You are on page 1of 24

QUAN HỆ KINH TẾ - CHÍNH TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ

TRƯỜNG: KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TÂY ÂU VÀ MỸ

Ngô Huy Đức (7/2006)


Viện Chính trị học
------------------------------------------
Nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế vận hành mới được hơn 20
năm nay. Các đại hội của Đảng ta từ 1986 đến nay ngày càng khẳng định rõ
tính nhất quán và lâu dài trong chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiều
thànhphần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng XHCN. Đó chính là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
(Đảng CSVN, 2001, tr. 86). Đến nay, việc khơi dậy các động lực cá nhân
thông qua sử dụng cơ chế thị trường đã được khẳng định ngày càng có các tác
dộng tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một trong
các vấn đề chủ yếu là nhà nước cần phải có các vai trò như thế nào để định
hướng được thị trường này theo các mục tiêu xây dựng CNXH ở nước ta, tức
đảm bảo tính định hướng XHCN của thị trường, mà bản thân nó, nếu để tự
phát, sẽ phát triển theo hướng TBCN như đã từng được chứng kiến trong lịch
sử.
Nhìn lại kinh nghiệm phát triển của các nước trên thế giới cũng như của
nước ta, một trong những nan giải chính là mâu thuẫn giữa việc khơi dậy động
cơ sản xuất vì lợi nhuận (tức động cơ vị lợi, ích kỷ) với việc đảm bảo công
bằng xã hội, chống các hình thức bóc lột, vì sự phát triển chung của xã hội
(tức động cơ vị tha, và trách nhiệm xã hội). Việc nhấn mạnh bất cứ mặt nào
cũng đưa đến các hậu quả không đáng có như kinh nghiệm phát riển ở các
nước XHCN và TBCN đã cho thấy. Về mặt khái quát, dù mức độ khác nhau,
các nước TBCN và các nước XHCN đều chủ trương có các can thiệp kinh tế
hợp lý. Mức độ và tính chất của sự can thiệp này rõ ràng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, trong đó, nổi bật lên là nhận thức về mục tiêu hệ giá trị mà quốc gia đó
tiến tới, năng lực của nhà nước, trình độ phát triển của bản thân nền kinh tế
quốc gia, cũng như sức ép chính trị từ các lực lượng xã hội .v.v. Nói cách
khác, mặc dù về lâu dài, hệ thống chính trị sẽ do tính chất và trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất quyết định, trong ngắn hạn, tác động của HTCT,
mà trung tâm là nhà nước, đối với các hoạt động kinh tế là rõ ràng.
Chủ đề về mối quan hệ giữa “kinh tế” với “chính trị” bấy lâu nay ở
trong lĩnh vực chính trị học vẫn được hiểu rất rộng và không phải khi nào
cũng có các nội dung rõ ràng. Bài này sẽ đi vào một khía cạnh cụ thể, và có lẽ
quan trọng nhất của mối quan hệ này, đó là câu hỏi: “Nhà nước nên/không
nên làm gì trong nền kinh tế thị trường ?”. Nói cụ thể hơn, vai trò của nhà
nước cần được nhìn nhận và thay đổi như thế nào trong việc phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ?
Từ khía cạnh này, việc xem xét kinh nghiệm của các nước TBCN trong
việc sử dụng nhà nước trong việc thúc đẩy và đáp ứng các yêu cầu chính đáng
của nền kinh tế thị trường là rất đáng tham khảo cho nước ta. Câu hỏi cụ thể
mà nghiên cứu này hướng đến đó là : Nhà nước ở các nước Tây Âu và Mỹ đã
có các hình thức và biện pháp can thiệp nào vào nền kinh tế thị trường ? Cơ
sở lý luận của các hình thức và biện pháp can thiệp đó là gì ? Các lĩnh vực
nào cần sự can thiệp của nhà nước ? Các bài học liên quan đến nước ta hiện
nay từ các kinh nghiệm này là gì ?
Từ nhận thức chung của chúng ta về vai trò nhà nước trong việc định
hướng nền kinh tế, có thể nói, đây chính là những câu hỏi cốt lõi khi xem xét
quan hệ kinh tế - chính trị trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Để xem xét các vấn đề nghiên cứu trên, bài này sẽ được tổ chức như sau:
phần 1 sẽ xem xét nhận thức ở các nước Tây Âu và Mỹ về vai trò của nhà
nước trong quan hệ với thị trường. Phần này tập trung làm rõ cơ sở lý luận
của các nước trên trong việc trả lời câu hỏi về nhà nước ần phải làm gì trong
nền kinh tế thị trường. Phần 2 tập trung vào một trong những vấn đề nổi cộm
ở nước ta hiện nay về tham nhũng và trục lợi. Phần này sẽ xem xét các kinh

2
nghiệm của các nước trên trong việc nhìn nhận bản chất và trong các biện
pháp được sử dụng để giảm thiểu mặt trái của nền kinh tế thị trường. Phần 3
cố gắng tổng kết một số bài học liên quan đến nước ta, trong đó có tính đến sự
khác biệt của nước ta, cả về mục tiêu phát triển cũng như giai đọan phát triển
hiện nay. Việc lựa chọn các vấn đề như trên cũng là nhằm để có chiều sâu
nhất định, tránh sự chung chung như thường thấy khi phạm vị nghiên cứu quá
rộng và trừu tượng.

1 . Nh à n ướ c v à t h ị trư ờ n g
Vấn đề về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường ở các nước
phương Tây có thể nói là vấn đề thường trực. Mặc dù được nghiên cứu đã
lâu, sự nhất trí không phải khi nào cũng có trong nhièu vấn đề. Thậm chí,
trong thập kỷ gần đây, do sự biến đổi của tình hình kinh tế thế giới, vai trò này
đang được nhìn nhận lại một cách căn bản như được thể hiện trong báo cáo
phát triển của Ngân hàng thế giới năm 1998 (NHTG, 1998). Thể hiện rõ nhất
của sự biến đổi đó là việc rất nhièu hàng hóa và dịch vụ , trước đây hòan tòan
do nhà nước sản xuất và cung cấp, nay đã được chuyển cho thị trường (khu
vực tư nhân). Điều này, một phần do thay đổi công nghệ khiến các lĩnh vực
vốn được coi là độc quyền nhà nước, nay cũng đã bị các công ty tư nhân cạnh
tranh. Nguyên nhân quan trọng hơn, đặc biệt ở các nước đang phát triển, đó
là sự thay đổi nhận thức về vai trò “chủ đạo” của nhà nước trong phát triển
kinh tế, dưới ánh sáng của các nghiên cứu chính sách nhứng năm 1950-60, khi
các công ty nhà nước nở rộ và nhận được những nguồn đầu tư khổng lồ với kỳ
vọng làm đầu tầu cho sự phát triển kinh tế. (Xem Belli, 1999; Schleier và
Vishny, 1998. Trong UNDP, 2000)

1.1.Sự thay đổi quan niệm về vai trò nhà nước trong lịch sử
Về căn bản, có thể tạm chia thành hai quan niệm lớn về vai trò nhà
nước: nhà nước nhỏ và nhà nước to. Hai quan niệm này cũng thể hiện các

3
niềm tin khác nhau vào khả năng tự điều chỉnh của thị trường. Trong quá
trình phát triển, sự cách biệt giữa chúng đã được thu hẹp nhiều thể hiện ở các
quá trình điều chỉnh chức năng của nhà nước ở cả hai phía: các nước nhấn
mạnh vào thị trường như Mỹ, Anh, và các nước có truyền thống có nhà nước
phúc lợi cao như Thụy Điển, Hà Lan v.v. Cho đến đầu thế kỷ XX, quan điểm
về một nhà nước không can thiệp vẫn chiếm ưu thế với niềm tin vào “bàn tay
vô hình” như Adam Smith (Trong tác phẩm kinh điển “The Wealth of
Nations”) đã lập luận về khả năng của thị trường với tư cách là một cơ chế tốt
cho sự tăng trưởng và mang lại phúc lợi chung cho tòan xã hội, ngay cả khi
các cá nhân trong đó chỉ có các động cơ ích kỷ.
Cách mạng tháng Mười Nga, và các phát triển sau đó của Liên Xô đã đưa
ra các kinh nghiệm hòan tòan mới về vai trò của nhà nước. Dựa theo mô hình
Xô Viết, sau Thế chiến II, một loạt các nước XHCN khác cũng đã đi theo mô
hình này. Các sự kiện thực tế về thất bại của nền kinh tế kế hoạch tập trung,
quan liêu bao cấp, trong đó Nhà nước đóng vai trò bao trùm đã được phân tích
nhiều và do vậy bài này sẽ không đề cập sâu. Tuy vậy, cũng cần phải thấy
rằng, mô hình về vai trò trung tâm của nhà nước không chỉ được áp dụng ở
các nước XHCN mà còn ở rất nhiều nước khác, đặc biệt là các nước đang phát
triển, các nước vừa được độc lập ra khỏi ách thực dân ở Châu Phi, Châu Á,
Mỹ La tinh v.v. ngay cả các nước tư bản phát triển như Nhật bản, Nhà nước
cũng có các vai trò to lớn khác với nhiều nước phương Tây.
Tại các nước phương Tây, cuộc Đại khủng hoảng cuối những năm 1930
và công cuộc tái thiết sau Thế chiến II đã là nguồn gốc cho sự phát triển của
các lý luận mới về vai trò nhà nước, đặc biệt với Lý thuyết của Keynes, trong
đó vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của nhà nước được chỉ ra một cách rõ ràng:
nhà nước có thể và cần phải can thiệp để đạt được tình trạng đủ việc làm, ổn
định giá cả (chống lạm phát), chống các đổ vỡ bong bóng thị trường, giảm
thiểu biên độ dao động chu kỳ kinh tế, v.v. Tuy nhiên, sự chững lại của tốc độ
tăng trưởng, cũng như tính kém hiệu quả của các nền kinh tế đã đưa đến

4
phong trào tư nhân hóa (giải quốc hữu hóa) vào những năm 1980 – 1990. Từ
cuối những năm 1990 đến nay, dưới ảnh hưởng của các sự kiên nhe khủng
hoảng tài chính 1997-98, tòan cầu hóa, nền kinh tế tri thức và cách mạng khoa
học công nghệ, vai trò của nhà nước lại được nhìn nhận lại, sâu sắc hơn và
gắn với các phát triển mới này.
Việc điểm lại ngắn gọn lịch sử như trên nhằm mục đích mô tả sự đa dạng
trong quan điểm về vai trò của nhà nước, cũng như sự phụ thuộc vào các điều
kiện phát triển cụ thể. Nằm dưới các thay đổi này là các phát triển về nhân
thức lý luận mà chũng ta sẽ điểm qua ngắn gọn dưới đây. Các lý luận này,
đông thời cũng thể hiện các quan điểm đã được kiểm nghiệm, và tương đối
thống nhất ở các nước phương Tây. Và trong chừng mực nào đó, cũng đã bắt
đầu được nhận thức ngày càng rõ hơn ở nước ta khi cơ chế thị trường ngày
càng định hình rõ ràng hơn và ăn sâu hơn trong các hoạt động kinh tế.
Trung tâm điểm của quan hệ giữa chính trị và kinh tế như vậy nằm chính
ở sự đối lập các tính chất căn bản: chính trị , mà trung tâm là nhà nước, được
đặc trưng bởi thẩm quyền cưỡng chế. Trong khi đó, kinh tế, đặc biệt trong
nền kinh tế thị trường, đặc trưng bởi tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp
luạt. Mối quan hệ như vậy là trực tiếp, vì việc mở rộng phạm vi của quyền
lực chính trị đối với kinh tế cũng đồng nghĩa với việc thu hẹp phạm vi tự do
kinh doanh. Trong mối quan hệ này, rõ ràng, vấn đề căn cốt nhất đó là thiết
lập phạm vi can thiệp tối ưu của nhà nước, và nói chung, của tòan bộ các cơ
quan quyền lực công, đối với lĩnh vực hoạt động kinh tế. Tính tối ưu cần có
như vậy qui định tính chất khoa học cần có của các lập luận về quan hẹ này.

1.2.Thất bại của thị trường


Thuật ngữ “Market Failure”, thường được dịch là “sự thất bại của thị
trường” (cần hiểu đúng là: Sự kém hiệu quả của thị trường), chính là điểm cốt
lõi trong lập luận về vai trò của nhà nước tại phương Tây. Về căn bản, các
nghiên cứu theo hướng này chỉ ra các trường hợp mà thị trường sẽ không tự

5
điều chỉnh đến điểm sản xuất tối ưu cho xã hội (tức tòan bộ người dân) với lý
do tổng quát nhất là các chủ thế trong khu vực kinh tế tư nhân sẽ chỉ tiến tới
các mức sản xuất tối ưu cho cá nhân (hoặc nhóm cá nhân), và thông thường
đó là mức sản xuất cực đại hóa lợi nhuận của tư nhân. Mức sản xuất này,
trong một số trường hợp được chứng minh rằng, là không tối ưu cho xã hội –
được thể hiện bằng việc vẫn có người sẵn sàng trả giá cao hơn cho chi phí sản
xuất ra sản phẩm/dịch vụ đó. Điều này có nghĩa là các nguồn tài nguyên đã bị
lãng phí ở đâu đó.
Trong các trường hợp đó, nhà nước cần có các can thiệp thích hợp để
đạt được kết quả tốt hơn cho xã hội. Hiển nhiên, quan niệm về “kết quả tối ưu
cho xã hội” có cả khía cạnh chính trị, tức câu hỏi “như thế nào là tốt cho xã
hội ?”. Tuy vậy, việc các lập luận chỉ ra rằng nếu các công ty chỉ tìm cách tối
đa hóa lợi nhuận, một số các hàng hóa và dịch vụ sẽ không được cung cấp,
hoặc cung cấp tại mức mà các nguồn tài nguyên chưa được sử dụng tốt nhất.
Việc tìm hiểu rõ các lý do đó đồng thời cũng chỉ ra cách thức nhà nước có thể
can thiệp, với tư cách đại diện cho lợi ích xã hội.
Bốn trường hợp kinh điển thường được nhắc tới và cũng được chấp nhận
rộng rãi là: i – Hàng hóa công cộng (public goods); ii- Hiệu ứng ngoại biên
(externalities); iii – Độc quyền tự nhiên (natural monopoly); và iv –Thông tin
không hòan hảo (imperfect information).
Cần phải thấy sự khác biệt trong nguồn gốc và mức độ của 4 thất bại này,
và từ đó, sự khác biệt trong cách thức can thiệp của nhà nước. Hơn thế nữa,
với sự thay đổi công nghệ, tính chất của các nguyên nhân gây ra thất bại cũng
thay đổi, và từ đó, cách thức và mức độ can thiệp cũng thay đổi. Thậm chí,
ngay cả sự can thiệp đôi khi trở nên không cần thiết.

1. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng ở các nước


phương Tây

Nghiên cứu về thất bại của thị trường đã có từ lâu, đặc biệt là về các

6
hàng hóa và dịch vụ có dùng chung. Ngay từ giữa thế kỷ XVIII, Hume phân
tích trường hợp cung cấp dịch vụ thủy lợi cho một tập thể các nông chủ để chỉ
ra vấn đề “kẻ ăn theo” (free rider – tức những người không đóng góp mà vẫn
được hưởng lợi) khi các cá nhân không muốn chi trả cho việc tười tiêu vì nếu
có một người làm, thì tất cả người khác sẽ được hưởng lợi. Trong trường hợp
này, tức trường hợp “hàng hóa công cộng”, cách giải quyết là cần có một sự
cưỡng chế chung về nộp chi phí, tỷ lệ với lợi ích mà mỗi người được nhận.
Như vậy, mâu thuẫn chính trong trường hợp “hàng hóa công cộng” như ở đây
là người chịu chi phí cho việc sản xuất lại không thể cấm người khác sử dụng
các sản phẩm của mình. Theo thuật ngữ kinh tế học, hàng hóa và dịch vụ đó
có tính không loại trừ. (Non-excludability).
Từ quan điểm Mác xít, có thể coi đây là mâu thuẫn giữa tính cá nhân
trong động cơ sản xuất và tính xã hội trong sự tiêu dùng. Mâu thuẫn này sẽ
càng tăng số lượng người dùng càng cao. Trong trường hợp cực điểm, số
người sử dụng có thể tăng đến vô cùng mà không ảnh hưởng đến sự tiêu dùng
của người khác (như sóng vô tuyến truyền hình). Trường hợp này, hàng hóa
được coi là có tính không cạnh tranh (trong việc sử dụng). Rõ ràng, chỉ có
những người bác ái, vị tha mới sản xuất các hàng hóa và dịch vụ này. Và nhà
nước được coi là có thể đóng vai trò đó một cách hiển nhiên, bằng cách
cưỡng chế thu thuế để chi trả cho các hàng hóa mang lại lợi ích chung. Ngay
trong ví dụ này đã tiềm ẩn sự cần thiết phải đại diện lợi ích cho dân chúng từ
phía người cầm quyền. Quyền lực nhà nước được sử dụng trong trường hợp
này có được tính chính đáng cũng do dựa trên cơ sở các lập luận đó.
Đièu cần nhắc lại ở đây là việc thu thuế như thế nào cũng là các quyết
định chính trị quan trọng, và đã từng có nhận thức sai lầm là muốn tăng thuế
thì chỉ cần đơn giản tăng mức thuế mà không tính tóan đến sự tác động của nó
đối với sản xuất. Trong những năm 1980 ở Mỹ và Anh đều có sự giảm mức
thuế cận biên, nhưng tổng thu thuế của nhà nước lại tăng vì đã khuyến khích
được sự sản xuất nên tích số của Mức thuế với GDP lại tăng.

7
Các lập luận trên đây có thể tìm thấy trong rất nhiều tài liệu phương Tây
(Xem ví dụ Gunning, 1998), tuy vậy, lại còn khá mới mẻ ở nước ta, đặc biệt
trong lĩnh vực chính trị học.

2. Hiệu ứng ngoại biên: một số kinh nghiệm khắc phục

Tương tự như vậy nhưng ngược lại, trường hợp “hiệu ứng ngoại biên”
bao gồm các trường hợp mà sản phẩm của một người có thể gây hại (như sản
xuất than gây ô nhiễm không khí) hoặc có lợi (như trồng rừng cây ăn quả) đối
với nhiều người khác nhưng người sản xuất lại không chịu các chi phí khắc
phục thiệt hại hoặc không được trả tiền cho các ích lợi đó. Một lần nữa, mâu
thuẫn căn bản mà thị trường (nếu không được điều tiết) không thể giải quyết
là giữa tính tư nhân của sản xuất và tính xã hội của tiêu dùng. Vai trò nhà
nước trong những trường hợp này rõ ràng sẽ phụ thuộc vào mức độ và tính
chất của các trường hợp cụ thể, mặc dù đều dựa trên nguyên tắc chung là xã
hội hóa chi phí hoặc tư nhân hóa sự tiêu dùng bằng cách công cụ quyền lực
nhà nước. Trường hợp dịch vụ quốc phòng, bảo vệ môi trường, giáo dục, an
sinh xã hội ... là các trường hợp nổi bật (xem thêm NHTG, 1998). Ở đó, mọi
người đều bị bắt buộc phải đống góp phần chi phí của mình thông qua nộp
thuế, hoặc nộp lệ phí v.v..

3. Độc quyền tự nhiên và thông tin không hòan hảo

Trương hợp độc quyền tự nhiên, chi phí gia nhập thị trường v.v. liên quan
đến tính chất của hàng hóa được sản xuất có chi phí cố định cao, và chi phí
biến thiên giảm dần, do vậy loại trừ sự cạnh tranh thông thường (vị dụ như
cung cấp dịch vụ điện thoại). Trường hợp này, các công ty độc quyền sẽ có
thể đưa ra các mức giá cao, hạn chế sản xuất v.v. không đáp ứng đầy đủ nhu
cầu của mọi tâng lớp dân chúng. Kinh nghiệm ở các nước phương Tây là
không để các công ty quốc doanh sản xuất, mà chuyển cho các công ty tư
nhân, sau đó dùng công cụ điều tiết giá – tức qui định các công ty tư nhân độc
quyền chỉ được bán giá không cao hơn mức sàn – mức này được tính tóan để

8
công ty đó có được mức lợi nhuận thích đáng (trung bình) như mọi công ty
khác.
Ngoài ra, kinh nghiệm gần đây của các nước phương Tây là tách bạch
các công đọan sản xuất và phân phối, đưa cạnh tranh vào những công đọan
không có tính độc quyền tự nhiên (ví dụ như bán điện, trong khi nhà nước vẫn
điều tiết việc sử dụng mạng dây điện. Tương tự như vậy, trong hệ thống thông
tin viễn thông, nhà nước có thể vẫn quản lý và điều tiết mạng cáp quang trục,
hệ thống dây dẫn v.v. nhưng cho phép cạnh tranh ở công đọan cung cấp các
dịch vụ gia tăng).
Đối với vấn đề về thông tin, nhà nước thường cũng có các qui định bắt
buộc về tính minh bạch đặc biệt trong các thị trường tài chính, nơi mà thông
tin có những tác động mạnh mẽ đến cung cầu trên thị trường. Các qui định về
quản cáo, về nhãn mác hàng hóa, để chống hàng giả, v.v. ở các nước phương
Tây ngày càng được hòan thiện hơn và đều có thể coi là các can thiẹp của nhà
nước để khắc phục tình trạng thông tin không hòan thiện, từ đó đảm bảo thị
trường hoạt động có hiệu quả.
Chúng ta sẽ không đi sâu vào các trường hợp cụ thể khác mà chỉ nhận
xét rằng thị trường, với sự nhấn mạnh vào động cơ cá nhân sẽ, có thể đưa đến
các thất bại, hoặc gây ra sự kém hiệu quả, lãng phí trong việc thỏa mãn nhu
cầu của người dân. Trong trường hợp đó, nhà nước cần phải có các biện pháp
can thiệp, và cưỡng chế. Đương nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể mà nhà
nước cần nghiên cứu để có các biện pháp can thiệp cụ thể
Sự thay đổi trong cách nhìn nhận về quan hệ kinh tế - chính trị ở các
nước phương Tây trong vài thập kỷ gần đây, mà trong trường hợp cụ thể này
là sự can thiệp của nhà nước vào thị trường, có thể được mô tả băng việc thay
vì đặt câu hỏi “nhà nước có thể và cần thay thế thị trường không ?”, người ta
ngày càng đặt câu hỏi “nhà nước cần bổ sung cho thị trường như thế nào ?”.
Ngay từ đây, cũng cần thấy là hiển nhiên, dưới chiêu bài “bổ sung, hòan thiện
hoạt dộng của thị trường”, các quan chức nhà nước hòan tòan có thể gắn thêm

9
các mục đích tư lợi của mình. Điều này sẽ được dề cập kỹ hơn trong phần
1.5 về thất bại của nhà nước.

1.3. Xu hướng bất bình đẳng của thị trường


Một lĩnh vực mà thị trường nói chung không giải quyết được đó là vấn
đề bất bình đẳng. Đây có thể nói là vấn đề liên quan đến các chuẩn mực đạo
đức xã hội. Bản thân các chuẩn mực này thay đổi không những theo thời gian
mà còn thay đổi cả theo không gian. Ở các nền văn hóa khác nhau, với các
truyền thống lịch sử khác nhau, chuẩn mực về công bằng, bình đẳng xã hội
cũng có các sự khác biệt, thậm chí rất lớn. Tuy vậy, về căn bản không có xã
hội nào hiện nay không đặt mục tiêu là đảm bảo sự công bằng bình đẳng, dù
tính chất, mức độ khác nhau.
Vấn đề chính là bản thân cơ chế hoạt động của nền kinh tế thị trường
(dựa trên sở hữu tư nhân, động cơ cá nhân, sự bình đẳng pháp lý hình thức,
v.v.) lại luôn có xu hướng phóng đại các bất bình đẳng, đặc biệt khi xem xét
trong một thời gian dài, với sự tích tụ của sự bất bình đẳng về sở hữu sẽ vô
hiệu hóa sự bình đẳng về pháp lý, cũng như làm cho sự bình đẳng về cơ hội
chỉ còn là các ngôn từ vô nghĩa.
Các nước Tây Âu và Mỹ, dù với mức độ khác nhau, dưới sức ép của các
phong trào cánh tả, đã ngày càng có các can thiệp của nhà nước theo hướng
tích cực hơn. Các nghiên cứu (xem thêm, NHTG, 1998) cho thấy, tùy thuộc
vào năng lực, nhà nước có thể can thiệp trong 3 lĩnh vực sau:
i – Xóa đói giảm nghèo
ii – An sinh xã hội
iii – Tái phân phối của cải
Cả ba lĩnh vực này đều liên quan đến việc cải thiện sự bât bình đẳng dù
tính chất và nguồn gốc của sự bất bình đẳng của chúng có những sự khác biệt,
và do vậy, sự ưu tiên chính trị cũng như các phương pháp, mức độ can thiệp
của nhà nước cũng cần có sự khác biệt.

10
Thông thường, mục tiêu thứ nhất luôn được ưu tiên, ngay cả khi nhà
nước chỉ có khả năng can thiệp hạn hẹp. Các nước CNTB phương Tây đều
đặt ra các chuẩn nghèo tuyệt đối để xác định nhóm đối tượng cần sự can thiệp
của nhà nước. (Thông thường có 2 đến 3 mức nghèo: mức năng lượng tối
thiểu tính theo Calories, mức đảm bảo các sinh hoạt tối thiểu tính theo giỏ
hàng cho một người bình thường, v.v. ngoài ra còn có các cách tính như 1
USD/người/ngày để dễ hiểu và dễ hoạch định chính sách).
Về an sinh xã hội, trong dó đặc biệt là các quỹ hỗ trợ thất nghiẹp, đào tạo
hay tái đào tạo, bảo hiểm y tế, quỹ hưu trí, trợ cấp gia đình ... là các lĩnh vực
gây nhiều tranh cãi trong phương thức và mức độ triển khai chính sách.
Thông thường, để có thể thực hiện chức năng này, nhà nước cũng cần có
những năng lực về quản lý và điều hành nhất định.
Hiện nay, hầu hết các nước TBCN đều có những chính sách bắt buộc
đóng góp vào các quỹ hưu trí, bảo hiểm xã hội. Sự cưỡng bức này được cho
là cần thiết để đảm bảo cuộc sống sau khi người dân nghỉ lao động do tuổi tác,
hoặc do các tai nạn bất ngờ. Lập luận chính cho sự can thiệp của nhà nước
trong lĩnh vực này dựa trên các lý luận về chia sẻ rủi ro sẽ cải thiện phúc lợi
xã hội. Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực này rất lớn vì nhà nước có thể
dùng hệ thống thuế để tái phân phối của cải, cứu trợ các nạn nhân của thiên
tai, v.v. Tất cả các nước phương Tây đều có hệ thống thu thuế lũy tiến, theo
đó, mức thu nhập càng cao càng bị đánh thuế suất cao. Ngoài ra còn có các
loại thuế đánh vào thừa kế tài sản. Đây cũng là một chức năng của nhà nước
nhằm giảm các tác động của sự bất bình đẳng trong tài sản. Hiệu quả của các
biện pháp can thiệp này hiển nhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kỹ thuật
cũng như các quy định cụ thể của pháp luật.

1.4.Nhà nước và nền kinh tế tri thức trong thế giới tòan cầu hóa
Nền kinh tế tri thức (Knowledge-based economy) theo OECD, Wold
Bank ..là nền kinh tế dựa trực tiếp vào sự sản xuất, truyền bá, và sử dụng tri

11
thức và thông tin, phản ánh qua sự phát triển nhanh của sản xuất và đầu tư vào
các ngành công nghệ cao, cũng như vào nguồn nhân lực chất lượng cao (lành
nghề và có đào tạo hơn). Cácc nhà khoa học còn gọi nó là Nền kinh tế mới
(New economy) bởi vì không thể và không nên tách tính dựa trên tri thức và
thông tin ra khỏi tính toàn cầu hoá của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt từ mục
đích nghiên cứu chính sách.
Sự thay đổi mạnh mẽ của tính chất nền kinh tế như vậy đang đặt ra nhièu
vấn đề, trong đó, nổi bật là vấn đề vai trò mới của nhà nước cần được xem xét
và điều chỉnh lại để phù hợp với tính chất đó. Có hai yếu tố khiến vấn đề này
được quan tâm :
a) Tri thức luôn là một phần tạo nên sản phẩm nhưng chỉ từ 50 năm gần
đây (và đặc biệt từ những năm 1980) mới được chú ý với tư cách là khuynh
hướng phát triển chính (Khởi đầu với các nghiên cứu về “xã hội hậu công
nghiệp”). Đó là khuynh hướng khi phần đóng góp của tri thức (vô hình) được
qui đổi ra tiền nhiều hơn phần đóng góp của vật chất (hữu hình). Khuynh
hướng này ngày càng lộ rõ và tác động mạnh đến sự phân hóa giàu nghèo.
Vấn đề còn nghiêm trọng hơn khi xét ở tầm quốc tế: một số dân tộc đã giàu
càng giàu, trong khi số khác ngày càng lạc hậu.
Như vậy đây là câu hỏi về đạo lý của các quan hệ, thể chế xã hội hiện hành
(mà trước hết là quan hệ sở hữu, cơ chế thị trường). Vì sao? Bởi vì, về
nguyên tắc không thể so sánh về lượng giữa hai sự đóng góp của tri thức và
của vật chất (chúng khác nhau về chất). Sự so sánh (và qui đổi ra tiền như
chúng ta thấy hiện nay) là hệ quả của các quan hệ thị trường hiện đại, do con
người qui ước, và do các thể chế chính trị bảo vệ (hoặc điều chỉnh). Sự qui
ước này, trong tình hình hiện nay, đang khiến người ta cho rằng có sự bất công
lớn giữa các cá nhân, cũng như giữa các nhóm cá nhân, và giữa các quốc gia.
Vì vậy, nó trở thành vấn đề. Và đây là vấn đề cơ bản và sâu xa nhất, có từ
ngàn đời, tạo động lực cho các biến đổi quan hệ xã hội. Về chất, vấn đề này
là không mới. Vấn đề này càng nổi lên khi gắn nó với toàn cầu hoá (vì lúc đó

12
quan hệ xã hội đã trở nên có phạm vi quốc tế) cả về kinh tế lẫn văn hoá, chính
trị (các tổ chức quốc tế).
b) Tri thức có những đặc điểm như: vô hình, không khấu hao theo thời
gian, dễ dàng nhân bản với chi phí gần bằng không, lan truyền với tốc độ và
phạm vi lớn, v.v . Những đặc điểm này khiến sự quản lý, luật pháp điều
chỉnh, …tức là vai trò và sự hoạt động của các chính phủ phải có sự điều
chỉnh thích nghi lớn nếu muốn có hiệu quả cao nhất trong các hoạt động kinh
tế cả trong nước lẫn quốc tế. Vì vậy, nó trở thành vấn đề. Đây cũng là vấn đề
cũ về bản chất, nhưng mới về kỹ thuật.
Có thể thấy nền kinh tế tri thức nổi lên thành vấn đề trước hết là vì sự
chế định của các quan hệ xã hội hiện có về sở hữu và cơ chế thị trường (qui
ước sự trao đổi thế nào là hợp pháp và chính đáng). Tuy nhiên, các quan hệ
xã hội này có các cơ sở thực tế của chúng (khía cạnh kỹ thuật), mà sự giải
quyết vấn đề này cũng chính là sự giải quyết mâu thuẫn (được quan sát thấy
trong thực tế) giữa công bằng (ở nhiều cấp: cá nhân, nhóm nghề nghiệp, các
quốc gia) và hiệu quả kinh tế (vì vẫn không thể phủ nhận sự đóng góp ngày
càng quan trọng của tri thức). Mâu thuẫn này cũng không mới, vì đã xuất hiện
từ lâu trong các giai đoạn lịch sử của phát triển kinh tế. Nhưng các khía cạnh
kỹ thuật (liên quan đến vai trò và tính chất của tri thức) là mới và khó đòi hỏi
phải nghiên cứu, xem xét và điều chỉnh lại các luật pháp, chính sách, và thể
chế của nhà nước.
Ba đặc tính căn bản của “thông tin và tri thức”, khác với “lao động” và
“vốn” là :
1) Tính không cạnh tranh trong sử dụng: Sử dụng tri thức không làm nó
mất đi và vì vậy càng nhiều người sử dụng càng đem lại lợi ích nhiều mà
không tốn thêm chi phí. Người này sử dụng không làm giảm khả năng sử
dụng của người khác, vì vậy nó có tính không cạnh tranh trong sử dụng.
2) Tính không loại trừ: Truyền bá và chuyển giao không làm tri thức
mất đi, vì vậy một khi tri thức được xã hội hoá (nhiều người biết), người ta

13
không thể loại trừ người này sử dụng trong khi cho phép người khác được sử
dụng (theo nghĩa rộng, vì người ta có thể thông qua bản quyền để cấm áp
dụng).
3) Tính tích luỹ: Tri thức và thông tin không bị giảm đi theo thời gian
(không khấu hao) mà luôn được tích luỹ thêm.
Hai đặc tính đầu tiên cũng là hai đặc tính của các hàng hoá công cộng,
vốn là các trường hợp kinh điển về thất bại thị trường như trên đã đề cập. Do
vậy, với việc phát triển nền kinh té tri thức, vai trò của nhà nước tăng lên, của
thị trường giảm đi trong cả 3 khâu: sản xuất, sử dụng và chuyển giao tri thức
và thông tin.
Mâu thuẫn căn bản ở đây là vì cách sử dụng tri thức tối ưu đối với xã
hội là “cho mọi người sử dụng miễn phí” (từ 2 đặc tính trên). Tuy nhiên, việc
sử dụng miễn phí lại đi ngược với lợi ích của người sản xuất ra tri thức. Do
vậy, nếu không có cơ chế thích ứng thì không thu hồi được các chi phí ban
đầu bỏ ra. Tính xã hội đặc biệt cao như vậy của yếu tố sản xuất “tri thức” này
rõ ràng xung đột với nhiều quan hệ hiện hành (sở hữu tư nhân, độc quyền
thông tin, chủ quyền quốc gia...), đặc biệt là các quan hệ thị trường (chỉ cho
một số người có khả năng thanh toán sử dụng). Do tính xã hội cao như vậy,
nhà nước được coi là có các vai trò quan trọng (với tư cách là quyền lực công
cộng) về quản lý trong các khâu (sản xuất - sử dụng - chuyển giao).
Về tổng quát, các thể chế kinh tế, chính trị hiện thời, đang tập trung
xung quanh việc sản xuất, sử dụng và phân phối các hàng hoá truyền thống
(công nông ngư nghiệp), sẽ phải chuyển sang tập trung xung quanh sản xuất
và sử dụng tri thức (cũng bao gồm đại bộ phận khu vực dịch vụ hiện đại). Cụ
thể hơn:
- Hệ thống giáo dục, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ: sẽ phải thay đổi
để có các đầu tư nhà nước và tư nhân thích hợp (ví dụ: các đề xuất về
giáo dục từ xa)

14
- Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ, patents.: thay đổi để không triệt tiêu
động lực sản xuất tri thức, nhưng cũng không ngăn cản truyền bá rộng
rãi tri thức (ví dụ: các đề xuất về thuế công nghệ), về chống độc quyền,
chống cạnh tranh không chính đáng.
- Thể chế hành chính: thay đổi để sử dụng được cũng như đáp ứng được
với các phát triển nhanh và mới. (ví dụ: các đề xuất về chính phủ điện
tử).
- Thể chế chính trị: phải phát triển pháp quyền (tối quan trọng vì tri thức
vốn là vô hình, khó kiểm soát) cùng với nó là dân chủ như là tiền đề của
sự sáng tạo và sử dụng tri thức, bởi như trên đã phân tích: chỉ có sự
thoả thuận chung (trong 1 khế ước xã hội) về sự trao đổi giữa sản phẩm
“tri thức” với các sản phẩm và dịch vụ khác.
- Hình thức tổ chức doanh nghiệp: chỉ có các doanh nghiệp lớn mới đầu
tư được dài hạn vào nghiên cứu công nghệ, nhưng cũng chỉ có các
doanh nghiệp nhỏ mới thích nghi nhanh với ứng dụng công nghệ mới ,
do vậy xuất hiện nan giải giữa qui mô lớn và bé của các doanh nghiệp.
Khuynh hướng hiện nay là xuất hiện mô hình công ty “mạng lưới” thay
thế cho mô hình công ty “tập trung” truyền thống. Mô hình mới dựa
trên chia sẻ thông tin so với mô hình cũ dựa trên mệnh lệnh kinh
doanh).
Tuy nhiên do các khuynh hướng này đều đang bị hạn chế bởi không có
một chính phủ toàn cầu, các quốc gia sẽ phải tính đến lợi ích cục bộ của mình
Từ đó xuất hiện nhu cầu thông qua các thoả thuận đa phương và song phương
để cùng hưởng lợi. Đây là khuynh hướng đã rõ và tất yếu (ít nhất là đối với
các nước cùng trình độ phát triển) (EU, NAFTA) mà mọi chính phủ đều phải
tính đến trong điều kiện hiện nay.
Nhận thức đièu này, nhà nước tại các nước phát triển Tay Âu và Mỹ đã
có những định hướng chính sách mới, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và
chiếm lợi thế trong tình hình mới. Đương nhiên, mục tiêu của họ khác nước

15
ta nhiều, do trình độ phát triển khác, nhưng cung cách xử lý các vấn đề nổi lên
cho thấy những biến đổi nhất định trong mối quan hệ kinh tế với chính trị
trong điều kiện mới này.
Có thể thấy ở các nước này nổi lên mấy nguyên tắc chính trong sự can
thiệp của nhà nước:
- Yếu tố con người – trung tâm của mọi chính sách, đầu tiên là chính
sách đầu tư (giáo dục, đào tạo và tái đào tạo). Tiếp đó là nhấn mạnh sự
sáng tạo và cải tiến ở mọi cấp độ.
- Phát triển hạ tầng thông tin, internet (yếu tố quan trọng nhất để: thu
thập tri thức, cạnh tranh toàn cầu, chính phủ hiệu quả, đẩy mạnh 3 lĩnh
vực: thư viện điện tử, thương mại điện tử, chính phủ điện tử (e-library
e-commerce, e-government). Ví dụ tại Singapore, đã có 98% hộ gia
đình nối mạng quốc gia tốc độ cao “Singapore ONE”, hay tại Mỹ có
hơn 80 triệu người dùng internet.
- Hoàn thiện pháp luật liên quan đến KTTT.
Về tổng quát, Bảng 3 cho một bức tranh về các ưu tiên chính sách và các
định hướng chiến lước của các nước phát triển (có nền kinh tế tri thức). Một
nhận xét chung từ bảng này: các nước có chiến lược rất giống nhau về đại thể
(nhấn mạnh công nghệ thông tin và khu vực viễn thông), tuy nhiên các khác
nhau cũng có thể thấy, liên quan đến hiện trạng phát triển của từng nước cũng
như các vấn đề bảo vệ văn hoá và các vấn đề xã hội. Đây có lẽ là nỗi ám ảnh
của toàn cầu hoá hơn là của kinh tế tri thức, qua bảng này cũng thấy rõ các
chính phủ không tách KTTT ra khỏi toàn cầu hóa ( NewZealand “…Từ nay
chúng ta cũng nằm ở trung tâm thế giới, vì KTTT với toàn cầu hoá đã làm cho
khoảng cách và vị trí địa lý mất ý nghĩa trong cạnh tranh”).

16
Bảng 1 Tổng hợp các chiến lược chính để phát triển KTTT ở các nước tư
bản phát triển:
Nước: “Chiến lược Các ưu tiên chính
trọng tâm”
Úc: Kinh tế thông tin, - Dịch vụ nối mạng toàn quốc, cho mọi gia đình và doanh nghiệp
- Thương mại điện tử
Nối mạng toàn quốc
- Nhấn mạnh tính tự điều tiết của các ngành công nghiệp
- Tự do hoá côngnghiệp viễn thông
Mỹ: “Siêu lộ thông - Đầu tư mạnh vào internet thế hệ mới
- Phát triển dịch vụ và ứng dụng
tin”
- Phát triển các nguyên tác đặc biệt cho dịch vụ y tế và giáo dục
Ca na da: “Xa lộ - Hiện đại hoá hạ tầng cơ sở
- Nhấn mạnh phát triển văn hoá
thông tin”
- Internet là xương sống
- Nhấn mạnh vai trò của sự so sánh
- Chính phủ là người sử dụng tiên phong, cung cấp các dịch vụ và
Anh: “Xã hội thông - Giảm rủi ro của rào cản thương mại phi thuế quan
- Cạnh tranh trong lĩnh vực hạ tầng
tin”
- Liên kết giữa công nghệ thông tin và phát triển kinh tế
- Thực hiện các nhu cầu về đào tạo
Pháp: “Xã hội thông - Phát triển hạ tầng cáp quang
- Tăng cường tiếng Pháp
tin”
- Quan hệ văn hoá và thương mại
Singapore: “Đảo - Hạ tầng để cung cấp dịch vụ và ứng dụng phát triển
- Mạng cáp quang
quốc thông minh”
- Hành lang pháp lý cho kinh tế số
Nhật bản: “Xã hội - Phát triển hạ tầng thông qua cạnh tranh.
- Giảm qui mô tập trung dân số thành thị, tăng cường công nghệ
thông tin”
thông tin nội địa
- Chính phủ chi cho R&D
- Đẩy mạnh sử dụng internet
Nam Triều tiên: - Phát triển hạ tầng cơ sở dựa trên cả nhà nước và tư nhân.
- Định thời gian cho phát triển mạng
“Thông tin hoá”
Malaysia: “Xã hội - Chính sách hiện đại hoá thông tin, viễn thông, công nghệ.
- Hạ tầng siêu hành lang đa phương tiện (MSI)
giàu thông tin”
EU: “Xã hội thông - Phát triển hạ tầng và mạng toàn châu Âu.
- Nghiên cứu tác động xã hội của công nghệ thông tin
tin”
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Phối hợp nghiên cứu thử nghiệm quốc tế.
Nguồn: The Knowledge Economy, Báo cáo của nhóm tư vấn Bộ trưởng công nghệ thông tin
NewZealand (1999

17
Trong báo cáo quan trọng “Knowledge Economy” (1996) OECD đưa ra
3 định hướng lớn cho chính phủ:
1) Tăng cường truyền bá thông tin và kiến thức (phối hợp giữa viện
nghiên cưú – doanh nghiệp – chính phủ, trên cơ sở phát triển hạ tầng thông
tin);
2) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (thông qua giáo dục và đào tạo
với mọi hình thức); và
3) Thúc đẩy thay đổi tổ chức (phải có tổ chức mới mới dùng được tri
thức mới và thúc đẩy sáng tạo nói chung).
Việc tập trung vào vấn đề nào, hình thức can thiệp ra sao sẽ còn là bài
toán chính trị của từng nước và phụ thuộc vào tương quan lực lượng giữa sức
ỳ hệ thống và tài năng, sự dũng cảm chính trị của những người lãnh đạo.
Điều có thẻ thấy rõ khi phân tích ở đây chính là mối quan hệ ngày càng khăng
khít giữa các quyết định chính trị và hiệu quả trong hoạt động kinh tế.

1.5. Thất bại của nhà nước


Một trong những vấn đề được nghiên cứu trong những thập niên gần đây
là câu hỏi : “Ngay cả khi thị trường thất bại, và nhà nước được coi là cần khắc
phục các thất bại đó thì liệu nhà nước có thực sự hiệu quả hơn thị trường ?”.
Nói cách khác, bản thân nhà nước cũng có những sự không hiệu quả, mà nếu
không nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta sẽ chỉ thay thất bại này bằng
một thất bại khác, thậm chí có thẻ lớn hơn. Trong trường hợp đó, kinh tế có
thể không cần sự can thiệp trực tiếp của chính trị. Hoạt động của thị trường,
tuy chưa hiẹu quả, nhưng vẫn hiệu quả hơn phương án thây thế nó. Đây là
một lập luận mạnh và có nhiều các ví dụ minh họa cho chúng. Đương nhiên,
khó có thẻ khái quát cho mọi trường hợp, và do vậy, tùy thuộc vào các trường
hợp chính sách cụ thể, nhà nước cần cân nhắc sự lợi hại của các hành động
can thiệp. Hơn nữa, ngaòi một số trường hợp khá rõ ràng, việc xác định tính
chất của các thất bại thị trường là không đơn giản. Thậm chí, ngay cả khi đã

18
xác định được tính chất của các thất bại thị trường (như trong các trường hợp
hiệu ứng ngoại sinh hay độc quỳen tự nhiên), việc lượng hóa các tác động đó
để có những tính tóan cho chính sách can thiệp cụ thể là rất khó và tốn kém.
Cuối cùng cần lưu ý rằng, bản thân năng lực của nhà nước, các mối quan hệ
chính trị cũng hạn chế các biện pháp can thiệp. Như vậy, có rất nhiều lý do để
ngăn cản hay thúc đẩy các biện pháp can thiệp trong thực tế. Việc chỉ ra các
lý do này về mặt lý thuyết là cần thiết cho các nghiên cứu về từng lĩnh vực
đặc thù..
Do vậy, các lý do chính cho sự thất bại của nhà nước cũng đã được tổng
kết và chúng là những gợi ý quan trọng cho các nghiên cứu chính sách cụ thể.
Phần này phân tích một số các lý do tổng quát liên quan đến mọi quá trình ra
quyết định tập thể và lập luận nền tảng của chúng.
a) Nguyên tắc đa số và tính kém hiệu quả:
Trong các quyết định tập thể, nguyên tắc đa số thường được áp dụng :
néu tỷ lệ số người tán thành lớn hơn 50%, quyết định đó sẽ được thông qua.
Tuy vậy người ta cũng đã chỉ ra rằng, quyết định theo đa số có thể sẽ đưa lại
sự sụt giảm hạnh phúc xã hội, tức là về tổng thể, quyết định đó sẽ có hại. Lý
do căn bản là thiệt hại của thiểu số có thể lớn hơn lợi ích của đa số. Biểu hiện
của trường hợp này là khi mà thiểu số sẵn sàng trả tiền cho đa số để quyết
định đó không được thông qua. Đương nhiên trong thực tế, biểu hiện này
không nhất thiết là chứng tỏ sự kém hiệu quả của quyết định theo đa số.
b) Vấn đề các nhóm áp lực và vận động hành lang trong các nước dân
chủ phương Tây:
Trong các nền dân chủ phương Tây, do đặc điểm của HTCT là sử dụng
phương thức bầu cử để lựa chọn người lãnh đạo chính trị, các đảng chính trị
và các nhóm áp lực có vai trò đặc biệt quan trọng. Lợi ích cục bộ của những
nhóm này , thông qua các quan chức mà chúng ủng hộ là lý do căn bản có thể
dẫn đến việc chính phủ không thể đưa ra các quyết định tối ưu cho tòan thể
cộng đồng. Do chi phí ngày càng cao cho các chiến dịch tranh cử cũng như

19
các đặc thù của nền dân chủ đại diện, những nhóm nắm giữ các nguồn lực lớn,
mặc dù là thiểu số, lại có thể có được sự ủng hộ của đa số trong các quyết
định chính trị. Các nghiên cứu về “thao túng nghị trường” (agenda
manipulation) và “bỏ phiếu chiến lược” (Strategic voting) chỉ ra các cách thức
mà các chính trị gia có thể sử dụng để đạt được các kết quả theo ý mình ngay
cả khi các quyết định được đưa ra theo phương thức bầu cử theo đa số. Lập
luận căn bản ở đây là trong việc bỏ phiếu cho nhiều phương án, tùy thuộc các
cách thiết kế quá trình bỏ phiếu mà phương án cuối cùng được chấp nhận có
thể là bất kỳ phương án nào. Nói cách khác, quyết định theo đa số của tập
thể lúc đó lại phụ thuộc vào quyết định của thiểu số những người thiết kế quá
trình bỏ phiếu – tức khi thiểu số này đã có quyền thao túng nghị trình. Ngoài
ra, tùy thuộc vào các giai đọan bầu cử, các nhà chính trị còn có thể bỏ phiếu
không theo sở thích của mình mà theo các tính tóan cá nhân để có thể có được
kết cục có lợi nhất cuối cùng. Tương tự như vậy, vấn đề về cử tri trung dung
cũng đưa ra các lý do cho khả năng thất bại của chính phủ trong việc đưa ra
các quyết định tối ưu trong các nền dân chủ đại diện phương Tây (Xem phân
tích cụ thể tại Gunning, 1998).
c) Bộ máy hành chính quan liêu và kém hiệu quả
Bộ máy hành chính các nước phương Tây thông thường được tổ chức
theo hướng chuyên nghiệp hóa. Theo đó, các quan chức hành chính (thường
là cấp thứ trưởng tở xuống) sẽ được bổ nhiệm theo các tiêu chí chuyên môn
(phải qua các kỳ thi chuyên môn, hoặc chứng tỏ được khả năng về chuyên
môn), khác với các các quan chức chính trị (thường là các bộ trưởng, và một
số thứ trưởng) là do bổ nhiệm theo tiêu chí chính trị (tức là người của Đảng
cầm quyền hay của đảng liên minh. Không nhất thiết phải giỏi chuyên môn).
Như vậy, khi có sự thay đổi đảng cầm quyền, chỉ có sự thay đổi của nhân
sự lãnh đạo, chứ không có các thay đổi lớn trong nhân sự quản lý và điều
hành công việc hàng ngày. Cách tổ chức như vậy xuất phát từ quan điểm cho
rằng bộ máy hành chính là bộ máy thực thi theo định hướng của đảng cầm

20
quyền. Do vậy, sự trung lập về chính trị và tinh thông nghiệp vụ của các quan
chức hành chính được coi là ưu tiên, khác với các quan chức chính trị là
những người có khả năng đại diện được quyền lợi của đa số người dân. Tuy
nhiên, chính sự chuyên môn hóa cũng như tính phức tạp và khối lượng khổng
lồ của các công việc hành chính cho thấy sự kiểm soát của các nhà chính trị
không thẻ nào là tòan diện. Và do vậy, sự phân cấp quyền quản lý sẽ đồng
thời cũng tạo nên người được ủy quyền có thể sẽ lạm dụng quyền lực được
ủy nhiệm đó cho mục đích của cá nhân, hoặc nhóm các cá nhân. Nói cách
khác, là các quyết định của bộ máy hành chính quan liêu có xu hướng làm lợi
cho các lợi ích cá nhân và cơ quan cục bộ. Các thể hiện rõ nhất là số lượng
biên chế, ngân sách, các cơ sở vật chất kỹ thuật thường được luận chứng với
mức cao hơn tối ưu, gây ra sự lãng phí. Hiển nhiên, đây cũng cần coi là thất
bại của chính phủ, với nghĩa rằng do lô-gíc tổ chức nội tại của vịec thực thi
quyền lực công, các quyết định của bộ máy hành chính quan liêu là không thể
kiểm soát tòan diện và thường xuyên được, và do vậy, có xu hướng cũng
không đạt được tính tối ưu (xét từ mục tiêu công cộng).
Đương nhiên, một HTCT thiết kế giám sát tốt, có tính công khai minh
bạch cao, có sự phản biện độc lập sẽ là những yếu tố quan trọng để giảm thiểu
số lượng cũng như mức độ của tính không hiệu quả như vậy. Nói cách khác,
việc dùng chính phủ (quyền lực chính trị) để khắc phục các thất bại của thị
trường cần được cân nhắc trong điều kiện cụ thể của các HTCT. Trong những
điều kiện khi mà HTCT được thiét kế một cách yếu kém, các thất bại của thị
trường có thể còn gây ít tổn thất hơn là sự “sửa chữa chúng”.
d) Vấn đề tham nhũng, trục lợi:
Đây là vấn đề rất gần gũi với vấn đề ở mục c. Tuy nhiên nguồn gốc và
bản chất của tham nhũng trục lợi có những đặc điểm riêng. Trong các nghiên
cứu chính trị học, đây là một phương diện quan trọng của quan hệ giữa chính
trị và kinh tế, đã nhận được nhiều sự chú ý. (Khái niệm rent-seeking trong
các tài liệu chính trị học trên thế giới chính là phản ánh vấn đề này).

21
Về bản chất, đây cũng chỉ là việc sử dụng tính cưỡng chế của quyền lực
công cộng (được coi là chính đáng vì có mục tiêu công cộng) cho mục đích
kiếm lợi cá nhân. Trường hợp điển hình là nhà nước chỉ cho phép một công
ty nào đó kinh doanh một loại hàng hóa nào đó, ví dụ xi măng. Tât nhiên, nhà
cầm quyền đưa ra những lý do để coi việc cấm những người khác buôn bán là
vì lợi ích xã hội (ví dụ: “để ổn định thị trường xi măng”). Do độc quyền,
những nhà doanh nghiệp có quyền kinh doanh xi măng, ngoài lợi nhuận thông
thường (tức khi có cạnh tranh), sẽ còn nhận được lợi nhuận siêu ngạch (tức
phần lớn hơn lợi nhuận thông thường). Do vậy, quyền kinh doanh xi măng
bỗng nhiên trở thành một hàng hóa có giá, có thể bán cho người khác với giá
bằng phần lợi nhuận siêu ngạch. Điều này cũng tương tự như hệ thống phân
bổ quota xuất nhập khẩu chẳng hạn. Lợi nhuận siêu ngạch như vậy là hợp
pháp, nhưng rõ ràng là không chính đáng. Ngay cả trong trường hợp, lợi
nhuận siêu ngạch này bị nhà nước thu hồi, thì việc tạo ra các độc quyền kinh
doanh không cần thiết vẫn làm cho việc phân bổ nguồn lực của cả đất nước là
không hợp lý vì các ngành có lợi nhuận cao sẽ thu hút nhiều nguồn lực hơn.
(Xem Gunning, sđd). Các chi phí cho việc đạt được quyền kinh doanh độc
quyền đó rõ ràng là các chi phí xã hội không cần thiết. Tất nhiên, trong những
ngành đặc biệt ở các giai đọan đặc biệt, việc độc quyền là cần thiết và có thẻ
là hợp lý. Tuy nhiên, các nước phương Tây ngày nay hầu hết đều đã có các
cố gắng để khắc phục các hình thức trục lợi thông qua các hệ thống dấu thầu,
kiểm soát giá cả, và công khai quá trình phân phối các quyền kinh doanh v.v.
Đây là hiện tượng quan trọng trong mối quan hệ kinh tế và chính trị, và
lý luận về nó được áp dụng để phân tích cho nhiều trường hợp và chỉ ra các
khả năng sử dụng quyền lực công để trục lợi cho cá nhân, hay cho cơ quan, tổ
chức riêng biệt.

2 . Cá c b à i h ọ c ch í nh đ ối vớ i Vi ệt na m
Việc xem xét mối quan hệ kinh tế - chính trị lâu nay trong cộng đồng

22
khoa học nước ta thường chỉ xem xét từ góc độ của việc biến dổi hình thái
kinh tế - xã hội. Do tính triết lý cao, cũng như tính dài hạn của mối quan hệ
đó, cách hiẻu về bản thân “mối quan hệ kinh tế - chính trị” nhiều khi cũng
không có nội dung cụ thể, mang tính cảm tính. Việc tách biệt các nội dung
tương đối cụ thể hơn của mối quan hệ này là càn thiết (ví dụ : quan hệ sở hữu
– HTCT – hiệu quả kinh tế; quyền kinh doanh – hệ thống hành chính; v.v.).
Trong bài viết ngắn này, chũng tôi chỉ tập trung vào sự mâu thuẫn của hai
yếu tố: yếu tố cưỡng chế của quyền lực chính trị và yếu tố tự do kinh doanh
của đời sống kinh tế. Góc độ nhìn nhận mối quan hệ này là góc dộ xuất phát
từ lợi ích công cộng, là lợi ích mà quyền lực nhà nước được coi là phải phục
vụ. Mặc dù, ẩn sau các chính sách công cộng luôn là các lợi ích giai cấp, lợi
ích nhóm, các nhà nước ở phương Tây hiện đại, dưới sức ép của công luận,
của các kết quả nghiên cứu ... đã ban hành nhiều chính sách để cố gắng có
được một sự hợp lý trong việc sử dụng quyền lực nhà nước.
Lập luận chính ở đây là: Thị trường, trong một số các trường hợp, không
tạo ra được các kết quả tối ưu trong nền kinh tế. Khi đó, nhà nước có thể
đóng những vai trò quan trọng để khắc phục các sự kém hiệu quả này. Tuy
nhiên, bản thân nhà nước cũng có các nguy cơ về tính kém hiệu quả, với tư
cách là một cơ chế ra quyết định tập thể và thực thi quyết định đó. Việc cân
nhắc cả hai mặt như vậy là điều cốt lõi trong việc xử lý mối quan hệ kinh té
chính trị, trong đièu kiện phát triển nền kinh tế thị trường.
Kinh nghiệm trong việc xử lý mối quan hệ này của các nước phát triển
có thể được tóm lược qua mấy điểm chính yếu sau:
1. – Tôn trọng các phân tích khoa học khách quan. Coi đây là các cơ sở
quan trọng cho các quyết định chính trị và chính sách.
2 – Các chính sách, thể chế cần có sự công khai, minh bạch và ổn định.
Hạn chế các can thiệp mang tính nhất thời, tình huống ... của các nhà cầm
quyền.
3 – Cần có sự đồng thuận và giám sát của người dân. Sự đồng thuận và

23
giấm sát đó, trong điều kiện cuộc sống xã hội ngày các phức tạp phải dựa trên
cơ sở của các phân tích hợp lý, khoa học, và khách quan. Tực là sự đồng
thuận có suy lý chứ không đơn giản là sự đồng thuận “thiển cận”, cưỡng bức,
dựa trên bỏ phiếu theo cảm tính hay theo các lợi ích cục bộ.
Hiển nhiên đây là những vấn đề liên quan sâu xa đến việc thiết kế
HTCT, cũng như trình độ phát triển ở mỗi nước cụ thể. Từ góc độ chính trị
học, chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh tính khách quan khoa học của các nghiên
cứu về lĩnh vực này như là điểm khởi đầu cho các xem xét cụ thể hơn. Đây là
các chủ đề của một phạm vi nghiên cứu khác, và rộng hơn.

3 . Tà i l i ệu t rí ch dẫ n
Đảng CSVN, 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu tòan quốc lần thứ IX,
NxbCTQG, Hà nội.
Gunning, P. 1998. Understanding Democracy: An Introduction to the
Public Choice theory,
Ngân hàng thế giới, 1997. Báo cáo phát triển thế giới 1997 : nhà nước
trong một thế giới đang chuyển đổi, NxbCTQG, Hà Nội.
Nhóm tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam, 2004. Báo cáo phát triển Việt
Nam 2005 : Quản lý và Điều hành, Hà Nội.
Đêvít Âu xbót và Tét Gheblơ, 1997. Đổi mới hoạt động của chính phủ,
NxbCTQG, Hà Nội.
UNDP, 2000. Report on the role of the state and the market in the
economy of Vietnam. Project VIE/99/002

24

You might also like