You are on page 1of 2

Bắc Sơn

I. Tìm hiểu chung


1. Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960), quê ở huyện Đông Anh – Hà Nội văn ông đề cao tinh thần
dân tộc, là cây bút chủ chốt của nền văn học cách mạng Việt Nam
2. Văn bản:
a) Thể loại: Kịch
b) Tóm tắt tác phẩm (sgk – 165)
c) Tóm tắt lớp 2, lớp 3 hồi 4:
- Lớp 2: Thái, Cửu bị tây đuổi, chạy nhầm vào nhà thơm, Cửu định bắn Thơm, Thái ngăn và tin ở Thơm,
Thơm giấu hai người vào trong buồng và chỉ lối ra ở sau nhà.
- Lớp 3: Ngọc dẫn tây về làng lục sục vây bắt, Ngọc vào nhà tây đứng cản lối ra sau nhà, qua trò chuyện,
Thơm thấy rõ bộ mặt thật của Ngọc, Thơm giục chồng đi và cứu Thái, Cửu thoát khỏi nguy hiểm.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Xung đột kịch
- Ta và địch: Thái, Cửu >< Pháp (Quan, lính, việt gian(Ngọc))
- Gia đình Thơm: Thơm >< Ngọc (Người vợ hiền lành, trung thực >< Người chồng hèn nhát, phản bội)
2. Nhân vật Thơm
a) Hoàn cảnh
- Thơm: cô gái người Tày ở Bắc Sơn, con gái lớn của cụ Phương, chị của Sáng, vợ của Ngọc (Nho lại –
văn thu hành chính)
- Thơm quen sống an nhàn, được chồng chiều, nên khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn nổ ra, Thơm thờ ơ, dửng
dưng, trong khi cha và em là quần chúng tích cực của cách mạng
- Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ gần như hóa điên, bỏ nhà đi lang thang, Ngọc ngày
càng lộ rõ là một tên Việt gian có nhiều tiền mua nhà, cho Thơm ăn diện.
- Bản chất của Thơm là trung thực, thương người, tự trọng, rất quý cán bộ cách mạng: thầy giáo Thái –
người cán bộ có trách nhiệm củng cố phong trào.
b) Tâm trạng và hành động
- Khi cha và em hi sinh, mẹ hóa điên, Thơm bị ám ảnh dày vò tâm trí, luôn day dứt, ân hận
- Đối với chồng, nghe nói Ngọc làm Việt gian, Thơm tỏ ý nghi ngờ nhưng qua đối thoại với Ngọc và tìm
hiểu, Thơm đã biết rõ sự thật, nhưng được chồng chiều chuộng cho tiền ăn diện sung sướng nên Thơm
vẫn có níu kéo chút hi vọng Ngọc không phản bội Tổ quốc
• Tình huống bất ngờ: Thái, Cửu – hai cán bộ cách mạng bị Pháp truy đuổi chạy nhầm vào nhà Thơm
+ Mới đầu Thơm ngạc nhiên lo lắng về sự đột ngột xuất hiện của hai người, nhưng khi hiểu ra hai người
đang bị truy đuổi, đang trong tình huống nguy cấp buộc Thơm phải có quyết định dứt khoát, mau lẹ: giấu
hai người trong buồng → quyết đoán, thông minh, khôn ngoan, không sợ hiểm nguy vì trước đây Thơm
đã quý trọng thầy giáo Thái và tính tình của Thơm lương thiện, trung thực
→ Thơm đã thoát khỏi trạng thái day dứt, trù trừ để đứng vào quần chúng có cảm tính với cách mạng
c) Khi Ngọc về: Thơm đã khéo léo, khôn ngoan, bình tĩnh đóng kịch để Ngọc không nghi ngờ; Qua nói
chuyện, Thơm càng nhận rõ bộ mặt Việt gian và sự xấu xa của chồng. Phần cuối, Thơm đã luồn rừng cả
đêm để báo tin cho đội du kích tránh tây, vẫn hi vọng ở Ngọc, vẫn thích nhàn nhã, chưa hoàn toàn ghét
bỏ, chưa căm thù Ngọc, tác giả xây dựng tâm lí nhân vật rất phù hợp
- Qua nhân vật Thơm: ngay cả khi cách mạng khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không
thể bị tiêu diệt, nó vẫn có thể thức tỉnh quần chúng, cả những người ở vị trí trung gian
3. Các nhân vật khác
a) Ngọc: là một anh nho lại, địa vị thấp kém nhưng nuôi tham vọng ngoi lên về quyền lực đị vị, về tiền tài.
Khi cách mạng nổ ra, bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Bắc Sơn bị đánh đổ, Ngọc thù hận cách mạng,
rắp tâm làm tay sai cho giặc, gián tiếp giết cha và em vợ, ra sức truy lùng Thái và Cửu. Để che dấu bản
chất và hành động, Ngọc ra sức chiều chuộng vợ
→ Kết quả: Ngọc bị chính đạn tây bắn chết
b) Thái, Cửu: là chiến sĩ cách mạng trong tình thế nguy cấp đã chạy vào nhà thơm
- Thái: bình tĩnh, sáng suốt, cũng cố lòng tin của Thơm vào cách mạng
- Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn, nghi ngờ Thơm, định bắn Thơm, sau đó hiểu và tin
Thơm
III. Tổng kết
- Nghệ thuật: xây dựng tình huống éo le, bất ngờ, bộc lộ rõ xung đột và thúc đẩy hoạt động phát triển.
Ngôn ngữ đối thoại, nhịp điệu, giọng điệu khác nhau phù hợp với từng đoạn của vở kịch. Xung đột nội
tâm trong Thơm: thể hiện được tâm lí và tính cách nhân vật
- Nội dung: khẳng định sức thuyết phục chính nghĩa của cách mạng

You might also like