You are on page 1of 14

Bản tin thay Thông Báo của Văn Khố Thuyền

Nhân tỵ nạn cs Việt Nam.

Trần Đông, 01 Aug 2009, Melbourne

Indonesia phản đối lệnh đóng cửa trại tỵ nạn


Galang cũ tại Batam
Ngày Thứ Sáu 30-7-2009 vừa qua tờ Jakarta Post của Indonesia
đã loan đi bản tin về việc chính quyền sở tại khu vực quần đảo
Batam (tỉnh Riau, Indoensia) phản đối lệnh đóng cửa trại tỵ nạn
cũ của người Việt tỵ nạn csVN và người Kampuchia tại Galang của
Jakarta (xin xem văn bản gốc tại tòa soạn Jakarta Post với bài
ngày 31-7-2009: http://www.thejakar tapost.com/
news/2009/07/ 30/closure- former-refugee- camp-stirs-protest.
html và ngày 2-9-2009 tại http://www.thejakar tapost.com/
news/2009/08/ 01/vietnamese- refugee- camp-still-open. html)

Theo bản tin trên, ông Kamsa Bakri, Chủ tịch Hiệp Hội
các Công ty Du lịch (ASITA) tại Batam cho biết rằng
Hiệp Hội này rất bất bình về lệnh đóng cửa trại Galang
vì địa điểm này là một trong những tụ điểm du lịch thu
hút rất nhiều khách trong và ngoài nước tại quần đảo
Batam.

Tưởng cũng nên nói thêm, trại tỵ nạn Galang cũ nằm


trong đảo Galang, cách Batam khoảng 50 cây số về
hướng Đông Nam, trong khi Batam cách Singapore
khoảng một giờ đường tàu đi về hướng nam. Ngày xưa
thời thuyền nhân còn ở trại Galang, người ta không thể
đi bằng xe từ Batam đến Galang. Ngày nay 6 cầu nối
các đảo lớn nhỏ lại với nhau, du khách Singapore đến
Batam có thể tới Galang một cách rất dễ dàng, chỉ mất
một tiếng đồng hồ xe taxi hay xe buýt. Khu vực Batam
còn đang trong giai đoạn đầu phát triển, nhà cửa cao
ốc, thương xá còn đang xây dựng mạnh mẽ, cho nên
khu trại Galang đóng một vai trò rất quan trọng. Chùa
Quan Âm, nhà thờ Galang 2, và chùa Kim Quang là
một trong những địa điểm du lịch chính của Batam và
khu trại Galang. Từ khi người Việt tỵ nạn cuối cùng rời
khỏi Galang, chính quyền sở tại đã cử một đội công
nhân hàng chục người ngày đêm gìn giữ bảo quản và
chăm sóc, trồng hoa, cắt cỏ, sơn phết di tích, làm lại
đường xá. Trên bờ biển trại Galang, hàng quán mọc lên
rất nhiều và là nơi nghỉ mát ưa thích của du khách và
cư dân địa phương tại Batam, một đảo có dân số gần
nửa triệu người.

Trả lời Jakarta Post, ông Kamsa Bakri, Chủ tịch Hiệp
hội các Công ty Du lịch (ASITA) tại Batam nhấn mạnh:
“Đóng cửa trại tỵ nạn cũng đồng nghĩa với việc giảm lương
của nhân viên các công ty du lịch”. Ông phản đối lệnh
đóng cửa trại này vì khu vực trại là một trong những địa
điểm khách du lịch trong và ngoài nước thường xuyên
thăm viếng nhất và cũng vì việc đóng cửa trại sẽ làm
giảm thời gian du khách ở lại thăm viếng Batam. Ông
nhấn mạnh Chính phủ Indonesia lẽ ra “phải phát triển
khu vực này thêm lên” chứ không phải làm nhỏ hẹp lại
hay dẹp bỏ. Tại cuộc họp báo vào đợt triển lãm Các
Doanh Nghiệp Trung và Nhỏ thuộc khối ASEAN ông
Kamsa đã mạnh dạn phát biểu “Chúng tôi phản đối việc
cấm quảng bá trại tỵ nạn cũ ra nước ngoài khi vấn đề
quảng bá đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút
khách du lịch trong và ngoài nước.”

Bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại


Batam cho biết Phòng Thương Mại mong muốn chính
phủ và tất cả các bên liên hệ (ám chỉ chính phủ Việt
Nam) nên công nhận những lợi ích khác nhau của khu
vực trại tỵ nạn cũ này. Bà Nada nhấn mạnh thêm “các
công ty Du lịch ( Indonesia ) không có ý định khai thác
quá khứ đen tối của chính phủ Việt Nam ”. Qua phát biểu
này bà Nada thay mặt doanh nhân Indonesia ngầm lên
tiếng cảnh cáo và phản đối chính phủ Việt Nam rằng
các doanh nhân Indonesia không can thiệp vào chuyện
Việt Nam, không nói xấu Việt Nam, vì vậy Việt Nam
không có lý do gì để can thiệp vào chuyện làm ăn của
doanh nhân Indonesia.

Một lần nữa bà Nada nhấn mạnh rằng doanh nhân


“không can thiệp vào những vấn đề chính trị của quốc
gia. Đối với chúng tôi, đây là một nơi hoàn toàn lợi ích để
làm tụ điểm du lịch lạ nhằm thu hút du khách.” Và Bà “
tin rằng địa điểm này hoàn toàn có giá trị lịch sử và
nhân đạo.” Khu vực trại Galang là nơi đã tiếp nhận
khoảng 200.000 thuyền nhân Việt Nam dừng chân
trước khi đi định cư ở đệ tam quốc gia.

200.000 thuyền nhân này đã từng đặt chân đến khu


vực Anambas, khu vực Natuna và các khu vực khác
trong số hàng chục ngàn đảo nhỏ ở phía Bắc Indonesia
và được chính phủ Indonesia cùng Cao Uỷ tỵ nạn LHQ
chuyển đến Galang làm thủ tục chờ đi định cư. Tại
Galang hiện nay còn 503 ngôi mộ thuyền nhân nằm
trong nghĩa trang thường được thuyền nhân gọi là khu
Galang 3. Khu vực đảo phía Bắc Indonesia, theo ông
Adnan Nala, người từng giữ chức vụ Cao Uỷ trưởng khu
vực Anambas và Natuna, là nơi gửi xác của hàng
thuyền nhân trong khoảng thời gian từ năm 1975 đến
khi các trại tỵ nạn không còn tiếp nhận người vào năm
1989.

Trại Galang hiện nay là di tích tỵ nạn cuối cùng của


người Việt Nam và người Kampuchia trong khu vực
Đông Nam Á. Khu vực này là chứng tích của một quá
trình nỗ lực tìm kiếm hạnh phúc, tự do, giá trị và quyền
làm người của 200.000 thuyền nhân và là chứng tích
hợp tác nhân đạo của phủ Cao Uỷ Tỵ Nạn Liên Hiệp
Quốc, nhân dân và chính phủ Indoensia cùng nhiều tổ
chức từ thiện quốc tế.

Những tượng đài, đường xá, các barracks ngày xưa, các
văn phòng, v.v… đều còn nguyên vẹn,. Trại tỵ nạn cũ
tại Galang xứng đáng là biểu tượng của lòng nhân đạo
và là một di tích lịch sử.

Không riêng gì giới doanh nhân và cơ quan quản trị


lãnh vực này của chính quyền sở tại, cơ quan BIDA (Cơ
quan Phát triển Công nghệ Batam) là cơ quan hành
chánh điều hành gần như trọn vẹn mọi dịch vụ của
Batam cũng lên tiếng phản đối.

Qua Jakarta Post vào ngày thứ tư vừa qua (29-7-2009)


Phát Ngôn Viên của BIDA, ông Dwi Djoko Wiwoho, đã
tuyên bố thẳng thừng rằng “nhà cầm quyền Việt Nam đã
công kích vấn đề này”.

Tuyên bố này là một minh chứng hùng hồn từ giới hữu


trách Batam rằng Hà Nội đang can thiệp vào nội bộ
doanh nghiệp của Indonesia, Hà Nội đang áp lực chính
phủ Indonesia phải dẹp bỏ trại tỵ nạn cũ của người Việt
Nam và người Kampuchia tại đảo Galang.

Ông Dwi cũng giải thích thêm, vì theo dụng ý chính trị
của Việt Nam thì việc để lại cho mọi người thấy hình ảnh
trại Galang “là vạch rõ lịch sử đen tối của Việt Nam”
và như vậy là có phương hại đến bang giao của hai
nước.
Cuối cùng ông Dwi không cho biết khi nào thì việc
đóng cửa trại sẽ xảy ra.

Tưởng cũng nên nói thêm ở đây, Việt Nam, một quốc
gia mà nhiều bình luận gia Việt Nam và quốc tế đánh
giá là tập đoàn tay sai độc tài đảng trị Hà Nội bị Bắc
Kinh kiểm soát, đang dần dần dâng nạp toàn bộ lãnh
thổ Việt Nam thành một khu vực chư hầu làm nô lê cho
Tàu cộng.

Việt Nam ngày nay mất dần khả năng kiểm soát biên
giới trong đất liền giáp với Trung cộng và mất phần lớn
diện tích lãnh hải.

Người dân và hàng hóa độc hại Trung Cộng đang ào ạt


chuyển qua cửa khẩu nhập vào Việt Nam qua quan hệ
“mở cửa biên giới” và tinh thần 16 chữ vàng, hữu nghị
lâu dài.

Trung Cộng đã chiếm trọn hai đảo Trường Sa và Hoàng


Sa, bắt giữ và đâm chìm tảu đánh cá ngư dân Việt
Nam.

Việt Nam mất ải Nam Quan, thác Bản Giốc và nhiều


cao điểm chiến lược khác tại biên giới Việt Trung.

Việt Nam hiện đang dâng nạp Tây Nguyên, đường


xương sống chiến lược mà tất cả các nhà quân sự cổ
kim Việt Nam đều cho là nếu mất Tây nguyên thì Việt
Nam mất.

Đường lối lấn chiếm của Tàu Cộng chỉ gặp phải sự phản
kháng yếu ớt chiếu lệ của Việt Nam, vì không thể ngậm
miệng nín thinh, tệ hại hơn nữa Việt Nam ra lệnh ngăn
cấm, bắt bớ và đàn áp tất cả mọi hành động biểu hiện
tinh thần yêu nước và giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ của
nhân dân trong nước. 700 tờ báo và hàng trăm đài
phát thanh đều không có một lời nói khác chủ trương
của nhà cầm quyền độc tài đảng trị.

Y hệt cung cách của quan thầy Tàu Cộng, bất cứ sự đóng góp nào
của quốc tế hướng về việc nâng cao sinh hoạt tự do dân chủ trong
nước đều bị Hà Nội và Bắc Kinh tố cáo là can thiệp vào nội bộ của
mình, ngược lại Tàu Cộng và Việt Nam đã không ngừng -- một
cách sống sượng -- xen vào chuyện nội bộ của các nước khác.
Hành động Việt Nam can thiệp vào vấn đề trại tỵ nạn Galang, một
di tích mang tính lịch sử và nhân đạo, trong phạm vi lãnh thổ
Indoensia là một thí dụ điển hình.

Một hành động nữa, Việt Nam hoàn toàn không hề chú ý hay lên
tiếng bảo vệ công nhân xuất khẩu lao động bị áp bức ở nước ngoài,
không lên tiếng và không có hành động bảo vệ phụ nữ Việt nam bị
bán làm nô lệ tình dục qua các đường dây môi giới hôn nhân, và
tệ hại hơn nữa, hàng trăm ngư dân Việt Nam bị Indonesia,
Philippines, Malaysia giam giữ cả năm trời đang chờ Việt Nam lên
tiếng bảo lãnh nhưng Tòa Đại sứ vẫn làm ngơ và im hơi lặng tiếng.

Trong khi đó Việt Nam hoàn toàn nhạy cảm đối với những vấn đề
chính trị trong và ngoài nước, thẳng tay trấn áp tất cả những sinh
hoạt dân chủ, nhất là đối với những sinh hoạt phản đối Tàu Cộng
xâm chiếm lãnh thổ và bày lòng yêu nước trong việc giữ gìn quê
cha đất tổ.

o0o

Đứng trước âm mưu đen tối nhằm âm thầm xóa bỏ dấu


vết tội ác, âm thầm huỷ hoại di tích lịch sử và nhân đạo
thế giới của tập đoàn đảng trị và tay sai Bắc Kinh tại Hà
Nội, tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN)
kêu gọi tất cả các Hội đoàn Đoàn thể trong cộng đồng
người Việt hải ngoại, giới truyền thông hải ngoại và
người Việt yêu Tự do – Dân chủ trong nước:

1- mỗi nơi dựng lên một Tượng đài (Monument) vừa bày
tỏ ý nghĩa tưởng niệm đối với nửa triệu người tỵ nạn Việt
Nam đã bỏ mình trên hành trình tìm tự do dân chủ
đồng thời cũng để bày tỏ lòng tri ân của mình đối với
chính quyền sở tại và tấm lòng nhân đạo của thế giới đã
cưu mang chúng ta tại đệ tam quốc gia.

2- đồng bày tỏ sự ủng hộ của mình đối với cơ quan


BIDA, Phòng Thương Mại và Hiệp Hội các Công ty Du
lịch tại Batam qua hình thức email, viết báo, gọi điện
thoại trực tiếp để ủng hộ những tổ chức này trong việc
gìn giữ và bảo tồn di tích trại tỵ nạn Galang;

3- liên tục liên kết sự kiện Hà Nội áp lực Indoensia dẹp


bỏ trại Galang vào:

a. tất cả các hoạt động đấu tranh lên án Hà Nội đàn áp


dân chủ tự do, tôn giáo, bắt bớ các nhà đấu tranh cho
tự do, nhân quyền,

b. liên kết vào việc vận động và đấu tranh bảo vệ sự


toàn vẹn lãnh thổ,

c. liên kết đến sự kiện dâng cống biên giới, hải phận,
hải đảo cho Tàu Cộng,
d. liên kết với sự kiện lột mạt nạ giả trá khủng bố giết
người của Hồ Chí Minh, Đảng CS Việt Nam và tập đoàn
tay sai Thái Thú Bắc Kinh tại Hà Nội.

Tổ chức VKTNVN sẽ nỗ lực tiếp xúc với các giới chức


khác nhau của Indonesia, với Cao Uỷ Tỵ nạn LHQ và
với UNESCO để yêu cầu bảo tồn khu di tích này.
Xin xem thêm chi tiết về trại tỵ nạn cũ tại Galang, về bia tưởng
niệm thuyền nhân tại Bidong, Galang và các nơi trên thế giới,
cùng những tin tức khác liên quan đến biến cố này tại trang nhà
địa chỉ: www.vktnvn.com

Mọi thư từ tin tức liên quan đến sự kiện này xin vui lòng email về
địa chỉ admin@avbp.org.

Melbourne ngày 1 tháng 8 năm 2009


TM. VĂN KHỐ THUYỀN NHÂN VIỆT NAM

(tại Hoa Kỳ và Úc Đại Lợi)

Giám Đốc

TRẦN ĐÔNG

Cell phone: +61 403 578 467 (24/7)

Phản đối việc đóng cửa trại cũa thuyền nhân tỵ nạn csVN cũ

Phóng viên Fadli, The Jakarta Post, Batam, Thứ năm 30-7-2009, 12:56
Hiệp Hội các Công ty Du lịch (ASITA) tại Batam, tỉnh Riau, đã lên tiếng
phản đối kế hoạch của chính phủ nhằm đóng cửa trại tỵ nạn Việt Nam cũ ở
đảo Galang, ASITA lý luận rằng trại tỵ nạn cũ là khu thu hút khách du
lịch trong và ngoài nước rất được ưa chuộng.

Ông Kamsa Bakri, Chủ tịch Hiệp Hội nói với Jakarta Post ngày thứ ba vừa
qua rằng Hiệp Hội của ông rất bất bình về kế hoạch đóng cửa trại tỵ nạn cũ
này. Ông Kamsa cho nói:

“Đóng cửa trại tỵ nạn cũng đồng nghĩa với việc giảm lương của nhân viên
các công ty du lịch.

Chính phủ lẽ ra phải phát triển khu vực này thêm lên vì khu vực
này vẫn còn là nơi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.”

Ông phụ thêm rằng Hiệp Hội của ông sẽ phản đối kế hoạch đóng cửa trại
bởi vì việc này sẽ gây ra hậu quả là giảm thời gian khách du lịch tại
Batam.

Khu vực trại tỵ nạn Việt Nam cũ là một trong những địa điểm khách
thường xuyên thăm viếng nhất tại đảo, ông nói thêm.

Trong cuộc họp báo vào đợt Triển lãm Các Doanh Nghiệp Trung và Nhỏ
thuộc Khối ASEAN ông Kamsa đã phát biểu: “Chúng tôi cũng phản đối
việc cấm quảng bá Trại Tỵ Nạn cũ ra nước ngoài khi vấn đề quảng bá này
đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút du khách nước ngoài.

Bà Nada Faza Soraya, Chánh Sự Vụ Phòng Thương Mại Batam cho biết
Phòng Thương Mại mong muốn chính phủ và tất cả các bên quan hệ nên
công nhận những lợi ích quan trọng và khác nhau của Trại Tỵ Nạn cũ này.

Bà Nada cho biết, đối với các Công tỵ Du lịch tại Batam, nơi này quan
trọng vì đó là một tụ điểm thu hút du khách cả trong và ngoài nước. Các
công ty Du lịch không có ý định khai thác quá khứ đen tối của chính phủ
Việt Nam .

“Chúng tôi không can thiệp vào những vấn đề chính trị của quốc gia. Đối
với chúng tôi, đây là một nơi hoàn toàn lợi ích để làm tụ điểm lạ nhằm thu
hút du khách. Tôi tin rằng địa đểm này hoàn toàn có giá trị lịch sử và
nhân đạo,” bà Nada nói thêm.

Phát Ngôn Viên Cơ Quan Phát triển Công Nghệ Batam (BIDA), ông Dwi
Djoko Wiwoho đã nói với Jakarta Post ngày thứ tư rằng (biện pháp của
chính quyền sẽ là) hạn chế khách thăm viếng khu trại tỵ nạn cũ và sẽ
không còn quảng bá rộng rãi làm tụ điểm du lịch nữa.

Ông cho biết: “Nhà cầm quyền Việt Nam đã công kích về vấn đề này”.

Ông Dwi nói thêm, phơi bày nơi này ra công chúng là nhằm vạch rõ lịch
sử đen tối của Việt Nam .

“Bước đầu tiên phản ứng lại với lời chỉ trích này là không còn gọi tên là
Trại Tỵ nạn Việt nam cũ . Chúng ta chỉ nên gọi là Trại Tỵ nạn. Vậy thôi.”

Ông Dwi không cho biết khi nào thì việc đóng cửa trại sẽ xảy ra.

Được biết, đây là khu trại tỵ nạn cho người Việt Nam và Campuchia mặc
dù đã trãi qua 30 năm nhưng trại vẫn còn được bảo trì tốt đẹp. Trại này
ngày xưa là nơi dung chứa đến 250.000 người tỵ nạn nằm cách Batam 50
cây số về phía đông nam. Chính phủ trung ương đã giao quyền quản trị và
bảo trì trại này cho cơ quan BIDA vào tháng giêng năm 1997.

Sunday, August 2, 2009 5:48 PM

Be a member & get the benefits! Register or login

Closure of former refugee camp stirs protest

Fadli , The Jakarta Post , Batam | Thu, 07/30/2009 12:56


PM | The Archipelago

The Association of Indonesian Tour and Travel Agencies (Asita) in


Batam, Riau, has voiced protest over the government's plan to
close a former Vietnamese refugee camp on Galang Island,
arguing that it is a popular tourist attraction for both domestic
and foreign visitors.
Chairman of the association, Kamsa Bakri, told The Jakarta Post
on Tuesday that his group was disappointed with the plan to
shutdown the former Vietnamese refugee camp.
"Closing the former camp is equal to lowering the wages of
Batam tour operators.
"The government should further develop the area as it is still a
place of interest for both domestic and foreign visitors," said
Kamsa.
He added that his association would object to the planned
closure because it would reduce the time visitors would spend
holidaying in Batam.
The former Vietnamese refugee camp is one of the tourist
attraction most frequently visited on the island, he said.
"We are also against the ban on promoting the former refugee
camp abroad because promoting it is an important part of
attracting tourists from abroad," said Kamsa in a press
conference during the ASEAN Small and Medium Scale
Enterprise Expo.
Batam city's chamber of commerce head, Nada Faza Soraya, said
her office expected the government and all related parties to
recognize the important and different interests of the former
refugee camp.
For tour operators in Batam, the place is important as an tourist
attraction, which can be marketed to both domestic and foreign
visitors.
Tourists operators have no intentions of exploiting the gloomy
past of the Vietnamese government, Nada said.
"We are not interfering with the country's political issues. For us
the site is quite beneficial as an unusual tourist attraction. I
believe the site has quite a high historical and humanitarian
value," Nada added.
Batam Industrial Development Authority (BIDA) spokesman, Dwi
Djoko Wiwoho. told the Post on Wednesday that the former camp
would be restricted to public visitors and would no longer be
widely promoted as a tourist attraction.
"There has been criticism from the Vietnamese government
regarding the site," he said.
Exposing the place, Dwi said, highlighted the dark history of the
Vietnamese.
"An initial step *in responding to the criticism* is to no longer
call the site a former Vietnamese refugee camp. It could just be
called a refugee camp. That's it," he said.
Dwi, however, declined to say when the closure of the site would
occur.
The former Vietnamese and Cambodian refugee camp is now
almost 30 years old and is still well maintained.
The camp once accommodated 250,000 refugees and is located
50 km southeast of Batam.
The central government handed over the management and
maintenance of the 80-hectare refugee camp to BIDA in January
1997.

Sunday, August 2, 2009 5:50 PM

Be a member & get the benefits! Register or login

Vietnamese refugee camp still open

Fadli , The Jakarta Post , Batam | Sat, 08/01/2009 2:20 PM


| The Archipelago

The Batam Industrial Development Authority (BIDA) is making


efforts to prevent the closure of a Vietnamese refugee camp on
Galang island, as requested by the Vietnamese government.
The Foreign Ministry and the Culture and Tourism Ministry are
slated to visit the island in August to conduct a feasibility study
in order to give the Vietnamese an update on the current
condition of the former refugee camp, which has since become a
tourist attraction in Batam.
BIDA spokesman Dwi Djoko Wiwoho told The Jakarta Post on
Friday that representatives from the ministries would visit the
camp on Aug. 5 to seek input and make observations, and
consider whether it would be appropriate or not to agree to the
Vietnamese government's request to close the place.
"In principle, the BIDA does not want the former refugee camp to
be closed because tour operators, local residents, visitors and a
number of local communities feel like they already own the
place.
However, as this involves a government to government
relationship, we will rely on the central government to decide on
the policy," Djoko said.
After the Foreign Ministry and Culture and Tourism Ministry's
visit to Batam, a meeting will be held with the Vietnamese
ambassador in Jakarta to discuss the matter further.
"I believe the Foreign Ministry will make efforts to prevent the
camp from being closed and will attempt to convince the
Vietnamese government of this by means of discussions with
their ambassador," Djoko said.
He added Vietnam had requested the closure of the former
refugee camp following a reunion between former camp refugees
from various countries on Galang Island in 2005.
"However, the Vietnamese government has not set a time limit
for the BIDA to close the former refugee camp," Djoko said.
Recently, tour operators in Batam expressed their opposition to
the government's planned closure of the camp, on the grounds
that it would remove one of Batam's tourist attractions which is
famous among both domestic and foreign visitors.
The Indonesian Tour Operators' Association Batam chapter
chairman Kamsa Bakri recently told the Post of his
disappointment over the government's plan to close the tourist
attraction.
"Closing the refugee camp would be like cutting off the income
flow of the tour operators in Batam. If the place is bringing
benefits to the area, then why don't they just let it be, or maybe
the government should improve the place instead," Kamsa said.
He said his group would reject the planned closure of the former
camp as it would cut short visits made by foreign and domestic
tourists visiting Batam because the number of tourist attractions
would be less. The former refugee camp is one of the places that
draws the highest number of visitors.
"We also disagree with the prohibition on promoting the camp
overseas to attract more visitors," Kamsa said.
The Indonesian Chamber of Commerce Batam chapter head
Nada Faza Soraya said the camp was important to tour operators
who could promote it to domestic and foreign visitors and there
was no intention of exploiting the gloomy past of the Vietnamese
government.
"We do not want to delve into foreign policy issues, but for us,
the place is quite beneficial as a tourist attraction. I believe the
place has a high historical and humanitarian value," Nada said.

Tài liệu tham khảo:

1- Bản tin thay Thông báo: của VKTNVN v/v Hà Nội áp lực
Indonesia đóng cửa trại Galang

2- Batam phản đối lệnh đóng cửa Trại Tỵ nạn Galang.


Bản Việt ngữ dịch từ báo Jakarta Post ngày 31 Jul 2009.
Bản tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 31 Jul 09 hay bài
linked từ Jakarta Post 31-Jul 2009.

3- Batam phản đối lệnh đóng cửa Trại Tỵ nạn Galang.


Bản Việt ngữ dịch từ báo Jakarta Post ngày 01-8-2009.
Bản tiếng Anh của báo Jarkarta Post ngày 31 Jul 09 hay bài
linked từ Jakarta Post 2 Aug 2009.

DONG TRAN
ARCHIVE OF VIETNAMESE BOAT PEOPLE (AVBP)
Van Kho Thuyen Nhan Viet Nam
web: www.vktnvn.com www.vnbp.org
Phone: +61 403 578 467 or 0403 578 467 (in Australia)

You might also like