You are on page 1of 2

Đồng chí

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Chính Hữu (1926 – 2007) tên thật là Trần Đình Đắc
- Thơ ông cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh
- Các tác phẩm: Đầu súng trăng treo, Tuyển tập thơ Chính Hữu, Thơ Chính Hữu
- Bài thơ hay: Đường ra mặt trận, Ngọn đèn đứng gác, Trang giấy học trò, Đồng chí
2. Văn bản
a) Hoàn cảnh sáng tác: ông viết đầu năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc tại nơi ông nằm điều trị bệnh
b) Bố cục:
- 7 câu đầu: lí giải cơ sở của tình đồng chí
- 10 câu tiếp: những cơ sở nói về sức mạnh của tình đồng chí
- 3 câu cuối: biểu tượng của tình đồng chí
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cơ sở của tình đồng chí
- Xuất thân
Anh: nước mặn, đồng chua: miền biển
Tôi: đất cày lên sỏi đá: vùng đất trung du
→ Nông dân nghèo
- Hai người ở vùng quê nghèo không quen biết nhau, không hẹn nhau, gặp nhau ở ngày hội non sông:
đi bộ đội để bảo vệ đất nước → quen nhau
- Súng bên súng, đầu sát bên đầu: họ trở thành người cùng đội ngũ
- Đêm rét chung chăn: cùng sống, cùng chung gian khổ
→ Thành đôi bạn tri kỉ
• Đồng cảnh → đồng ngũ → đồng cảm đồng
Xa lạ → quen nhau → tri kỉ chí
- Đồng chí là chỗ dựa tinh thần cho người lính vượt qua tất cả. Từ đồng chí được tác giả viết thành câu
đặc biệt, là cao trào của mạch cảm xúc trong 6 câu trước, là kết tinh cao độ của tình người, tình bạn
cùng chung lí tưởng
- Là bản lề gắn kết hai đoạn, kết thúc đoạn 1, mở ra ý nghĩa của đoạn 2
2. Những biểu hiện về sức mạnh của tình đồng chí (3 câu đầu)
- Tình cảm với hậu phương
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
- Họ đều là những người nông dân nghèo, vì vậy họ gắn bó với ruộng đồng, làng xóm, phải giã từ quê
hương, ra lính, đối mặt với bao nhiêu khó khăn nhưng tiếng gọi lớn lao của Tổ quốc đã cho họ quyết
tâm để ra đi
- Mặc kệ: kiên quyết, dứt khoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao vì cuộc sống yên bình
của quê hương, có cái gì đó như sự giằn lòng, gồng mình, họ phải để lại đằng sau gia đình, quê
hương, bao nhiêu thương nhớ, nhớ nhung, họ phải kiềm chế tình cảm của mình → tình cảm càng trở
nên nóng bỏng
- Gửi lại hậu phương ruộng nương, nhà cửa; người chiến sĩ quyết tâm ra đi → dáng dấp kiêu hùng của
người trượng phu xưa
→ Thể hiện được sự đấu tranh trong tư tưởng của người lính và họ đã chọn con đường ra đi bảo vệ Tổ
quốc
- Nghệ thuật hoán dụ Giếng nước gốc đa là người ở nhà, hậu phương, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ tình
cảm của người lính luôn luôn nhớ về người ở quê nhà, của người hậu phương với người ra tiền tuyến,
quan tâm, lo lắng, hy vọng, mong chờ
- Người lính đã thấu hiểu chia sẻ tình cảm với người hậu phương, rất quan tâm lo lắng cho gia đình,
quê hương
- Quê hương nhớ người lính, người lính nhớ quê hương, giữa người chiến sĩ và quê hương đã có một
mối giao cảm vô cùng sâu sắc, đậm đà, Chính Hữu đã gợi lên hai tâm tình đang soi rọi vào nhau đến
tận cùng
→ Sự hy sinh âm thầm cho kháng chiến
• Đời sống của người chiến sĩ
- Vật chất
Anh: áo rách chân không
Tôi : quần vá giày
- Tinh thần của người lính
+ Miệng cười buốt giá: tinh thần lạc quan vô bờ của người chiến sĩ cách mạng, vượt qua khó khăn để
chiến đấu bảo vệ Tổ quốc
+ Tình cảm: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
→ Thương nhau, truyền cho nhau hơi ấm, sức mạnh, chia ngọt sẻ bùi
Cảm + hiểu + yêu thương → sức mạnh vượt qua gian khó và làm nên chiến thắng
→ Hình ảnh chân thực, cô đọng, nghệ thuật tả thực sóng đôi. Vẻ đẹp của tình đồng chí sâu sắc thắm thiết
3. Biểu tượng của tình đồng chí
- Thời gian: đêm nay → khái quát
- Không gian: rừng hoang → cụ thể
- Thời tiết: sương muối → cụ thể
→ Hình ảnh khái quát, cụ thể không chỉ một đêm mà rất nhiều đêm như đêm nay, người lính chiến đấu
trong rừng hoang vu thăm thẳm, thời tiết vô cùng khắc nghiệt
- Chờ giặc: phục kích → tư thế chiến đấu sẵn sàng tiêu diệt giặc
- Đứng cạnh → sẵn sàng giúp đỡ nhau, tình cảm vô cùng gắn bó
- Hình ảnh đầu súng trăng treo (nhãn tự của bài thơ). 3 nhân vật: súng, trăng và người lính đã hòa
quyện, là một hình ảnh bất ngờ, thú vị, một bức tranh đẹp của tình đồng chí, đồng đội trong một đêm
phục kích chờ giặc tới, tại một cánh rừng, hoang vắng, được tô điểm thêm bằng hình ảnh vầng trăng
trên đầu súng cùng các chiến sĩ.
- Súng: biểu hiện của chiến tranh Súng cứng rắn, trăng dịu hiền
- Trăng: biểu hiện của hòa bình Súng thực tại, trăng mộng mơ lãng mạn
→ Người lính chiến đấu vượt qua gian khó để bảo vệ ánh trăng mãi mãi thanh bình. Đây là một hình ảnh
đẹp, là một biểu tượng chiến đấu, biểu tượng thơ.
→ Một câu thơ chỉ 4 tiếng đủ làng sáng lên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của anh
bộ đội Cụ Hồ.
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm
- Nội dung: ca ngợi vẻ đẹp bình dị mà cao cả của tình đồng chí.

You might also like