You are on page 1of 2

Ngọc Quang - LTĐH 2009

Mã đề 175 .
Câu 35: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4
0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản
phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn
nhất. Giá trị tối thiểu của V là
A. 360. B. 240. C. 400. D. 120.

H2SO4 → 2H+ + SO42-

0,2 0,4

NaNO3 → Na+ + NO3-

0,08 0,08

n Fe= 1,12/56 = 0,02 mol , n Cu = 0,03

Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O

Ban đầu 0,02 0,4 0,08 → Tính theo Fe

0,02 0,08 0,02 0,02

Dư 0 0,32 0,06 0,02

→ Fe hết : Vậy sau phản ứng có : Fe3+ : 0,02 mol ; H+ dư : 0,32 mol ; NO3- dư : 0,06 mol

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

Ban đầu 0,03 0,32 0,06 → Tính theo Cu

0,03 0,08 0,02 0,03

→ Dư 0 0,24 0,04 0,03

Vậy dung dịch sau phản ứng gồm các ion sau : Fe3+ : 0,02 mol ; Cu2+ : 0,03 mol ; H+ dư : 0,24 mol; NO3- dư :
0,04 mol ; SO42- : 0,2 mol , Na+ : 0,08 mol

H+ + NaOH → H2O + Na+

0,24 0,24

Fe3+ + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3Na+

0,02 0,06

Cu2+ + 2NaOH → Cu(OH)2 + 2Na+

0,03 0,06

→ Để kết tủa lớn nhất thì phải xảy ra đầy đủ cả 3 phản ứng → tổng số mol NaOH cần dùng là

0,24 + 0,06 + 0,06 = 0,36 mol

→ V NaOH = 0,36/1 = 0,36 lít = 360 ml

→ Chọn đáp án A .
Ngọc Quang - LTĐH 2009

Câu 51: Nung nóng m gam PbS ngoài không khí sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn (có chứa một
oxit) nặng 0,95m gam. Phần trăm khối lượng PbS đã bị đốt cháy là
A. 95,00%. B. 25,31%. C. 74,69%. D. 64,68%.

Gọi số mol SO2 tạo thành sau phản ứng là x mol

Phản ứng nung PbS trong không khí :

PbS + 3/2 O2 → PbO + SO2

PbS dư

Mol x 3/2 x x

Khối lượng m 48x 0,95m 64x

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng : m + 48x = 0,95m + 64x → x = 3,125.10-3 m

→ Khối lượng của PbS phản ứng là : 3,125.10-3 m.239 = 0,769m → % PbS phản ứng : 74,9%

→ Chọn C

Câu 53: Một bình phản ứng có dung tích không đổi, chứa hỗn hợp khí N 2 và H2 với nồng độ tương ứng là
0,3M và 0,7M. Sau khi phản ứng tổng hợp NH3 đạt trạng thái cân bằng ở toC, H2 chiếm 50% thể tích hỗn
hợp thu được. Hằng số cân bằng KC ở toC của phản ứng có giá trị là
A. 2,500. B. 3,125. C. 0,609. D. 0,500.

Số mol tỉ lệ thuận với nồng độ nên tỉ lệ về nồng độ = tỉ lệ về số mol. Gọi N2 phản ứng là x M

N2 + 3H2 <=> 2NH3

Ban đầu 0,3 0,7

Phản ứng x 3x 2x

Kết thúc 0,3-x 0,7-3x 2x

→ Tổng khí : 0,3 – x + 0,7 – 3x + 2x = 1 – 2x

% H2 = (0,7-3x).100/(1-2x) = 50% → x = 0,1

Thay x = 0,1 → N2 dư : 0,2M ; H2 dư : 0,4 M ; NH3 : 0,2M

→ Hằng số cân bằng : Kc = [NH3]2/{[N2].[H2]3} = 0,22/0,2.0,43 = 3,125

→ Chọn B

You might also like