You are on page 1of 5

Điều trần của Phó phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng

Robert Scher
Vụ an ninh Á châu và Thái Bình Dương
Văn phòng bộ trưởng Quốc phòng
trước

Tiểu ban đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương


Ủy ban Đối ngoại
Thượng viện Quốc hội Hoa Kỳ
Ngày 15 tháng 7 năm 2009

Các vấn đề trên biển và tranh chấp lãnh thổ ở Đông Á.


Thưa ông chủ tịch, cám ơn ông đã mời tôi đến điều trần trước tiểu ban của ông
về các tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải và chủ quyền. Những vấn đề này đang là
trọng tâm của các giải pháp an ninh ở Đông Á và Thái Bình Dương, và được
bộ Quốc phòng quan tâm kỹ. Tôi hoanh nghênh việc quan tâm của tiểu ban về
các vấn đề này, và mong muốn giữ đối thoại với tiểu ban trong khi các sự việc
vẫn đang chuyển biến.

Trong bài phát biểu ngày 30 tháng 5 năm 2009 ở cuộc họp hàng năm về Quốc
phòng của viện Nghiên Cứu Sách Lược Quốc Tế ở Singapore, bộ trưởng Quốc
phòng Robert Gates đã trình bày nhiều thay đổi đáng chú ý trong bối cảnh an
ninh ở châu Á từ khi cuộc Chiến Tranh Lạnh kết thúc. Đặc biệt hơn hết, khi
chú tâm về sự giàu có đang phát triển và tiêu chuẩn sống càng ngày càng nâng
cao của người dân châu Á, bộ trưởng Gates đã nhấn mạnh các liên quan giữa
ổn định và phát triển kinh tế, một trong những nét đặc sắc của các chuyển biến
an ninh ở châu á trong giai đoạn này. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương
trong hai thập kỷ vừa qua phần lớn được yên ổn; khu vực này rất ổn định và
việc ổn định này đã góp phần đem lại lợi ích cho mọi người.

Tuy ổn định, chúng tôi vẫn thấy một dữ kiện có thể xáo trộn bối cảnh an ninh
châu Á - Thái Bình Dương - và chủ đề của buổi điều trần ngày hôm nay là
một chuỗi tranh chấp không ngừng, đặt biệt là các tranh chấp ở Đông Nam Á
và Đông Hải giữa nhiều bên. Trong các năm gần đây, chúng tôi đã chứng kiến
nhiều gia tăng trong xích mình và căng thẳng trong các tranh chấp này, những
xích mích tương phản với tình trạng tương đối yên ổn và chú trọng hợp tác
dựa vô các giải pháp ngoại giao được biểu thị qua Tuyên bố lịch sử 2002 về
Hành xử của các bên ở vùng Đông hải.

Có nhiều lý do cho các gia tăng xích mính này: gia tăng nhu cầu về dầu mỏ và
khí đốt thiên nhiên đương nhiên gia tăng các phần tự nhận giữa các bên tranh
chấp muốn giữ quyền tài nguyên của mình; gia tăng quan tâm về chủ quyền vì
hạn định nộp yêu cầu về thềm lục địa mở rộng theo Hiệp ước về luật biển
Quốc tế (UNCLOS); gia tăng chủ nghĩa dân tộc làm tăng độ nhạy cảm giữa
các nhà nước và người dân về các coi thường hay vi phạm ranh giới lãnh thổ
và chủ quyền. Thêm nữa, các lớn mạnh của quân đội Trung Quốc cũng góp
phần thay đổi cường điệu và thái độ trong đối thoại về các tranh chấp trong
vùng.

Khi phân tích về các hoạt động trên biển của Trung Quốc, tôi nghĩ cần phải
phân biệt giữa việc Trung Quốc (TQ) quấy rối các tàu trợ giúp cho Hải quân
Mỹ ở gần bờ biển TQ, và cách thức TQ tiếp cận với tranh giành lãnh thổ, lãnh
hải nói chung. Tuy cần phân biệt rõ hai điều này, nền tảng của các phản ứng
của Mỹ đều như nhau.

Việc TQ qua lại tiếp tục quấy rối tàu Mỹ hoạt động bình thường hay thao tác
các hoạt động quân sự hợp pháp trong vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của TQ
trong năm nay là một chuyện khó chịu trong quan hệ Mỹ và TQ. Nhưng từ hối
tháng 5 đến giờ chưa có tàu TQ nào quấy phá tàu Mỹ nữa.

Trong khi các việc bất ngờ trên biển như vậy cần được quan tâm, chiều hướng
giảm xuống cho các bất ngờ này sau một thời gia tăng đột biến cho thấy hai
bên giữ cam kết giải quyết các sự việc qua các kinh ngoại giao.

Bộ Quốc phòng nhận xét về hành xử của TQ trong vùng EEZ và trong vùng
Đông hải mà TQ đang tranh giành, có hai tiền đề:

Thứ nhất, xác nhận chủ quyền của TQ trên hầu hết Đông hải là các vấn đề
sách lược cho TQ. Chủ yếu TQ cần cho cả các giá trị kinh tế và chính trị, mà
các đồng nghiệp của tôi bên bộ Ngoại giao đã trình bày, nhưng có thể gói gọn
là TQ tích cực chống lại bất cứ hoạt động nào của các nước nhằm tranh giành
chủ quyền. Việt Nam, Đài Loan, Phillipines, Mã Lai, Indonesia và Brunei đều
có tranh chấp chủ quyền trong vùng Đông hải; các tranh chấp này có xen lấn
với nhau, đặt biệt trong các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Thứ nhì, để hỗ trợ cho phát triển về sách lược và chính trị trong vùng, TQ đã
và đang tiếp tục gia tăng các hiện diện quân sự ở Đông hải. Chúng tôi có thể
thấy được mối liên hệ giữa các phản ứng quả quyết của TQ đối với không
quân và hải quân bề mặt Mỹ sau khi Quân Đội Giải phóng Nhân dân TQ
(PLA) củng cố, hoàn thiện các cơ sở, căn cứ trên đảo Hải Nam.

Hiểu được các lý do sách lược của TQ không có nghĩa bộ Quốc phòng (QP) sẽ
chấp nhận thái độ của TQ khi khẳng định chủ quyền trong vùng. Chúng tôi
cương quyết phản đối hành động đem lại nguy hiểm cho tàu bè của chúng ta,
và hành động rõ ràng trái với cách cư xử được chấp thuận trên các vùng biển
nằm ngoài lãnh hải quốc gia. Bộ QP sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các kinh liên lạc
có được để bày tỏ quan điểm này đến các đồng nhiệm bên quân đội TQ. Trong
cuộc họp Defense Consultative Talks vừa rồi ở Bắc Kinh, vấn đề này đã là chủ
đề của chương trình họp. Hai bên (Mỹ và TQ) đã đồng ý lập một Cuộc Họp
Đặc Biệt (Special Meeting) theo tinh thần của thoả thuận US-China Military
Maritime Consultative Agreement (Thoả thuận trao đổi về các vấn đề quân sự
trên biển giữa Mỹ và TQ - MMCA) (1998) trong tuần tới để lập ra các cách
thức thanh tra các tiến triển của thỏa thuận MMCA, phát triển liên lạc, và
giảm bớt cơ hội tai nạn, hay sơ ý giữa quân đội hai nước khi đang hoạt động
gần nhau.

Ngoài ra, chúng tôi phản đối bất cứ nước nào muốn giới hạn các quyền tự do
hải hành trong khu vực EEZ. Luật quốc tế truyền thống, như viết trong điều
58 và 87 của phiên bản năm 1982 Luật UNCLOS, cho phép toàn bộ các quốc
gia trên thế giới quyền hải hành trong EEZ, tự do lưu thông, chuyển tiếp, và
các hoạt động biển thông thường khác trên hải phận quốc tế. Đây là quan
điểm của nước Mỹ từ năm 1982, sau khi có luật UNCLOS. Lưu thông hàng
hải trong EEZ xét về tính chất và nội dung phải có cùng tự do như lưu thông
hàng hải trên hải phận quốc tế. Phải để ý trên 40% biển của thế giới nằm trong
EEZ, do dó tự do hải hành trong EEZ rất cần thiết cho kinh tế toàn cầu và hòa
binh của thế giới, và cần được cương quyết xác định và bảo vệ.

Như đã nói ở trên, các hoạt động quân sự của Mỹ trong khu vực này chỉ là các
hoạt động thường nhật, và theo đúng với các luật quốc tế thông thường ghi
trong UNCLOS 1982. Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần chính sách căn
bản của Mỹ về các tranh chấp ở Đông hải, gần đây nhất là ở Đối thoại Sangri-
La hồi tháng 5 năm 2009, khi bộ trưởng Gates tuyên bố Mỹ sẽ không đứng
theo bên nào trong tranh chấp lãnh thổ và chỉ ủng hộ một giải pháp hòa binh
để bảo vệ tự do hải hành. Trong bài phát biểu, bộ trưởng Gates nói, "dù trên
mặt biển, trong không gian gần mặt đất, không gian xa, hay trong không gian
thông tin, các giá trị chung toàn cầu cho chúng ta một nơi chung để hợp tác - ở
đó chúng ta cần theo nguyên tắc của phát luật và các cơ chế khác để có thể gìn
giữ hòa binh trong khu vực."

Bộ trưởng Gates có nói, "chúng ta giữ lập trường cởi mở, chống độc quyền, và
tôn trọng các sử dụng thông thường và có trách nhiệm trong không gian chung
nhằm phát triển và giữ phồn thịnh cho mọi người." Mỹ quan tâm đến việc giữ
các liên lạc trên biển; không bị dính líu đến các tranh chấp trong vùng; khuyến
khích giải pháp cho các tranh chấp bằng một khung làm việc hỗn hợp, tránh
tạo ra tiền lệ, và bảo vệ uy tín của Mỹ ở Đông Nam Á.

Để hỗ trợ các mục đích sách lược của chúng ta, bộ QP đã đề ra nhiều phương
hướng:

1) Biểu lộ rõ qua lời nói và hành động rằng quân đội Mỹ sẽ luôn hiện diện và
có thái độ như là một lực lượng ưu việt trong vùng;

2) Đặt tiền lệ và điều chỉnh các xác định về quyền tư do hải hành bằng các
hoạt động của tàu hải quân Mỹ;

3) Xây dựng các mối quan hệ vững chắc với các dối tác trong vùng, trên cả
hai phương diện: chính sách qua đối thoại về sách lược và hành động qua phát
triển khả năng hoạt động của đối tác;

4) Củng cố các quan hệ quân sự-ngoại giao với TQ để giữ liên lạc tốt tránh sai
lầm.

Hiện diện quân sự có lẽ là phần quan trọng nhất trong phương hướng 1 nêu
trên. Về phương diện này, gia tăng quân số ở Guam được coi là vị trí đóng
quân vĩnh viễn trong vùng và xác định vị thế sức mạnh tại chỗ. Chúng tôi tin
vị thế này có ảnh hưởng duy trì yên ổn cho các chính sách và sách lược của
các bên tranh chấp ở Đông hải. Làm khác đi sẽ tạo ra một khoảng trống khi
quân đội Mỹ bỏ ra, và sẽ gây khó khăn trong sách lược của các nước yếu thế
trong vùng.

Về yếu tố thứ hai trong chiến lược của chúng ta (Mỹ.) bộ tư lịnh Thái bình
dương (tlTBD)sẽ tiếp tục khẳng định quyền tự do hải hành trong vùng. tlTBD
sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động ở Đông hải, theo đúng quy luật Quốc tế
thường lệ như ghi trong UNCLOS. Các hoạt động của Mỹ sẽ phục vụ cho
qưyền lợi trong vùng của Mỹ, và mong mỏi giữ an ninh, yên ổn cho bờ phía
tây Thái Bình Dương.

Yếu tố thứ ba sẽ tập trung mở rộng và đi sâu hơn cho các quan hệ ngoại giao
quốc phòng, và các chương trình cấu tạo khả năng có tác dụng quan trọng cố
gắng hỗ trợ cho việc ngăn chận các căng thẳng trong Đông hải trở thành nguy
cơ đến quyền lợi của Mỹ. Về yếu tố này, chúng ta đã nối lại các đối thoại về
chính sách quốc phòng cấp cao với Việt Nam và Mã lai thêm vô với các quan
hệ, cơ chế chặc chẽ đã có với Phi lip pin, Thái Lan, và Indonesia. Qua nhiều
hoạt động hợp tác an ninh như hội thảo hay tập trận hỗn hợp nhiều bên, chúng
ta đang giúp nhiều nước trong vùng vượt qua các rào cản của lịch sử hay của
văn hóa làm khó khăn các hợp tác an ninh nhiều bên.

Cuối cùng, chúng ta cần phải gia cố các cơ chế có sẵn đễ đối thoại với TQ, và
nhiều vấn đề an ninh khác, như Các cuộc hội thoại giải đáp về Quốc phòng
Mỹ - TQ, các cuộc hội thoại hợp tác chính sách về quốc phòng Mỹ - TQ, quá
trình Tư vấn thương lượng về quân sự trên biển Mỹ - TQ. Những cơ chế này
giúp giữ nhiều quan hệ đối thoại cởi mở và lâu dài để xây dựng tin tưởng
nhiều hơn, và để cải thiện hiểu biết, ứng dụng của các tiêu chuẩn an toàn, luật
lệ giao thông đem đến cải thiện an toàn cho quân lính của các nước trong
vùng.

Toàn bộ các cố gắng trên nhằm giảm xáo trộn. Chúng tôi tin tưởng các bên
tranh giành chủ quyền ở Đông hải đánh giá về Mỹ như là một ảnh hưởng đem
đến ổn định trong khu vực. Mặc dù chúng ta không đề nghị phân xử hay hòa
giải các xung đột, hiện diện trong vùng của chúng ta đem đến cảm giác ổn
định và vùng đệm cho các bên tìm kiếm giải pháp chính trị cho các tranh
chấp.

Tôi sẽ vui lòng trả lời các thắc mắc của quí vị.

Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ

http://www.foreign.senate.gov/testimony/2009/ScherTestimony090715p.pdf

nuocmua, X-Cafe chuyển ngữ

You might also like