You are on page 1of 6

Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận

ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

ĐẶT VẤN ĐỀ:

Cho đến nay (năm 2009) nguồn gốc tạo nên sự vận động của vật chất và nhiều
hiện tượng vật lý vẫn chưa được giải thích một cách có nguồn gốc như:

- Vì sao có hiện tượng ly tâm? Vì sao có hiện tượng hấp dẫn? Vì sao có hiện tượng quán
tính gia tốc khi vật chuyển động có gia tốc? Và vì sao 3 hiện tượng này có sự giống nhau
là kéo các phần tử vật chất về một phía? Và khi những hiện tượng hấp dẫn, ly tâm hay
quán tính khi gia tốc xảy ra thì có những sự thay đổi gì, hay không thay đổi gì đối với
chuyển động của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất? Vì sao các lực: quán tính, ly tâm,
quán tính gia tốc, lực hấp dẫn lại có khả năng khử lẫn nhau? Có cách nào để làm giảm
lực hấp dẫn tại mặt đất không? Có cách nào làm giảm lực quán tính ly tâm không? Có
cách nào làm giảm quán tính gia tốc cho vật thể chuyển động có gia tốc không? Vì sao
khi xe đạp hay xe mô tô đang chạy thì xe không bị ngã? Vì sao có lực Coriolis? Vì sao
vật thể rơi tự do lệch về hướng đông? Có cách nào làm triệt tiêu lực Coriolis làm cho vật
thể rơi tự do rơi theo đường dây rọi không? Vì sao khi vũ công trượt băng đang có
chuyển động quay xếp tay và chân lại thì vận tốc quay của vũ công lại tăng lên?

- Vì sao vật chất có khối lượng? Vì sao có những hạt có khối lượng lớn và có những hạt
gần như không có khối lượng khi chuyển động? Và khối lượng vật chất hay khối lượng
chuyển động của các hạt đó phụ thuộc vào điều gì? Vì sao vật chất có thể tích? Và thể
tích các hạt hay thể tích vật chất phụ thuộc vào điều gì? Vì sao vật chất của lỗ đen thiên
hà lại có sự sít chặt? Vì sao lỗ đen thiên hà có thể tích nhỏ so với khối lượng khổng lồ
của nó? Vì sao lỗ đen thiên hà có chuyển động quay tròn nhanh? Vì sao các thiên thể
càng đến gần lỗ đen thiên hà càng chuyển động quỹ đạo với vận tốc càng nhanh? Và vì
sao thiên thể sau khi bị lỗ đen nuốt thì lại mất thể tích?

- Vì sao các hệ thiên thể sao lại có chuyển động quỹ đạo quanh lỗ đen trung tâm thiên
hà? Và vì sao các hệ thiên thể sao có chuyển động quay tròn có xu hướng ưu thế của
chuyển động quay tròn của hệ sao cùng chiều với chiều chuyển động của quỹ đạo hệ sao
quanh tâm thiên hà? Vì sao các hành tinh có chuyển động quay tròn và chuyển động
quay tròn phối hợp chuyển động quỹ đạo của hành tinh đó có gì khác biệt với hành tinh
chỉ có chuyển động quỹ đạo mà không có chuyển động quay tròn so với thiên thể sao hấp
dẫn (tương tự như mặt trăng chuyển động quỹ đạo quanh trái đất và không có chuyển
động quay tròn so với trái đất)? Vì sao các hành tinh quay quanh thiên thể sao hấp dẫn lại
thường có độ nghiêng trục giữa hành tinh và thiên thể sao hấp dẫn? Và khi độ nghiêng
trục này thay đổi thì sẽ kèm theo những hiệu ứng gì? Vì sao các lực cơ bản được tạo ra?
Vì sao các hạt cơ bản của vật chất có được sự chuyển động không ngừng? Trong không
gian chân không vũ trụ và trong không gian nội tại vật chất có những hạt hay thành phần
nào khác các hạt cơ bản hay không? Nếu có thì các thành phần này vận động và có sự
tương tác với các hạt cơ bản của vật chất như thế nào?

- Vì sao chiếc Boomerang hay quả bóng xoáy lại có chuyển động cong? Vì sao chuyển
động của Boomerang hay quả bóng xoáy lại không mang tính chất điểm như vật thể
chuyển động mà không có kèm theo chuyển động quay tròn? Và lộ trình chuyển động
theo đường cong như chuyển động của Boomerang hay quả bóng xoáy có giữ được dạng
chuyển động cong như vậy ngoài không gian vũ trụ chân không và không trọng lượng
không? Và thiên thể cũng như thiên thạch trong vũ trụ đều có chuyển động quay tròn có
bị chi phối theo qui luật chuyển động như qui luật chuyển động không mang tính chất
điểm của chiếc Boomerang hay quả bóng xoáy không?

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 1


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

- Vì sao vật chất lại chứa năng lượng và quá trình giải phóng năng lượng từ vật chất làm
các hạt cơ bản thay đổi như thế nào? Và vì sao tạo nên sự hụt khối trong quá trình giải
phóng năng lượng vật chất?

- Vì sao vận tốc ánh sáng không có tính chất cộng? Vì sao các đồng hồ trên các con tàu
không gian có vận tốc khác nhau lại đếm giờ khác nhau? Vì sao các đồng hồ trên máy
bay bay về phía đông lại đếm giờ khác với máy bay bay bay về phía tây? Không gian và
thời gian thực sự có mang tính tương đối không? Không gian và thời gian có thực sự thay
đổi xung quanh vật thể chuyển động không? Vì sao quả lắc Foucault ở bắc và nam bán
cầu lại chuyển từ chuyển động dao động tới lui dần thành chuyển động quay tròn? Vì sao
các cơn bảo ở bắc bán cầu và nam bán cầu lại có chiều chuyển động xoáy theo hai chiều
ngược nhau? Chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ (vui lòng xem ghi chú về khái
niệm chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ trong phần nội dung của bài viết)
của vật thể hay của các hạt có phải là chuyển động có tính đối xứng không? Và chuyển
động vừa quay tròn vừa dời chỗ của vật thể hay của hạt có tạo nên hiệu ứng vật lý gì
khác biệt so với chuyển động của vật hay hạt mà chỉ có chuyển động dời chỗ mà không
có kèm theo chuyển động quay tròn không? Và trong sự vận động của vật chất như sự
vận động của các hạt cơ bản và sự vận động của các thiên thể có chuyển động nào chỉ
đơn thuần là chuyển động quay tròn mà không có chuyển động dời chỗ không và ngược
lại có chuyển động nào chỉ đơn thuần là chuyển động dời chỗ mà không có chuyển động
quay tròn không? Và đâu là điểm khác nhau trong tương tác của vật chất vĩ mô và tương
tác giữa các hạt trong thế giới lượng tử?

- Vật chất được cấu tạo bởi các phần tử cơ bản đầu tiên có dạng hạt, có dạng đĩa, có dạng
sợi mở hay có dạng sợi kín? Và những phần tử cơ bản đầu tiên đó có dạng chuyển động
có phải là dạng chuyển động ping pong, zigzag, xoáy, dao động qua lại hay dao động
rung như sợi dây đàn không? Và những dạng chuyển động nào của các phần tử cấu tạo
nên vật chất là dạng chuyển động mang tính cơ bản tham gia vào sự tạo nên vật chất và
tạo nên các trạng thái không cân bằng và các trạng thái cân bằng cho vật chất? Vì sao
khối lượng nghỉ của vật chất khác với khối lượng động của vật chất, tức vì sao tình trạng
khối lượng của vật chất sẽ khác nhau khi vật chất chuyển động với vận tốc khác nhau?

- Vì sao lực từ và lực điện từ hay lực tĩnh điện lại có tính chất vừa hút và vừa đẩy? Vì sao
hai nam châm lại có lực hút lẫn nhau hoặc đẩy lẫn nhau khi hai nam châm có sự thay đổi
vị trí quanh nhau? Vì sao khi bẻ gãy một nam châm thì tạo thành hai nam châm mới và
hai nam châm mới lại không có thể chắp lại theo vết gãy bằng sức hút lẫn nhau của hai
nam châm? Vì sao dòng điện chạy trong dây dẫn sinh ra lực từ đối với dây dẫn mang
dòng điện khác hoặc đối với vật thể bằng sắt hoặc vật thể bằng nam châm?

- Vì sao các hành tinh chuyển động theo hình ellipse có độ dẹt khác nhau và vì sao có
những hành tinh có mặt phẳng quỹ đạo lệch khỏi mặt phẳng xích đạo quay của thiên thể
sao hấp dẫn chúng? Và có tồn tại loại lực nào tạo nên chuyển động quỹ đạo ellipse của
hành tinh quanh thiên thể sao hấp dẫn chúng thay vì quỹ đạo tròn? Và có tồn tại loại lực
nào tạo nên chuyển động quỹ đạo của hành tinh có mặt phẳng quỹ đạo lệch với mặt
phẳng xích đạo quay của thiên thể sao hấp dẫn chúng không? Và nếu có thì cơ chế tạo ra
các loại lực này như thế nào?

- Vì sao có lực tương tác giữa các hạt cơ bản với nhau? Vì sao có lực hạt nhân giữa
proton và neutron và vì sao có các lực giữa các hạt hạ Neutron và hạ Proton? Vì sao lực
hạt nhân lại có cường độ lớn?

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 2


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

- Vũ trụ có thực sự đang giãn nở như quan sát thiên văn cho thấy hay thực sự đang co
lại? Kết luận vũ trụ đang co lại có đúng không trong khi sự vận động của thiên hà đang đi
đôi với sự giảm dần khoảng cách của các thiên thể đến tâm lỗ đen của các thiên hà do lỗ
đen thiên hà nuốt dần các thiên thể xung quanh nó, tức phần thể tích không gian chiếm
chỗ của các thiên thể trong thiên hà đang giảm đi, thì phần không gian vũ trụ chứa các
thiên hà quan sát được lại cho thấy các thiên hà ngày càng xa nhau và kết luận hiện nay
là vũ trụ đang giãn nở, kết luận này có vội vàng như kết luận trái đất là trung tâm vũ trụ
và các tinh tú đều quay quanh trái đất như trước thời Copenic không? Và có cách nào
giải thích được hiện tượng quan sát được là khoảng cách các thiên hà đang ngày càng xa
nhau nhưng thể tích phần không gian chiếm chỗ của các thiên hà quan sát được đang
ngày càng giảm đi? Và phần thể tích không gian vũ trụ mà các thiên hà chiếm chỗ đang
thực sự giảm đi hay đang tăng lên? Và qui luật nào chi phối sự co lại hay giãn nở của
phần vũ trụ chứa các thiên hà?

Các hiện tượng vật lý nêu trên đã chưa giải thích được và chưa nhận ra được
nguồn gốc nguyên nhân tạo nên các hiện tượng vật lý đó là do vật lý đã phát triển dựa
vào một số nền tảng ban đầu mang tính thiếu sót và mang tính sai sót như sau:

- Trong giai đoạn đầu của khoa học vật lý vừa hình thành thì khoa học kỹ thuật ở giai
đoạn đó chưa phát triển nên chưa thể nhận ra các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất, vì vậy
lúc ban sơ khi cơ học hình thành cơ học đã phát triển dựa trên một nền tảng ban đầu là
nguyên lý Galileo, tuy nguyên lý Galileo có nhiều ý nghĩa giúp vật lý phát triển trong
một thời gian dài, nhưng để vật lý phát triển xa hơn thì không thể tiếp tục lấy nguyên lý
này làm nền tảng cơ học được vì đây là một nguyên lý sai với tự nhiên.

- Sau đó cơ học Newton là cơ học có ý nghĩa rất to lớn trong việc tìm ra nhiều nền tảng
để vật lý phát triển, tuy nhiên cơ học Newton đã xem sự vận động của vật chất mang tính
chất điểm nên đã bỏ qua một yếu tố rất quan trọng mang tính nền tảng sơ cấp cho vật lý,
đó là bỏ qua sự chuyển động quay tròn của vật thể chuyển động khi phối hợp với chuyển
động dời chỗ (vui lòng xem chú thích về chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ
trong phần nội dung của bài viết) sẽ sinh ra nhiều hiệu ứng trong chuyển động có sự
phối hợp này sai khác đi so với chuyển động của vật thể chỉ đơn thuần có chuyển động
dời chỗ mà không có thêm chuyển động quay tròn phối hợp. Đồng thời trong giai đoạn
cơ học chất điểm Newton ra đời các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất vẫn chưa được tìm ra
nên cơ học Newton không thể tìm thấy được mối liên quan qua lại giữa sự vận động của
vật thể vật chất và sự vận động của các hạt cơ bản, vì vậy mà cơ học Newton đã xuất
hiện các hạn chế sau đó.

- Tiếp sau đó vật lý lượng tử ra đời đã giúp cho khoa học vật lý phát triển mạnh mẽ và
nhờ cơ học lượng tử mà có thể hiểu được nhiều hơn về cấu tạo của vật chất và sự vận
động của vật chất ở thế giới vi mô, tuy nhiên cơ học lượng tử đã bỏ qua sự tham gia của
chuyển động quay tròn và tương tác từ chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản đã tạo
nên các lực cơ bản, các hiệu ứng và hiện tượng vật lý, mặt khác cơ học lượng tử tuy đã
tìm ra được các hạt cơ bản nhưng đã không nêu lên một mối liên quan qua lại nào giữa
trạng thái chuyển động của vật thể và trạng thái chuyển động quay tròn hay chuyển động
quỹ đạo của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể đó, vì vậy mà giữa cơ học lượng tử và cơ
học vĩ mô đã chưa có được một cầu nối thích hợp.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 3


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

- Tiếp sau đó nữa là cơ học Tương Đối của Einstein do kế thừa từ nên tảng của nguyên lý
Galileo, đồng thời do đã không nhận ra bất kỳ một mối liên hệ qua lại nào giữa sự vận
động của vật thể vĩ mô với sự vận động của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể vĩ mô, nên
cơ học Tương Đối đã đưa ra những nền tảng lý thuyết cơ học tuy tạm thời giúp giải quyết
được một số tính toán và có một số trùng khớp với các hiệu ứng tự nhiên, nhưng vì các
nguyên nhân vừa nêu nên thuyết Tương Đối là một lý thuyết hoàn toàn sai về bản chất
vật lý và không phản ánh được những gì xảy ra thực sự trong tự nhiên. Và cũng từ đó
thuyết Tương Đối đã đưa ra các khái niệm mang tính “cách mạng nhận thức” là thời gian
và không gian sẽ thay đổi bởi sự vận động và sự có mặt của vật chất, có thể nói đây là
những khái niệm đề xuất mang tính cởi mở và mang tính dấn thân về tất cả mọi khả năng
có thể có để khám phá tự nhiên, tuy nhiên các khái niệm này là những khái niệm sai và
phi tự nhiên, dù mang tính phi tự nhiên nhưng thuyết Tương Đối cùng những khái niệm
đó do có sức ảnh hưởng quá lớn đã tạo nên một trào lưu cho các lý thuyết vật lý tiếp theo
đi theo một hướng đi đơn cực là dựa trên nền tảng của thuyết Tương Đối và các lý thuyết
mang tính trào lưu đó ngày càng xa rời thực nghiệm và ngày càng trở nên phức tạp.
Ngoài ra Thuyết Tương Đối đã đưa cách sử dụng sự so sánh tương đối bằng cách lấy một
vật làm hệ qui chiếu để nhận ra sự thay đổi trạng thái của vật khảo sát, cách này chỉ giúp
nhận ra sự thay đổi của một vật so với vật khác nhưng cách này không thể mang lại bất
cứ một kết quả nào trong việc khám phá ra sự thay đổi từ bên trong vật thể mà sự thay
đổi đó xuất hiện khi vật có sự thay đổi trạng thái chuyển động hay khi vật có sự thay đổi
lực chịu tác động như các lực hấp dẫn, lực ly tâm, lực quán tính gia tốc.

Nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân có tính nguồn gốc của các hiện tượng vật lý và
các vấn đề vật lý như đã nêu trên đồng thời thể hiện các kết quả nghiên cứu qua bài viết,
hình vẽ mô tả, các video clips một cách dễ hiểu cho người đọc người xem, và cũng nhằm
mục tiêu là đưa bài viết của nghiên cứu đến với người đọc trong thời gian sớm nhất thì
những việc này là một khối lượng không nhỏ và không ít khó khăn đối với một cá nhân
như tác giả do còn có nhiều điều kiện hạn chế. Do các lý do vừa được nêu ra đồng thời
cũng hạn chế được những rủi ro bất ngờ có thể xảy đến đối với tác giả khi tác giả chưa
đưa được bài viết đến với người đọc người xem, nên bài viết của những nghiên cứu này
đã được tiến hành và và thực hiện nhanh theo những phương cách là:

- Để nghiên cứu có tính khoa học, logic và có thể kiểm chứng được nên phương hướng
nghiên cứu, quá trình nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đều chịu kiểm soát bởi nguyên lý
“Mọi vận động riêng lẽ đều tham gia vào việc tạo ra hiệu ứng và mọi hiệu ứng đều có
nguồn gốc từ các vận động thành phần” một dạng của nguyên lý nhân-quả & quả-nhân,
tức không một vận động riêng lẻ nào của vật chất là dư thừa mà không tham gia vào việc
tạo nên một hiệu ứng nào đó và ngược lại không có một hiệu ứng nào là dư thừa mà
không có sự tham gia bởi các vận động riêng lẽ thành phần. Chẳng hạn như chuyển động
quay tròn của Boomerang hay chuyển động quay tròn của quả bóng xoáy có tham gia vào
việc tạo nên hiệu ứng chuyển động cong của Boomerang không? Và ngược lại, hiệu ứng
chuyển động cong của Boomerang hay của quả bóng xoáy có nguồn gốc từ những sự vận
động nào? Và có thực sự chuyển động của Boomerang hay chuyển động của quả bóng
xoáy theo đường cong là do khí động học hay không? Và nếu chuyển động của chúng
vẫn như vậy trong chân không thì chuyển động theo cách như vậy xuất phát từ những
nguyên nhân nào. Nguyên lý “Mọi vận động riêng lẽ đều tham gia vào việc tạo ra hiệu
ứng và mọi hiệu ứng đều có nguồn gốc từ các vận động thành phần” là một nguyên lý
mang tính dẫn đường và mang tính kiểm soát, kiểm chứng cho quá trình nghiên cứu khoa
học nhằm tránh được sự bỏ sót các yếu tố tham gia vào việc tạo nên hiệu ứng vật lý và
nhằm tránh bỏ sót các hiệu ứng vật lý xảy ra mà chưa tìm được nguyên nhân giải thích,

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 4


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nguyên lý này giúp tránh được sự lạc hướng trong nghiên cứu khoa học cơ bản cũng như
tránh được sự bế tắt trong nghiên cứu, đồng thời luôn rà soát tính logic của các phân tích,
và giúp đưa ra các mẫu thí nghiệm kiểm chứng để xem xét các qui luật vật lý được đưa ra
bởi nghiên cứu có phù hợp một cách thống nhất với tất cả hiện tượng vật lý có thể quan
sát được không.

- Bài viết chọn cách nói thẳng vào vấn đề và chỉ ra những điểm sai hoặc những thiếu sót
của những lý thuyết vật lý, những quan niệm, những xu hướng mà vật lý hiện nay đang
theo đuổi, những định luật vật lý trước đây. Vì không thể làm khác được khi những điểm
thiếu sót của định luật trước đây chẳng hạn như định luật Newton 1 không còn đúng
trong trường hợp vật có thêm chuyển động quay tròn thì vật sẽ không giữ nguyên trạng
thái đứng yên hay chuyển động thẳng đều mãi mãi dù không có ngoại lực tác động (vui
lòng xem thêm nội dung bên trong bài viết). Hay những sai sót của những nguyên lý vật
lý, của những lý thuyết vật lý, những quan niệm và những xu hướng mà vật lý đang theo
đã chỉ ra được những điểm sai từ nền tảng một cách rõ ràng, nhất là những điểm sai đó
có thể nhận ra bởi các hiệu ứng từ thực nghiệm thì sẽ rất không tốt khi để những lý
thuyết, những xu hướng, những quan niệm sai sót đó tiếp tục tồn tại làm ảnh hưởng to
lớn và kéo dài đối với sự phát triển của khoa học, và nhất là những lý thuyết sai như
thuyết Tương Đối của Einstein đã tạo thành một trào lưu không hay, không những ảnh
hưởng đến sự phát triển khoa học vật lý mà còn làm ảnh hưởng đến cách tư duy không có
sự liên quan chặt chẽ giữa kết quả và nguyên nhân, cũng như làm lan tỏa những nhận
thức sai là quan niệm về thời gian về không gian có thể được thay đổi bởi sự vận động
của vật chất, mà những quan niệm sai như vậy đã dẫn đến nhiều lý luận hỗn độn trong
vật lý, và còn có thể dẫn đến sự trì trệ trong sự phát triển nền văn minh nhân loại trong
tương lai.

- Do bài viết cố gắng thực hiện theo cách giữ một sự độc lập trong mỗi mục của bài viết,
để đọc giả có thể đọc và hiểu được mà không cần đọc theo cách xuyên suốt từ đầu đến
cuối, chỉ cần đọc đến những phần mà mình quan tâm và những phần liên quan. Do đó
trong bài viết có thể có những đoạn được lập đi lập lại để diễn giải những ý mới nào đó,
và việc này có thể làm cho những đọc giả đọc một cách xuyên suốt, tốn thêm chút ít thời
gian. Ngoài ra do mục tiêu là thực hiện việc viết nhanh để bài viết sớm đến được với
người đọc nên bài viết khó tránh khỏi những lỗi kỹ thuật về câu chữ, về trật tự diễn giải
hay những lỗi khác mà chưa được phát hiện.

- Do việc tra cứu dễ dàng nhờ sự phát triển thông tin trên mạng internet những năm gần
đây, đồng thời vì các thuật ngữ, các khái niệm, các dữ liệu trích dẫn được dùng trong bài
viết đều chọn các trích dẫn mang tính phổ thông và dễ hiểu cũng như dễ tìm thấy trên
internet nên bài viết không nêu ra các nguồn của các dữ liệu trích dẫn hay các nguồn của
các dữ liệu được đề cập trong bài viết đã được trích dẫn từ các nguồn nào từ các tài liệu
nào.

- Vì sự cần thiết nêu lên bản chất của các vấn đề cần giải quyết một cách ưu tiên, nên bài
viết chưa phản ánh các kết quả nghiên cứu bằng các biểu thức toán học, vì công việc biểu
diễn lý thuyết bằng toán học sẽ làm khối lượng công việc nghiên cứu thêm lớn và dài
thêm, làm kéo dài thời gian để nghiên cứu đến được với đọc giả một cách không cần
thiết. Vì vậy để giải quyết một cách ưu tiên cho việc tìm ra nguồn gốc của các vấn đề,
nguồn gốc sự vận động của vật chất, nên nghiên cứu ưu tiên trước cho các thực nghiệm,
các phân tích, các qui luật đúc kết, nhằm sớm xây dựng các nền tảng mang tính nguồn
gốc có tính nguyên nhân tạo nên sự vận động của vật chất. Đặc biệt để các lý thuyết vật

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 5


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

lý mới xây dựng mang tính dễ hiểu đối với mọi người, ngoài việc không thể hiện các qui
luật vật lý mới bằng các biểu thức toán học, các mẫu thực nghiệm và các mẫu thí nghiệm
kiểm chứng đề xuất phần lớn đều là từ những thí nghiệm dễ thực hiện, ít tốn kém và dễ
hình dung, và phần lớn những mẫu thí nghiệm này đều có thể được thực hiện bởi bất cứ
một ai, và có thể được thực hiện với những phương tiện là những cơ cấu và thao tác đơn
giản.

- Do việc tận dụng tất cả những điều kiện có thể có được trong tay để thực hiện các thực
nghiệm và làm ra các mô hình mô phỏng một cách nhanh nhất nên các đoạn video quay
các thực nghiệm không tránh khỏi những lượm thượm nhất định.

Vì ngoài những điều như đã được nêu ra trong bài viết, do mục tiêu để bài viết
của nghiên cứu này sớm đến được với người đọc nên ít nhiều trong bài viết như đã nêu
cũng nên sẽ có thể có một số sơ suất hoặc một số sai sót, một số phần chưa kịp được làm
cho tốt hơn, hoặc một số phần chưa đạt đến những kết quả tốt nhất cuối cùng. Mặt khác,
cùng với cách viết nói thẳng vào các vấn đề sai sót hoặc thiếu sót của vật lý trong tình
trạng hiện nay nên nhiều đoạn của bài viết sẽ có thể làm một số đọc giả có thể có cảm
giác khó chịu nếu những điều vừa nêu gây nên cảm giác khó chịu đối với đọc giả, nhưng
nếu đọc giả không cảm thấy bài viết nêu lên các vấn đề và giải quyết các vấn đề đó một
cách không có căn cứ, hoặc bài viết không phạm phải những sai sót mang tính vô lý một
cách trầm trọng thì mong đọc giả thông cảm vì những điều kiện còn hạn chế trong thời
gian tác giả thực hiện nghiên cứu và viết bài viết này.

Hãy truy cập vào website http://www.initialphysics.org để xem video quay những thí nghiệm của nghiên
cứu và tải về toàn bộ nội dung của nghiên cứu này. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay góp ý gì xin gởi
email về địa chỉ info@initialphysics.org.

Quyền tác giả số: 2826/2009/QTG, ngày được cấp quyền tác giả: 18/08/2009

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 6

You might also like