You are on page 1of 4

Dân chủ Xã hội chủ nghĩa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuật ngữ chỉ quan niệm dân chủ ở các nước Xã hội chủ nghĩa .
Khái niệm này khác với phong trào "Dân chủ xã hội" (Social democracy) hay chủ nghĩa xã
hội Dân chủ (democratic socialism) ở các nước phương tây.

Mục lục
[ẩn]

• 1 Một số đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
• 2 Thực tế xã hội
• 3 Tham khảo

• 4 Liên kết ngoài

[sửa] Một số đặc điểm của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
Đây là nền dân chủ cho đại đa số người - dân chủ của nhân dân lao động dựa trên chế độ công
hữu về tư liệu sản xuất. Nền dân chủ này giành được do kết quả thắng lợi của cuộc đấu tranh
lâu dài vì tiến bộ xã hội của nhân dân lao động.

• Về chính trị : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thể hiện qua sự lãnh đạo chính trị của giai
cấp công nhân thông qua Đảng Cộng Sản đối với toàn xã hội, thực hiện quyền lực và
lợi ích của toàn thể nhân dân lao động, mà trong đó có giai cấp công nhân .
• Về kinh tế : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản
xuất chủ yếu của toàn xã hội, đáp ứng sự phát triển ngày càng cao của lực lượng sản
xuất dựa trên cơ sở khoa học công nghệ hiện đại, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất và
tinh thần của toàn thể nhân dân lao động .
• Về văn hóa tư tưởng : Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng Marx-Lenin (hệ
tư tưởng của giai cấp công nhân ) làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức
xã hội khác trong xã hội mới (như văn học, nghệ thuật, giáo dục, đạo đức, lối sống,
văn hóa, xã hội, tôn giáo ...)

[sửa] Thực tế xã hội


Mặc dù thay đổi danh xưng, nhưng các nước xã hội chủ nghĩa và các tổ chức cộng sản vẫn
theo đuổi đường lối tập trung dân chủ theo hệ thống đơn đảng như là một trong những nguyên
tắc cơ bản. Điều 4 trong bản "Hiến pháp nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm
1992" (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia-2005-Bản sửa đổi), có đoạn viết như sau : "Đảng
Cộng Sản Việt Nam…là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Mọi tổ chức của Đảng hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật".
Dân chủ Xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên lý thuyết "dân chủ nhất nguyên" để đối chọi
[cần dẫn nguồn]
với lý thuyết "dân chủ đa nguyên" như 1
thực thể của quyền con người ở các nước phương Dân chủ
Tây. Dân chủ nhất nguyên hay còn gọi là "dân chủ Đây là một phần của loạt bài
tập trung", tính nhất nguyên chính trị được thể về Chính trị và
hiện ở chỗ Đảng Cộng sản là người lãnh đạo hệ Thể chế nhà nước
thống chính trị và toàn xã hội xây dựng nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa. • Dân chủ
• Lịch sử dân chủ
5555555555555555555555555555555555 • Các biến thể của dân chủ

• Danh sách các loại hình dân chủ


Dân chủ tự do
• Dân chủ dự liệu (Anticipatory)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia • Dân chủ Athen
• Dân chủ đồng thuận
Bước tới: menu, tìm kiếm • Dân chủ thảo luận
• Dân chủ trực tiếp
Dân chủ tự do là một thể chế nhà nước. Đây là • Dân chủ hẹp hòi
một hình thức dân chủ đại nghị nơi mà thẩm • Dân chủ tự do
quyền của các đại diện dân chủ được bầu ra thực • Dân chủ không đảng phái
thi quyền ra quyết định phụ thuộc vào nền pháp trị
• Dân chủ tham gia
và thường được hiến pháp tiết chế. Hiến pháp
• Dân chủ đại diện
nhấn mạnh sự bảo vệ quyền và tự do của các cá
• Dân chủ cộng hòa
nhân và ràng buộc các nhà lãnh đạo.
• Dân chủ xã hội
• Dân chủ Soviet
Các quyền và quyền tự do được hiến pháp của nền
dân chủ tự do bảo vệ rất đa dạng, nhưng thường
• Hình thức Demarchy
gồm những dạng chính sau đây: quyền xử lý theo
trình tự luật (due proces of law), quyền riêng tư,
quyền sở hữu tài sản và quyền bình đẳng trước Politics Portal · x • t • s
pháp luật, và quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội
và tự do tôn giáo. Ở các nền dân chủ tự do, các quyền (tự do) này thường được đảm bảo theo
hiến pháp, hoặc được tạo nên bởi luật pháp hay luật tố tụng mà có thể các luật đó có thể làm
cho các cơ quan dân sự khác nhau có quyền để quản lý hay thực thi các quyền này.

Các nền dân chủ tự do cũng có đặc trưng là sự khoan dung và đa nguyên; các quan điểm
chính trị và xã hội khác, ngay cả đối với những quan điểm cực đoan được cho phép cùng tồn
tại và cạnh tranh cho quyền lực chính trị trên nền tảng dân chủ. Các nền dân chủ tự do nắm
giữ các cuộc bầu cử theo nhiệm kỳ và ở đó, các nhóm có quan điểm chính trị khác có cơ hội
đạt được quyền lực chính trị. Trong thực tế, những cuộc bầu cử này hầu như những nhóm ủng
hộ dân chủ tự do thắng; vì vậy, hệ thống này tự nó trường tồn.

Thuật ngữ "tự do" trong "dân chủ tự do" không có ngụ ý rằng chính phủ của nền dân chủ đó
phải theo ý thức hệ chính trị của chủ nghĩa tự do. Nó chỉ đơn giản nhắc đến một sự thật là các
nền dân chủ tự do đề cao việc bảo vệ hiến pháp về các quyền của từng cá nhân từ quyền lực
của chính phủ [1]đã được các nhà triết học tán thành nền tự do đề xuất đầu tiên trong suốt Thời
đại Ánh sáng. Hiện nay, có nhiều ý thức hệ chính trị khác nhau ủng hộ dân chủ tự do. Điển
hình như có cả chủ nghĩa bảo thủ, dân chủ Thiên Chúa giáo, dân chủ xã hội và một số hình
thức chủ nghĩa xã hội.
Một nền dân chủ tự do có thể theo mô hình của cộng hòa lập hiến hay nền quân chủ lập hiến.

555555555555555555555555555
Dân chủ XHCN ở VN-nền dân chủ nhất nguyên chính trị do ĐCS
lãnh đạo
Hum nay giới thiệu với mọi ng một bài viết trến Báo Điện tử ĐCS để phục vụ cho
môn học này, và nhất là đề tài tiểu luận..

Dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - nền dân chủ nhất nguyên chính trị do
Đảng Cộng sản lãnh đạo

Ai cũng biết dân chủ là nhân dân làm chủ vận mệnh của mình, làm chủ trên tất cả lĩnh
vực hoạt động của đời sống xã hội. Dân chủ luôn là khát vọng của con người, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thôi thúc hàng triệu người đấu tranh để giành và vươn tới khát vọng
đó. Cuộc đấu tranh vì dân chủ luôn gắn liền với đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc, giải phóng con người, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội.

Trải qua các hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp và nhà nước, đến nay nhân loại chỉ có
hai thứ dân chủ khác nhau, đó là một thứ dân chủ cho số ít người, dựa trên chế độ chiếm
hữu tư nhân tư liệu sản xuất, do giai cấp cầm quyền chi phối. Đó là dân chủ chủ nô, dân
chủ tư sản – “dân chủ”' của giới bóc lột, cường quyền, vô nhân đạo. Một thứ dân chủ
khác, là dân chủ cho đại đa số người - dân chủ của nhân dân lao động dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất. Nền dân chủ này giành được do kết quả thắng lợi của cuộc
đấu tranh lâu dài vì tiến bộ xã hội của nhân dân lao động. Đó là dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ xuất hiện khi giai cấp công nhân và, nhân dân lao động đấu
tranh giành được chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Với tính cách là một
chế độ chính trị, dân chủ xã hội chủ nghĩa là hình thức chính trị của nhà nước, do nhân
dân lao động lập ra dựa trên nền tảng liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản - Nhà nước xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực thực tế thuộc về nhân dân, nhân dân quản lý xã
hội của mình. Đó là một nền dân chủ thực sự, đầy đủ và triệt để nhất. Vì đây là dân chủ
của đa số, của nhân dân lao động, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân; trong đó gắn
liền với công bằng và bình đẳng xã hội, gắn liền với chống áp bức, chống bóc lột và bất
công, được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội, được thể
chế bằng Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ nhất nguyên về chính trị. Tính nhất nguyên
chính trị được thể hiện ở chỗ: Đảng Cộng sản là người lãnh đạo hệ thống trị và toàn xã hội
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; Nhà nước pháp quyền có chức năng thể chế hoá
đường lối của Đảng về các quyền tự do, dân chủ của nhân dân thành hiến pháp, pháp
luật, chính sách và tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật, chính sách đó; quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin về dân chủ là nền tảng lý luận, tư tưởng của dân chủ xã hội chủ
nghĩa; dân chủ xã hội chủ nghĩa là mục tiêu chung của xã hội, hệ thống chính trị và của
toàn dân; không chấp nhận các khuynh hướng, các lực lượng chính trị có tư tưởng trái với
mục tiêu dân chủ xã hội chủ nghĩa, trái với lý luận Mác - Lênin. Thực tiễn xây dựng dân
chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa đã khẳng định, quá trình củng cố, hoàn thiện nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa là quá trình tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, gắn liền với
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh, không ngừng nâng cao ý
thức, năng lực làm chủ của nhân dân, thu hút và động viên họ tham gia tích cực, tự giác
vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

Nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, sản phẩm thắng lợi
của cuộc cách mạng “Tư sản dân quyền cách mạng là thổ địa cách mạng để đi tới xã hội
cộng sản”, của các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, thống nhất
nước nhà, của công cuộc đổi mới đất nước vì hạnh phúc nhân dân do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo, đã được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam dốc lòng và đồng tâm
xây dựng nhiều chục năm qua, đạt nhiều thành tựu, thì tất yếu phải là một nền dân chủ
nhất nguyên chính trị. Bởi vì, xét về tính chất giai cấp thì nền dân chủ nào cũng có tính
giai cấp, Ở một số nước phương Tây, người ta thực hiện hình thức dân chủ đa nguyên,
nhưng về thực chất, bao giờ cũng là nhất nguyên, do đảng của giai cấp cầm quyền chi
phối việc xây dựng và thực hiện dân chủ. Cái gọi là “đa nguyên chính trị” chẳng qua chỉ là
luận điệu lừa mị của giới tư sản đối với những người non kém chính trị” rồi trở lại tước
quyền dân chủ của nhân dân lao động do gian khổ đấu tranh mới giành được mà thôi.

Trong chiến lược “Diễn biến hoà bình” chống Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch lại rêu rao một cách ác ý rằng “ở Việt Nam thực hiện chế độ độc đảng lãnh đạo
nên đã dẫn tới chế độ “Đảng trị”; rằng “độc đảng thì kéo theo: độc tài, độc đoán, độc
quyền”; rồi họ yêu cầu: “Việt Nam phải xoá bỏ sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam”, vì “còn thực hiện “độc đảng” lãnh đạo thì Việt Nam không có dân chủ” và họ
“khuyên”: “Để có dân chủ, Việt Nam nên thực hiện đa nguyên về chính trị, đa đảng đối
lập”, bởi “Đa nguyên, đa đảng bao giờ cũng tốt hơn chế độ nhất nguyên độc đảng. Độc
tài, đảng trị là cái gốc sai chính của nhà nước cầm quyền Việt Nam hiện đại”… Từ ngày ra
đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân, lãnh đạo
nhân dân đấu tranh giành độc lập cho dân tộc, ấm no, tự do, hạnh phúc cho nhân dân,
lập nên Nhà nước dân chủ cộng hòa đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhà nước đó ngay từ đầu đã
được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố là nhà nước của dân do dân vì dân: “Bao nhiêu quyền
hạn đều của dân… quyền hành và lực lượng đều ở nơi nơi dân”.

76 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn dày công tìm tòi, sáng tạo, không ngừng
đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của mình đối với nhà nước Nhà nước, nhằm
làm cho Nhà nước không ngừng vững mạnh và thực sự là cơ quan quyền lực, công cụ biểu
hiện ý chí, nguyện vọng, thực hiện và bảo vệ quyền dân chủ thực sự của nhân dân. Đặc
biệt là từ ngày thực hiện đường lối đổi mới đất nước đến nay, sinh hoạt dân chủ trong xã
hội Việt Nam ngày càng được mở rộng, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân mỗi
ngày một nâng cao, tiếng nói tâm huyết của nhân dân vì một xã hội công bằng, bình
đẳng, dân chủ, văn minh được các cấp chính quyền lắng nghe, tôn trọng và tiếp thu đúng
đắn. Năm 1998, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII ban hành Chỉ thị
về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, Chính phủ ban hành quy chế thực hiện
dân chủ ở xã, phường nhằm tiếp tục phát huy, mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân...
đã tạo nên một sắc thái dân chủ mới trong xã hội. Sự thật đó nói lên rằng, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang từng
bước được thực hiện ngày càng tốt hơn theo đà phát triển của dân trí Việt Nam. Tuy
nhiên, chúng ta cũng thẳng thắn thừa nhận rằng, hiện nay, “Nền kinh tế phát triển chưa
vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp,.. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc
làm ở nông thôn còn ở mức cao... Một số giá trị văn hóa và đạo đức xã hội suy giảm...
Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp... Sự phân hoá giàu nghèo
giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng.
Tình trạng khiếu kiện của nhân dân ở nhiều nơi kéo dài và phức tạp, chưa đuợc các cấp
các ngành giải quyết kịp thời... Các tệ nạn xã hội, nhất là nạn ma tuý và mại dâm lan
rộng... Trật tự an toàn xã hội chưa được bảo đảm vững chắc... Cơ chế, chính sách không
đồng bộ...Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một
bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng...Tình trạng lãng phí, quan liêu
còn khá phổ biến”, đã làm hạn chế mức độ thực hiện dân chủ của xã hội ta và là nguyên
cớ để kẻ thù và bọn cơ hội, bất mãn, công kích chúng ta. Do vậy, để kiên trì bảo vệ và
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa - nền dân chủ nhất nguyên chính trị do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta một mặt phải kiên quyết
khăc phục những yếu kém; mặt khác phải thực sự kiên định con đường độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, cảnh giác và kiên quyết đấu tranh vạch trần mọi luận điệu xuyên tạc,
dụ dỗ, lừa mị của kẻ thù, cùng nhau đoàn kết một lòng chung quanh Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, quyết tâm đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta tiến lên
giành nhiều thành tựu hơn nữa.

You might also like