từ láy tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ là biểu thị sắc thái cảnh
vật mà còn bộc lộ tâm trạng con người nao nao sự xúc động đến rưng rưng
→ Chị em Kiều ra về trong sự bần thần, nuối tiếc, lặng buồn
- Dan tay: tưởng là vui nhưng thực ra chia sẻ nỗi buồn chưa nói hết
→ Cảm giác bâng khuâng xao xuyến về một ngày du xuân đã hé mở vẻ đẹp của một tâm hồn thiếu nữ, tha
thiết với niềm vui cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm sâu lắng
→ Đoạn thơ hay bởi tác giả sử dụng bút pháp cổ điển tả cảnh ngụ tình, tình và cảnh tương hợp

You might also like