You are on page 1of 2

Người thứ ba trong tố tụng dân sự

Phân nhóm: Dân sự


Mã tài liệu:
Tác giả/Chủ biên: TS. Phan Hữu Thư
Nhà xuất bản: Tạp chí Tòa án nhân dân - Số 4/1985
Năm phát hành: 1985
Vật mang tin: Báo, Tạp chí
Nơi lưu trữ: Thư viện Học viện
Hình thức khai thác: Đọc tại chỗ
Download:
Các đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm nguyên đơn, bị đơn và người dự sự. Nguyên đơn
và bị đơn là các bên trong tố tụng dân sự, tức là những chủ thể của quan hệ pháp luật về nội
dung đang bị tranh chấp. Ngoài nguyên đơn và bị đơn ra thì trong nhiều trường hợp còn sự tham
gia của những người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ kiện được gọi là những
người dự sự. Từ nay nên được thay bằng từ "người thứ ba" cho dễ hiểu và nếu gọi là người thứ
ba thì cũng nói lên được rằng họ tham gia tố tụng không phải với tư cách nguyên đơn hay bị
đơn.
Qua thực tiễn xét xử ở nước ta và qua tham khảo tài liệu của nhiều nước bạn, chúng tôi thấy tính
chất liên quan của những người thứ ba trong tố tụng dân sự không giống nhau, cho nên người
thứ ba, theo chúng tôi, nên chia làm hai loại: người thứ ba có yêu cầu độc lập và người thứ ba
không có yêu cầu độc lập.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập là người tham gia vào một vụ kiện đã xảy ra giữa nguyên đơn
và bị đơn để bảo vệ quyền lợi của mình độc lập với yêu cầu của nguyên đơn và bị đơn. Họ có
yêu cầu độc lập vì họ cho rằng đối tượng (hoặc quyền lợi) đang tranh chấp là thuộc về họ, chứ
không phải là thuộc về nguyên đơn hay bị đơn. Ví dụ: Trần An kiện Lại Thị Thu đòi trả lại cho
mình một bộ đèn chùm của Pháp có các đui đèn và cuống đèn mạ vàng tây, các chụp ngoài
bằng pha lê nhiều màu. Trần An có giấy biên lai mua của một cửa hàng ở Pari và chứng nhận
của Hải quan Việt Nam. An trình bày là Thu mượn đèn của y trong một dịp Nô-en mà không trả
lại. Tại Tòa án, Thu khai rằng bộ đèn chùm đó Thu có mượn của An (có hợp đồng viết và mỗi
người giữ một bản), song Thu đã trao bộ đèn đó cho Xưng là người trước đây có quan hệ tình ái
với An. Xưng được Tòa án mời tham gia với tư cách là người thứ ba. Tại Tòa án, Xưng yêu cầu
Tòa án công nhận quyền sở hữu của mình đối với bộ đèn đó và nại ra những chứng cứ, chứng
minh rằng bộ đèn đó từ lâu đã thuộc quyền sở hữu của Xưng do một hợp đồng tặng biếu mà
Trần An đã ký với Xưng, có chứng nhận của ủy ban nhân dân địa phương.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập có thể chống cả nguyên đơn, bị đơn hoặc cũng có thể chỉ
chống nguyên đơn hay bị đơn. Ví dụ: A kiện B đòi giao nhà mà B đã bán cho A nhưng nhà đó B
đã cho C thuê. C tham gia tố tụng với tư cách là người thứ ba vì C đã xây dựng thêm một số kiến
trúc trong ngôi nhà, do đó A không thể nhận nhà nếu không trả cho C những chi phí về xây dựng
thêm trong nhà đó.
Trong những vụ ly hôn, cha mẹ chồng (hoặc vợ) có thể tham gia tố tụng với tư cách là người thứ
ba có yêu cầu độc lập, nếu họ có tài sản có liên quan đến tài sản của vợ chồng, cần tách ra
trước khi chia tài sản của vợ chồng.
Người thứ ba có yêu cầu độc lập có thể tham gia tố tụng do tự mình yêu cầu, có thể theo yêu
cầu của Tòa án nhân dân, có thể theo yêu cầu của nguyên đơn hay bị đơn.
Việc người thứ ba có yêu cầu độc lập tham gia vào vụ kiện giữa nguyên đơn và bị đơn, không
cản trở họ được tự mình khởi tố một vụ kiện dân sự khác để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi
của mình. Tất nhiên việc họ tham gia vào một vụ kiện đã phát sinh giữa nguyên đơn và bị đơn
vẫn có lợi cho họ hơn, nhất là trong những tranh chấp về tài sản vì nếu người thứ ba không tham
gia tố tụng ngay thì sau khi Tòa án đã xử, những quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn và bị đơn
đã được Tòa án xác định, mà lúc đó người thứ ba mới khởi tố, thì việc xử lý sẽ khó khăn, phức
tạp hơn.
Cần phân biệt người thứ ba có yêu cầu độc lập với đồng nguyên đơn. Những đồng nguyên đơn
trong một vụ kiện dân sự bao giờ cũng chỉ có kiện bị đơn, và yêu cầu của các đồng nguyên đơn
không loại trừ nhau. Còn yêu cầu của người thứ ba có yêu cầu độc lập thì khác với yêu cầu của
đồng nguyên đơn, và có khi còn chống lại lợi ích của đồng nguyên đơn.
Người thứ ba không có yêu cầu độc lập là người tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hay
bị đơn, trong trường hợp bản án dân sự có thể ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của họ. Bản
thân những người thứ ba này không tự mình đề ra các yêu cầu độc lập mà yêu cầu của họ phụ
thuộc vào yêu cầu (hay phản yêu cầu) của nguyên đơn (hay bị đơn). Đây là chỗ phân biệt người
thứ ba không có yêu cầu độc lập với người thứ ba có yêu cầu độc lập. Chính xuất phát từ điểm
khác nhau này mà người thứ ba không có yêu cầu độc lập, không có đủ điều kiện để khởi tố một
việc kiện dân sự độc lập.
Trường hợp điển hình người thứ ba tham gia tố tụng đứng về phía bị đơn là trường hợp kết quả
của việc kiện sẽ dẫn tới chỗ họ phải bồi hòan cho bị đơn. Ví dụ: Trong một vụ bồi thường thiệt
hại do tai nạn giao thông, chủ phương tiện là bị đơn nhưng người lái xe (người đã trực tiếp gây
thiệt hại) là người thứ ba tham gia tố tụng đứng về phía bị đơn, vì sau đó người thứ ba phải có
trách nhiệm bồi hoàn lại cho bị đơn theo chế độ trách nhiệm vật chất hay trách nhiệm dân sự.
Còn về trường hợp người thứ ba tahm gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn thì có thể lấy ví dụ
sau đây: A là nhà sản xuất đã bán hàng cho B, B bán lại hàng cho C nhưng C không trả đủ tiền
cho B vì cho rằng hàng đó kém phẩm chất. B kiện C, còn A thì có thể tham gia tố tụng với tư
cách người thứ ba đứng về phía nguyên đơn vì nếu yêu cầu của B bị bác bỏ thì B có thể kiện A
vì A đã giao hàng kém phẩm chất.
Trong những vụ ly hôn mà vợ chồng ở chung và làm ăn chung với bố mẹ chồng (hoặc vợ) thì khi
chia tài sản, bố mẹ chồng (hoặc vợ) phải được mời tham gia tố tụng với tư cách là người thứ ba.
Bố mẹ chồng (hoặc vợ) có thể tham gia tố tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bị đơn. Ví dụ:
Nguyên đơn đòi đền bù công sức đã góp vào khối tài sản của bố mẹ bị đơn. Nếu bị đơn đòi đền
bù công sức góp vào khối tài sản của bố mẹ nguyên đơn thì người này sẽ tham gia tố tụng với tư
cách người thứ ba đứng về phía nguyên đơn.
Như đã phân tích vị trí của người thứ ba trong tố tụng dân sự khác với vị trí của nguyên đơn và
bị đơn, nhưng họ cũng là những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc kiện, cho nên
họ cũng là đương sự của việc kiện. Theo Thông tư số 96-NCPL ngày 8/2/1977 của Tòa án nhân
dân Tối cao thì các đương sự có các quyền sau đây:
- Được Tòa án nhân dân cho xem hoặc sao chép đơn từ, tài liệu của các đương sự khác, nhân
chứng, giám định viênẪ nếu nhận thấy việc đó cần thiết cho đương sự chuẩn bị chứng cứ, lý lẽ
để bảo vệ những quyền lợi của họ và việc đó không gây khó khăn cho việc điều tra, hòa giải.
- Được đề xuất yêu cầu, bổ sung yêu cầu hoặc thay đổi yêu cầu của việc kiện.
- Được đề xuất chứng cứ và những yêu cầu về điều tra hoặc về biện pháp khẩn cấp tạm thời cần
được Tòa án nhân dân giải quyết.
- Được xin thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân hoặc người phiên dịch.
- Được đề xuất những câu hỏi trong khi Tòa án nhân dân thẩm vấn tại phiên tòa và được tham
gia cuộc tranh luận.
- Được rút đơn kiện hoặc hòa giải với nguyên đơn, bị đơn về phần có liên quan đến mình.
- Được kháng cáo, kháng án theo những quy định của pháp luật, nhưng người thứ ba chỉ được
kháng cáo, kháng án về những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của họ.
Những người thứ ba không có yêu cầu độc lập trong tố tụng dân sự, về thực chất mà nói, tham
gia tố tụng có tính chất bổ trợ. Tòa án nhân dân mở phiên tòa không phải là để xét yêu cầu của
họ mà là để giải quyết yêu cầu của nguyên đơn. Người thứ ba không có yêu cầu độc lập chỉ
tham gia tố tụng khi vụ án đã xảy ra và tính chất phụ của yêu cầu của họ thể hiện rõ rệt: Họ đứng
về phía nguyên đơn hay bị đơn, quyền lợi của họ có nhiều ràng buộc với yêu cầu của nguyên
đơn, bị đơn mặc dầu họ có vị trí độc lập trong tố tụng dân sự, không phụ thuộc vào ý chí của
nguyên đơn, bị đơn. Như vậy, những người thứ ba không có yêu cầu độc lập không phải là chủ
thể của quyền dân sự đang tranh chấp. Xuất phát từ điểm này, người thứ ba không có yêu cầu
độc lập, không có quyền sau đây của đương sự:
- Không được đề xuất yêu cầu, bổ sung yêu cầu hoặc thay đổi yêu cầu của việc kiện.
- Không được rút đơn kiện hoặc hòa giải với nguyên đơn hay bị đơn (vì thực chất họ
không có yêu cầu hay đơn kiện độc lập mà chỉ đứng về phía nguyên đơn hay bị đơn).

You might also like