You are on page 1of 6

Tường trình của Scot Marciel, Phụ tá Giám đốc

Phân ban Đông Á Thái Bình Dương, Bộ Ngoại giao


Hoa Kỳ
trước:

Tiểu ban Các Vấn đề về Đông Á & Thái Bình Dương,


thuộc Uỷ Ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ
Ngày 15, tháng 7, năm 2009

Các vấn đề hàng hải và tranh chấp chủ quyền tại Đông Á
Thưa ngài Chủ tịch Webb và các Thành viên Tiểu ban, tôi trân trọng được
trình bày với các ngài về các vấn đề hàng hải, biển đảo và vấn đề chủ quyền
tại Châu Á. Tuyến đường biển chạy qua Đông Nam Á là một trong những
tuyến đường biển có tầm thương mại và chiến lược quan trọng bậc nhất trên
thế giới. Vùng biển này cung cấp chất đốt và dầu mỏ mang lợi lợi ích tăng
trưởng kinh tế to lớn cho khu vực Đông Á và sự thịnh vượng của Hoa Kỳ.
Hàng tỷ Đô la thương mại của khu vực Châu Á, bao gồm cả Hoa Kỳ phụ
thuộc vào tuyến đường biển này. Hơn một nửa tàu thương mại thế giới chạy
qua tuyến đường biển này mỗi năm.

Hoa Kỳ từ lâu đã quan tâm đến sự ổn định trong vùng, sự tự do lưu thông và
sự tuân thủ luật pháp quốc tế tại các tuyến đường biển Đông Á. Trong nhiều
thập kỷ qua, sự tham gia của Hoa Kỳ vào Đông Á; bao gồm cả sự triển khai,
hiện diện quân sự của quân đội Hoa Kỳ để gìn giữ hoà bình và bảo vệ lợi ích
của Hoa Kỳ. Điều đó vẫn được tiếp tục đến ngày nay. Qua đối ngoại, thương
mại, và hiện diện quân sự; chúng ta đã và đang bảo vệ lợi ích của chúng ta
trong vùng. Các mối quan hệ của chúng ta với các quốc gia đồng minh vẫn
đuợc giữ vững, hoà bình trong khu vực vẫn được giữ vững – và cũng như các
ngài đã biết, Hải quân Hoa Kỳ vẫn tiếp tục tiến hành các nhiệm vụ cần thiết để
bảo vệ an ninh và lợi ích cho đất nước chúng ta tại Đông Á.

Sự hiện diện của chúng ta và chính sách của chúng ta nhắm đến sự ủng hộ và
tôn trong luật pháp hàng hải quốc tế, bao gồm hiệp định của Liên Hiệp Quốc
về biển đảo, mặc dù Hoa Kỳ chưa thông qua hiệp định đó, như ngài Chủ tịch
đã biết. Chính quyền hiện tại và những người tiền nhiệm ủng hộ điều đó; và
ngược lại, các đội tàu của chúng ta tuân thủ theo sự quản lý truyền thống về
đại dương.

Vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Đông Á là rắc rối và phức tạp. Và
thưa ngài Chủ tịch, tôi sẽ tập trung vào 3 chủ đề:

- Thứ nhất, sự tranh chấp chủ quyền tại biển Nam Trung Hoa, (biển Đông).

- Thứ hai, các sự việc xảy ra gần đây liên quan đến Trung Quốc và hoạt động
của tàu hải quân Hoa Kỳ tại vùng biển quốc tế và các vùng Kinh Tế Độc
Quyền (EEZ).

- Thứ ba, cuối cùng; các bối cảnh chiến lược của vấn đề khác biệt này và làm
thế nào để Hoa Kỳ phản ứng, đối phó với vấn đề trên.

Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Philipines, Malayxia, Indonesia, Brunei đã
tuyên bố một phần chủ quyền của biển Nam Trung Hoa (biển Đông), với
những đặc trưng khác nhau. Và sự tuyên bố chủ quyền của họ cũng khác
nhau. Sự tranh chấp chủ yếu tập trung vào 200 hòn đảo nhỏ, các dải đá và đá
ngầm nhô lên mặt biển tạo thành hai chuỗi quần đảo là Paracel & Spratly
Islands, (Việt Nam gọi là Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc gọi là Tây Sa
và Nam Sa).

Mặc dù có tranh chấp về chủ quyền, nhưng vùng biển Nam Trung Hoa (biển
Đông) đa phần vẫn hoà bình. Sự tranh chấp của các quốc gia tăng lên và chưa
tìm ra giải pháp. Đến nay, sự tranh chấp chưa dẫn đến sự xung đột quân sự.
Vào năm 2002, Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á đã ký kết “Tuyên
bố về cách tiến hành và ứng xử tại biển Nam Trung Hoa (biển Đông)”. Trong
khi không có sự ràng buộc để tiến hành các nguyên tắc ứng xử; chẳng hạn như
các quốc gia liên quan nên giải quyết các vấn đề tranh chấp trong hoà bình …
và chúng tôi xác nhận một lần nữa, chúng tôi ủng hộ và tôn trọng quyền tự do
lưu thông hàng hải và hàng không tại vùng biển Nam Trung Hoa, như việc
đưa ra và thừa nhận các nguyên tắc về luật quốc tế, bao gồm hiệp định năm
1982 của Liên Hiệp Quốc về Hàng hải.

Và quan trọng hơn, năm 2002, một tài liệu được đưa ra làm các bên liên quan
xích lại gần nhau trong cuộc tranh chấp. Chúng tôi hoan nghênh thỏa thuận
này; thỏa thuận đó làm giảm căng thẳng giữa các nước ASEAN và làm cho
ASEAN vững mạnh hơn. Thỏa thuận đó không loại bỏ căng thẳng, cũng
không loại bỏ các hành động đơn phương của các quốc gia liên quan; nhưng
đó là một sự bắt đầu, một nền tảng tốt mà dựa vào đó giải quyết xung đột
trong vùng bằng ngoại giao.

Chính sách của Hoa Kỳ tiếp tục điều đó và không đứng về phía nào trên cơ sở
cạnh tranh hợp pháp của các quốc gia liên quan đến chủ quyền của biển Nam
Trung Hoa. Nói cách khác, chúng ta không gánh vác các yêu sách về chủ
quyền của các quần đảo tại biển Nam Trung Hoa. Tuy nhiên, chúng tôi quan
ngại các yêu sách về hải phận mà không được lấy từ một quốc gia nào. Các
yêu sách về hàng hải không phải là phù hợp với luật pháp quốc tế, như phản
ánh trong Hiệp định Luật Quốc Tế về Hàng hải.

Chúng tôi vẫn lo ngại về căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam, cả hai
quốc gia này đều có khả năng khai thác dầu mỏ và khí đốt dưới lòng biển
Nam Trung Hoa. Bắt đầu từ mùa hè năm 2007, Trung Quốc yêu cầu các công
ty Hoa Kỳ dừng các hoạt động thăm dò dầu mỏ và khí đốt với các đối tác Việt
Nam tại vùng biển Nam Trung Hoa; nếu không sẽ đối mặt với những hệ quả
trong việc kinh doanh của Hoa Kỳ với Trung Quốc.

Chúng tôi phản đối bất kỳ hành động hăm dọa nào đến các công ty Hoa Kỳ.
Vào tháng 9 năm 2008, trong chuyến công du Việt Nam của Thứ trưởng
Ngoại Giao Hoa Kỳ - John Negroponte dưới thời tổng thống Bush, ngài Thứ
trưởng đã tuyên bố và khẳng định quyền của các công ty Hoa Kỳ tại biển Nam
Trung Hoa. Các tranh chấp, khiếu nại phải được xử lý đến nơi đến chốn và
không có sự ép buộc hay áp bức nào. Chúng tôi nêu lên quan ngại trực tiếp
của chúng tôi với Trung Quốc; Tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia không
nên cố gắng bởi các áp lực, và rằng các công ty Hoa Kỳ không nên tham gia
tranh chấp.

Chúng tôi khuyến khích các bên liên quan kiềm chế và ngăn ngừa các hành
động thô bạo để giải quyết các khiếu nại cạnh tranh. Chúng tôi đã đưa ra
tuyên bố thẳng thắn rằng, chúng tôi phản đối các hành động hăm dọa và giải
quyết vấn đề bằng vũ lực (ám chỉ Trung Quốc), cũng như mọi hành động cản
trở sự tự do lưu thông hàng hải nào. Chúng tôi muốn thấy một giải pháp phù
hợp với luật quốc tế, bao gồm cả Hiệp Định Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc về
Hàng hải.

Hiện có nhiều vấn đề liên quan đến sự tranh chấp lãnh thổ tại Đông Á, Nhật
Bản và Trung Quốc có sự khác nhau về quan điểm EEZ tại biển Đông Trung
Hoa (biển Nhật Bản), và chủ quyền của quần đảo Điếu Ngư Đài, Nhật Bản gọi
là Senkaku. Nhưng sự tranh chấp này không được chú ý bằng sự tranh chấp
tại biển Nam Trung Hoa, chúng tôi tiếp tục theo dõi tiến triển của sự tranh
chấp hải phận này, và sự tranh chấp này có thể leo thang nhanh chóng trong
vùng, nơi mà tinh thần dân tộc còn rất mạnh.

Và bây giờ, tôi nói đến các hành động gần đây liên quan đến Trung Quốc đối
với các đội tàu Hoa Kỳ tại vùng biển quốc tế, hay EEZ. Vào tháng 3 năm
2009, tàu do thám USNS Impeccable họat động bình thường như mọi ngày,
phù hợp với luật pháp quốc tế tại vùng biển Nam Trung Hoa. Hành động của
Trung Quốc là đưa đội tàu đánh cá đến quấy rối, và cản trở sự tự do lưu thông
hàng hải, những hành động không thích hợp và sự cuỡng bách đó đưa ra sự
lưu tâm về an toàn của các tàu khác. Chúng tôi ngay lập tức đã đưa kháng
nghị đến chính phủ Trung Quốc, và phản đối rằng sự khác biệt của chúng ta
có thể giải quyết bằng các cơ chế đối thoại, chứ không phải bằng hành động
đối đầu và đặt các thủy thủ và đội tàu vào tình trạng rủi ro.

Mối quan tâm của chúng tôi còn là ý đồ của Trung Quốc đối với các đội tàu
của các quốc gia hoạt động tại EEZ, sự an toàn tại các vùng biển mà họ cố tìm
kiếm và khẳng định hải phận, xem như đó là quyền về biển của họ.

Quyền về biển của Trung Quốc trong trường hợp này là không tương xứng với
luật pháp quốc tế. Và trong các cuộc thảo luận với Trung Quốc, chúng tôi đã
đưa ra một điểm rõ ràng rằng, các đội tàu của Hoa Kỳ sẽ tiếp tục các hoạt
động bình thường tại các vùng biển quốc tế, như họ đã làm trong quá khứ.

Tôi xin lưu ý rằng đã không có một sự quấy rối nào từ các tàu đánh cá Trung
Quốc từ giữa tháng Năm.

Và để kết thúc, chúng tôi muốn xem xét tất cả những mối quan tâm – mối
quan tâm về EEZ với Trung Quốc và các khiếu nại chồng chéo lên nhau về
biển Nam Trung Hoa, trong bối cảnh chiến lược rộng lớn. Cụ thể, đây là
những vấn đề tín hiệu đặt ra cho luật quốc tế và mở ra động lực cho sức mạnh
tại Đông Á, và cách nào để Hoa Kỳ phản ứng?

Sự kiện va chạm tàu USNS Impeccable và sự tranh chấp chủ quyền tại biển
Nam Trung Hoa là một vấn đề riêng biệt và đòi hỏi một chính sách ứng phó
riêng biệt từ Hoa Kỳ. Đứng trên góc độ chiến lược và pháp lý, hai vấn đề nổi
bật này, sự khẳng định đang lớn lên của Trung Quốc trong sự liên quan của
chúng ta, và họ xem đó như là quyền về biển của họ. Trong nhiều trường hợp,
chúng tôi không thể san sẻ và hiểu được cách hiểu và cách thi hành của Trung
Quốc đối với luật quốc tế về Hàng hải.

Chúng tôi tin rằng có giải pháp mang tính xây dựng để đương đầu với những
vấn đề khó khăn này. Cùng với sư tư do lưu thông của các đội tàu Hoa Kỳ tại
EEZ, chúng tôi đã thúc giục Trung Quốc giải quyết các vấn đề khác biệt này
thông qua đối thoại. Tháng trước, trong cuộc nói chuyện về Quốc phòng tại
Bắc Kinh, phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng, Michele Flournoy đã nêu lên vấn
đề này, và Trung Quốc đã đồng ý tổ chức phiên họp đặc biệt về Thỏa thuận Tư
vấn Quân sự về Hàng hải (Military Maritime Consultative Agreement), để tìm
kiếm giải pháp giải quyết những vấn đề khác biệt.

Trong trường hợp về yêu sách, mâu thuẫn về chủ quyền tại biển Nam Trung
Hoa, chúng tôi đã khuyến khích các bên tham gia thi hành luật của Liên Hiệp
Quốc về Hàng hải, và các thỏa thuận giữa Trung Quốc và ASEAN.

Sự khẳng định của các bên liên quan tại vùng biển Nam Trung Hoa đặt ra các
câu hỏi quan trọng và đôi khi đáng để lo lắng cho cộng đồng quốc tế liên quan
đến tuyến đường biển này và vấn đề tiếp cận các nguồn tài nguyên biển. Đây
là sự nhập nhằng lớn trong yêu sách của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung
Hoa, bao gồm các điều khoản về các ranh giới xác định quyền khai thác dầu
mỏ; đó còn là lời khẳng định về hải phận, và toàn bộ phần lòng biển và đáy
biển. Trong quá khứ, sự nhập nhằng này đã va chạm đến lợi ích của Hoa Kỳ.
Nó đã trở thành một quan ngại, với sự quan tâm và thúc bách đến các công ty
năng lượng của chúng ta; như một số các khối khu vực ngoài khơi đã được
Trung Quốc đặt trong vòng sở hữu của mình, đó là yêu sách của Trung Quốc.

Chúng ta cần thận trọng để bảo đảm các lợi ích của chúng ta được bảo vệ và
nâng cao. Khi chúng ta quan tâm, chúng ta thẳng thắn nêu lên điều đó; như
chúng ta đã và đang làm, cả việc gây sức ép của công ty của chúng ta.

Chúng ta lưu ý rằng Trung Quốc đã đưa ra các biện pháp hoà giải và xích lại
gần để giải quyết tranh chấp trên khắp biên giới đất đai. Vào năm ngoái,
Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được một thỏa thuận về ranh giới đất liền.
Chính sách ngoại giao tổng thể của Trung Quốc là xích lại gần các nước Đông
Nam Á, nhấn mạnh đến tình hữu nghị và “tình láng giềng” tốt đẹp. Tương tự
như vậy, Lực lượng chống hải tặc của Trung Quốc đã đem quân đến Vịnh
Aden góp phần cho sự quan tâm quốc tế. Chúng ta cảm thấy được khích lệ
trước các bước đi này, và hy vọng Trung Quốc sẽ áp dụng cùng một phương
pháp tiếp cận các vấn đề xây dựng quyền và ranh giới hàng hải.
Chúng ta có mối quan hệ mở rộng với Trung Quốc, thưa ngài Chủ tịch; bao
quanh nhiều vấn đề chiến lược quan trọng sống còn của cả hai quốc gia.
Chúng ta đồng ý với họ trong một số vấn đề, trong những vấn đề khác, một
cách thẳng thắn, chúng ta vẫn có những khác biệt. Mối quan hệ song phương
của chúng ta có thể dàn xếp và tôn trọng những sự khác biệt này, và đề cập
đến chúng một cách có trách nhiệm thông qua đối thoại.

Cảm ơn các ngài, tôi rất sẵn lòng trả lời các câu hỏi của các ngài.

Nguồn: Thượng viện Hoa Kỳ

Yersin version II, X-Cafe chuyển ngữ

You might also like