You are on page 1of 6

ÔN TẬP DAO ĐỘNG CƠ HỌC

I. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA.


1. Dao động, dao động tuần hoàn, dao động điều hòa
+ Dao động là chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng. Dao động có thể là tuần
hoàn hoặc không tuần hoàn.
+ Dao động tuần hoàn là dao động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ
sau những khoảng thời gian bằng nhau.
+ Dao động điều hòa là dao động được mô tả bằng một định luật dạng cosin: x = Acos(ωt
+ ϕ) hoặc sin: x = Asin(ωt + φ). Trong đó A, ω và φ là những hằng số.
+ Trong một chu kỳ vật dao động điều hoà đi được quãng đường 4A,
+ Vật dao động điều hoà trong khoảng có chiều dài 2A.
2. Tần số góc, chu kỳ, tần số và pha của dao động điều hoà
+ Tần số góc ω: là một đại lượng trung gian cho phép xác định chu kỳ, tần số của dao
động.
ω=2π/T= 2πf. Đơn vị: rad/s
+ Chu kỳ: là khoảng thời gian T=2π/ω để lặp lại li độ và chiều chuyển động như cũ, đó
cũng là khoảng thời gian để vật thực hiện được một dao động. Đơn vị: giây (s).
+ Tần số: là nghịch đảo của chu kỳ: f = 1/T =ω/2π đó là số lần dao động trong một đơn vị
thời gian. Đơn vị: hec (Hz).
+ φ là pha ban đầu của dao động xác định trạng thái dao động tại thời điểm t=0.
+ Pha của dao động (ωt + φ): là đại lượng cho phép xác định trạng thái của dao động tại
thời điểm t bất kỳ.
3. Phương trình dao động điều hòa, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà
+ Phương trình dao động điều hòa
Phương trình tổng quát: x = Acos(ωt + φ)
+ Vận tốc: v = x'(t) = -ωAsin(ωt + φ) = ωAcos(ωt + φ +π/2).
Vận tốc của dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng nhanh pha hơn li
độ một góc π/2.
Vận tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại ±ωA khi vật đi qua vị trí cân bằng
(x = 0).
Vận tốc có giá trị cực tiểu vmin = -ωA khi x = 0, vật chuyển động theo chiều âm quỹ đạo.
Vận tốc bằng không (v=0) khi x= ±A
+ Gia tốc: a = x''(t) = - ω2Acos(ωt + φ) = - ω2x
Gia tốc của dao động điều hòa biến thiên điều hòa cùng tần số nhưng ngược pha với li độ
và sớm pha π/2 so với vận tốc.
Gia tốc của vật dao động điều hoà có độ lớn cực đại 
ω2A khi vật đi qua các vị trí biên
(x = ± A).
Gia tốc có giá trị cực tiểu –ω2A khi x= +A
Gia tốc có giá trị bằng không (a = 0) khi x = 0.
4. Tính chất của lực làm vật dao động điều hoà
Lực làm vật dao động điều hoà tỉ lệ với độ dời tính từ vị trí cân bằng và luôn luôn hướng
về vị trí cân bằng nên gọi là lực hồi phục.
Dao động điều hoà đổi chiều khi lực hồi phục đạt giá trị cực đại.
5. Năng lượng trong dao động điều hoà
+ Trong quá trình dao động của con lắc lò xo luôn xẩy ra hiện tượng: khi động năng tăng
thì thế năng giảm, khi động năng đạt giá trị cực đại bằng cơ năng thì thế năng đạt giá trị
cực tiểu bằng 0 và ngược lại.
1
2 2
+ Thế năng: Wt = kx /2= k A2cos2(ωt + φ)
1 1
2 2
+ Động năng: Wđ = mv2/2 = mω2A2sin2(ωt + φ) = kA2sin2(ωt + φ) ; với k = mω2
1 1
2 2 2
+ Cơ năng: W = Wt + Wđ = kA = mω2A2.
+ Trong quá trình dao động điều hòa của con lắc lò xo thì cơ năng không đổi và tỉ lệ với
bình phương biên độ dao động.
A
2
+ Wt = Wđ khi x = ±
+ Thế năng và động năng của vật dao động điều hoà biến thiên điều hoà với tần số góc ω’
= 2ω và
chu kì T’=T/2.
+ Thế năng đạt giá trị cực đại và đúng bằng cơ năng khi vật ở các vị trí biên, khi đó động
năng bằng 0.
+ Động năng đạt giá trị cực đại và đúng bằng cơ năng khi vật đi qua vị trí cân bằng, khi
đó thế năng bằng 0.
6. Các đặc trưng cơ bản của một dao động điều hoà
+ Biên độ A đặc trưng cho độ mạnh yếu của dao động điều hoà. Biên độ càng lớn thì
năng lượng của vật dao động điều hoà càng lớn. Năng lượng của vật dao động điều hoà tỉ
lệ với bình phương biên độ.
+ Tần số góc ω đặc trưng cho sự biến thiên nhanh chậm của các trạng thái của dao động
điều hoà. Tần số góc của dao động càng lớn thì các trạng thái của dao động biến đổi càng
nhanh.
+ Pha ban đầu φ: để xác định trạng thái ban đầu của dao động, là đại lượng quan trọng
khi tổng hợp dao động.

II. CON LẮC LÒ XO, CON LẮC VẬT LÝ, CON LẮC ĐƠN
1. Con lắc lò xo
+ Con lắc lò xo gồm một lò xo có độ cứng k khối lượng không đáng kể, một đầu gắn cố
định, đầu kia gắn với vật nặng khối lượng m được đặt theo phương ngang hoặc treo thẳng
đứng.
+ Phương trình dao động: x = Acos(ωt + φ).
2
k v
x2 +  
m ω 
+ Với: ω = ;A= ;
Trong đó φ xác định theo phương trình:
TH1: chọn t=0; x=0; v>0 =>φ= -π/2 vậy x=Acos(ωt-π/2).
TH2: chọn t=0; x=A; v=0 =>φ=0 vậy x=Acos(ωt).
m 1 k
k 2π m
+ Chu kỳ, tần số: T = 2π ;f=
+ con lắc lò xo nằm ngang: Trị đại số của lực hồi phục: F = - kx= - mω2x ;
Lực hồi phục đạt giá trị cực đại Fmax = kA= mω2A khi vật đi qua các vị trí biên.
Lực hồi phục có giá trị cực tiểu Fmin = 0 khi vật đi qua vị trí cân bằng.
mg
g
k ∆ lo
+ Con lắc lò xo treo thẳng đứng: ở vị trí cân bằng lò xo có độ dãn ∆l0 = ;ω=
∆ l0
g
; T=2π
Chiều dài cực đại của lò xo trong quá trình dao động: lmax = lo + ∆lo + A.
Chiều dài cực tiểu của lò xo trong quá trình dao động: lmin = lo + ∆lo – A.
Lực đàn hồi cực đại: Fmax = k(A + ∆lo).
Lực đàn hồi cực tiểu: Fmin = 0 nếu A ≥∆lo ; Fmin = k(∆lo – A) nếu A < ∆lo.
Lực đàn hồi ở vị trí có li độ x (gốc O tại vị trí cân bằng ):
F = k(∆lo + x) nếu chọn chiều dương hướng xuống.
F = k(∆lo - x) nếu chọn chiều dương hướng lên.
+ Cắt và ghép lò xo.
- lò xo ghép nối tiếp: Có 2 lò xo độ cứng k1 và k2. độ cứng hệ 2 lò xo ghép nối tiếp là
k=k1k2/(k1+k2).
m m m ( k1 + k 2 ) m
= 2π
2 2
= T1 + T2
k1 k2 k k1 k 2
Chu kì T1=2π ; T2=2π ; T=2π
- lò xo ghép song song: Có 2 lò xo độ cứng k1 và k2. độ cứng hệ 2 lò xo ghép là k=k1+k2.
2 2
m T1 T2
=
k1 + k 2 2
T1 + T2
2

Chu kì của hệ ghép: T=2π


- cắt lò xo.
Cắt một lò xo có chiều dài ban đầu l 0 độ cứng k0 thành 2 lò xo có chiều dài và độ cứng
lần lượt là:
l1, k1 và l2, k2.
Ta có k0l0=k1l1=k2l2, với k=ES/l

2. Con lắc vật lý.


+ Là vật rắn m có mômen quán tính I quay quanh trục nằm ngang.
+ Trọng lực của vật rắn và lực của trục quay có mômen quay M=-mgdsinα; α là li độ
góc.
+ Phương trình động lực học của dao động: α”+ω2α=0
mgd
I
+ Tần số góc ω=
+ Phương trình dao động: α=α0cos(ωt+φ) với α0≤1
3. Con lắc đơn
+ Con lắc đơn gồm một vật nặng treo vào một sợi dây không giãn, vật nặng có kích
thước không đáng kể so với chiều dài sợi dây, còn sợi dây có khối lượng không đáng kể
so với khối lượng của vật nặng.
+ Phương trình dao động:
s = Socos(ωt + φ) hoặc α = αo cos(ωt + φ); với α =S/l; αo =S0/l; với S0<<l
l g
g l
+ Chu kỳ, tần số góc: T = 2π ; ω= .
1
2
+ Động năng : Eđ = mv2.
1
2
+ Thế năng : Et = mgh = mgl(1 - cosα) = mglα2.
(sử dụng công thức gần đúng 1-cosα=2sin2α/2=2(α/2)2=α2/2)
+ Thế năng và động năng của con lắc đơn biến thiên điều hoà với tần số góc ω’ = 2ω và
với
T
2
chu kì T’ = .
1
2
+ Cơ năng : W= Wđ + Wt = mgl(1 - cosαo) = mglα02.
+ Chu kì dao động của con lắc đơn phụ thuộc độ cao, vĩ độ địa lí và nhiệt độ môi
trường vì gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào độ cao so với mặt đất và vĩ độ địa lí trên Trái
Đất còn chiều dài con lắc phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
+ Khi lên cao gia tốc rơi tự do giảm nên chu kì tăng. Chu kỳ tỉ lệ nghịch với căn bậc
hai của gia tốc rơi tự do.
+ Khi nhiệt độ tăng chiều dài tăng nên chu kì tăng. Chu kì tỉ lệ thuận với căn bậc hai
chiều dài con lắc.
+ T’>T chu kì tăng đồng hồ chạy chậm; T’<T chu kì giảm đồng hồ chạy nhanh.
/ T '−T / .24.3600
2
Thời gian nhanh chậm trong một ngày đêm: τ = với T=2s là chu kì
đúng
+ Phương pháp chung:
xác định các lực tác dụng lên vật
xác định gia tốc biểu kiến g’
l
g'
tính chu kì T’=2π
R+ h
R
+ Chu kỳ của con lắc ở độ cao h so với mặt đất: T’ = T .
Gia tốc rơi tự do trên mặt đất, ở độ cao (h > 0), độ sâu (h < 0)
GM GM
R2 ( R + h) 2
g= ; gh = . G=6,68.10-11; R=6400km; M=6.1024kg
1 +α(t 2 −t1 )
+ Chu kì của con lắc ở nhiệt độ t’ so với ở nhiệt độ t: T’=T
+ Chu kì con lắc đơn trong hệ quy chiếu không quán tính:
- Phương pháp:
xác định các lực tác dụng lên vật: trọng lượng P=mg; lực căng dây treo TC; lực quán tính
Fqt=ma
xác định gia tốc biểu kiến g’
l
g'
tính chu kì T’=2π
- Con lắc đơn đặt trong thang máy chuyển động nhanh dần đều đi lên hoặc chuyển động
g l
g+a g+a
chậm dần đều đi xuống với gia tốc a có chu kì T’=T =2π
- Con lắc đơn đặt trong thang máy chuyển động chậm dần đều đi lên hoặc chuyển động
g l
g−a g−a
nhanh dần đều đi xuống với gia tốc a có chu kì T’=T =2π
+ Chu kì con lắc đơn khi chịu một lực phụ không đổi:
- Phương pháp:
xác định các lực tác dụng lên vật
xác định gia tốc biểu kiến g’
l
g'
tính chu kì T’=2π
- Điện trường theo phương ngang: Fđ=qE. gia tốc biểu kiến g’=g/cosα=g
1 +( qE / mg ) 2

- Lực phụ hướng thẳng đứng. Nếu lực phụ hướng thẳng đứng xuống dưới thì:
F
g' g
m
.
N ếu lực phụ hướng thẳng đứng lên trên thì: g’
F
m
=g-
- Lực đẩy Acsimet: Fa=DmtVg trong đó Dmt là khối lượng riêng môi trường đặt vật;
V=m/Dvật là thể tích chất lỏng bị chiếm chỗ; g là gia tốc trọng trường.
Fa
m
gia tốc biểu kiến g’=g- =g(1-Dmt/Dvật)
4. Dao động tự do
+ Dao động tự do là dao động mà chu kỳ chỉ phụ thuộc vào các đặc tính của hệ, không
phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
+ Dao động của con lắc lò xo và con lắc đơn dược coi là dao động tự do trong điều kiện
không có ma sát, không có sức cản môi trường và con lắc lò xo phải chuyển động trong
giới hạn đàn hồi của lò xo còn con lắc đơn thì chuyển động với li độ góc nhỏ (α ≤ 10o).
III. TỔNG HỢP CÁC DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ
+ Nếu một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số với
các phương trình:
x1 = A1cos(ωt + φ1) và x2 = A2cos(ωt + φ2)
Thì dao động tổng hợp sẽ là: x = x1 + x2 = Acos(ωt + φ) với A và φ được xác định bởi:
A2 = A12 + A22 + 2 A1A2 cos (φ2 - φ1)
A1 sin ϕ1 + A2 sin ϕ 2
A1 cos ϕ1 + A2 cos ϕ 2
tgφ =
Tổng hợp hai dao động điều hoà điều hoà cùng phương cùng tần số là một dao động
điều hoà cùng phương, cùng tần số với các dao động thành phần.
Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp phụ thuộc vào biên độ và pha ban đầu
của các dao động thành phần.
+ Khi hai dao động thành phần cùng pha (φ2 - φ1 = 2kπ) thì dao động tổng hợp có biên độ
cực đại: A = A1 + A2
+ Khi hai dao động thành phần ngược pha (φ2 - φ1 = (2k + 1)π) thì dao động tổng hợp có
biên độ cực tiểu: A = |A1 - A2|
+ Nếu độ lệch pha bất kỳ thì: | A1 - A2 | ≤ A ≤ A1 + A2

IV. DAO ĐỘNG TẮT DẦN, DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC


1. Dao động tắt dần
+ Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.
+ Nguyên nhân: do ma sát, do lực cản môi trường mà cơ năng giảm nên biên độ giảm.
Ma sát càng lớn (môi trường càng nhớt) thì sự tắt dần càng nhanh.
2. Dao động cưởng bức
+ Dao động cưởng bức là dao động của vật do ngoại lực biến thiên tuần hoàn F n = F-
0cos(Ωt + φ) tác dụng vào vật.
+ Đặc điểm :
- Giai đoạn chuyển tiếp dao động tổng hợp là tổng hợp của dao động riêng và dao
động cưởng bức nên vật dao động rất phức tạp, giá trị li độ cực đại tăng dần (biên độ) sau
đó giá trị cực đại li độ không đổi
- Giai đoạn ổn định: kéo dài cho đến khi ngoại lực điều hòa thôi tác dụng (dao động
cưỡng bức), tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số góc của ngoại lực tác dụng Ω
.
- Biên độ của dao động cưởng bức phụ thuộc vào biên độ của lực cưởng bức F 0, vào
lực cản trong hệ và vào sự chênh lệch giữa tần số cưởng bức f và tần số riêng fo của hệ.
Biên độ của lực cưởng bức càng lớn, lực cản càng nhỏ và sự chênh lệch giữa f và fo càng
ít thì biên độ của dao động cưởng bức càng lớn.
3. Cộng hưởng
+ Sự cộng hưởng là hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng nhanh đến một giá
trị cực đại khi tần số của lực cưởng bức bằng tần số riêng của hệ dao động (f = fo).
+ Đặc điểm: khi lực cản trong hệ nhỏ thì cộng hưởng rõ nét (cộng hưởng nhọn), khi lực
cản trong hệ lớn thì sự cộng hưởng không rõ nét (cộng hưởng tù).
4. Sự tự dao động
Sự tự dao động là sự dao động được duy trì mà không cần tác dụng của ngoại lực.
Trong sự tự dao động thì tần số và biên độ dao động vẫn giữ nguyên như khi hệ dao động
tự do.

------------- Chúc các em ôn tập tốt -----------------

You might also like