You are on page 1of 24

HIỆU QUẢ CHỐNG THAM NHŨNG QUA KHẢO SÁT MÔ

HÌNH MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

Ngô Huy Đức (10/2007)


Viện Chính trị học
Các vấn đề chính được đặt ra trong bài này có thể quy về mấy câu hỏi
sau:
1. Tác động của tham nhũng: tiêu cực (và tích cực ? Mô hình Đông Á) -
2. Chống tham nhũng: Nguyên nhân và cách thức đối phó nào ?
3. Mô hình chống tham nhũng ở các HTCT khác nhau có khác nhau ?
Văn hóa dân tộc có ảnh hưởng đến mô hình này?
4. Các kết quả của những mô hình đó và bài học cho VN ?
Các vấn đề như vậy, thực ra đã được chúng ta nghiên cứu từ nhiều năm
nay, với sự nhấn mạnh vào việc tìm kiếm các biện pháp thực tế có hiệu quả.
Trong khuôn khổ bài này, chúng tôi xin phép chỉ nhấn mạnh vào 3 điểm: 1 -
Quan niệm tham nhũng từ tiếp cận chính trị học; các nan giải nội tại (có tính
khách quan và phổ quát) của việc nhận diện tham nhũng; 2 – Một số các hậu
quả quan trọng của tham nhũng, và 3 – khảo sát hiệu quả của 1 số mô hình
chống tham nhũng trên thế giới, từ đó có thể rút ra các kinh nghiệm cho nước
ta hiện nay.
Về tổng quát, tôi quan niệm việc chống tham nhũng ở nhiều nước trên
thế giới sở dĩ thiếu hiệu quả là vì người ta không muốn chống nhiều hơn là
không biết cách chống. Do đó, mặc dù các nghiên cứu, sáng kiến về các biện
pháp chống tham nhũng tuy có nhiều, nhưng một khi các vấn đề quan trọng
nhất về thiết kế hệ thống chưa được nhìn nhận và giải quyết, chúng sẽ vẫn
không có tác dụng. Đương nhiên, ngay cả khi thực tâm muốn chống, vẫn
không chống được và không loại trừ hết được tòan bộ tham nhũng nếu không
có các biện pháp thích hợp. Điều đó, trong một vài lĩnh vực, thậm chí cần cả
sự hợp tác tòan cầu, xuyên quốc gia.

1
1. Tham nhũng và các tác động kinh tế - xã hội

1.1.Nhận diện tham nhũng


Có rất nhiều cách định nghĩa tham nhũng, bài này coi tham nhũng là việc
sử dụng quyền lực công một cách phi pháp nhằm trục lợi cá nhân.
Tẩt nhiên định nghĩa này cũng có thể bị phản bác, nhưng 3 điểm mấu
chốt trong nghiên cứu chính trị học mà định nghĩa này nhấn mạnh là :
i – Liên quan đến sử dụng quyền lực công: tức không phải là quyền lực
tự thân người đó có mà do được một tập thể (có thể là 1 nhóm hoặc tòan bộ
đất nước, hay nhiều nước) ủy nhiệm. Nếu không phải là người được ủy quyền
của một tập thể (xã hội hoặc một nhóm, tổ chức .v.v.), một cá nhân sẽ không
thể tham nhũng. Theo nghĩa này, ngay cả trong khu vực tư nhân, đặc biệt ở
các tập đòan công ty lớn, quyền điều hành là do sự ủy nhiệm từ các chủ sở
hữu, tham nhũng cũng có thể xảy ra.
ii – Tính phi pháp : nhiều định nghĩa qui cả các hành động (dùng quyền
lực ủy nhiệm) hợp pháp vào tham nhũng một khi nó có mục đích trục lợi cá
nhân. Cần thấy rằng, thu lợi cho cá nhân là không xấu, nếu không ảnh hưởng
đến quyền lợi của người khác. Trong trường hợp ảnh hưởng đến quyền lợi của
người khác, về mặt nguyên tắc, pháp luật của một quốc gia sẽ cần biến đổi để
điều chỉnh những trường hợp “tham nhũng hợp pháp” này. Thực ra vấn đề
“tham nhũng hợp pháp” là vấn đề lớn cả trong lý thuyết chính trị học (ví dụ
như: rent-seeking, xem Gunning, 2006) lẫn trong triết học chính trị (sự
chuyên chế của đám đông như Mills, Madison ... đã đề cập. Xem Kỷ yếu Đề
tài KX 10.10)
iii – Trục lợi cá nhân: đây là phần khó thuyết phục nhất vì mang tính
cảm tính, đạo lý. Không ai phản đổi người tự lo cho mình (t lợi), nhưng việc
đưa tiêu chí này vào tham nhũng là cần thiết để có thể thấy rõ sự liên quan
giữa bản chất của tham nhũng với các cách thức nhận diện, phòng ngừa.
Theo nghĩa nào đó, cũng như trong mục 2, vấn đề “sử dụng quyền lực công

2
phi pháp” nhưng hợp đạo lý, có lợi cho cộng đồng cũng có thể xảy ra. Pháp
luật sẽ phải thay đổi để biến chúng thành hợp pháp, (như cho phép xe cấp cưu
vượt đèn đỏ).
Về cơ bản định nghĩa này cũng phản ánh quan niệm của Ngân Hàng Thế
giới (“the abuse of public office for private gain” )
Hình thức tham nhũng như vậy có nhiều, bao gồm cả hối lộ, tham ô, che
giấu thông tin, v.v. Mức độ tham nhũng tuy nhiên khác nhau vì tùy thuộc vào
hệ quả mà nó gây ra, tùy thuộc vào phạm vi mức độ quyền lực mà kẻ tham
nhũng được ủy nhiệm v.v. Cần chú ý là tham nhũng theo như cách định nghĩa
trên không luôn nhất thiết phải có các hành vi hối lộ. Một công chức nhà nước
vờ ốm để nghỉ việc đi nghỉ mát đã là sự lạm dụng quyền hạn, chức vụ của
mình cho tư lợi. Tương tự như vậy, một tổng thống, thủ tướng cố ép đầu tư
ngân sach xây dựng nhưng sân bay hay cảng biển kém hiệu quả nơi quê mình,
mặc dù không nhận hối lộ, cũng có thể coi là tham nhũng. Các ví dụ trên, ở
Việt nam, có thể liệt vào hành vi lãng phí, hơn là liệt vào tham nhũng. Hiển
nhiên, định nghĩa như vậy có thể chưa sát hợp với thực tế Việt nam.
Dù còn có thể dùng các từ ngữ khác nhau, và liệt kê thêm nhiều biến
tướng, hình thức khác, khái niệm tham nhũng tổng quát như trên thể hiện
quan niệm của bài này về ba ngọn nguồn quan trọng của tham nhũng:
1. Quyền lực gián đọan: về tổng quát, quyền lực công mà một cá nhân
nắm giữ là quyền lực được ủy quyền từ cấp cao hơn - từ tập thể, để thực hiện
các mục đích của tập thể đó. Tuy nhiên, quyền lực của tập thể tuy cao hơn,
nhưng lại mang tính gián đoạn – vì ủy nhiệm cho cá nhân trong khoảng thời
gian nhất định (1 giờ, 5 ngày hày 5 năm), từ đó, xuất hiện khả năng quyền lực
được ủy nhiệm bị sử dụng không đúng với mục đích của tập thể hay người ủy
nhiệm.
2. Tính ích kỷ : người được ủy nhiệm cũng có các lợi ích cá nhân, có thể
không trùng hợp với lợi ích tập thể, và do vậy, sử dụng quyền lực được ủy
nhiệm theo cách có lợi cho mình và có hại cho tập thể.

3
3. Tính không hòan hảo của mọi bộ luật: luật pháp có thể coi như là sự
ràng buộc hành vi của người được ủy nhiệm quyền để không chệch quá xa
mục đích của người ủy nhiệm. Tuy nhiên, bản thân sự hữu hạn của luật đã là
minh chứng cho giới hạn và các kẽ hở của nó, vì các trường hợp, hành vi
trong cuộc sống là vô hạn.
Ngay từ đây, chúng ta có thể thấy phần nào sự kém thuyết phục khoa học
của những quan điểm như : “Tham nhũng là do cơ chế kinh tế thị trường”,
“phát triển nhanh thì phải chấp nhận tham nhũng”, “tham nhũng chỉ ở các
nước nghèo”, “Tham nhũng là tập quán văn hóa” ...
Cần thấy ngay việc nhận diện chính là sự xác định những dấu hiệu về sự
hiện diện cùng lúc của cả 3 tính chất chính như phần 1 đã nêu.
Các khó khăn chính trong xác định tham nhũng, và từ đó ảnh hưởng của
chúng đến các mô hình chống tham nhũng, có thể được liệt kê như sau:
1. Thiếu quyết tâm chính trị: Cho đến nay, với các kinh nghiệm và lý
luận hiện có, việc nhận diện và chống tham nhũng không thành công ở nhiều
nước, đặc biệt là các nước đang phát triển, được nhiều tác giả cho là thiếu
quyết tâm hơn là thiếu các công cụ hữu hiệu. Do vậy nan giải đầu tiên chính
là mức độ cam kết chống tham nhũng của chính quyền. Điều này, về mặt lý
luận, là dễ hiểu vì do tham nhũng liên quan đến người nắm quyền lực công,
do đó sự cam kết về chống tham nhũng cũng chính là sự cam kết về sự tự
kiểm soát , cũng chính là sự tự hạn chế phạm vi quyền lực. Đòi hỏi sự tự
kiểm soát là một đòi hỏi về đạo đức, chứ không phải là một đòi hỏi về kỹ
thuật. Theo nghĩa này, không thể lấy sự tự kiểm soát thay cho sự kiểm soát vì
sự khác biệt về tính chất . Chúng là các bổ sung cho nhau. Điều này cũng
đơn giản như nếu ta không phải là kẻ cắp ta sẽ không chống đối việc người ta
khóa cửa kỹ. Phân tích nan giải này cũng là một cách để nhận diện tham
nhũng, vì việc cản trở các sự giám sát chính đáng là một trong các dấu hiệu
của tham nhũng. (Khái niệm giám sát chính đáng sẽ bàn sau, tạm thời có thể
coi giám sát chính đáng là giám sát chỉ gây ra “thiệt hại” không đáng kể về

4
hiệu quả công tác, và ít hơn so với thiệt hại mà tham nhũng có thể gây ra nếu
không có sự giám sát đó)
2. Thiếu sức ép chính trị: Do đòi hỏi về tự kiểm soát là không tự nhiên vì
ngược với lợi ích cá nhân của người cầm quyền, do vậy chống tham nhũng
cần phải có cơ chế cưỡng ép từ bên ngoài đối với người cầm quyền. Do vậy,
nan giải thứ hai là sự tiếp nối tự nhiên khi xem xét mở rộng nan giải thứ nhất:
đó là thiếu sức ép chính trị. Trong các nghiên cứu cụ thể hơn, nan giải này
thường được tập trung vào phân tích cơ chế qui định trách nhiệm, trách nhiệm
giải trình, hay tính khả quy trách nhiệm nói chung (accountability) Với tư
cách là người được ủy nhiệm nắm giữ quyền lực tập thể, cá nhân người cầm
quyền không những cần mà phải chống tham nhũng. Tức có trách nhiệm và
chịu trách nhiệm về việc chống tham nhũng. Việc thiếu sức ép chính trị có
thể xuất phát từ nhiều nguồn như đã được đề cập trong vô số các phân tích về
tham nhũng (Xem thêm Arvis, 2004; Bhargava, 2005; Stapenhurst, 2002)
- Từ cơ chế lựa chọn người đại diện; (hệ thống bầu cử, phân quyền, ủy
quyền v.v.)
- Từ hệ thống pháp luật, qui định sự kiểm soát/cân bằng quyền lực: tính
khoa học (trong hệ thống lương, các kẽ hở trong qui định pháp lý, sự chống
tréo chức năng ngay từ trong các qui định v.v.) và đặc biệt là tính minh bạch
thông tin.
- Từ kiểm soát của công luận, nhân dân và qui định về hoạt dộng của
các phương tiện thông tin đại chúng, vốn là lực lượng quan trọng trong việc
cung cấp các thông tin khách quan, độc lập cho xã hội trong việc nhận diện
tham nhũng
3. Thiếu các tổ chức và chiến lược thích hợp:
Ngay cả khi có sức ép và quyết tâm chính trị, việc nhận diện và đấu
tranh với tham nhũng cũng cần có cách thức tổ chức và các chiến lược đúng
đắn. Đây là các vấn đề thuộc về khoa học và tổng kết thực tiến. Chúng ta
tạm gọi là các khía cạnh kỹ thuật của nhận diện tham nhũng để thấy sự khác

5
biệt tương đối so với các nan giải 1 và 2, vốn có thể coi là các nan giải về mặt
chính trị - tức động chạm đến các khái cạnh về động cơ lợi ích của các chủ thể
chống tham nhũng.
4. Thiếu sự mềm dẻo, năng động thích nghi kịp thời: với sự “năng
động”, biến tướng của các hình thức tham nhũng, vốn luôn thay đổi. Tham
nhũng, cũng như mọi hành vi khác của con người, có đặc tính biến đổi, thích
nghi với điều kiện mới. Nếu tổ chức, chiến lược là cứng nhắc, chỉ dựa trên
các kinh nghiệm quá khứ, không có các tổng kết, sáng kiến kịp thời thì cũng
không thể nhận diện đầy đủ được các biến tướng mới của tham nhũng.

1.2. Các tác động kinh tế - xã hội của tham nhũng


Tham nhũng dường như hiển nhiên xấu và luôn chỉ có tác động tiêu cực.
Tuy nhiên, các tranh luận khoa học hiện nay chỉ ra không đơn giản như vậy.
Đặc biệt trường hợp của một số nước Đông Á được coi như một nghịch lý:
mức độ tham nhũng cao tồn tại trong thời gian dài cùng với mức độ tăng
trưởng và phát triển kinh tế rất cao.
Các nghiên cứu, ngoài việc khẳng định các tác động tiêu cực đã tương
đối rõ như giảm hiệu quả hoạt động của nền kinh tế (sai lạc cơ cấu đầu tư, gia
tăng cá chi phí không đáng có, v.v. ) và các tác động đến đạo đức, văn hóa xã
hội , đã chỉ ra một số các khía cạnh khác như :
1 - Leff (1964) và Huntington (1968) nêu ra một lập luận là trong các hệ
thống nhất định, khi mà chính phủ có luật lệ cứng nhắc, các chính sách lại
chưa tối ưu, sự phân bổ các nguồn lực nếu theo đúng chính sách và pháp luật
lại là lệch lạc (đặc biệt các nước có nền kinh tế tập trung), tham nhũng có thể
làm tăng hiệu quả đầu tư (Xem Tanzi, 1998; Gill và Kharas, 2007), bởi vì
chính nhờ tham nhũng mà các nhà sản xuất có hiệu quả hơn có thể giành được
các nguồn lực này. Lập luận “bôi trơn guồng máy” như vậy đã được sử dụng
để giải thích nghịch lý ở một số nước Đông Nam Á và Đông Á.
Beck và Maher (1986); Lien (1986) cũng đưa ra các mô hình trong đó

6
các công ty trả hối lộ cao nhất cũng là các công ty hiệu quả nhất và vì vậy, về
tổng thể nền kinh tế, hiệu quả sản xuất được nâng cao. Sự lệch lạc trong một
hệ thống lệch lạc có thể đưa đến sự tối ưu là lập luận khá phổ biến trong các
nghiên cứu kinh tế chính trị (lý thuyết Second best).
2 - Lui (1985), xem xét ngay cả khi chính sách không lệch lạc, thì mỗi cá
nhân đã có sự khác biệt về giá trị của thời gian (chi phí cơ hội). Những người
có giá trị thời gian lớn sẽ sẵn sàng đút lót để tiết kiệm thời gian. Do vậy,
tham nhũng cũng có thể nâng cao hiệu quả lao động của tòan bộ nền kinh tế.
3 - Graziano (1980) đưa ra một lập luận rằng các quan chức chính trị,
nhờ vào tiền tham nhũng, có thể trang trải cho các chi phí giao tiếp chính trị,
do vậy, làm tăng sự kết nối và ổn định chính trị. Sự ổn định này là điều kiện
cần thiết cho tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
4 - Tullock (1996) and Becker and Stigler (1974) chỉ ra rằng tham nhũng
còn là một bổ sung cho thu nhập của các công chức để họ làm việc tốt hơn.
Điều đó có nghĩa là nhà nước có thể không cần thu thuế cao vẫn duy trì được
bộ máy công chức. Nói cách khác, vấn đề là lựa chọn giữa thu thuế cao và ít
tham nhũng hay thu thuế thấp và tham nhũng cao. Đây là vấn đề kinh điển
của kinh tế học : sẽ có một mức thuế và tham nhũng tối ưu, mà ở đó nếu tăng
(hay giảm) thuế để tăng (hay giảm) lương dẫn đến giảm (hay chấp nhận tăng)
tham nhũng thì đều dẫn tới làm giảm tăng trưởng. Tương tự như vậy, nếu
mức độ tham nhũng thấp, lương công chức cao, khu vực công có thể sẽ thu
hút các nhân tài vốn có thể có hiệu quả hơn khi họ làm ở khu vực tư nhân.
5 – Tham nhũng một khi được minh bạch hóa (tức làm giảm tính bất
thường) thành hệ thống (như ở một số nước : Phi-líp-pin thời Marcos, Nam
Hàn) sẽ không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả chung vì đây cũng coi như là
loại chi phí đã biết trước nên đã được tính tóan. (Xem Gill và Kharas, 2007).
6 – Một số các nhà nghiên cứu cho rằng việc chống tham nhũng khi đẩy
lên mức độ quá cao có thể dẫn tới các hạn chế về quyền dân sự.
Dù các lập luận trên đây bị phản bác mạnh mẽ, chúng ít nhất cũng cung

7
cấp các khía cạnh khác, cần tính tới, của tham nhũng để chúng ta cùng suy
ngẫm trong các trường hợp cụ thể. Hơn thế nữa, chúng chỉ ra các khía cạnh
khác nhau của tham nhũng mà trong các nền văn hóa khác nhau, có thể sẽ có
các giá trị khác nhau, và từ đó dẫn tới các chiến lược chống tham nhũng khác
nhau.

2. Các nguyên nhân của tham nhũng


Do mục đích là khảo cứu các mô hình của bài này, chúng tôi tập trung
vào hai loại nguyên nhân: 1- Các nguyên nhân trực tiếp; và 2 – Các nguyên
nhân gián tiếp.

2.1.Các nguyên nhân trực tiếp:


Từ cách tiếp cận xem xét tham nhũng từ tính chất của quyền lực như
phần 1, nhóm này gồm các nguyên nhân liên quan đến cách thức sử dụng
quyền lực công tùy tiện và không minh bạch.
1. Hệ thống ủy quyền :
Nguyên nhân đầu tiên chính là hệ thống ủy quyền thiếu minh bạch,
không cho phép tập thể lựa chọn được những người xứng đáng, và quan trọng
nhất là không cho phép tập thể truất quyền nhanh chóng với những người
tham nhũng. Đây là một trong các đòi hỏi của hệ thống chính trị vì điều này
có lý do từ tính không đối xứng của thông tin, và từ đó, của chi phí cho việc
chứng tỏ một người phạm tội và người không phạm tội. Cụ thể hơn, việc
chứng minh phẩm chất “đức tài” sẽ cần thời gian (thậm chí là cả đời một
người) và bằng chứng nhiều hơn nhiều so với việc để chứng minh “bất đức,
bất tài”, vì cái sau đôi khi chỉ cần một hay vài trường hợp tiêu biểu. Đây cũng
chính là cơ sở cho các quan niệm phổ biến về “nếu chưa chứng minh được
một người là có tội thì người đó được coi là vô tội”. Về mặt hệ thống ủy
quyền, điều này có ngụ ý rằng quá trình ủy quyền cần rất kỹ lưỡng và từ từ,
tương phản với quá trình bãi miễn cần dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Một

8
người không ăn cắp của công trong 10 năm vẫn có thể là không đủ để kết luận
đó là người tốt (dù đủ để coi người đó là tốt), nhưng việc một người đã ăn cắp
tài sản công lớn trong 1 phút đã đủ để kết luận đó là người xấu, hoặc ít nhất
cũng không xứng đáng để được tiếp tục đại diện cho tập thể.
Điều phân tích này không mới, tuy nhiên đây lại là dấu hiệu quan trọng
về khả năng xảy ra tham nhũng trong một hệ thống ủy quyền tập thể. Xem
xét hệ thống ủy quyền và bãi miễn ở các nước phát triển, đặc biệt là các nước
có chỉ số tham nhũng thấp, đều có thể thấy điểm này thể hiện dưới các hình
thức khác nhau (dù tính hiệu quả cũng còn khác nhau, và cần nhấn mạnh đây
chỉ là 1 trong các yếu tố, dù có lẽ là yếu tố quan trọng nhất). Có thể liệt ra
đây một vài kinh nghiệm chính (Các vấn đề này có thể xem các nghiên cứu về
hệ thống bầu cử và hệ thống kiểm soát quyền lực). Cần phải nói thêm, hệ
thống tuyển dụng các công chức cũng có thể coi là hệ thống ủy quyền, do vậy
các yêu cầu căn bản cho việc tuyển dụng cũng tương tự như yêu cầu cho việc
bầu cử: tính minh bạch, cạnh tranh bình đẳng, độc lập của ủy ban tuyển chọn
v.v. là các yêu cầu khá hiển nhiên.
2. Các qui định pháp lý chưa chặt chẽ:
Sự chưa chặt chẽ trong các khâu quan trọng của việc ủy quyền như
chống gian lận trong bầu cử, về công khai minh bạch nhân thân ứng cử viên
(tài sản, quá trình hoạt động chính trị, hoạt động xã hội), và đặc biệt trong
việc quy định thẩm quyền của các công chức có liên quan đến việc cấp các
giấy phép .
Các qui định này khác nhau ở nhiều nước khác nhau, trong đó qui định
liên quan đến tài chính và chiến dịch tranh cử là quan trọng nhất. Các đóng
góp tài chính cá nhân trực tiếp cho ứng cử viên thường bị điều tiết hoặc bị
loại bỏ hòan tòan (chỉ dùng tiền ngân sách). Ngay cả thời gian, phương tiện
tranh cử cũng được qui định chặt chẽ. Quá trình hoạt động chính trị, trong đó
các hồ sơ của các lần bỏ phiếu, cũng được công khai để người dân được biết
về quan điểm chính trị của ứng cử viên, về tính tự nguyện phục vụ lợi ích của

9
tập thể v.v. là những điều đáng ghi nhận. Ở đây thê hiện một lý lẽ quan trọng
của các nghiên cứu chính trị: người được ủy nhiệm (công chức) chỉ được làm
những điều mà tập thể (mà cụ thể là các qui định pháp lý) cho phép, còn
người dân được làm những điều mà tập thể (pháp luật) không cấm. Do vậy,
sự bỏ phiếu của người dân là bỏ phiếu kín, trong khi dại diện của họ, khi bỏ
phiếu cho các quyết định ở cơ quan đại diện (nghị viện) trong nhiều trường
hợp lại phải bỏ phiếu mở để người dân có thể kiểm soát được đó có thực sự là
đại diện cho mình hay không.
Trong bộ máy hành chính, việc có quá nhiều các quy định, thủ tục và
giấy phép cũng có nghĩa là cũng cho các công chức độc quyền ban phát. Nếu
không có quy định rõ ràng về thời hạn, thủ tục v.v. các công chức này sẽ dễ
dàng tạo các khó khăn cho người dân và từ đó thu lợi bất chính. Đặc biệt các
quy định thiếu minh bạch, thiếu chặt chẽ về tài chính công như : đầu tư từ
ngân sách, mua sắm tài sản công, các quy định về giá trần dưới giá thị trường,
phân bổ hạn ngạch v.v đều là các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới những vụ
tham nhũng lớn (Xem phân tích chi tiết hơn tại Tanzi, 1998)
3. Các thủ tục về bãi miễn/trừng phạt còn bất hợp lý, quá phức tạp hay
không khả thi trong thực tế:
Ở cấp cao nhất của hành pháp (vì đây là nơi nắm giữ quyền lực liên tục
nên cần được coi trọng nhất), cần có các qui định rõ ràng, nhất quán với hệ
thống ủy quyền ví dụ như bỏ phiếu bất tín nhiệm (ở hệ thống đại nghị) hay
đàn hạch (ở hệ thống tổng thống). Ở các cấp thấp hơn cũng như vậy, ngoài
việc các qui định pháp lý cũng cần được công bố rõ ràng để có thể khả thi,
nhanh chóng và chính xác, một trong các yếu tố quan trọng là gắn quyền lực
với trách nhiệm cá nhân của người lãnh đạo. Điều này có thể gọi là tính khả
qui trách nhiệm trong hệ thống ủy quyền, vì xét cho cùng, nếu không qui
được trách nhiệm, quyền lực sẽ không còn là quyền lực trên thực tế ì đánh
mất chức năng điều chỉnh hành vi thông qua việc thưởng-phạt chính xác.
Ngay cả khi đã xác định được có tội tham nhũng, nếu mức trừng phát là quá

10
thấp thì vẫn không có tác dụng, đặc biệt là trong diều kiện xác suất của việc
phát hiện tham nhũng vốn đã thấp, chi phí lại cao.
4. Hệ thống tư pháp không có tiếng nói độc lập trong việc xét xử và phát
hiện tham nhũng.
Thực ra, tính không độc lập của hệ thống tư pháp có ảnh hưởng đến tòan
bộ hệ thống chính trị, mà hệ quả đối với tham nhũng chỉ là một khía cạnh.
Tuy nhiên, nhiều nước phương Tây thường còn lập ra các ủy ban độc lập
chống tham nhũng với các quyền hạn đặc biệt và giảm thiểu các ức ép chính
trị. Điều này sở dĩ cần có là vì bản thân những vụ tham nhũng lớn lại thường
xuất phát từ những vị trí có quyền lực rộng rãi, đặc biệt trong các quan chức
cấp cao, lực lượng cảnh sát. Một số nước luôn nhấn mạnh việc chống tham
nhũng, một khi đã nhận được cam kết chính trị thực sự từ cấp cao nhất, phải
đi từ khâu làm trong sạch lực lượng cảnh sát điều tra, vốn là lực lượng chủ
đạo trong việc phòng chống, điều tra, phát hiện tham nhũng.
5. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát thiếu chặt chẽ và được thiết kế không
hợp lý.
Điểm đặc biệt cần để ý là do việc phát hiện tham nhũng là một việc rất
tốn kém nên các nước phương Tây đã nghiên cứu để ra nhiều biện pháp để
giảm thiểu chi phí này như hệ thống ombudsman (thanh tra nhân dân/khiếu
kiện hành chính), hội bảo vệ người tiêu dùng, các nhóm , đòan thể để có thể
thực hiện được các qui định pháp lý về công khai thông tin, cho phép nhân
dân tham gia vào việc giám sát. Lý lẽ chủ yếu trong các sáng kiến này là:
những người nào bị ảnh hưởng trực tiếp của các quyết định/chính sách của
người cầm quyền sẽ sẵn sàng bỏ chi phí (thời gian, tiền bạc, nhân lực v.v.) để
giấm sát, chính vì vậy việc giấm sát sẽ bớt được gánh nặng chi phí cho ngân
sách và lại tăng thêm hiệu quả. Tuy nhiên, các giám sát nhân dân thường cần
có tổ chức vì cá nhân thường không dủ sức gánh chịu các chi phí này, trong
khi cả nhóm lại cùng được hưởng lợi từ chi phí cá nhân đó (vấn đề “kẻ ăn
theo” – free rider problem- đã được phân tích trong Chính trị học)

11
2.2.Các nguyên nhân gián tiếp:
Đây là nhóm các nguyên nhân, dù không trực tiếp liên quan đến các kẽ
hở của việc sử dụng quyền lực công, nhưng tạo nên động cơ, chất xúc tác để
các công chức lợi dụng các kẽ hở.
1. Chất lượng của bộ máy hành chính
Chất lượng của bộ máy hành chính có thể coi là phụ thuộc vào 2 yếu tố
chủ yếu:
i) Thiết kế bộ máy : có chuyên nghiệp không và có tuyển chọn theo năng
lực không ? Như Rauch và Evans (1997) trong nghiên cứu 35 nước đang phát
triển, chỉ ra rằng các bộ máy hành chính mà sự tuyển dụng và đề bạt ít dựa
vào tiêu chuẩn chuyên môn (merit based) sẽ có khuynh hướng tới mức độ
tham nhũng cao hơn. Các nước phát triển trên thế giới hiện nay đều áp dụng
mô hình hệ thống hành chính chuyên nghiệp, trong đó, có thể thấy hai lớp
công chức tách biệt rất rõ ràng: a) Các quan chức lãnh đạo (bộ trưởng, trợ lý
bộ trưởng v.v.) là do bổ nhiệm chính trị của đảng thắng cử. Và b) Các quan
chức điều hành (thứ trưởng thứ nhất, thứ trưởng chuyên môn v.v.) do bổ
nhiệm theo chuyên môn, không phụ htuộc vào đảng chính trị, và thậm chí, có
nước đòi hỏi các công chức này không tham gia đảng chính trị để giữ tính
trung lập (tức chỉ mang tính thừa hành, không thiên vị hay chống đối bất cứ
đảng nào thắng cử).
ii) Truyền thống lịch sử, văn hóa: các nước có các truyền thống tôn
trọng, hoặc xây dựng được sự tự hào về ngạch công chức có khuynh hướng ít
tham nhũng hơn. Von Klimo (1997) đã có nghiên cứu so sánh về Ý và nước
Phổ thế kỷ XIX để chỉ ra nhận thức chung của công chúng về hình ảnh
“người làm việc công” có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả và sự trong
sách của bộ máy hành chính.
2. Hệ thống lương công chức
Hệ thóng lương trong khu vực nhà nước bất hợp lý, không tương xứng
với công việc của công chức hay thậm chí không đủ để các công chức sống là

12
nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tham nhũng. Yếu tố này đã được phân tích
nhiều đặc biệt ở các nước đang phát triển. Cần lưu ý rằng, trong các nghiên
cứu về tham nhũng, người ta thường tạm phân thành 2 nhóm khác biệt tương
đối: i - tham nhũng do bản tính tham lam, ích kỷ (coruption by greeds) và ii -
tham nhũng do nhu cầu bức bách (coruption by needs). Đối với nhóm 1, ngay
cả khi mức lương ở mức trung bình (trên thị trường của công việc tương tự),
người ta vẫn tham nhũng.
Việc phân loại này có một ý nghĩa quan trọng trong các mô hình chống
tham nhũng: mặc dù lương cao sẽ giảm tham nhũng, nhưng hiệu quả của sự
tăng lương sẽ càng cao khi mức lương càng thấp. Từ mức độ nhất định, sẽ
phải tăng lương rất cao mới đạt được hiệu quả. Với ngân sach nhà nước có
hạn, việc chỉ tập trung vào tăng lương công chức sẽ rất tốn kém khi mức
lương đã đạt được trung bình của xã hội. Trong các mô hình theo đuỏi chiến
lược tăng lương có mô hình của Singapore và Thụy Điển nổi bất với mức
lương rất cao của công chức. lườn của các công chức cao cấp của Singapore
thuộc hàng cao nhất thế giới.
Ác-hen-ti-na và Pê-ru, trong khi đó lại chỉ tập trung vào các khu vực dễ
tham nhũng như thuế, hải quan, do vậy, lương của các công chức trong hai
ngành này cao hơn các ngàng khác. Ngoài ra học cũng được hưởng 1 tỷ lệ
theo tổng thu thuế để khuyến khích (Tanzi, 1998).
3. Sự gương mẫu của các lãnh đạo
Sự gương mẫu này không chỉ là biểu hiện về quyết tâm chính trị mà về
lâu dài, ảnh hưởng tới văn hóa và truyền thống. Như đã phân tích, mọi bộ
luật, mọi ủy ban, mọi cách thức ngăn chặn đều có kẽ hở. Sự nhận thức của
từng cá nhân và trách nhiệm với xã hội sẽ là yếu tố căn bản về lâu dài quyết
định hiệu quả và hiệu lực của nhà nước. Hiển nhiên, các lãnh đạo,các quan
chức cao cấp, do vị trí và uy tín của mình có những tác động to lớn đối với sự
nhận thức này. Nếu bản thân người lãnh đạo, quản lý không gương mẫu, các
nhân viên sẽ có khuynh hướng tận dụng mọi cơ hội để thu lợi cá nhân.

13
3. Kinh nghiệm từ mộ t số mô hình chống tham nhũng
Tham nhũng và chống tham nhũng đã có lịch sử rất lâu dài, và cũng đã
có rất nhiều biện pháp được sử dụng. Các khía cạnh chính, nằm trong tầng
sâu, của nó thực ra cũng là các vấn đề về thiết kế hệ thống chính trị, hay sự
thực thi quyền lực công cộng (quyền lực do tập thể ủy nhiệm). Nhìn từ khía
cạnh đó thì việc chống tham nhũng, tại tầng sâu nhất của nó, cũng chính là
việc thiết kế các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và cùng với
nó là sự thực hành dân chủ mà trọng điểm là sự nhận thức về trách nhiêm xã
hội của mỗi cá nhân. Khái quát từ các kinh nghiệm trên, các tổ chức quốc tế
đã cùng với các nước thành viên thống nhất về chiến lược chống tham nhũng
gồm 5 nội dung chính:
1 – Tăng cường trách nhiệm chính trị
2 – Đẩy mạnh sự tham gia của công chúng và các tổ chức xã hội
3 – Tạo khuôn khổ thúc đẩy tính cạnh tranh lành mạnh trong khu vực
doanh nghiệp
4 - Thiết lập các ràng buộc pháp lý về sử dụng quyền lực công
5 – Hoàn thiện năng lực quản lý nhà nước
Dựa trên nhận thức này, cũng như từ các tông rkết công phu về chống
tham nhũng, OECD, ADB đã cùng với 27 nước, trong đó có Việt Nam, đã
thống nhất vạch ra Kế hoạch hành động chống tham nhũng.
Ngân hàng thế giới đã có 2 công trình nghiên cứu quan trọng về chống
tham nhũng ở khu vự tư (Arvis, J. và R. E. Berenbeim, 2004) và khu vực
công (Bhargava, V và E. Bolongaita, 2005) tại các nước châu Á, và đặc biệt
các nước Đông Á.
Các tổng kết về mô hình chống tham nhũng của 25 nước trong số 28
nước tham gia sáng kiến chống tham nhũng của ADB/OECD hiện đã có.
Phần này chỉ tóm tắt một số mô hình, mà theo chủ quan của tác giả, có liên
quan gần gũi với Việt Nam về những khía cạnh nhất định .

14
Hàn Quốc:
Mặc dù đã có những bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế cũng như
năng lực quản lý nhà nước, tham nhũng tại Hàn Quốc vẫn là một vấn đề nan
giải như thể hiện qua các cuộc điều tra so sánh giữa các nước có trình độ phát
triển tương tự (Xem xếp hạng của TI).
Luận giải về tình trạng tham nhũng này, các nhà nghiên cứu cho rằng
nguyên nhân chính nằm ở vai trò kiểm soát khá chăt chẽ của nhà nước gắn
liền với các tập đòan kinh tế lớn. Đặc biệt, sự can thiệp của chính phủ vào
lĩnh vực tài chính là rất lớn. Trong môi trường có điều tiết như vậy, nếu cơ
cấu pháp luật cũng như các biện pháp kỷ luật, răn đe đối với tham nhũng lại
không hiệu quả, thủ tục hành chính phức tạp, không minh bạch, sự liên kết
giữa thương gia, chính khách và viên chức hành chính, vốn là nét đẹp của
truyền thống văn hóa, rất dễ trở nên tam giá sắt che bọc cho nạn tham nhũng.
Chiến lược chống tham nhũng của Hàn quốc có thể được xem xét theo 4
yếu tố: 1- Xây dựng nền tàng cần thiết về chống tham nhũng; 2 – Cải cách
hành chính và thể chế; 3 – Thúc đẩy nhận thức công chúng; và 4 – Tăng
cường các biện pháp cụ thể đẻ phát hiện và trừng phạt tham nhũng.
Trong nhóm 1, từ năm 1993, Hàn quốc đã xây dựng cơ chế đăng ký và
công khai tài sản của quan chức chính phủ. Tiếp đó, năm 1994, các quy định
về tài khỏan ngân hàng cũng khiến cho các tài khỏan đen (giả danh), các quỹ
đen, tiền hối lộ dễ dàng bị phát hiện hơn.
Trong nhóm 2, các Luật về cải cách hành chính, luật tiết lộ thong tin, luật
quy chế hành chính đã giúp nâng cao tính hợp lý và minh bạch của các thủ tục
hành chính. Đặc biệt, việc sử dụng công nghệ thông tin cho phép công khai
tòan bộ quá trình xử lý các thủ tục hành chính từ khi tiếp nhận đến khi khâu
cuối cùng. Tổng thống cũng thiết lập Ủy ban tổng thóng về chóng tham
nhũng (PCAC). Tổ chức này đến năm 2004, theo đạo Luật chống tham nhũng
ban hành tháng 7/2004, ủy ban này chuyển thành Ủy ban chống tham nhũng
độc lập của Hàn quốc (KICAC)

15
Nhóm 3 tập trung vào việc thiết lập các quy tắc thúc đẩy sự kiểm tra của
nhân dân, tạo lập các tổ chức dân sự (Phi chính phủ) như Tổ chức minh bạch
quốc tế Hàn quốc, tổ chức liên minh công dân về công bằng kinh tế (CCẸ)
v.v. để thúc đẩy hiệu quả quản lý công tốt hơn, gây áp lực cần thiết cho việc
đâu tranh chống tham nhũng của chính phủ.
Nhóm 4 bao gồm các biện pháp, các sáng kiến cụ thể như áp dụng quản
lý bằng kỹ thuật số, khuyến thương mại điện tử, mở rộng khả năng tiếp cận
thông tin qua internet, tăng cường tính tự quản địa phương v.v.
Hông công:
Trong những năm 1960 1970, nạn tham nhũng đã tràn lan trong toàn bộ
lực lượng cảnh sát Hồng Công (Trung Quốc) lúc đó là một lục địa của Anh
Quốc. Hồng Công có lực lượng cảnh sát vào loại lớn nhất thế giới và nổi tiếng
vì các nhân viên liên quan đến các hành vi tham nhũng có hệ thống. Nổi bật
nhất là cảnh sát đã bảo kê cho các hoạt động buôn bán ma tuý, mại dâm,
đánh bạc v.v. cũng như nhận hối lộ khi giải quyết những vi phạm giao thông.
Tương tự như nhiều nước Đông Á khác, các hành vi tham nhũng không
chỉ hạn chế ở lực lượng cảnh sát và khu vực hành chính nhà nước. Đã có ý
kiến cho rằng nạn tham nhũng là một bộ phận của nền văn hoá Hồng Công
(Trung Quốc), và vì vậy, những nỗ lực xoá bỏ tệ nạn này là không khả thi.
Cho dù mức độ cải cách và sự nghiêm khắc của các hình phạt là như thế nào
đi nữa, thì nạn tham nhũng vẫn luôn luôn tái diễn.
Tuy vậy, trong năm 1971 Chính phủ đã ban hành Pháp lệnh Chống Hối
lộ, mở rộng diện vi phạm có thể bị trừng phạt và gán trách nhiệm cung cấp
bằng chứng trong các vụ án tham nhũng cho những người sở hữu những tài
sản có nguồn gốc bất minh. Họ phải chứng minh về sự trong sạch của họ
nhằm tránh bị truy tố.
Năm 1974, Chính phủ đã quyết định thành lập Uỷ ban Chống Tham
nhũng Độc lập (ICAC). Cơ quan mới này được trao quyền lực lớn và hoàn
toàn hoạt động độc lập. Họ có thể yêu cầu bất cứ người nào cung cấp tất cả

16
các thông tin, ra lệnh phong toả tải sản và bất động sản, thu giữ tất cả các giấy
thông hành để ngăn ngừa việc trốn chạy. ICAC còn có quyền thay đổi
phương thức hoạt động của các cơ quan khác nhằm giảm rủi ro tham nhũng.
Cơ quan này được tổ chức theo ba ban:
 Ban Nghiệp vụ có nhiệm vụ điều tra, bắt giữ và giúp truy tố các cá
nhân tham nhũng.
 Ban Chống Tham nhũng chuyên thực hiện việc đánh giá những
điểm quan trọng của các cơ quan, là những điểm mà có thể xảy ra
các hành vi tham nhũng.
 Ban Quan hệ Cộng đồng có hai mục tiêu hoạt động; thu thập
thông tin và sự hỗ trợ từ công chúng và thay đổi quan điểm của
công chúng về nạn tham nhũng.
Ngoài ra, ICAC đã phát triển một hệ thống kiểm soát nội bộ và các bộ
phận tư vấn ngoại tuyến nhằm cung cấp và phân tích thông tin về tham nhũng
và hành vi lạm quyền trong nội bộ tổ chức. ICAC đã đạt được những thành
tựu lớn và nhận được sự ủng hộ rộng rãi ở Hồng Công, Trung Quốc. Sau đây
là những yếu tố quan trọng dẫn tới những thành công của họ:
1-Thừa nhận vấn đề và cam kết giải quyết: Các quan chức nhà nước cao
cấp đã thừa nhận tính nghiêm trọng của vấn đề tham nhũng và khẳng định
rằng chỉ có thể được giải quyết tệ nạn này trong trung hạn hay dài hạn. Dựa
vào đó, ICAC đã xây dựng các chiến lược chống tham nhũng trên cả ba mặt
trận: điều tra, phòng chống và giáo dục.
2-Một cơ quan chống tham nhũng đáng tin cậy: Các nhân viên của ICAC
được tuyển chọn cẩn thận để đảm bảo tính chí công của tổ chức này. Họ phải
tuân thủ các quy tắc kỷ luật nghiêm khắc, là đối tượng của các cuộc kiểm tra
chống tham nhũng và nhận được mức lương thoả đáng để ngăn ngừa ý đồ
nhận hối lộ.
3 - Quan tâm tới tất cả các thông tin tố giác: ICAC khuyến khích nhân
dân tố giác về các hành vi sai trái và tạo lòng tin của công chúng bằng cách

17
điều tra tất cả các vụ việc, dù là vụ việc nhỏ.
4 - Tính bảo mật: Yếu tố này được đảm bảo bởi công tác quản lý chặt
chẽ các hệ thống thông tin của ICAC. Ngoài ra, theo quy định luật pháp, trong
bất cứ điều kiện nào, cơ quan này cũng không được tiết lộ bí mật về những
người đã cung cấp thông tin. (Xem NHTG, 2005)
In-đô-nê-xi-a:
Tham nhũng ở nước này (đặc biệt thời kỳ trước 1998) đã được đề cạp
trong nhiều báo cáo. Đã có người ước tính trong thời Suharto, khoảng 20%
ngân sách nhà nước đã bị thất thoát do tham nhũng (Jacarta Post. 1/8/1997.
Xem Bhargava, V và E. Bolongaita, 2005). Năm 1998. chính phủ hậu
Suharto đã thể hiện quyết tâm chính trị chống tham nhũng trong cuộc họp đầu
tiên của Hội đồng tư vấn nhân dân (MPR), và sau đó là sắc lệnh sô 11/1998,
và vịec ban hành luật số 28/1999 (điều chỉnh tài sản các quan chức chính
phủ), và luật số 31/1999 thay thế cho luạt số 3/1971 với tư cách là luật điều
chỉnh chính cho các vấn đề về tham nhũng nói chung. Luật này nghiêm minh
hơn và có một điểm mới quan trọng là chuyển trách nhiệm chứng minh từ Ủy
viên công tố sang bị đơn (tức quan chức phải chứng minh mình trong sạch).
Các tổ chức chống tham nhũng như Liên minh chống tham nhũng, Tổ chức
giám sát tham nhũng, Xã hội minh bạch In-đô-nê-xia, và một loạt các tổ chức
giám sát địa phương ra đời.
Chiến lược mà chính quyền mới đang xây dựng để giải quyết những vấn
đề này là:
 Cung cấp các báo cáo kiểm toán và “kiểm soát khác cho cơ quan
lập pháp và công chúng;
 Phát triển hệ thống bảo vệ người tố giác tham nhũng và tóm tắt
pháp luật hành chính, các quy chế và các quy tắc hành vi thành
một những hướng dẫn đơn giản để cung cấp cho tất cả các nhân
viên;
 Tăng cường công tác đánh giá của các toà án hành chính về việc

18
tuân thủ pháp luật;
 Bảo mật những dữ liệu cơ bản và thực hiện “quyền tự do thông tin
và tự do tiếp cận văn bản pháp luật;
 Cung cấp cho những người đứng đầu cơ quan những hướng dẫn rõ
ràng và khả thi về công việc và hoạt động của họ;
 Xây dựng một chiến lược đào tạo dài hạn hỗ trợ việc cải thiện hoạt
động của hệ thống hành chính nói chung.
Các hành động dài hạn gồm:
Gắn kết quả hoạt động với phần thưởng thông qua việc xây dựng các chế
độ trả lương theo hoạt động ở mức khiêm tốn và khuyến khích sự công nhận
của công chúng đối với các cá nhân và tổ chức hoạt động tốt và bắt đầu
ápdụng “cơ chế hợp đồng chính thức giữa các cán bộ quản lý cao cấp với các
bộ trưởng và giữa các tổ chức cấp vốn với các cơ quan nhà nước.
Khuyến khích tính linh hoạt trong công vụ và giữa các khu vực nhà nước
với khu vực tư nhân, đảm bảo việc trao đổi nhân lực và ý tưởng;
Cho phép các cán bộ quản lý được linh hoạt hơn trong việc điều chuyển
tiền giữa các dòng ngân sách hoặc thêm các chức vụ để giám sát tốt hơn quá
trình hoạt động;
Thống nhất ngân sách và cải cách các phương thức quản lý viện trợ; áp
dụng GFS, hệ thống danh mục ngân sách thường xuyên và ngân sách đầu tư
Mặc dù đã được các kết quả nhất định, nhưng tình hình tham nhũng ở
nước này vẫn còn là hiện tượng khá phổ biến. Giả thích cho điều đó, một số
các nhà nghiên cứu cho rằng các lãnh đạo chính trị vẫn chưa thực sự cam kết
mạnh mẽ, chưa có các phân bổ nguồn lực cần thiết cho các cơ quan giám sát,
và cũng chưa tận dụng được sức mạnh của các tổ chức xã hooij trong khi sự
thống đồng và hệ thống gia đình trị vẫn còn tồn tại và ăn sâu trong xã hội,
không thể thay đổi trong thời gian ngắn. (Bhargava, V và E. Bolongaita,
2005)

19
Thái lan:
Mức độ tham nhũng tại Thái lan là rất cao theo các kết quả nghiên cứu.
Điểm đặc biệt của Thái lan là mặc dù đội ngũ công chức được coi là rất thành
thạo và mẫn cán, nhưng họ lại không có đạo đức của công chức: chỉ chú trọng
lợi ích của cá nhân mà không quan tâm nhiều đến công ích. Bản thân nền
văn hóa Thái vốn rất coi trọng các người giầu, bất kể nguồn gốc tài sản của
họ. Và như vậy, vô hình chung, việc tham nhũng để trở nên giàu có là con
đương tắt để được coi trọng trong xã hội. Cuộc khảo sát công chức Thái lan
cho thấy hối lộ được người dân coi là bình thường, là tập quán. 43% các công
chức thừa nhận là mình đã hối lộ để có chức vị hiện tại (chạy chức, chạy
quyền). Nguyên nhân chính của tham nhũng tại Thái lan được cho là vì nền
chính trị, và đặc biệt là các cuộc bầu cử, dựa trên cơ sở tiền bạc: doanh nhân
“mua’ cơ hội kinh doanh và các điều kiện ưu đãi từ các quan chức chính phủ.
Các nhà chính trị bỏ tiền mua phiếu, và thu lại từ việc bổ nhiệm các công
chức dưới quyền v.v. (Bhargava, V và E. Bolongaita, 2005).
Chiến lược chống tham nhũng tại Thái lan có các điểm chính sau:
- Tăng cường các thiết chế độc lập có trách nhiệm
- Ủng hộ sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong hoạt động
chống tham nhũng
- Mở rộng tự do báo chí, tuyên truyền thông tin, nâng cao nhận thức về
chống tham nhũng
- Cải cách kinh tế và hành chính giảm cơ hội tham nhũng.
Tuy vậy, kết quả chống tham nhũng của Thái lan vẫn là câu hỏi, nhất là
dưới ánh sáng của các sự kiện trong năm vừa qua, khi có cuộc đảo chính của
giới quân sự với lý do là chính thủ tướng đã có tham nhũng, và chính đảng
của ông cũng có các gian lận trong bầu cử.

4. Một số nhận xét k ết luận


Bài này không có tham vọng đi sâu vào các biện pháp cụ thể như đã

20
được tổng kết công phu tại cuốn sổ tay “Chống tham nhũng ở Việt Nam”
(NHTG, 2005) với các phân tích cụ thể về chiến lược, kế hoạch và 20 công cụ
(biện pháp cụ thể) chống tham nhũng. Thay vào đó, bài này tập trung vào
phân tích từ góc độ sử dụng quyền lực công trong hiện tượng tham nhũng
cũng như các phương thức, mô hình chính đã được thử nghiệm tại các nước.
Các dấu hiệu tham nhũng như được phân tích cũng đồng thời là các gợi
ý về các nguyên nhân gây ra tham nhũng, liên quan đến 3 nguyên tắc để đấu
tranh chống tham nhũng mà báo chí thường hay tổng kết ngắn gọn là “không
muốn – không thể - không dám” tham nhũng. Và cũng đã có rất nhiều tài liệu
phân tích cụ thể và rất thỏa đáng về tham nhũng và phòng chống tham nhũng.
Bài này không đi sâu vào các chi tiết cụ thể này mà chỉ nhấn mạnh vài điểm
chính là:
i - Phải nhìn nhận tham nhũng từ các tính chất nội tại của quan hệ quyền
lực công (tính liên tục và gián đọan, tính trực tiếp và gián tiếp), và từ đó, thấy
rõ sự gắn kết hết sức mật thiết với tòan bộ thiét kế hệ thống chính trị. Các nỗ
lực chống tham nhũng se thất bại nếu không nhìn nhận một cách tông thể như
vậy. Đây là điều thường được nói tới như “tắm từ cổ”.
ii - Phải nhìn nhận tầm quan trọng tương đối của từng nhóm yếu tố: ví
dụ như nhóm yếu tố về hệ thống ủy quyền là quan trọng nhất vì nó sẽ trực tiếp
gắn với quyết tâm chính trị. Nếu không có điều này, thì các biện pháp khác sẽ
thất bại. Nói cách khác, các dấu hiệu về khả năng tham nhũng quan trọng nhất
đôi khi lại khó quan sát nhất vì nó nằm trong tầng sâu của hệ thống ủy quyền.
Rông hơn đó cũng là khía cạnh chính trị và khía cạnh kỹ thuật: các sáng kiến,
giải pháp cụ thể (có tính kỹ thuật) sẽ vô nghĩa hoặc không có tác dụng lâu dài
nếu không giải quyết dược các vấn đề về khía cạnh chính trị . Rất dễ sa vào
các giải pháp kỹ thuật khi bàn về chống tham nhũng mà bỏ qua các yếu tố
then chốt về mặt chính trị như: ví dụ như các nghiên cứu đã cho thấy nếu ủy
ban chống tham nhũng mà không độc lập, hay lực lượng cảnh sát không trong
sách thì các giải pháp kỹ thuật cũng không có hiệu quả.

21
iii- Các mô hình chống tham nhũng trên thế giới đều cho thấy có mấy
mẫu số chung sau:
1) Sự cam kết chính trị: tầng lớp lãnh đạo ở cáp cao nhất phải có quyết
tâm chính trị và thể hiện quyết tâm chính trị đó qua sự làm gương của mình,
sự ủng hộ đối với các hành động thực tế, cũng như thái độ trong các vụ án
tham nhũng lớn, trọng điểm được dư luận chú ý.
2) Có khuôn khổ pháp lý khoa học, rõ ràng để răn đe, phòng ngừa cũng
như trừng phạt thích đáng. Cần lưu ý do tính chất của tham nhũng là từ người
được ủy quyền (có quyền) nên khuôn khổ pháp lý rõ ràng minh bạch như vậy
còn là điều kiện tiên quyết để người dân, và những người không nắm giữ
quyền lực (không được ủy quyền) nói chung, có được sự bảo vệ cá nhân
chính đáng khi tham gia chống tham nhũng.
3) Có cơ quan độc lập, đủ thẩm quyền và nguồn lực để tiến hành các
hoạt động chống tham nhũng.
4) Áp dụng sáng tạo tùy thuộc vào môi trường lịch sử văn hóa các biện
pháp cụ thể để chống tham nhũng.
Đây có thể coi là các yêu cầu có tính nguyên tắc chung cho chiến lược
chống tham nhũng.
Các biện pháp cụ thể chống tham nhũng ở các mô hình các nước khác
nhau tuy có các khác biệt nhưng cần tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp với
năng lực quản lý và môi trường quản lý. Hiện nay, các biện pháp này đã
được các nước khu Châu Á – Thái Bình Dương thống nhất trong kế hoạch
hành động theo 3 nhóm biện pháp chính (trong 3 khu vực: Nhà nước, doanh
nghiệp và cộng đồng) như sau:
Nhóm 1 – Các biện pháp phát triển hệ thống dịch vụ công hiệu quả và
minh bạch , trong đó nhấn mạnh vào hệ thống tuyển dụng, hệ thống đảm bảo
tính mở, tính minh bạch và tính khả quy trách nhiệm.
Nhóm 2 – Các biện pháp chống hối lộ và đẩy mạnh liêm chính trong
kinh doanh,

22
Nhóm 3 – Hỗ trợ sự tham gia tích cực của công chúng : trong nhóm này,
các biện pháp về thông tin, hỗ trợ, và tạo điều kiện cho sự giám sát của xã hội
được nhấn mạnh.
Đây là khuôn khổ ban đầu tốt và phù hợp với các kết quả nghiên cứu về
kinh nghiệm chống tham nhũng ở nhiều nước trên thế giới. Khuôn khổ này
thể hiện tính tòan diện trong việc nhìn nhận và thúc đẩy đồng bộ nỗ lực chống
tham nhũng của cả 3 khu vực nhà nước, doanh nghiệp và xã hội dân sự.
Trong các nhóm biện pháp như vậy, rõ ràng, nhóm biện pháp thứ nhất
giữ vai trò nền tảng, thậm chí là điều kiện tiên quyết (đặc biệt trong ngắn
hạn), vì nó liên quan đến quyết tâm chính trị và cách thức thực thi quyền lực
được ủy nhiệm. Trong khi đó, các biện pháp thụôc nhóm 3 chính là các biện
pháp dài hạn vì liên quan đến nhận thức và tính tích cực chính trị của người
dân. Sự đồng bộ là cần thiết trong các giải pháp chống tham nhũng, nhưng
mặt khác, và đây chính là điều bài này muốn nói, cần có sự ưu tiên và đặt
trọng tâm trong các giải pháp thực tế. Sự ưu tiên và đặt trọng tâm đó ở nước
ta chính là nhóm thứ nhất, đặc biệt là công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, như
đã chỉ ra trong các văn kiện chính thức

5. Tài liệu trích dẫn


1.Arvis, J. và R. E. Berenbeim, 2004. Chống tham nhũng ở Đông Á, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Aryeetey E., và nhiều tác giả (đồng chủ biên), 2003. Asia and Africa
in the global economy, The United Nations University, New York.
3.Bhargava, V và E. Bolongaita, 2005. Đương dầu với tham nhũng ở
châu Á, Nxb tư pháp, Hà Nội.
4.Các nhà tài trợ Việt Nam, 2004. Quản lý và Điều hành Báo cáo phát
triển Việt nam 2005. Báo cáo cho Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ
Việt Nam 1-2/12/2004.
5.Gill, I. và Kharax H., 2007. Đông Á phục hưng – Ý tưởng phát triển

23
kinh tế, Nxb Văn hóa thông tin, Hà nội.
6.Ngân hàng Thế giới, 2002, Quản trị và Phát triển. Báo cáo phát triển
Thế giới 2002.
7.--------, 2005. Chống tham nhũng ở Việt Nam.
8.Rauch, James E., and Peter B. Evans, 1997, “Bureaucratic Structure
and Bureaucratic Performance in Less Developed Countries” UC at
Berkley (Trích theo Tanzi, 1998).
9.Stapenhurst R. và S.J. Kpundeh, Kiềm chế tham nhũng: hướng tới một
mô hình xây dựng sự trong sạch quốc gia, Nxb CTQG, Hà Nội 2002.
10.Tanzi, V. 1998. “Corruption Around the World: Causes,
Consequences, Scope, and Cures”, IMF Staff Papers, Vol. 45, No. 4
(December 1998).
11. Yoshiharu Tsuboi, 2005. Corruption in Vietnam,Waseda University.
12.Kế hoạch hành động chống tham nhũng, OECD/ADB, 2000.
http://www.oecd.org/dataoecd/38/24/35021642.pdf.

24

You might also like