You are on page 1of 11

Download

Download miễn phí


phông chữ thư pháp
Nguồn : http://www.hunglandesign.com/?page_id=7

Kính thưa quý vị và các bạn!


Một phông chữ tuy nhỏ bé, nhưng khi đưa luật ra mà nói thì lại có khá
nhiều điều rối rắm và cần phải bàn thảo, nào là về bản quyền
(Copyright), nào là về tên thương hiệu (Trade Mark), những điều chúng ta
tưởng đơn giản khi thiết kế phông chữ, thì nay lại đụng đến vấn đề khá
nhạy cảm là bản quyền mã tiếng Việt, thương hiệu và bản quyền thiết kế
nghệ thuật của tác giả. Song cũng nhờ đó mà chúng tôi lại biết thêm được một vài điều
hay về quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu thương hiệu v.v… và v.v…
Mặc dù chúng tôi không muốn làm điều này, nhưng thể theo yêu cầu của các đối tác,
cũng như để tạo một nền nếp mới về việc thực thi bản quyền tác giả cho quen dần với
Luật bản quyền và sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới mà Việt Nam chúng ta đang dần dần
hội nhập, kể từ nay, những phông chữ do HungLan Design thiết kế sẽ có tên mở đầu
bằng HL thay cho VNI để giữ bản quyền cho VNI cũng như cho chính chúng tôi. Đồng thời
các phông chữ HL này sẽ dùng Mã Tiếng Việt Bách Khoa HCM2 (BK.HCM2) thay
vì Mã VNI for Windows như trước đây.
Tất cả các phông chữ miễn phí được download trên site này từ trước đến nay chỉ sử
dụng cho mục đích cá nhân như thư từ, bảng hiệu, làm thiệp tặng nhau… Riêng việc
dùng phông chữ để làm quảng cáo trên báo chí, ấn phẩm xuất bản, truyền hình, băng đĩa
mà không thông qua tác giả là vi phạm đến bản quyền của chúng tôi cũng như của Công
ty VNI.
Một số phông chữ trước đây có trên site này hiện nay không còn download được nữa vì
chúng tôi đã chuyển nhượng bản quyền cho VNI. Riêng những phông chữ nào không
chuyển bản quyền thì quý vị và các bạn vẫn download miễn phí như trước, nhưng chỉ sử
dụng cho mục đích cá nhân như đã nêu trên mà thôi.
Xin trân trọng thông báo và mong rằng quý vị sẽ đồng tình cùng chúng tôi. Chân
thành cám ơn quý vị và các bạn!

Download phông chữ miễn phí

Chú ý: dùng Mã Tiếng Việt Bách Khoa HCM2 (BK.HCM2)

1
1- Các phông chữ Thư pháp (210 KB) - Download

2- Các phông chữ Brush (265 KB) - Download

3- Các phông chữ Nghệ thuật (170 KB) - Download

2
4- Các phông chữ Truyện tranh (72 KB) - Download

5- Các phông chữ fantasy (106 KB) - Download

Ngoài ra, để giản tiện hơn cho những người chưa quen với việc cài đặt phông chữ, quý
vị có thể click vào đây để tải về một file caidathlfonts.exe duy nhất có dung lượng
864 KB. Khi chạy file này, thì tất cả 24 phông chữ của HungLan Design nói trên sẽ tự
động cài đặt vào thư mục mặc định C:\Windows\Fonts của máy tính mà không cần phải
vào Control Panel - Fonts - Install như thường lệ.

Cách install phông chữ thư pháp

Như chúng ta cũng đã biết, muốn sử dụng


phông chữ mới thì người dùng cần phải install
(cài đặt) phông chữ ấy vào thư mục Windows của
hệ điều hành. Install phông chữ thư pháp cũng
giống như cài đặt các phông chữ khác thôi. Sau
khi download các phông chữ thư pháp của
chúng tôi về, đó là những file ZIP, bạn click nút
phải chuột vào file ấy, chọn Extract to… để
giải nén (unzip) thành ra các file TTF (True Type
Font) nằm trong thư mục mang tên phông chữ
đó. Các file TTF có biểu tượng 2 chữ T màu xanh
lồng lên nhau. Đây là các file phông chữ cần
dùng, bạn doube-click vào file TTF ấy sẽ thấy
hình dáng mỗi mẫu tự trong phông chữ và các thông tin về tác giả thiết kế ra phông chữ
đó. Bạn thao tác như trên cho tất cả các phông chữ vừa download thành ra các file TTF,
sau đó gom chung các file TTF ấy vào một thư mục nào đó cho tiện.
3
Có nhiều cách install các phông chữ vào máy, sau đây là cách tiện nhất: Bạn mở nút
Start - Settings - Control Panel - Fonts, bạn sẽ thấy các phông chữ có trong máy tính
của bạn. Mở menu File - Install New Font…, hộp thoại Add Fonts sẽ xuất hiện như
hình bên. Bạn click vào mũi tên chỉ xuống trong khung Drives và tìm đến thư mục chứa
các phông thư pháp của bạn và click vào thư mục đó, các phông chữ sẽ xuất hiện ở
khung phía trên, bạn nhấn Select All để chọn tất cả, nhấn OK để cài đặt các phông chữ
ấy vào máy. Sau đó bạn vào Winword hoặc Corel hay Photoshop, mở Listfont ra, bạn sẽ
thấy các phông chữ ấy có trong danh sách. Bạn sử dụng chúng bình thường như các
phông chữ Việt khác.
Hiển thị phông chữ Thư pháp trên máy tính
Có một vài người viết thư hỏi chúng tôi, vì sao download phông chữ thư pháp của
chúng tôi về rồi đưa vào trang web của mình trông rất đẹp và ưng ý, nhưng khi đưa lên
net thì người khác không đọc được các chữ thư pháp ấy, còn máy tính của mình vẫn đọc
được. Tôi xin giải thích điều này rất đơn giản như sau: Một trang web hoặc một văn bản
muốn hiển thị đúng phông chữ mình dùng thì trong máy tính ấy phải có phông chữ đó,
còn nếu không có thì máy tính sẽ tự thay thế bằng phông chữ Times New Roman hay
bằng các font Unicode khác chẳng hạn. Do vậy mà người dùng khác không thể đọc được
các phông chữ thư pháp của mình là đúng rồi, vì máy tính của họ đâu có phông chữ Thư
pháp ấy.
Lâu nay chúng ta thường thấy trên web dùng các font Unicode UTF-8 như Times new
Roman, Arial hay Verdana chẳng hạn, ai cũng đọc được vì hầu như tất cả máy tính trên
thế giới đều có phông chữ này, điều này làm nhiều người lầm tưởng sao chúng tôi không
thiết kế phông chữ thư pháp theo mã Unicode để ai cũng đọc được. Có phải như thế đâu!
Cho dù chúng tôi có thiết kế font thư pháp theo mã Unicode đi nữa thì người khác cũng
không đọc được, muốn đọc được thì máy tính của họ bắt buộc phải có font thư pháp ấy.
Từ nguyên tắc rất đơn giản này, chúng ta có 2 cách để người khác có thể xem được
phông chữ thư pháp mà máy tính của họ không cần phải có font thư pháp, cách thứ nhất
là bạn dùng Photoshop hoặc Paintbrush chẳng hạn, viết chữ thư pháp rồi tạo thành 1
file hình ảnh, sau đó đưa lên web thì ai cũng đọc được, vì đó là hình ảnh mà! cách thứ hai
là bạn chuyển định dạng văn bản có chứa font thư pháp thành 1 file PDF, dạng này hiện
rất thông dụng khi trao đổi tài liệu trên web, các font thư pháp của chúng tôi có cho phép
nhúng (embed) được vào file PDF, người dùng khi xem file dạng PDF này không cần có
phông chữ thư pháp mà vẫn hiển thị đúng. Để tạo file PDF, bạn có thể dùng chương trình
Acrobat hoặc OpenOffice rồi convert sang dễ dàng.
Do đó bạn nên cẩn thận khi thiết kế trang web cho mình, đừng nên dùng những phông
chữ mới lạ mà người khác sẽ không đọc được. Chúng tôi tin rằng quý vị và các bạn sẽ
nắm vững nguyên tắc cơ bản này để khỏi thắc mắc vì sao mà máy tính khác không hiển
thị đúng phông chữ như mình muốn.

Sử dụng các loại Mã Tiếng Việt

Mã Tiếng Việt là cách bố trí các dấu tiếng Việt theo các ký tự để khi người dùng sử
dụng một kiểu gõ nào đó, thí dụ như TELEX hoặc VNI hoặc VIQR chẳng hạn, thì các chữ
sẽ hiển thị đúng Tiếng Việt chuẩn xác cho chữ hoa cũng như chữ thường. Do đó mà nó
còn được gọi là Mã cho Phông chữ Việt. Vì vậy mà mỗi loại phông chữ thường dùng kèm
với mỗi Mã (Code) khác nhau. Trước khi mã Unicode được công nhận chính thức, Việt
Nam ta dùng nhiều loại phông chữ và Mã tiếng Việt khác nhau, do vậy mà ta cần phải

4
phân biệt rõ Mã nào đi đôi với phông chữ nào thì khi gõ mới thành Tiếng Việt được. Thông
thường thì ta có các loại mã dưới đây:

• Mã VNI for Windows: dùng cho các phông chữ bắt đầu bằng (VNI-)
• Mã TCVN3: dùng cho các phông chữ bắt đầu bằng (.Vn)
• Mã Bách Khoa HCM2: dùng cho các phông chữ bắt đầu bằng (Vn). Các phông
chữ của chúng tôi vừa cập nhật có tên bắt đầu bằng (HL) cũng dùng bảng mã này.
• Mã Vietware_X: dùng cho các phông chữ bắt đầu bằng (VN)
• Mã UNICODE: dùng cho các phông chữ chính của Microsoft như Arial, Tahoma,
Courier, Verdana, Garamond, Times new roman. Các máy tính sử dụng hệ điều
hành Win98SE trở lên đều đã được cài sẵn các phông chữ này.

Ngày nay, trên Internet, người ta có khuynh hướng dùng Mã và phông chữ Unicode, vì
nó thuận lợi là thông dụng khắp thế giới, dù ở quốc gia nào đi nữa, nếu máy tính dùng
Win98SE trở lên thì có thể đọc và gõ được tiếng Việt, hoặc nếu máy tính chỉ sử dụng
Win97, nhưng có dùng kèm Office 2000 thì vẫn đọc và gõ tiếng Việt bằng Unicode được.
Tuy nhiên, Unicode có một trở ngại là phông chữ không được phong phú như những
mã tiếng Việt khác, đồng thời một số phần mềm đồ họa cũng chưa hỗ trợ Unicode Tiếng
Việt nên người dùng vẫn có thói quen sử dụng các mã khác, vì nó có nhiều phông chữ
nghệ thuật hơn, sử dụng được nhiều kiểu chữ hơn. Chúng tôi cũng nghiêng về khuynh
hướng này nên thiết kế theo mã BKHCM2, do vậy nên khi download các phông chữ của
chúng tôi về, khi sử dụng cần chọn đúng mã BKHCM2 mới hiển thị chính xác Tiếng Việt,
còn kiểu gõ thì tùy ý, VNI hay TELEX đều được cả.

Sử dụng phông chữ HL Thuphap 1BK cách đặc biệt

5
Để sử dụng phông chữ HL Thư pháp cũng như các
phông chữ HL khác có trên web site này, xin quý
vị và các bạn lưu ý cho các điều này: Sau khi
download về, dùng Winzip để giải nén và Add font
vào thư mục Windows, lúc này trên list font đã xuất
hiện tên phông chữ đó. Muốn gõ tiếng Việt, dù cho
dùng Vietkey hoặc Unikey thì cũng xin hãy lưu ý
là phải chọn mã Bách Khoa HCM2 như hình bên
cạnh, còn kiểu gõ thì dùng Telex hoặc VNI tùy theo
ý mỗi người.
Đây là phông chữ mới cập nhật, dùng mã
tiếng Việt Bách Khoa HCM2 để không đụng đến
bản quyền của VNI. Nhìn qua hình bên, quý vị và các
bạn cũng nhận thấy phông chữ Thư pháp này có
nhiều biến tấu đậm lợt và nhấn nét như viết
bằng cọ vậy, đây là công trình mà chúng tôi rất
tâm đắc và ưng ý. Phông chữ này có độ phân giải rất
cao nên kích
thước lên
đến hơn 100 KB, chúng tôi đã bỏ ra rất nhiều giờ
để thiết kế và hỏi ý kiến những nhà thư pháp, để
tìm ra sự hài hòa giữa nét bay bướm của bút lông
và sự khô cứng của máy tính, kết hợp thành
phông chữ thư pháp này.
Xin lưu ý là riêng phông chữ HL Thưpháp 1BK
này có 4 ký tự có 2 cách viết, đó là chữ h, chữ
n, chữ t và chữ g, thí dụ như chữ h nằm ở giữa từ
khác với chữ h nằm ở cuối từ, chữ n, t và chữ g cũng thế, tùy theo bạn lựa chọn cách
viết cho phù hợp, ngoài cách gõ thông thường trên mỗi phím, các ký tự bổ sung này được
bố trí thêm như sau:
- Chữ h kiểu nằm cuối: phím dấu huyền (`)
- Chữ n kiểu nằm giữa: phím dấu ngã (~)
- Chữ t kiểu nằm cuối: phím dấu thăng (#)
- Chữ g kiểu nằm giữa: phím dấu hoa thị (*)
Sau khi bạn gõ tiếng Việt bình thường xong, nếu muốn, bạn sẽ chọn và thay đổi ký tự ấy
lại theo ý mình, còn ngầm định là chữ n cuối từ, chữ h giữa từ, chữ t đầu từ và chữ g cuối
từ, vì các hình thức này thường gặp nhất. Đây là một phông chữ True Type nên cách add
fonts vào Windows cũng tương tự như các phông chữ khác. Ngoài ra, nếu quý vị đang sử
dụng hệ điều hành Windows Server 2003 thì một số phông chữ trên site này có thể
không install vào máy được, chúng tôi đang tìm phần mềm để nâng cấp. Phông chữ này
được đặt tên là HL thuphap 1BK để quý vị luôn nhớ đến HungLan Design và tất nhiên,
cũng được download miễn phí.
Dưới đây là các thao tác cho kiểu gõ đặc biệt dùng cho phông chữ HL Thưpháp 1BK
này:

6
Dùng chuột Gõ dấu hoa thị
Trước hết, bạn
hoặc bàn phím * để thay đổi
gõ chữ như
chọn chữ g chữ g theo
bình thường.
giữa kiểu nằm giữa
Dùng chuột Gõ dấu thăng
Trước hết, bạn
hoặc bàn phím # để thay đổi
gõ chữ như
chọn chữ t chữ t theo kiểu
bình thường.
cuối nằm cuối
Gõ phím dấu
Dùng chuột
Trước hết, bạn huyền ` để
hoặc bàn phím
gõ chữ như thay đổi chữ h
chọn chữ h
bình thường. theo kiểu nằm
cuối
cuối
Trước hết, bạn
gõ chữ như Dùng chuột Gõ phím dấu
bình thường. hoặc bàn phím ngã ~ để thay
Thí dụ bên là chọn chữ n đổi chữ n theo
đã đổi chữ h giữa kiểu nằm giữa
cuối

*Xin lưu ý: Phím dấu huyền và dấu ngã nói trên chính là phím nằm dưới phím Escape. 4
cách gõ đặc biệt này chỉ áp dụng cho riêng phông chữ HL Thưpháp 1BK mà thôi, các
phông chữ thư pháp khác không có tác dụng.

Quy định về bản quyền

Ngoài việc dùng phông chữ cho mục đích thương mại như in ấn, quảng cáo chẳng hạn,
thì cần phải có Bản quyền sử dụng, còn nếu không thì khi download về, bạn có thể:
-Phân phối, trao đổi với bạn bè theo ý muốn.
-Dùng trang trí cho thiệp, văn bản, bích chương, biểu mẫu của cá nhân hoặc
của công ty, cơ quan.
-Dùng trang trí cho web site, phần mềm vi tính.
-Dùng để làm bìa sách, bảng hiệu, bảng quảng cáo, chương trình hội nghị.
Để giữ bản quyền tác giả, bạn không được dùng các phông chữ này để:
-Chép vào đĩa CD đem bán ngoài thị trường.
-Chế bản in thành ruột các trang sách xuất bản nếu chưa được sự đồng ý của
tác giả.
-Làm logo cho Công ty hoặc doanh nghiệp.
-Đổi tên và kinh doanh phông chữ dưới mọi hình thức.

Các thỏa thuận về bản quyền phông chữ

Chủ trương của HUNGLAN DESIGN là miễn phí, nhưng thể theo yêu cầu của một số
người sử dụng khi làm việc cho các Công ty Quảng cáo trong nước cũng như nước ngoài,
muốn hợp thức hóa quyền sử dụng phông chữ do chúng tôi thiết kế cho mục đích thương
mại, như in ấn brochure quảng cáo, chế bản in sách, quảng cáo trên sách báo, nói chung
là thiết kế quảng cáo có nhận phí, thì quý vị cần phải trả một khoản tiền cho HungLan
7
Design để nhận Giấy Bản quyền sử dụng phông chữ. Giấy Bản quyền này được dùng cho
tất cả các phông chữ của chúng tôi hiện có và cả trong tương lai. Mức giá được quy định
như sau:

• Cấp cho cá nhân người thiết kế: 100.000 VND/người


• Cấp cho Công ty hay Xí nghiệp: 500.000 VND/đơn vị

Quý vị có thể thanh toán bằng tiền mặt gởi qua đường Bưu điện hoặc chuyển khoản
vào Ngân hàng theo địa chỉ chúng tôi ghi rõ trên Trang chủ. Sau khi nhận được tiền hoặc
bản photo Giấy chuyển tiền, chúng tôi sẽ gởi Giấy Bản quyền sử dụng phông chữ đến địa
chỉ E-mail của quý vị. Xin chân thành cám ơn.

We intended to let the HUNGLAN DESIGN fonts to be free. But in some cases, some
users want to use these fonts for commercial in Advertising companies.
They want to regularize the right to use the fonts created by us for commercial
purposes such as: Brochure, book publishing, Advertisement, etc… in general for fee
advertisement. So that you have to pay a fee for HUNGLAN DESIGN to get the Copyright
to using fonts. This Copyright allows to use all fonts of us in present and future.
The prices are fixed as follow:
- For personal users: 100.000 VND/person (10USD/person in other countries)
- For Company: 500.000 VND/person (50USD/company in other countries)
You can have payment by cash through mail, by Western Union or by transfering
through Bank (in the home page or in below). After receiving your payment (MTCN code
of Western Union) or copy of money tranfer slip, we will send the Copyright using fonts to

8
your emails.
If you have any questions, please send by email to us.

HungLan Design

Chủ nhiệm, February 28, 2008 11:17 pm

1. Thanh Tran — March 1, 2008 @ 2:41 pm

Cám ơn Hùng Lân Design. Trang này rất phong phú. Very good!

2. yukichan — March 2, 2008 @ 3:15 pm

cháu rất cám ơn chú, vì các mẫu mã chữ chú thiết kế ra luôn rất có ích cho sự đóng
góp nhỏ bé của chúng cháu vào sự nghiệp truyện tranh VN.

Chú đã giúp chúng cháu rất nhiều.

3. Dao Duy Quang — March 7, 2008 @ 9:43 pm

chau rat muon xem truyen Dung si Hesman,nhung bay gio rat kho tim,chau phai
lam sao ha chu Hung Lan?

4. admin — March 8, 2008 @ 5:41 am

Cách đây 4 năm, NXB Mỹ Thuật Hà Nội có tái bản lại 2 tập nhập một và dùng vi
tính bổ sung thêm cho phần tranh, nhưng nay không biết còn nơi nào lưu giữ
không? Ngay chính chú là tác giả mà lưu cũng không được đầy đủ, vì người này
người kia mượn thành ra cũng bị thất lạc.

5. mylinh — March 8, 2008 @ 4:41 pm

toi dang thu nghiem form mail, nhung chua chay dc, mong giup do

6. Chủ nhiệm — March 8, 2008 @ 7:00 pm

Bạn xem có làm giống như hướng dẫn không? server của bạn có hỗ trợ PHP hay
không? Tôi vừa thử lại và thấy vẫn chạy rất tốt. Bạn có thể click vào link dưới đây
để chạy thử:
http://www.hunglandesign.com/goithufm/goithu.php
Xin kính báo,
Mọi góp ý nhận xét, xin hãy ghi bằng tiếng Việt. Tôi đã nhúng sẵn bộ gõ tiếng Việt
ngay trên trang này rồi mà!

7. ng minh hai — March 11, 2008 @ 5:37 pm

9
Chú có thể viết dùm cháu tên minh hai có gắn ảnh được ko ?
Nếu được xin cảm ơn chú nhiều , có gì gửi ưa mail cho cháu nhé. Cảm ơn chú nhiều
nếu đươc cháu muốn nhận chú làm thầy !

8. Chủ nhiệm — March 11, 2008 @ 7:27 pm

Cháu thử viết đi. Của cháu thì mới đáng quý, chứ chú không có thì giờ. Thông cảm
nhé!

9. Khách — March 11, 2008 @ 7:53 pm

Cảm ơn chú :).

10.Chris Pham — March 20, 2008 @ 9:17 pm

Cám ơn anh Hùng Lân,trang web mới rất đẹp và trình bầy thiệt mỹ thuật .Không
biết nói như vậy có bị thừa không vì trang này là HungLan design .Tôi rất thích mấy
phong chữ thư pháp của anh, càng nhìn càng thấy rất hay và đẹp .

11.văn bình minh — March 23, 2008 @ 7:45 pm

Mong bạn hướng dẫn vì tôi không thể bỏ dấu theo bảng mã BK HCM2 ví dụ gõ dấu
nặng trong chữ lụa ở phông unicode thì sẽ 0 ra đúng chữ Cũng như bỏ dấu sắc hay
dấu huyền đều không hiển thị đúng.Cũng như không biết cách gõ chữ Đ .Chân
thành cám ơn.

12.Van Hung — March 23, 2008 @ 8:21 pm

Bạn đọc kỹ phần hướng dẫn trước khi download. Phải chọn mã tiếng Việt là Bách
Khoa HCM 2 chứ Unicode thì đâu có được. Coi kỹ lại đi nhé! Tác giả có nói rất kỹ rồi
mà!

13.Chủ nhiệm — March 23, 2008 @ 10:27 pm

Bạn cần phân biệt Bảng mã tiếng Việt và cách gõ tiếng Việt, hai điều này hoàn
toàn khác nhau. Tôi đã có nói rõ ở trên rồi. Nếu bạn đang dùng Unikey hoặc Vietkey
để gõ tiếng Việt thì bạn cần mở Bảng điều khiển của Unikey hoặc Vietkey ra, chọn
bảng mã là BachKhoa HCM2 (chứ nếu bạn chọn Unicode thì không đúng rồi). Kiểu
gõ tùy ý bạn chọn, Telex, VNI hoặc VIQR đều được cả. Chúc bạn thành công.

14.Chủ nhiệm — March 24, 2008 @ 12:34 pm

Bạn nên dùng phần mềm Unikey để gõ tiếng Việt. So với Vietkey hoặc VNI Tân Kỳ
hoặc VPSKey thì Unikey nhỏ gọn hơn, công năng chuyển mã gọn hơn và hoàn toàn
miễn phí.
Unikey hỗ trợ tất cả các bảng mã mà VPSKey còn thiếu. Để gõ các phông chữ HL
của chúng tôi, bạn cần phải chọn mã tiếng Việt là Bach Khoa HCM2 (BKHCM2) như
hình dưới (trong Unikey):
10
Còn kiểu gõ thì tùy ý bạn quen dùng, Telex, VNI hoặc VIQR đều được cả. Chúc bạn
thành công.
Nếu chưa có Unikey, quý vị và các bạn có thể click vào đây để download phần
mềm này về. Đây là phần mềm gõ tiếng Việt có thể nói là phong phú nhất và kích
thước nhỏ gọn nhất hiện nay, có thể gõ tắt, kiểm tra chính tả Tiếng Việt tự động,
chuyển mã Tiếng Việt, hỗ trợ tất cả các bảng mã Tiếng Việt hiện có từ những mã cũ
nhất như Vietwares đến những bảng mã mới như Unicode dựng sẵn và tổ hợp, và
nhất là nó HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ. Tác giả là anh Phạm Kim Long ở Praha. Xin trân
trọng giới thiệu.

15.cupinpq — April 8, 2008 @ 9:10 am

thik cái này wóa cảm ơn anh nhìu hihi

16.thùy trang — April 20, 2008 @ 6:52 pm

sao con bỏ dấu không có được chú ơi! ví dụ như chử biết khi viết chử ê có dấu sắc
là chữ “ế” trở về fonts bình thường chứ không còn fonts thư pháp nữa,chú chỉ dùm
con cách chĩnh để bỏ dấu tự do được không

17.Chủ nhiệm — April 21, 2008 @ 8:43 am

@ThùyTrang: Cháu hãy xem phần mã tiếng Việt phía trên, chọn đúng mã là
Bachkhoa HCM2, còn kiểu gõ VNI, TELEX hoặc VIQR đều được cả.

11

You might also like