You are on page 1of 18

BẢY KỲ QUAN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại là một danh sách được nhiều người biết đến liệt kê các công
trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kỳ cổ đại. Danh sách này do nhà văn Hy Lạp Antipater
xứ Sidon lập ra trong thế kỷ thứ 2 TCN, dựa trên tầm nhìn của người Hy Lạp thời ấy, chỉ gồm
các công trình quanh Địa Trung Hải mà họ cho là vĩ đại và thể hiện văn minh của nhân loại.

1- KHU LĂNG MỘ GIZA


Bài chi tiết: Giza Necropolis

Kim tự tháp Cheops


Memphis và Quần thể kim tự tháp từ Giza đến Dahshur*
Di sản thế giới UNESCO

Quốc gia Ai Cập


Dạng Văn hóa
Tiêu chuẩn i, iii, vi
Tham khảo 86
Vùng† Châu Phi
Lịch sử công nhận
Công nhận 1979 (Kỳ họp thứ 3)

Khu lăng mộ Giza, được xây dựng vào khoảng thế kỷ 26 trước Công nguyên, là một tổng thể
gồm 3 kim tự tháp với chiều cao đỉnh kim tự tháp cao nhất là 145,75 m. Kim tự tháp Cheops
trong quần thể kim tự tháp Giza, do một Pharaoh Vương triều thứ tư (tên là Khufu) xây dựng
để làm mộ cho mình, đã huy động hơn 100.000 người lao động trong 20năm, sử dụng hơn 2
triệu phiến đá nặng hơn hai tấn. Độ nghiêng của các mặt bên Kim tự tháp vào khoảng 51,5 độ.
Chiều cao của mặt nghiêng là 195 m. Bốn mặt của Kim tự tháp nhìn về 4 hướng: chính bắc,
chính nam, chính đông và chính tây. Kim tự tháp của vua Chephren nằm phía sau kim tự tháp
của Khufu và phía trước là kim tự tháp của Mycerinus. Ba kim tự tháp nhỏ hơn ở phía trước
được xây cho ba người vợ của vua Mycerinus. Những kim tự tháp này quay mặt về bốn
hướng chính. Tại đây còn có cả tượng nhân sư Sphinx nổi tiếng.
Kim tự tháp là kỳ quan thế giới duy nhất còn tồn tại hiện nay trong số bảy kỳ quan thế giới cổ
đại.

Khu lăng mộ Giza hay Giza Necropolis nằm tại cao nguyên Giza, ngoại ô Cairo, Ai Cập.
Khu lăng mộ cổ này nằm khoảng tám km bên trong sa mạc từ thị trấn Giza cổ trên bờ sông
Nin, cách 20 km phía tây nam trung tâm thành phố Cairo.

- Các kim tự tháp tại Giza


Khu lăng mộ Ai Cập cổ đại này bao gồm các kim tự tháp. Kim tự tháp Khufu (cũng được gọi
là Đại kim tự tháp hay Kim tự tháp Cheops, tọa độ 29°58′31.3″B, 31°07′52.7″Đ), kim tự
tháp hơi nhỏ hơn - Kim tự tháp Khafre (hay Chephren tọa độ 29°58′42.6″B, 31°08′05.0″Đ)
và kim tự tháp nhỏ nhất - Kim tự tháp Menkaure (hay Mykerinus tọa độ 29°58′19.8″B,
31°07′43.4″Đ), cùng với một số công trình vệ tinh nhỏ khác, được gọi là các kim tự tháp "nữ
hoàng", các con đường và các thung lũng kim tự tháp, và đáng chú ý nhất là Đại Sphinx.
Cùng với các lăng mộ hoàng gia đó là các ngôi mộ của các quan chức cao cấp cũng như công
trình và lăng mộ khác đời sau này (từ thời Vương triều mới trở về sau) và các đền đài bày tỏ
sự sùng kính tới những người được chôn cất tại đó.

Các kim tự tháp Giza, nhìn từ phía nam vào cuối thế
kỷ 19. Từ trái: Kim tự tháp Menkaura, Kim tự tháp
Khafre, Đại kim tự tháp Khufu.

Trong số ba kim tự tháp đó, chỉ kim tự tháp Khafre


còn giữ được một phần lớp đá bóng ốp ngoài, ở trên
đỉnh. Cần lưu ý rằng kim tự tháp này trông có vẻ lớn
hơn kim tự tháp Khufu ở bên cạnh vì thế đất cao nơi
nó được xây dựng, và góc nghiêng xây dựng lớn hơn –
trên thực tế, nó nhỏ hơn cả về trọng lượng và khối
lượng.

Giai đoạn xây dựng nhộn nhịp nhất ở đây diễn ra khoảng thế kỷ thứ 25 TCN.

Kim tự tháp Khafre và tượng nhân sư

Những di tích cổ còn lại của khu lăng mộ Giza đã thu


hút rất nhiều khách du lịch từ thời cổ đại, khi các
công trình thời Cổ vương quốc đó đã có hơn 2.000
năm tuổi. Nó đã trở nên nổi tiếng trong đại chúng từ
thời Hy Lạp cổ đại khi Đại kim tự tháp được
Antipater xứ Sidon liệt vào danh sách Bảy kỳ quan thế giới cổ đại. Ngày nay đây là Kỳ quan
cổ đại duy nhất còn tồn tại.

Phần lớn vì các hình ảnh ở thế kỷ 19, các kim tự tháp Giza được người nước ngoài cho là nằm
ở một nơi xa xôi trong sa mạc, dù chúng hiện thuộc một trong những thành phố đông đúc nhất
ở Châu Phi. [1] Vì thế, sự phát triển đô thị đã lan thẳng tới vành đai địa điểm cổ đại, tới mức
trong thập niên 1990 một tiệm Pizza và một nhà hàng Gà rán Kentucky đã được mở cửa trên
con đường dẫn tới đó. [2] [3]

Các địa điểm cổ đại tại vùng Memphis gồm các địa điểm tại Giza, cùng với các địa điểm tại
Saqqara, Dahshur, Abu Ruwaysh, và Abusir, được tuyên bố chung là một Địa điểm di sản Thế
giới năm 1979 [4].

- Các công trình chính

Bản đồ khu Kim tự tháp


Giza.

• Kim tự tháp Khufu


("Đại kim tự tháp",
"Cheops")
• Kim tự tháp Khafre
("Chephren")
• Kim tự tháp
Menkaure
(""Mycerinus")
• Đại Sphinx
• Con tàu Khufu

- Các giả thuyết


khác
Liên quan tới chòm sao
Orion

Các khách du lịch thế kỷ 19 trước Sphinx. Nhìn từ


phía Đông Nam, Đại kim tự tháp ở phía sau.

Dù những giả thuyết do Robert Bauval đưa ra nói


chung bị các nhà khảo cổ học (Lehner 1997) và các
nhà sử học coi là một hình thức giả khoa học, Robert
Bauval và Adrian Gilbert (1994) đã đề xuất rằng ba
kim tự tháp chính tại Giza tạo nên một mô hình trên
mặt đất hoàn toàn tương tự với mô hình ba dải sao của
chòm sao Orion. Sử dụng phần mềm máy tính, họ
quay ngược bầu trời Trái đất về thời cổ đại và nhận thấy sự ‘trùng khớp’ của hình ảnh các kim
tự tháp và hình ảnh chòm sao Orion khi nó chạm tới điểm ngoặt ở đáy tiến động lên xuống
của thiên đỉnh. Họ tuyên bố sự trung hợp này là chính xác, và nó đã diễn ra đúng vào năm
10.450 TCN[1]

2- VƯỜN TREO BABYLON


Bài chi tiết: Vườn treo Babylon

Vườn treo Babylon-tranh khắc màu thế kỷ 16 của Martin


Heemskerck

Vườn treo Babylon, cũng được gọi là vườn treo Semiramis, là


một công trình do vua Nebuchadrezzar II xây dựng năm 603
trước Công nguyên, trong đó cây được treo trên mái hiên.

Trong vườn treo có một hệ thống đài phun nước gồm hai bánh xe lớn liên kết với nhau bằng
dây xích có gắn thùng gỗ. Khi bánh xe quay,
dây xích và thùng nước cũng chuyển động
đưa nước ở một cái bể phía dưới lên trên cao
tưới nước cho cây. Để tưới nước cho hoa và
cây của khu vườn, các nô lệ phải luân phiên
nhau đưa nước từ dòng sông Euphrates lên
khu vườn.

Vườn Semiramis, theo sự thể hiện ở thế kỷ 20

Vườn treo Babylon (cũng được gọi là Vườn treo Semiramis) và những bức tường của
Babylon (Iraq hiện nay) từng được coi là một trong Bảy kỳ quan của thế giới. Chúng được
cho là do vua Nebuchadnezzar II xây dựng nên từ khoảng năm 600 TCN .

Vườn treo được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo
và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng. Trên
thực tế, không hề có bản ghi chép nào của người Babylon về sự tồn tại của những chiếc vườn
như vậy. Một số (chi tiết) bằng chứng thu thập được khi khai quật cung điện tại Babylon thể
hiện, nhưng không hoàn toàn chứng minh được nó giống những miêu tả. Một số trường phái
tư tưởng qua nhiều thời kỳ có thể đã nhầm lẫn vị trí của nó với những vườn đã tồn tại ở
Nineveh và việc phát hiện những phiến đá chứng minh cho sự tồn tại của nó đã được tìm ra.
Những đoạn văn trên những phiến đá đó miêu tả khả năng sử dụng một thứ gì đó tương tự
như một máy bơm kiểu đinh vít của Archimedes để đưa nước lên độ cao cần thiết.

Vườn treo, theo sự thể hiện của người Assyria Một vườn treo, thể hiện ở
thế kỷ 21
Một miêu tả từ thế kỷ 16 về Vườn treo Babylon (bởi Martin Heemskerck). Bạn có thể thấy
Tháp Babel ở phía sau.

Theo những miêu tả, các vườn treo được xây dựng nên để cho bà vợ của Nebuchadnezzar là
Amyitis khuây nỗi nhớ quê hương. Amyitis là con gái vua Cyaxares xứ Medes, đã cưới
Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước. Quê hương bà là một vùng đất xanh
tươi với những núi non hùng vĩ, và bà coi vùng đất Lưỡng Hà (một vùng ở phía Tây Nam
Châu Á) bằng phẳng bị mặt trời thiêu đốt là buồn chán. Nhà vua quyết định tái tạo lại quê
hương hoàng hậu bằng cách xây nên một vùng núi non nhân tạo bằng những vườn treo trên
mái nhà.

Vườn treo có thể không thực sự là "treo" theo nghĩa là nó được treo lên bằng các loại dây. Tên
của nó bắt nguồn từ việc dịch không chính xác từ kremastos trong tiếng Hy Lạp hay từ
pensilis trong tiếng La tinh, vốn không chỉ mang nghĩa là "treo” mà là "nhô ra ở trên," như
trường hợp một sân thượng hay một ban công.

Nhà địa lý Hy Lạp Strabo, người đã miêu tả những vườn đó vào thế kỷ thứ nhất TCN đã viết:
“Nó gồm những ban công xây hình vòm, cái nọ chồng trên cái kia, và tựa trên các cột hình
khối. (Nó) Có những chỗ lõm vào và được đổ đất vào đó để trồng được những cây lớn. Các
cột, vòm, và các sân thượng được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường.”

Những cuộc khai quật gần đây tại thành phố Babylon cổ ở Iraq đã phát hiện ra móng của cung
điện. Những thứ khác gồm Toà nhà hình vòm với những bức tường dày và một giếng nước
tưới gần cung điện phía nam. Một nhóm các nhà khảo cổ đã khảo sát khu vực đó của cung
điện phía nam và tái hiện lại Toà nhà hình vòm như là những Vườn treo. Tuy nhiên, nhà sử
học Hy Lạp Strabo đã nói rõ rằng vườn nằm gần sông Euphrates. Vì thế những người khác
cho rằng vị trí này quá xa Euphrates để ủng hộ giả thuyết đó vì Toà nhà hình vòm cách xa đó
tới vài trăm mét. Họ tái hiện lại của cung điện và vị trí Vườn treo nằm trải dài từ sông tới
Cung điện. Trên hai bờ sông, gần đây người ta đã tìm thấy nhiều bức tường dày 25m có thể
từng là những bậc để tạo nên các sân thượng... những bức tường như được miêu tả trong các
văn bản Hy Lạp.

Một phần lớn tàn tích đã bị hư hại trong chiến dịch lật đổ chế độ Iraq do Mỹ tiến hành. [1]

3- TƯỢNG THẦN ZEUS Ở OLYMPIA


Bài chi tiết: Tượng thần Zeus ở Olympia

Tượng thần Zeus ở Olympia, tranh khắc gỗ thế kỉ 16

Được xây dựng vào năm 470-460 trước Công nguyên, cao 40 ft,
rộng 22 ft, tạc hình thần Zeus ngồi trên ngai vàng, với làn da được làm từ ngà voi; râu, tóc, áo
choàng làm bằng vàng. Tay phải cầm tượng thần Victory có cánh biểu tượng cho chiến thắng
trong các kỳ Thế vận hội, tay trái cầm vương trượng trang trí hình chim đại bàng bằng kim
loại, tượng trưng cho quyền lực tối cao của vị vua trong các vị thần. Đầu thần Zeus trang điểm
vòng hoa ôliu. Ngai vàng làm bằng gỗ tuyết tùng và ngà. Chân thần đặt lên một ghế lớn. Nghệ
sỹ: Pheidias.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm


Một tái hiện không có thực về
bức tượng thần Zeus của
Phidias trong một bản in khắc
do Philippe Galle làm năm
1572, từ bức hoạ của Maarten
van Heemskerck

Tượng thần Zeus ở


Olympia (thường gọi là thần
Dớt) là một trong Bảy kỳ
quan thế giới cổ đại. Bức
tượng do nhà điêu khắc cổ
đại nổi tiếng là Phidias tiến
hành (thế kỷ thứ 5TCN)
khoảng năm 435 TCN tại
Olympia, Hy Lạp.

Ngay từ thế kỷ thứ nhất TCN, nhà địa lý Strabo đã viết rằng "Dường như thần Zeus đang định
đứng lên", "thần sẽ lật tung mái đền."[cần dẫn nguồn]

Bức tượng ngồi chiếm toàn bộ chiều rộng gian đền chứa tượng, cao 12 mét (40 feet), đặt trên
đế làm bằng đá cẩm thạch cao 1m. Tượng thần Zeus được làm từ ngà voi (về mặt kỹ thuật,
ngà voi được ngâm trong chất lỏng để làm mềm, và vì thế có thể chạm cũng như tạo hình theo
nhu cầu) sau đó được phủ bằng các tấm vàng (vì thế gọi là ngà dát vàng) và ngồi trên một
ngai gỗ tuyết tùng khảm ngà, vàng, và các loại đá quý rất lộng lẫy có chạm khắc những trận
đấu điền kinh ở Olympia. Đầu thần Zeus trang điểm vòng hoa ôliu, thần có khuôn mặt hiền
từ, đôi mắt màu hồng tinh anh, nhìn thẳng, lông mày và lông mi đen, mũi dọc dừa, chòm râu
rậm, đôi môi dày cương nghị, với làn da được làm từ ngà voi; râu, tóc, áo choàng làm bằng
vàng. Tay phải thần Zeus cầm một pho tượng Nike - vị thần chiến thắng - nhỏ, và trong tay
trái là một cây vương trượng bằng kim loại có chú đại bàng đậu trên, tượng trưng cho quyền
lực tối cao của vị vua trong các vị thần. Chân thần đi dép vàng đặt trên một chiếc bàn trang trí
những con sư tử vàng, đặt lên một ghế lớn. Nửa trên của tượng được dát bằng ngà voi, vàng
nhạt ngả về màu hồng phơn phớt, tạo cho thần Zeus một sức sống mãnh liệt. Nửa thân dưới
của tượng phủ một "tấm vải" bằng vàng dát mỏng, có chạm trổ dưới thân áo những con vật,
thân áo là những ngôi sao và những đoá hoa xinh xắn.[1] Những khách tham quan như vị
tướng La Mã Aemilius Paulus, người đã giành chiến thắng trước Macedonia, cũng phải cung
kính trước vẻ uy nghiêm thần thánh và sự tráng lệ của bức tượng thần mà Phidias đã tạo
ra.[cần dẫn nguồn]

Nguyên nhân phá huỷ bức tượng vẫn là vấn đề còn tranh cãi: một số học giả cho rằng bức
tượng cùng ngôi đền đã bị hư hỏng vào thế kỷ thứ 5 sau Công Nguyên, những người khác cho
rằng bức tượng đã được mang tới Constantinople, và bị phá huỷ ở đó trong vụ đại hoả hoạn
Lauseion (Schobel 1965). Theo Lucian xứ Samosata vào cuối thế kỷ thứ hai, "họ đã đặt những
bàn tay lên thân hình người tại Olympia, vị chúa Tối cao của tôi, và người đã không có năng
lượng để đánh thức những chú chó hay gọi những người xung quanh; chắc chắn rằng nếu vậy
họ đã tới để cứu giúp và bắt giữ những kẻ đó trước khi chúng kịp chuyển những đồ ăn cắp
đi."[2]
Có lẽ khám phá lớn nhất về di tích còn sót lại của kỳ quan thế giới này diễn ra năm 1958 với
cuộc khai quật khu xưởng nơi chế tạo bức tượng. Điều này khiến một số nhà sử học có thể tái
tạo kỹ thuật đã được sử dụng trước kia.

4- ĐỀN ARTEMIS
Bài chi tiết: Đền Artemis

Đền thờ thần Artemis, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck

Đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ
Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư
Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m), rộng
180 feet (55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Đền được
bắt đầu xây dựng năm 550 TCN, trải qua quá trình xây dựng lại và mở rộng qua nhiều thời kỳ,
lần cuối là năm 430 TCN sau 120 năm. Năm 356 TCN, ngôi đền bị lửa thiêu hủy vào đêm
Alexandros Đại Đế chào đời. Một ngôi đền tương tự được xây lại trên nền ngôi đền cũ. Năm
262, người Goth đã đốt ngôi đền lần thứ hai. Chỉ phần nền và một số phần khác của ngôi đền
thứ hai còn tồn tại đến ngày nay. Viện bảo tàng Anh ở Luân Đôn còn lưu một số di tích thuộc
ngôi đền thứ hai.

Đền thờ thần Artemis, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck

Đền Artemis là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana được xây
dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m),
rộng 180 feet (55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), bờ
biển Êgiê (Aegean Sea).

Lịch sử-truyền thuyết


Nữ thần săn bắn Artemis là con của thần Zeus và thần Lêto (Lesto), em của thần ánh sáng-thi
ca Apollon, được hình dung là một trinh nữ trong trắng cầm cung tên, thường đi cùng một con
hươu hoặc một con chó.

Đền được bắt đầu xây dựng năm 550 TCN, trải qua quá trình xây dựng lại và mở rộng qua
nhiều thời kỳ, lần cuối là năm 430 TCN sau 120 năm. Năm 356 TCN, ngôi đền bị lửa thiêu
hủy vào đêm Alexander Đại Đế chào đời. Một ngôi đền tương tự được xây lại trên nền ngôi
đền cũ. Năm 262, người Goth đã đốt ngôi đền lần thứ hai. Chỉ phần nền và một số phần khác
của ngôi đền thứ hai còn tồn tại đến ngày nay. Viện bảo tàng Anh ở Luân Đôn còn lưu một số
di tích thuộc ngôi đền thứ hai.

Kiến trúc-Mỹ thuật


Nghệ thuật Hy Lạp và sự giàu có của châu Á đã kết hợp tạo dựng nên một công trình kiến
trúc thần thánh và nguy nga. Đền thờ nữ thần Artemiss nằm trong số Bảy kỳ quan bởi tính
tráng lệ về kiến trúc và kích thước khác thường. Đền thờ nữ thần Artemis không những là một
trong số những ngôi đền Hy Lạp đồ sộ nhất, mà còn là một trong những công trình được xây
dựng toàn bằng đá cẩm thạch lâu đời nhất. Đền được xây dựng ở địa điểm gồm các ngôi đền
xây dựng đầu tiên vào khoảng năm 550 TCN với sự giúp đỡ tài chính của Croesus, một vị vua
nổi tiếng giàu có thuộc vương quốc Lydia lân cận. Thế nhưng, vào năm 356 TCN, công trình
kiến trúc nguy nga này bị một kẻ mắc chứng cuồng nhằm muốn tên tuổi của mình bất tử, đã
phóng hỏa thiêu huỷ. Trong vòng vài thập niên sau, người ta dựng tại địa điểm cũ ngôi đền
mới, theo hình dáng của ngôi đền ban đầu. Ngôi đền mới trùng tu vẫn còn tồn tại dưới thời kỳ
La Mã, khi ấy nhà văn La Mã đã ngạc nhiên trước kích thước và việc xây dựng ngôi đền. Ba
cửa sổ lớn được trổ thẳng xuyên qua mái, cửa sổ ở giữa tạo ra một khoang hở giúp những
người viếng đền có thể nhìn thấy vị nữ thần Artemis trên bàn thờ. Chính bàn thờ cũng là một
công trình có dãy cột thật tráng lệ ở bên phía, đặt ở phía trước ngôi đền. Đền nguyên thuỷ có
kích thước 55 x 110 m tính ở bậc thang phía trên, ba phía là một dãy cột gồm hai hàng bao
quanh, một chiếc cổng có mái che với hàng cột sâu phía trước lối ra vào. Khi ngôi đền được
trùng tu vào thế kỷ 4 TCN, thì nền móng của một số kiến trúc thượng tầng của ngôi đền
nguyên thuỷ được tận dụng, nhưng ngày nay chỉ cao khỏi mặt đất khoảng 2m, tấm móng được
một hàng cầu thang bao quanh. Ba mươi sáu cột nằm ở phía trước lối ra vào đều trang trí bằng
các tác phẩm chạm nổi, một đặc điểm khác thường đối với các ngôi đền Hy Lạp, chính bản
thân các cột đều chạm trổ từ 40 đến 48 đường rãnh máng khoét sâu ở thân cột. Quanh ngôi
đền phía trên các cây cột, có một trụ ngạch, trong khi các máng xối đều chạm hình đầu sư tử.
Với khoảng cách giữa các cột không có trụ đỡ thường vượt quá 6,5 m, bao gồm các tảng đá
dài đến 8,75 m, công trình đã buộc những người thợ xây thể hiện khả năng cao nhất của mình.

Trong hội họa, điêu khắc


Đá cẩm thạch dùng trong công trình được lấy từ mỏ đá cách công trường 11 km (7 dặm),
khoảng cách khá xa khiến việc vận chuyển những tảng đá nặng đến 40 tấn trở thành một thử
thách. Lẽ đương nhiên xe bò không để đảm đương nổi trọng lượng này, nhưng Chersiphron
nghĩ ra một phương pháp thay thế thật tài tình: khối đá hình lăng trụ dùng để lắp cột được các
chốt ở tâm giữ cố định trong một khung bằng gỗ sao cho chúng có thể quay vòng như những
chiếc xe lu khổng lồ chuyển động bằng sức kéo nhiều con bò. Ý tưởng này do con trai của
Chersiphron là Metagenes đề xuất, sao cho các tảng đá trang trí đầu cột vuông góc có thể di
chuyển theo cách tương tự, mỗi đầu cột đều bọc trong bánh xe bằng gỗ khổng lồ.

Vì thế chính cái khó đã ló cái khôn, kích thước đáng kinh ngạc của ngôi đền và các tảng đá sử
dụng trong công trình đòi hỏi những kỹ thuật mới trong vận chuyển và dựng đá đứng thẳng.
Trong khi phương pháp của Chersiphron chưa từng áp dụng ở nơi khác, thì ngôi đền đồ sộ
này quả thật là chứng cứ cho sự khéo léo, tài tình của ông. Nhưng tiếc thay, chỉ một phần rất ít
của công trình còn tồn tại cho đến nay, người ta chỉ bảo quản được bục đài vòng của đền vừa
khai quật và một cột đền duy nhất được gia cố bằng bê tông.
5- LĂNG MỘ CỦA MAUSOLUS
Bài chi tiết: Lăng mộ của Mausolus

Lăng mộ Halicarnassus, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck

Lăng mộ được nữ hoàng Artemisia II xây dựng cho chồng là vua Mausolus của Caria thuộc
khu vực Tiểu Á, từ năm 353 TCN đến 351 TCN, nhằm tôn vinh giá trị các thế lực cai trị thời
giáo hoàng Jangvonhai. Lăng mộ được xây dựng tại thành phố Halicarnassus, thủ đô xứ
Caria, nhờ có 1200 lao động, làm việc miệt mài trong thời gian là 17 năm. Chính từ ngôi mộ
vua Mausolus đã là nguồn gốc của từ mausoleum (lăng mộ).

Đến năm 1494, những hiệp sĩ St. John, một nhóm hiệp sĩ trong cuộc Thập tự chinh đã sử dụng
những khối đá cẩm thạch của phần nền ngôi mộ để xây một lâu đài vào năm 1522. Hầu hết
các khối đá ở đây được cắt thành từng mảnh nhỏ để xây lâu đài. Ngày nay lâu đài này vẫn còn
tồn tại với những mảnh đá cẩm thạch được tách riêng khỏi ngôi mộ của vua Mausolus.

Một hình ảnh tưởng tượng về Lăng mộ


Mausolus, từ một bức tranh khắc năm 1572
của Martin Heemskerck (1498-1574), ông đã
tái hiện nó dựa trên những lời miêu tả

Lăng mộ Maussollos, hay Lăng


Halicarnassus là một lăng mộ được xây
dựng giai đoạn 353 TCB–350 TCN tại
Halicarnassus (Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ hiện
nay), dành cho Mausolus (Hy Lạp
Μαύσωλος Maúsōlos), vị vương hầu một
tỉnh thời Đế chế Ba Tư, và Artemisia, vợ và chị ông. Nó được hai kiến trúc sư Hy Lạp Satyrus
và Pythius thiết kế. Công trình cao gần 45 mét (135 feet) và mỗi mặt đều được trang trí bởi
một trong bốn nhà điêu khắc nổi tiếng Hy Lạp: Bryaxis, Leochares, Scopas và Timotheus.
Khi hoàn thành công trình được coi là một thành công lớn về nghệ thuật tới mức Antipater đã
coi nó là một trong bảy kỳ quan thế giới. Từ lăng (mausoleum) từ đó được sử dụng chung với
nghĩa là một ngôi mộ lớn, dù nguyên nghĩa "Mausol–eum" là "để vinh danh Mausol".

Cuộc đời của Maussollos và Artemisia


Năm 377 TCN, Halicarnassus là thủ đô của một vương quốc nhỏ dọc theo bờ biển Địa trung
Hải của Anatolia. Trong năm này, vị vua của vùng đất, Hecatomnus xứ Mylasa, qua đời để lại
quyền cai quản vương quốc cho con trai là Mausolus. Hecatomnus, một vị phó vương của
người Ba Tư, có nhiều tham vọng và đã chiếm quyền kiểm soát nhiều thành phố cũng như các
tỉnh xung quanh. Ngoài Mausolus và Artemisia ông còn có nhiều con khác: Ada (được chấp
nhận là mẹ của Alexander Đại Đế), Idrieus, và Pixodarus. Trong thời mình, Mausolus đã mở
rộng lãnh thổ tới mức cuối cùng nó bao gồm hầu hết phía tây nam Tiểu Á. Maussollos, với
hoàng hậu và chị mình là Artemisia đã cai trị Halicarnassus và những lãnh thổ xung quanh
trong 24 năm. Dù có nguồn gốc địa phương, Maussollos nói tiếng Hy Lạp và rất ngưỡng mộ
phong cách sống cũng như cách thức tổ chức chính phủ Hy Lạp. Ông đã thành lập nhiều
thành phố theo kiểu Hy Lạp dọc theo bờ biển và khuyến khích các truyền thống dân chủ Hy
Lạp.

Mộ Grant tại New York dựa trên sự tái dựng Mausoleum một
cách chính xác hơn.

Maussollos đã quyết định xây dựng một thủ đô mới, một


thành phố với hệ thống phòng thủ mạnh mẽ và tráng lệ. Ông
đã chọn thị trấn Halicarnassus. Nếu chiến thuyền của
Mausolus phong tỏa một con kênh nhỏ, họ có thể buộc các
tàu chiến địch không thể vào thành phố. Ông đã bắt đầu biến
Halicarnassus trở thành thủ đô cho một vị hoàng tử chiến
binh. Những người thợ của ông đào sâu cảng của thành phố và sử dụng số cát lấy lên được
làm vũ khí bảo vệ phía trước kênh. Trên mặt đất, họ bố trí các quảng trường có lát đá, các
đường phố, và các ngôi nhà cho người dân, phía bên kia cảng, họ xây một pháo đài-lâu đài
lớn cho Mausolus, nó có vị trí tối ưu quan sát được toàn bộ mặt biển và những quả đồi sâu
trong đất liền - những nơi kẻ địch dùng phát động tấn công. Những người thợ đã xây dựng
những bức tường và các tháp canh ở phía trong đất liền và xây một nhà hát kiểu Hy Lạp và
một đền thờ Ares, vị thần chiến tranh Hy Lạp. Mausolus và Artemisia đã chi phần lớn số thuế
thu được để trang hoàng thành phố. Họ dựng những bức tượng, những đền, những tòa nhà
bằng đá mable trắng. Ở trung tâm thành phố, Mausolus dự định xây mộ cho ông sau khi qua
đời. Đây sẽ là nơi thể hiện sự giàu có của ông và nữ hoàng cho người đời sau. Sau đó
Mausolus qua đời năm 353 BC để lại Artemisia với trái tim tan vỡ. (Theo phong tục tại Caria
các vị vua cai trị sẽ lấy chị/em gái của chính mình. Một lý do của những cuộc hôn nhân đó là
để giữ vững sự giàu có và quyền lực của gia đình.) Như một cống vật dành cho ông, bà quyết
định xây dựng một lăng mộ tráng lệ nhất từng có trên thế giới. Nó trở thành một công trình
nổi tiếng đến mức tên của Mausolus ngày nay đã gắn liền với mọi lăng mộ nguy nga trong thế
giới hiện đại với từ mausoleum (lăng mộ - tiếng Anh). Công trình cũng đẹp đẽ và độc đáo tới
mức nó đã trở thành một trong Bảy kỷ quan Thế giới Cổ đại. Ngay sau khi việc xây dựng
được tiến hành, Artemisia gặp rắc rối. Rhodes, một hòn đảo trên biển Aegean giữa Hy Lạp và
Tiểu Á, nơi từng bị Mausolus chinh phục. Khi nghe được về cái chết của ông đã nổi loạn và
gửi một hạm đội tới chiếm thành phố Halicarnassus. Biết rằng hạm đội của Rhodes đang trên
đường tới, Artemisa đã xây dựng hạm đội của riêng mình tại một vị trí bí mật ở phía cực đông
cảng thành phố. Sau khi quân lính từ hạm đội của Rhodes lên bờ tấn công, hạm đội của
Artemisia đã tiến hành một cuộc hành quân bất ngờ, chiếm hạm đội của Rhodes và kéo chúng
ra ngoài biển. Artemisia cho quân sang chiếm các tàu địch và đi thẳng sang Rhodes. Nghĩ
rằng các con tàu của mình đang quay lại cùng với chiến thắng, người Rhodes không phòng bị
và thành phố nhanh chóng bị chiếm giữ, cuộc nổi loạn bị dẹp yên. Artemisa chỉ sống thêm hai
năm sau khi chồng bà qua đời. Vì thế, các bình đựng tro hỏa táng của họ được đặt trong một
lăng mộ còn chưa hoàn thành. Theo nghi lễ tang, thân xác của rất nhiều loài động vật được đặt
trên các bậc cầu thang dẫn vào mộ, sau đó các bậc cầu thang được đổ đầy đá và gạch, hàn kín
lối vào. Theo nhà sử học Pliny, những người thợ thủ công đã quyết định ở lại và hoàn thành
nốt công việc sau khi vua và hoàng hậu qua đời "cần nhớ rằng đó từng là một đài kỉ niệm cho
danh tiếng của chính họ và của nghệ thuật điêu khắc."

Quá trình xây dựng Mausoleum


Artemisia đã quyết định rằng bà sẽ không tiếc một chi phí nào cho việc xây dựng lăng mộ. Bà
đã gửi những sứ đoàn tới Hy Lạp để tìm kiếm những nghệ sĩ tài danh nhất thời ấy. Trong số
họ có Scopas, người đã giám sát công việc sửa chữa Đền Artemis tại Ephesus. Những nhà
điêu khắc nổi tiếng khác như Bryaxis, Leochares và Timotheus cũng đã tham gia vào công
trình cùng hàng trăm thợ thủ công tài năng khác.

Lăng mộ được dựng lên trên một quả đồi nhìn xuống thành phố. Toàn bộ cấu trúc nằm trong
một sân kín. Ở giữa sân là một bục đá, lăng mộ được xây trên bục đá này. Một cầu thang với
những con sư tử đá ở hai bên dẫn tới đỉnh bục đá đó. Dọc bức tường ngoài của nó là nhiều
bức tượng thể hiện các vị thần cả nam và nữ. Mỗi góc có các bức tượng chiến binh bằng đá,
đang ngồi trên mình ngựa canh gác cho ngôi mộ.

Thiết kế Nhà tưởng niệm tại Melbourne lấy


cảm hứng từ thiết kế của Mausoleum.

Tại trung tâm của bục là ngôi mộ. Được làm


phần lớn bằng đá mable, công trình mọc lên
với hình dáng một khối vuông, thon nhọn
bên trên, phần thon này chiếm khoảng một
phần ba chiều cao của lăng mộ (45 mét (135-
foot). Phần này được trang trí bằng các bức
điêu khắc thể hiện các cảnh hoạt động trong lịch sử/thần thoại Hy Lạp. Một phần thể hiện trận
đánh của người Centaurs với người Lapiths. Một phần khác thể hiện những người Hy Lạp
đang chiến đấu với người Amazons, một bộ tộc của những chiến binh nữ.

Phần chóp này của lăng mộ được đỡ bởi ba sáu cột mỏng, chín cột mỗi mặt, với chiều cao
bằng một phần ba chiều cao chính. Ở giữa mỗi hai cột là một bức tượng khác. Đằng sau các
cột là một khối chắc đỡ trọng lượng to lớn của mái lăng mộ.

Mái, chiếm đa số trọng lượng phần này, được xây dựng theo hình thức kim tự tháp bậc. Trên
đỉnh mái là một cỗ xe bốn ngựa: bốn chú ngựa lớn kéo một chiếc xe trong đó có hình
Mausolus và Artemisia.

Mausoleum ở thời trung cổ và thời hiện đại


Mausoleum đã đứng nhìn xuống thành phố Halicarnassus trong nhiều thế kỷ. Nó không bị
động tới khi thành phố rơi vào tay Alexander Đại Đế năm 334 TCN và cũng không bị hư hại
gì sau những cuộc tấn công của hải tặc năm 62 và 58 TCN. Nó đúng trên những tàn tích của
thành phố trong khoảng 16 thế kỷ. Sau đó một loạt những trận động đất làm gãy vụn các cột
khiến chiến binh bằng đá rơi xuống đất. Tới năm 1404 chỉ phần móng của Mausoleum còn
thực sự nhận ra được.

Đầu thế kỷ mười lăm, Các hiệp sĩ dòng St John Malta đã xâm chiếm vùng này và xây dựng
một lâu đài lớn. Khi quyết định củng cố nó năm 1494, họ đã sử dụng những viên đá lấy về từ
Mausoleum. Năm 1522 những lời đồn đại về một cuộc tấn công của người Thổ Nhĩ Kỳ khiến
các chiến binh thập tự chinh phải củng cố lại lâu đài ở Halicarnassus (khi ấy được gọi là
Bodrum) và đa phần những thứ còn lại của lăng mộ đã bị đập vỡ và sử dụng để xây các bức
tường pháo đài. Những phần đá mable bóng của lăng mộ hiện vẫn còn có thể quan sát thấy.
Vào thời điểm đó một đội hiệp sĩ đã đi vào phần móng lăng mộ và khám phá ra một căn
phòng có chứa một quan tài lớn. Trong mọi ghi chép về sự kiện này, ta đều thấy một lời kể
như nhau: đội hiệp sĩ cho rằng khi ấy đã quá muộn để mở ngay chiếc quan tài quyết định để
tới buổi sáng hôm sau sẽ quay lại nhưng họ chỉ thấy mọi thứ đã bị cướp phá và những đồ
vàng bạc châu báu có thể có ở trong đã sạch trơn. Xác của Mausolus và Artemisia cũng đã
mất. Các hiệp sĩ cho rằng những người dân làng Moslem đã tiến hành vụ trộm cắp đó, nhưng
có lẽ chính một số chiến binh thập tự chinh trong số họ đã làm việc đó. Trên các bức tường
của một ngôi mộ nhỏ bên cạnh đó chúng ta tìm thấy một câu chuyện khác. Những cuộc
nghiên cứu do các nhà khảo cổ học tiến hành trong thập kỷ 1960 cho thấy một thời gian dài
trước khi các hiệp sĩ có mặt tại đó, những kẻ trộm mồ mả đã đào một được hầm dưới phòng
mộ, lấy đi mọi thứ trong đó. Cũng chính lăng mộ đã cung cấp bằng chứng cho thấy có lẽ giả
thuyết gần với thực tế nhất là Mausolus và Artemisia đã được hỏa táng, vì thế chỉ một bình tro
của họ được đặt bên trong phòng mộ. Điều này giải thích tại sao thân thể họ đã không được
tìm thấy.

Trước khi xay và đốt đa phần những tàn tích điêu khắc sót lại của lăng mộ để làm vôi và vữa
trát, các hiệp sĩ đã mang đi nhiều tác phẩm nghệ thuật và treo chúng trong lâu đài Bodrum.
Chúng tiếp tục ở đó trong nhiều thế kỷ. Vào thời ấy, đại sứ Anh đã mang đi nhiều bức tượng
từ lâu đài, chúng hiện được trưng bày tại Bảo tàng Anh.

Năm 1852 Bảo tàng đã cử nhà khảo cổ học Charles Thomas Newton tới tìm kiếm các di tích
khác của Mausoleum. Ông phải đối mặt với một vấn đề khó khăn. Ông không biết vị trí chính
xác của lăng mộ và số tiền để mua lại những khoảnh đất gần đó để tìm kiếm lại đắt đến như
vậy. Vì thế Newton đã nghiên cứu những lời ghi chép của các học giả cổ đại như Pliny để tìm
kiếm vị trí gần đúng nhất của công trình. Đào sâu xuống, Newton đã tìm kiếm tại những vùng
xung quanh qua các đường hầm ông đào xuống dưới những mảnh đất nhỏ quanh đó. Ông định
vị được một số bức tường, một cầu thang và cuối cùng là ba góc của móng. Nhờ vậy, Newton
xác định rõ được những mảnh đất cần mua.

Sau đó Newton đã khai quật địa điểm và tìm thấy những mảnh điêu khắc từng được dùng
trang trí cho bức tường công trình cũng như những phần của chiếc mái dốc. Một bánh xe trận
bằng đá đường kính 2 mét (7 feet) cũng được tìm thấy, nó là một phần của bức điêu khắc trên
mái Mausoleum. Cuối cùng ông đã tìm thấy những bức tượng Mausolus và Artemisia từng
đứng trên tháp của công trình.

Từ năm 1966 tới 1977, Mausoleum đã được Giáo sư Kristian Jeppesen của Đại học Aarhus,
Đan Mạch nghiên cứu kỹ lưỡng. Ông đã cho xuất bản một tác phẩm sáu tập về với tên gọi
"The Maussolleion at Halikarnassos".

Vẻ đẹp của Mausoleum không phải từ riêng kết cấu công trình mà còn từ những trang trí và
các bức tượng bên ngoài trên mỗi bậc mái. Có hàng chục bức tượng con người, sư tử, ngựa và
các loài động vật khác nhiều kích cỡ từ ngang bằng, nhỏ hơn tới to hơn thực tế. Bốn nhà điêu
khắc Hy Lạp đã tạo nên những bức tượng đó là: Bryaxis, Leochares, Scopas, và Timotheus,
mỗi người chịu trách nhiệm một mặt. Bởi vì các bức tượng đều là tượng người và thú vật, nên
Mausoleum có một vị trí đặc biệt trong lịch sử, bởi vì nó không dành cho các vị chúa trời của
Hy Lạp cổ đại.

Hiện nay, toà lâu đài Các hiệp sĩ Malta to lớn vẫn đứng sừng sững tại Bodrum, và những
phiến đá bóng cũng như các khối đá mable lấy từ Mausoleum vẫn có thể được nhận ra trong
công trình đó. Tại địa điểm của Mausoleum chỉ nền móng của cái từng là một trong bảy kỳ
quan thế giới còn sót lại, cùng với một bảo tàng nhỏ. Một số bức điêu khắc còn tồn tại hiện
được trưng bày trong Bảo tàng Anh tại Luân Đôn. Chúng gồm những mảnh của các bức tượng
và nhiều phiến đá kiến trúc thể hiện trận đánh giữa người Hy Lạp và người Amazons. Những
hình ảnh của Mausolus và vị nữ hoàng của mình vẫn còn được thấy trên một số di tích đã bị
vỡ của ngôi mộ đẹp dẽ bà đã xây dựng cho ông và hiện đã hoàn toàn biến mất.

6- TƯỢNG THẦN MẶT TRỜI Ở RHODES


Bài chi tiết: Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes

Tượng Helios, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck

Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là tượng đồng khổng lồ thể hiện
vị thần mặt trời Helios - vị thần bảo hộ thành Rhodes - đã có
công giúp thành phố thoát khỏi cuộc bao vây của Demetrius
"Poliorcetes", vua Syria, năm 305 trước Công nguyên. Theo
nhiều giả thiết được đặt tại thành phố Rhodes, thủ phủ của đảo
Rhodes, Ai Cập, tượng được xây dựng năm 280 TCN và sụp đổ trong một trận động đất vào
năm 224 TCN. Tượng cao khoảng 105 feet (33 mét).

Hình Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, được vẽ minh


hoạ trong cuốn Book of Knowledge của nhà xuất bản
Grolier năm 1911, có lẽ chỉ là tưởng tượng, bởi vì có
lẽ bức tượng đó không đứng dạng chân ở cửa cảng

Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes là một bức tượng


vĩ đại của thần Mặt Trời trên đảo Rhodes (Hy Lạp),
do Chares xứ Lindos (một nhà điêu khắc Hy Lạp)
dựng nên trong khoảng 292 TCN và 280 TCN. Nó
khoảng cùng kích thước với Tượng thần tự do ở New
York, dù được đặt trên một cái bệ thấp hơn. Bức
tượng từng là một trong Bảy kỳ quan thế giới.

Quyết định dựng tượng


Alexander Đại Đế chết khi tuổi còn trẻ năm 323
TCN khi chưa có thời gian lập ra bất kỳ một kế
hoạch nào cho người kế vị. Chiến tranh giành quyền
lực nổ ra giữa những tướng lĩnh của ông, cuối cùng
ba người trong số họ chia nhau phần lớn đế chế của
ông tại vùng Địa Trung Hải.

Trong thời gian chiến tranh, Rhodes đứng về phía Ptolemy, và cuối cùng khi Ptolemy chiếm
được quyền kiểm soát Ai Cập, Rhodes và Ai Cập của Ptolemy lập ra một đồng minh kiểm
soát đa số hoạt động thương mại ở đông Địa Trung Hải. Một tướng khác của Alexander là
Monophthalmus phản đối việc đó. Năm 305 TCN ông cho con trai là Demetrius (lúc ấy là một
vị tướng nổi tiếng) tấn công Rhodes với một đội quân 40.000 người. Tuy nhiên, thành phố
được phòng ngự vững vàng và Demetrius phải bắt đầu xây dựng một số tháp bao vây nhằm
cho quân leo được lên tường thành. Tháp đầu tiên được dựng trên sáu chiếc tàu, và chúng đã
bị một cơn bão lật úp trước khi có thể đem ra sử dụng. Ông lại thử lần nữa với một tháp dựng
trên mặt đất với kích thước lớn hơn, gọi là Helepolis, nhưng những người lính phòng ngự
trong thành phố Rhode đã cho nước chảy tràn ra khu đất trước tường thành khiến tháp này
không thể di chuyển được. Năm 304 TCN một lực lượng viện binh gồm các tàu chiến do
Ptolemy gửi đến đã tới nơi, quân của Demetrius buộc phải nhanh chóng rút chạy, để lại hầu
như toàn bộ những trang bị vây hãm của mình. Dù không giành được thắng lợi ở Rhodes,
Demetrius đã được đặt tên hiệu là Poliorcetes, "kẻ vây hãm các thành phố", vì ông đã thành
công ở nhiều nơi khác.1

Tượng thần Mặt Trời ở Rhodes, được tưởng tượng ra


trong một bức tranh khắc thế kỷ 16 của Martin
Heemskerck, một phần trong loạt tranh về Bảy kỳ
quan thế giới của ông

Để ăn mừng thắng lợi, người Rhode quyết định xây


dựng một bức tượng vĩ đại cho vị thần bảo hộ mình
là Helios (thần Mặt Trời). Việc xây dựng được giao
cho Chares, một người sinh ra tại Rhodes và đã từng
tham gia vào việc xây dựng các bức tượng to lớn trước đó. Thầy giáo của ông, nhà điêu khắc
lừng danh Lysippus, đã dựng nên một bức tượng thần Zeus cao 60 foot. Để có tiền chi trả cho
việc xây dựng tượng thần Mặt Trời, người Rhode đã bán toàn bộ các trang bị vây hãm mà
Demetrius để lại phía trước thành phố của họ.

Xây dựng
Những miêu tả thời trước (có khác biệt một chút so với nhau) về bức tượng cho rằng kết cấu
của nó dựa trên nhiều cột đá (hay những tháp bằng gạch) bên trong, và đứng trên một bệ bằng
cẩm thạch trắng cao 15 mét (50 feet) gần lối vào cảng Mandraki (một số khác cho rằng trên
một đê chắn sóng ở cảng). Các xà bằng thép được đặt vào bên trong các tháp, và các tấm đồng
được gắn vào các thanh ngang để tạo thành da. Đa số các vật liệu được nấu chảy từ các loại
vũ khí mà đội quân của Demetrius bỏ lại, và cái tháp bao vây được dùng làm giàn giáo ở tầng
thấp. Những phần phía trên được dựng lên bằng cách dùng một đoạn dốc lớn bằng đất nung.
Riêng bức tượng đã cao hơn 34 mét (110 feet). Sau 12 năm, năm 280 TCN, bức tượng vĩ đại
được hoàn thành.

Phá huỷ
Bức tượng chỉ tồn tại trong vòng 56 năm cho tới khi Rhodes phải hứng chịu một trận động đất
năm 224 TCN. Bức tượng bị gãy ở phần đầu gối và sụp xuống phần đất liền. Ptolemy III ra
lệnh chi tiền làm lại bức tượng, nhưng một lời sấm đã khiến những người Rhode sợ hãi rằng
họ đã xúc phạm đến thần Mặt Trời, và họ không dám xây dựng lại nó. Những phần đổ vỡ của
bức tượng tiếp tục nằm trên mặt đất trong hơn 800 năm, thậm chí đã vỡ ra, nhiều du khách đã
du lịch tới đó vì ấn tượng khi nhìn thấy. Gaius Plinius Secundus (Pliny the Elder) đã ghi chép
rằng rất ít người có thể vòng tay ôm được ngón tay cái và rằng mỗi ngón tay của tượng đã lớn
hơn đa số những bức tượng bình thường khác.

Năm 654 một lực lượng Ả Rập dưới quyền chỉ huy của Muawiyah I chiếm Rhodes và, theo
những nhà sử học Theophanes, những phần còn lại của tượng đã bị đem bán cho một nhà
buôn từ Edessa. Ông ta phá vỡ bức tượng và chở những tấm đồng bằng 900 con lạc đà về quê
hương. Những mảnh rời đó tiếp tục được đào lên đem bán, sau khi được tìm thấy dọc theo
con đường lữ hành.
Sự bí ẩn
Nhiều bức hoạ cũ (ở trên) cho thấy hình tượng đứng mỗi chân đặt trên một phía của cổng
cảng và các con tàu đi qua bên dưới để vào: "... pho tượng đồng thau nổi tiếng của Hy Lạp,
mỗi chân đặt trên một phía cảng ... " (trong The New Colossus, bài thơ được tìm thấy ở bệ
Tượng thần tự do). Nhân vật Cassius của Shakespeare trong kịch Julius Caesar (II,i,136–38)
đã nói về Caesar:

Why man, he doth bestride the narrow world


Like a Colossus, and we petty men
Walk under his huge legs and peep about
To find ourselves dishonourable graves

Bức tượng thần đứng dạng chân trên cảng chỉ là sự tưởng tượng của người sau này.

Thần Mặt Trời ở thời hiện đại


Năm 1989, một cấu trúc xây dựng bằng đá trông giống với nắm đấm của con người được tìm
thấy ở vùng biển Rhodes. Nó được cho là phần đầu tiên được khám phá ra của bức tượng thần
Mặt Trời. Tuy nhiên, sau đó người ta đã xác định nó chỉ là đá và bùn rác đã bị một xe ủi hất
xuống biển.

Đã từng có nhiều lời bàn cãi về việc có nên xây dựng lại bức tượng hay không. Những người
ủng hộ cho rằng điều này sẽ làm bùng nổ lượng khách du lịch tới Rhodes, nhưng những người
phản đối nói nó quá tốn kém (hơn 100 triệu euro). Ý kiến này đã nhiều lần được đặt ra từ năm
1970, nhưng vì thiếu hụt tài chính, nên những công việc đó vẫn chưa thực hiện được. Các kế
hoạch xây dựng tượng đã được tiến hành từ năm 1998 bởi nghệ sĩ Nikolaos Kotziamanis
người Síp-Hy Lạp.

Gần đây bức tượng lại một lần nữa được đề cập tới trong bài thơ The New Colossus của
Emma Lazarus:

Not like the brazen giant of Greek fame,


With conquering limbs astride from land to land

Trong đoạn mở đầu bài thơ, Lazarus so sánh bức tượng thần Mặt Trời với bức tượng Nữ thần
Tự do.

Trong phim Hercules của Disney, con quái vật Philoctetes sống trên đảo Rhodes, và có những
phần vẫn còn nhìn thấy của bức tượng trên đảo như cái đầu và đôi chân vẫn còn đứng trên bệ.

Trong bài thơ The Colossus, Sylvia Plath đề cập tới tượng thần Mặt Trời ở Rhodes.

7- HẢI ĐĂNG ALEXANDRIA


Bài chi tiết: Hải đăng Alexandria

Hải đăng Alexandria


Hải đăng xây dựng dưới thời vua Ptolemy I, khánh thành khoảng năm 283 TCN dưới thời vua
Ptolemy II, bị sụp đổ hoàn toàn năm 1303 trong một trận động đất nghiêm trọng. Ngoại trừ
Kim tự tháp ở Giza, hải đăng là công trình cao nhất trong thế giới cổ đại. Hải đăng đặt ngay
lối vào cảng Alexandria, gồm 3 tầng, chiều cao khoảng 135 m. Bậc dưới cùng hình vuông,
gồm nhiều phòng cho bộ phận canh gác hải đăng thường trực, gia súc và lương thực. Lối vào
được tôn cao, đi vào bằng con đường dốc bắt đầu từ phần nền bao quanh tháp. Bên trong bậc
hình vuông thấp hơn là một vách tường đỡ các phần trên của hải đăng, đến được phần trên
này bằng con đường dốc xoáy trôn ốc bên trong. Bậc ở giữa có hình bát giác, phía trên bậc
này là phần hình tròn có tượng thần Zeus.

Hải đăng Alexandria là ngọn đèn biển được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 trước Công Nguyên
trên hòn đảo Pharos tại Alexandria, Ai Cập làm tín hiệu thông báo của cảng, và sau này là
một ngọn hải đăng.

Chiều cao đèn biển được ước tính khá khác biệt từ 115 đến 135 mét (383 - 440 ft) nó là một
trong những công trình nhân tạo cao nhất Trái đất trong nhiều thế kỷ và được các học giả cổ
đại coi là một trong bảy kỳ quan thế giới.

Hải đăng ngừng hoạt động và bị phá huỷ nặng nề sau hai trận động đất trong thế kỷ 14; một
số di vật của nó vẫn còn được các thợ lặn tìm thấy tại đáy biển Cảng phía đông Alexandria
năm 1994. Những tàn tích khác đã được khám phá qua các bức ảnh vệ tinh.

Được xây dựng từ những khối đá lớn sáng màu, tháp có ba tầng: phần thấp hình vuông với
một lõi trung tâm, phần giữa hình bát giác, và đỉnh hình tròn. Đỉnh của nó có đặt một tấm
gương phản chiếu ánh mặt trời vào ban ngày; hay một ngọn lửa vào ban đêm. Những đồng
tiền La Mã hiện còn do người Alexandrian chế tạo ra cho thấy mỗi bốn góc tường đều có đặt
một bức tượng người cá. Thời La Mã, có một tượng Poseidon đứng trên đỉnh hải đăng.

Thiết kế các tháp thánh đường Hồi giáo trong nhiều thế kỷ trước kia đều học theo kiểu thiết
kế hải đăng này, chứng minh tầm ảnh hưởng kiến trúc lớn của công trình.

Truyền thuyết cho rằng ánh sáng từ hải đăng đã được sử dụng để đốt cháy chiến thuyền địch
trước khi chúng có thể cập bờ, tuy nhiên điều này khó có thể xảy ra vì trình độ quang học và
công nghệ khá thấp thời kỳ đó. Một truyền thuyết khá ấn tượng khác – và có lẽ xác thực hơn –
là ánh sáng từ trên hải đăng có thể được nhìn thấy từ cự li 35 dặm (56 km) từ bờ biển.

Chữ Pharos (tên hòn đảo) sau này trở thành từ nguyên của từ 'đèn biển' trong nhiều ngôn ngữ
ngữ hệ La Mã, như tiếng Pháp (phare), tiếng Italia (faro), tiếng Bồ Đào Nha (farol), tiếng Tây
Ban Nha (faro) và tiếng Rumani (far).

Lịch sử

Một hình ảnh tưởng tượng về Pharos thời trung cổ


của Martin Heemskerck

Pharos laf một hòn đảo nhỏ ngoài khơi Alexandria.


Nó nối với lục địa bằng một con đường nhân tạo tên
là Heptastadion, vì vậy nó cũng tạo thành một phía
cảng của thành phố. Bởi vì bờ biển Ai Cập rất phẳng
và thiếu các vật thể dễ nhận biết dùng làm hoa tiêu,
do vậy cần thiết phải tạo ra một vật thể như vậy trên cửa cảng - đây chính là chức năng ban
đầu của Pharos. Công trình bắt đầu được sử dụng làm hải đăng, với một ngọn lửa và các tấm
gương phản chiếu trên đỉnh, từ khoảng năm năm thứ nhất sau Công Nguyên, ở thời La Mã.
Trước thời gian này, Pharos chỉ có tác dụng làm vật thể hoa tiêu.

Công trình do Sostratus xứ Cnidus (tiếng Hy Lạp: Σώστρατος Κνίδιος - Sostratos xứ Knidos
hay người Cnidian) thiết kế vào thế kỷ thư 3 TCN, theo sáng kiến của Satrap (tổng trấn)
Ptolemy I Ai Cập, nhà cai trị người Hy Lạp đầu tiên tại Ai Cập và là một vị tướng của
Alexander Đại Đế. Sau khi Alexander bất ngờ qua đời ở tuổi 33, Ptolemy Soter (Đấng cứu
thế, do dân cư tại Rhodes đặt) tự phong lên ngôi vua năm 305 TCN và ra lệnh xây Pharos chỉ
một thời gian ngắn sau đó. Công trình được hoàn thành dưới thời cầm quyền của con trai ông,
Ptolemy II Philadelphos.

Theo truyền thuyết trong dân chúng, Sostratus bị Ptolemy cấm để tên tuổi mình có liên quan
tới việc xây dựng công trình. Nhưng vị kiến trúc sư vẫn để lại những dòng chữ sau trên bức
tường móng: Sostratus, con trai của Dexiphanes, người Cnidian, hiến dâng (hay xây dựng
nên) công trình này cho các Chúa cứu thế, nhân danh những người đi trên biển (nguyên bản
tiếng Hy Lạp

ΣΟΣΤΡΑΤΟΣ ΔΕΞΙΦΑΝΟΥ ΚΝΙΔΙΟΣ ΘΕΟΙΣ ΣΩΤΕΡΣΙΝ ΥΠΕΡ ΤΩΝ ΠΛΩΙΖΟΜΕΝΩΝ

nghĩa đen: Sostratos xứ Dexiphanes (nghĩa: con trai của Dexiphanes) người Cnidian dâng các
Chúa cứu thế nhân danh những người đi biển. Những từ này được giấu bên dưới một lớp vữa
trát, trên đỉnh của nó có đục một hàng chữ khác ca ngợi vua Ptolemy như là người xây dựng
Pharos. Sau nhiều thế kỷ, lớp vữa trát đã rơi mất, để lộ tên của Sostratus.

Pháo đài Qaitbey được xây dựng trên vị trí của


Pharos trong thế kỷ 15, sử dụng một số vật liệu còn
sót lại của nó.

Các bức tường của Pharos được tăng cường để chống


lại lực từ các đợt sóng biển bằng cách rót chì lỏng
giữ chặt các phần nề với nhau, và có thể vì thế nên
đây là công trình có tuổi thọ lớn nhất trong số Bảy kỳ
quan thế giới - ngoại trừ Đại kim tự tháp Giza. Nó
vẫn đứng vững khi nhà du hành Hồi giáo Ibn Jubayr tới thăm thành phố năm 1183. Ông đã
nói về nó rằng: "Mọi lời miêu tả đều không thể hết, mắt nhìn không thể hiểu, và từ ngữ là
không đủ, cảnh tượng thật hùng vĩ." Có lẽ ở thời ông từng có một nhà thờ Hồi giáo trên đỉnh
hải đăng. Nó đã bị hư hại nghiêm trọng sau hai trận động đất năm 1303 và 1323, tới mức nhà
du hành người Ả rập Ibn Battuta viết lại rằng không thể vào trong tàn tích đó. Thậm chí khi
những di tích của nó đã biến mất năm 1480, khi vị vua Hồi giáo tại Ai Cập lúc đó là Qaitbay
xây dựng một pháo đài trên vị trí cũ của Hải đăng đã sử dụng một số phiến đá sót lại. Những
phiến đá của Pharos được sử dụng lại trong các bức tường Pháo đài Qaitbey vẫn có thể được
thấy rõ nhờ kích thước to lớn của chúng so với những phần nề xung quanh.

Pharos trong các trò chơi


Cây đèn biển được bất tử hoá trên một đồng xu. Hình đảo ngược của một tetradrachm do
Hoàng đế La Mã Commodus đúc năm 189

• Đèn biển nằm trong số các Kỳ quan thế giới có thể được xây dựng trong loạt trò chơi
máy tính Văn minh; ở các giai đoạn thứ ba và thứ tư của loạt trò chơi này nó được gọi
là Đại Hải đăng.
• Đèn biển là một công trình có thể xây dựng thời hậu-Đế chế trong trò chơi Age of
Mythology.
• Đèn biển là một trong những Kỳ quan thế giới để chiếm giữ trong trò chơi Rome Total
War nó mang lại lợi ích lớn cho người chiếm giữ.
• Đèn biển được coi là một trong Bảy kỳ quan thế giới trong trò chơi Mare Nostrum.
• Đèn biển là một trong những kỳ quan thế giới trong trò chơi Empire Earth.

You might also like