You are on page 1of 11

Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận

ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

PHẦN NHỮNG THIẾU SÓT VÀ SAI SÓT CỦA CÁC NỀN TẢNG CƠ HỌC
TRƯỚC ĐÂY VÀ ĐẾN NAY (năm 2009):

1. Thiếu sót và sai lạc chung của cơ học trước đây và cho đến nay (năm 2009):

Cơ học trước đây và cho đến nay khi khảo sát một trạng thái của một vật nhất là
các trạng thái chuyển động của một vật thì dùng cách lấy vật khác làm hệ quy chiếu để
đối chứng để thấy được sự thay đổi trạng thái của vật khảo sát qua thời gian, cách khảo
sát này xuất phát từ việc dựa vào nguyên lý Galileo*, nguyên lý Galileo dùng một vật
đứng yên hay chuyển động đều làm hệ quy chiếu quán tính để nhận ra sự thay đổi trạng
thái chuyển động của các vật khác nhau bằng cách đối chiếu với hệ quy chiếu quán tính
được chọn đó, và nguyên lý Galileo đã cho rằng các hệ quy chiếu quán tính đều giống
như nhau và không thể phân biệt được với nhau. Cơ học cổ điển Newton đã sử dụng
nguyên lý này để nhận ra sự thay đổi trạng thái của các vật khảo sát bằng cách đối chiếu
với trạng thái vật được chọn làm hệ quy chiếu quán tính.

Cách sử dụng vật khác làm hệ quy chiếu để nhận ra sự thay đổi trạng thái của các
vật cần khảo sát đã mang lại một giá trị thiết thực rộng lớn để vật lý lý giải được một
phần sự vận động của vật chất có kích thước lớn và có chuyển động không quá nhanh,
tuy nhiên do cơ học chất điểm cổ điển Newton chưa nhận ra sự phối hợp giữa chuyển
động quay tròn với chuyển động có sự thay đổi vị trí trong cùng một vật thể sẽ sinh ra các
hiệu ứng vật lý khác nhau và hoàn toàn khác với vật thể không có chuyển động quay tròn
mà chỉ có chuyển động có sự thay đổi vị trí (trong trường hợp này là chuyển động tịnh
tiến) nên cơ học cổ điển Newton và cơ học ngày nay đã cho rằng vật thể vừa có chuyển
động quay tròn vừa có chuyển động có sự thay đổi vị trí với vật thể có sự thay đổi vị trí
mà không có chuyển động quay tròn là như nhau và hai chuyển động của hai vật thể này
được xem là hai chất điểm có cùng tính chất như nhau và các lực như lực hấp dẫn, lực ly
tâm, lực quán tính sinh ra trên hai vật thể này khi hai vật thể này chuyển động đều như
nhau.

*Ghi chú: Một số đoạn trong phần này được trích từ nội dung của Nguyên Lý Galieo,
Định luật 1 Newton, Nguyên Lý Tương Đối và Nguyên Lý Tương Đương của Einstein để
phân tích và chỉ ra những thiếu sót và những sai sót từ những nội dung đó.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 1


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Việc xem vật thể vật chất là một chất điểm và không có sự khác nhau giữa vật thể
vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động có sự thay đổi vị trí với vật thể có sự
thay đổi vị trí mà không có chuyển động quay tròn là như nhau là điểm sai của cơ học cổ
điển và cơ học ngày nay. Điểm sai này là do trong tự nhiên hai chuyển động của hai vật
thể đó có những hiệu ứng vật lý xảy ra trên chúng hoàn toàn khác nhau vì khi hai vật thể
đó có sự chuyển động thay đổi vị trí thì các lực hấp dẫn, lực quán tính ly tâm và lực quán
tính sinh ra trên hai vật thể đó hoàn toàn khác nhau. Do trong vũ trụ tất cả các vật như các
hành tinh, các hệ thiên thể sao, các thiên thạch luôn có chuyển động quay tròn xung
quanh trục quay của chúng, nên khi tất cả chúng có chuyển động thay đổi vị trí thì không
thể xem chúng là những chất điểm chuyển động vì các lực hấp dẫn, lực quán tính ly tâm,
lực quán tính gia tốc sinh ra trên chúng đều khác nhau và tùy thuộc vào cách chuyển
động quay tròn của chúng so với cách chúng chuyển động thay đổi vị trí.

Tuy cơ học cổ điển đã vấp phải điểm sai đó nhưng tiếp sau đó nguyên lý Galileo
đã được Einstein phát triển thành thuyết Tương Đối và Thuyết Tương Đối vẫn sử dụng
cách dùng vật thể khác làm hệ quy chiếu trong đó có hệ quy chiếu quán tính và hệ quy
chiếu gia tốc để thấy được sự thay đổi trạng thái của vật khảo sát, và Thuyết tương đối
vẫn cho rằng các hệ quy chiếu quán tính khác nhau và các hệ quy chiếu gia tốc khác nhau
là như nhau và không có thể phân biệt được các hệ quy chiếu quán tính khác nhau đó với
nhau, cũng như không thể phân biệt được các hệ quy chiếu gia tốc khác nhau đó với
nhau. Đây là điểm sai của cơ học Tương Đối Einstein vì vật thể vật chất chứa các hạt cơ
bản và các hạt cơ bản luôn có chuyển động quay tròn hoặc chuyển động quỹ đạo nên khi
vật thể vật chất có chuyển động thay đổi vị trí thì các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể vật
chất đó chịu sự áp đặt thay đổi vị trí theo chuyển động của vật thể vật vật chất và điều
này làm các lực hấp dẫn, lực quán tính ly tâm, lực quán tính gia tốc sinh ra trên các hạt cơ
bản chứa trong vật thể đó hoàn toàn khác nhau khi vật thể đó có chuyển động thay đổi vị
trí với vận tốc khác nhau hay với lộ trình chuyển động thay đổi vị trí khác nhau hay vật
thể đó có vận tốc chuyển động quay tròn khác nhau, và đặc biệt các lực hấp dẫn, lực quán
tính ly tâm, lực quán tính gia tốc sinh ra trên các hạt cơ bản đó có sự thay đổi lớn khi vật
thể đó vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động thay đổi vị trí, và điều này dẫn
đến sự thay đổi lớn các lực hấp dẫn, lực quán tính ly tâm, lực quán tính gia tốc sinh ra
trên vật thể đó tùy thuộc vào cách chuyển động thay đổi vị trí, cách chuyển động quay
tròn hay cách phối hợp hai chuyển động thay đổi vị trí và chuyển động quay tròn của vật
thể đó.

Do việc phổ biến cơ học Tương Đối Einstein một cách rộng lớn và được sử dụng
một cách rộng rãi đã làm che lấp bản chất sự vận động vật chất và làm cho việc hiểu sự
vận động vật chất trong vũ trụ theo một hướng sai, dẫn đến nhiều tưởng tượng vật lý
phức tạp một cách phi tự nhiên, đồng thời dẫn đến sự phát triển vật lý về việc tìm hiểu sự
vận động vật chất trong vũ trụ ngày càng có tính đơn cực khi dựa trên thuyết Tương Đối
của Einstein mà thuyết Tương Đối của Einstein ngày càng được củng cố niềm tin trong
khoa học vật lý và ngày càng được quảng bá rộng rãi là một lý thuyết có tính cách mạng
khoa học và có tính cách mạng nhận thức của con người, chính sự quảng bá đó đã dẫn
đến những phản biện thuyết Tương Đối để tìm kiếm các cách nhìn khác vào sự vận động
của vật chất đều chịu nhiều phản đối nghiệt ngã dễ làm cùn lụt những hy vọng muốn tìm
ra điểm sai của Thuyết tương Đối để có thể phát triển một lý thuyết vật lý theo những
hướng đi mới khác với những gì mà Thuyết Tương Đối đã đề ra.

Có hai loại chuyển động cơ bản tạo nên hình hài vật chất và tham gia vào sự vận
động của vật chất là chuyển động dời chỗ và chuyển động quay tròn. Cơ học trước đây và

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 2


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

hiện nay đã nghiên cứu nhiều và đưa ra nhiều qui luật liên quan đến chuyển động dời chỗ
nhưng một thiếu sót quan trọng là cho đến nay nền tảng cơ học đã bỏ sót gần như hoàn
toàn sự phối hợp của chuyển động quay tròn với chuyển động dời chỗ đã tham gia vào sự
hình thành vật chất và sự vận động của vật chất như thế nào, đồng thời bỏ sót qua mối
liên quan giữa trạng thái chuyển động của vật thể và trạng thái chuyển động quay tròn
của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể đó, mà mối liên quan này đã chi phối các qui luật
vận động của vật chất. Vì vậy cơ học cho đến nay đã thiếu một lượng lớn các qui luật vật
lý cần thiết, trong đó gồm các định luật, các nguyên lý, các định lý để vật lý có thể phản
ánh một cách đúng và đủ về sự vận động của vật chất.

Từ những thiếu sót như đã nêu trên cơ học trước đây và hiện nay xem vật thể có
chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ tương đương với vật thể không có
chuyển động quay tròn nhưng có chuyển động dời chỗ là như nhau (tức có tính chất
điểm), và cơ học nghiên cứu sự chuyển động của các vật thể có kích thước lớn hơn kích
thước nguyên tử không có mối liên quan đến trạng thái vận động của các hạt cơ bản, các
nguyên tử, các hạt nhân nguyên tử cấu tạo nên các vật thể đó. Những thiếu sót này do cơ
học nghiên cứu sự vận động của vật thể có kích thước lớn đã hình thành khi cơ học lượng
tử với việc phát hiện các hạt dưới nguyên tử chưa ra đời và nguyên lý nền tảng đầu tiên
của Galileo đã được dùng làm nền tảng cho các lý thuyết cơ học khác phát triển như cơ
học chất điểm của Newton và cơ học Tương đối của Einstein, nên hai lý thuyết cơ học
này đã không có sự gắn kết hay mối liên quan qua lại giữa sự vận động của các vật thể có
kích thước lớn với các hạt có kích thước nhỏ là nguyên tử hay các hạt dưới nguyên tử.
Những thiếu sót này còn bắt nguồn từ việc thiếu một sự so sánh sự chuyển động của một
phần tử trên thân vật thể hay ở những thời điểm khác nhau khi vật thể đó chuyển động.

Do chuyển động quay tròn đơn lẻ là chuyển động đối xứng khi vật/hạt quay tròn
không có chuyển động dời chỗ, vì luôn có hai điểm đối xứng nhau qua tâm của hình tròn
hay qua trục của hình cầu và một điểm trên hình tròn/hình cầu đều có vận tốc như nhau
khi hình tròn/hình cầu có chuyển động quay tròn nên khi có thêm chuyển động dời chỗ
thì tính bất đối xứng trong sự phối hợp của chuyển động vừa quay tròn và vừa dời chỗ đã
không được xem xét một cách đúng mức. Vì khi vật thể/hạt hình tròn hay hình cầu vừa
có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ thì chuyển động của một điểm
trên vật thể này sẽ mang tính bất đối xứng khi lấy hình tròn/hình cầu tại vị trí ban đầu của
nó làm hệ quy chiếu, có thể thấy những chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ như
chuyển động của bánh xe, chuyển động của các thiên thể trên quỹ đạo, chuyển động của
các hạt cơ bản như chuyển động của electron chuyển động của các hạt quark cấu tạo nên
hạt nhân nguyên tử là những động bất đối xứng. Sự chuyển động vừa quay tròn vừa dời
chỗ là loại chuyển động vốn có trong tất cả chuyển động của các thiên thể trong vũ trụ
trong tất cả các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất, nhưng một thời gian dài và cho đến nay
các chuyển động này vẫn được xem là chuyển động mang tính chất điểm tức là có sự
tương đương như nhau giữa vật thể không có chuyển động quay tròn với vật thể có
chuyển động quay tròn khi chúng cùng có chuyển động dời chỗ.

Mặt khác cho đến nay cơ học cổ điển Newton, cơ học Tương Đối Einstein và cơ
học Lượng Tử vẫn chưa nêu ra bất kỳ mối liên quan qua lại nào về chuyển động dời chỗ
của vật thể và chuyển động quay tròn của các phần tử là các hạt cơ bản cấu tạo nên vật
thể đó, đồng thời các tương tác giữa các vật/hạt vừa có chuyển động quay tròn vừa có
chuyển động dời chỗ sinh ra nhiều hiệu ứng khác nhau khác hẳn với sự tương tác giữa
các vật/hạt chỉ có chuyển động dời chỗ mà không có chuyển động quay tròn.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 3


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Do đó các định luật vật lý hiện nay cũng như các lý thuyết vật lý hiện nay về quán
tính, hấp dẫn, ly tâm hay về các lực cơ bản đã thiếu một nền tảng cơ sở quan trọng là
những hiệu ứng sinh ra từ chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ của vật/hạt đồng thời
thiếu một nền cơ sở quan trọng của những hiệu ứng sinh ra từ tương tác giữa những vật
hạt vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ với nhau, và mặt khác nữa
là cũng thiếu một nền cơ sở quan trọng của trạng thái chuyển động quay tròn so sánh của
các hạt cấu tạo nên vật chất so với thân vật thể vật chất sẽ có sự thay đổi thế nào và ảnh
hưởng qua lại thế nào khi vật thể có sự thay đổi trạng thái chuyển động và có sự thay đổi
môi trường chịu tác động như vật thể ở trong các môi trường khác nhau như vật thể ở
trong môi trường gia tốc hay môi trường hấp dẫn hay môi trường không trọng lượng hay
môi trường chịu ly tâm. Chính vì thiếu những nền cơ sở quan trọng này mà vật lý trước
đây và hiện nay đã thiếu hẳn một nền tảng cơ sở sơ cấp, việc thiếu một nền tảng sơ cấp
như vậy thì tất yếu sẽ dẫn đến những lý thuyết vật lý ít hoặc không phản ánh đúng sự thật
của tự nhiên và mặt khác các lý thuyết vật lý sẽ luôn ở trong tình trạng là sẽ có nhiều lý
thuyết xây dựng dựa trên việc chấp nhận những tiên đề mà trong đó có nhiều tiên đề
không đúng với sự thật của tự nhiên.

Và các lý thuyết cơ học cơ bản hiện nay ngày càng bế tắt và ngày càng phát triển
theo những hướng đi sai lạc dẫn đến những lý thuyết vật lý được đưa ra để phản ánh tự
nhiên ngày càng phức tạp và ngày càng không mang lại tính chinh phục tự nhiên, các lý
thuyết vật lý mới nêu ra không giúp nhiều hoặc không giúp gì, thậm chí ngược lại đã tạo
cho sự hiểu biết về tự nhiên của con người theo một cách sai lệch như quan niệm về
không gian và thời gian trong thuyết tương đối của Eisntein, nhận thức sai lệch về không-
thời gian trong thuyết tương đối do đã được xem là một cuộc cách mạng về quan niệm
nhận thức của con người về tự nhiên và do đã được thừa nhận rộng rãi đã dẫn đến một
trào lưu quá lớn kéo theo hầu hết các nhà nghiên cứu vật lý các tổ chức vật lý dựa vào các
lý thuyết không phản ánh đúng tự nhiên này để đi tìm sự thật của tự nhiên làm tạo ra
những sự tốn kém khổng lồ về sức lực, về tiền của và về thời gian và nhất là về nhận thức
để các nhà nghiên cứu vật lý và các tổ chức vật lý đi tìm những điều mà mãi mãi không
bao giờ có trong tự nhiên.

Một trong những sai lạc lớn nhất của cơ học hiện nay là hướng đi và những bước
đi ban đầu là đã xa rời các thực nghiệm mang tính sơ cấp và thiếu sự đánh giá tầm quan
trọng của các hiện tượng vật lý tự nhiên phổ biến và đơn giản, cũng như cách đặt vấn đề
của cơ học về sự vận động của vật chất sự vận động của vũ trụ này càng đi về hướng là
các lý thuyết vật lý đưa ra nguồn gốc sự vận động của vật chất xuất phát từ các nguyên
nhân “ cao siêu” trong đó không ít những những lý thuyết vật lý về sự vận động của vật
chất là những sản phẩm hoàn toàn mang tính tưởng tượng, và là sản phẩm của toán học
vật lý mà toán học vật lý đó còn thiếu những dữ liệu sơ cấp quan trọng từ tự nhiên. Trong
đó hướng đi sai lạc này là do hướng đi của cơ học hiện nay đã không có sự bắt đầu từ
những bước đi dựa vào các nền tảng sơ cấp những thực nghiệm sơ cấp cơ học, trong đó
thay vì cơ học cần thực hiện tìm ra các hiệu ứng chuyển động và hiệu ứng tương tác của
các vật thể có dạng hình cầu, vật thể có dạng hình đĩa hay các dạng khác có sự tương tự
với dạng hình học của các thiên thể, của các hệ thiên hà, các hệ thiên thể sao, dạng hình
cầu của hạt cơ bản, mà cơ học lại bắt đầu từ những tưởng tượng cao siêu và các phán
đoán về tự nhiên rút ra từ toán học vật lý mà toán học vật lý đó hoàn toàn chưa đủ dữ liệu
sơ cấp cần có để phản ánh được sự thật của tự nhiên.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 4


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

2. Sai sót trong nguyên lý Galileo:

Do trong thời Galileo chưa phát hiện ra các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất mà các
hạt cơ bản có những chuyển động quay tròn và chuyển động quỹ đạo nên Nguyên lý
Galileo cho rằng “Bằng những thí nghiệm vật lý trong một hệ quy chiếu quán tính có
chuyển động thẳng đều hay đứng yên đối với một hệ quy chiếu quán tính khác, không thể
phát hiện được chuyển động thẳng đều đó”, theo nguyên lý Galileo các hệ quy chiếu quán
tính hoàn toàn tương đương nhau và không thể phân biệt với nhau, và trạng thái đứng yên
cũng hoàn toàn tương đương với chuyển động thẳng đều, do đó mỗi hiện tượng vật lý đều
xảy ra như nhau trong những hệ quán tính khác nhau, đây là một nguyên lý làm khởi
điểm xuất phát cho cơ học Cổ Điển và cơ học Newton. Nhưng các hệ quy chiếu quán tính
có chuyển động đều hay đứng yên không tương đương nhau và có thể phân biệt các hệ
quy chiếu quán tính khác nhau bằng thí nghiệm vật lý bên trong các hệ quy chiếu quán
tính đó, thí nghiệm thực hiện bên trong đó là các đồng hồ nguyên tử đếm thời gian bằng
cách đếm số lần bức xạ nhận được bởi sự bức xạ của nguyên tử như nguyên tử Cesium,
trên mỗi hệ quy chiếu quán tính có vận tốc chuyển động đều khác nhau số lần bức xạ của
cùng một loại nguyên tử đập vào vách nhận bức xạ trên đồng hồ nguyên tử sẽ có số lần
khác nhau, vì vậy hoàn toàn có thể phân biệt được các hệ quay chiếu quán tính khác nhau
bởi thí nghiệm bên trong hệ quy chiếu theo cách này.

3. Thiếu sót trong cơ học chất điểm Newton:

Vì dựa vào nguyên lý Galileo đồng thời các hạt cơ bản trong thời Newton chưa
được tìm ra nên Cơ học Newton đã xem một vật chuyển động dù kích thước lớn hay nhỏ
dù có chuyển động quay tròn hay không có chuyển động quay tròn khi chuyển động dời
chỗ trong không gian đều có tính chất cơ học như nhau tức là chúng đều có chung một
tính chất chất điểm và như vậy lộ trình chuyển động của chúng trong không gian đều như
nhau, chẳng hạn như sự chuyển động của hai thiên thạch nếu có cùng khối lượng kích
thước và hình cầu và có cùng vận tốc chuyển động và xuất phát từ hai vị trí gần nhau
trong không gian thì chúng sẽ có chuyển động vạch nên hai lộ trình tương tự như nhau.
Trong đó định luật 1 của Newton nêu ra rằng: “Một vật chuyển động đều hay đứng yên sẽ
giữ nguyên trạng thái chuyển động thẳng đều hay đứng yên mãi mãi nếu không có ngoại
lực tác động vào vật thể đó”. Định luật này sẽ không đúng trong trường hợp vật thể vừa
có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ khi chưa đạt trạng thái cân bằng,
vì một vật có vận tốc chuyển động dời chỗ có tính chất đều nhưng đồng thời có chuyển
động quay tròn đều như chuyển động quay tròn của Boomerang hay chuyển động của các
thiên thạch sau khi gia tốc sẽ có chuyển động dời chỗ theo cách khép dần đường cong tức
là bán kính cong nhỏ dần lại cho đến khi đạt đến trạng thái cân bằng với lực ly tâm mà nó
chuyển động trên quỹ đạo tròn thì vòng tròn quỹ đạo mới không còn khép nhỏ lại nữa.

Như vậy cơ học Newton xem chuyển động của vật thể có tính chất điểm vì chưa
xét đến chuyển động quay tròn của vật thể khi phối hợp với chuyển động dời chỗ của vật
thể sẽ có tác động như thế nào đến lộ trình chuyển động dời chỗ của vật thể cũng như sẽ
xảy ra những hiệu ứng gì khi có sự phối hợp hai loại chuyển động cơ bản là chuyển động
dời chỗ và chuyển động quay tròn, cũng như do chưa tìm ra các hạt cơ bản như nguyên
tử, hạt nhân nguyên tử và các hạt cơ bản khác cấu tạo nên vật chất dưới thời Newton nên
cơ học Newton không có điều kiện xem xét mối tương quan qua lại giữa chuyển động của
vật thể vật chất, cũng như hấp dẫn, ly tâm, gia tốc tác động qua lại thể nào đối với trạng

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 5


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

thái chuyển động quay tròn của nguyên tử nên các chuyển động của vật thể vật chất và
các hệ quy chiếu quán tính đều có tính chất điểm.

- Cũng vì nguyên tử chưa được tìm ra dưới thời Newton nên cơ học Newton chưa giải
thích được nguyên nhân của quán tính gia tốc, quán tính ly tâm, hấp dẫn và quán tính của
vật thể có khả năng quay tròn chuyển động theo đường cong có liên quan chặt chẽ và
tương ứng giữa trạng thái chuyển động quay tròn của nguyên tử và trạng thái chuyển
động quay tròn và dời chỗ của vật thể.

- Xem chuyển động thẳng hình học tương đương với những chuyển động cong vật lý,
nhưng trong vũ trụ do các hệ thiên hà các hệ sao, các thiên thể, bề mặt hành tinh và các
hạt cơ bản đều là những hình cầu và có những chuyển động quỹ đạo quanh chúng, vật thể
chuyển động trên bề mặt hành tinh hay trong không gian vũ trụ khi lấy hai điểm biên của
vật thể đó so với hai điểm biên của hành tinh mà nó đang chịu hấp dẫn thì vật thể đó sẽ
thay đổi góc quay so với hai điểm vạch nên đường thẳng trên biên của hành tinh hấp dẫn.
Và chính do sự thay đổi góc này so với thiên thể hấp dẫn nên khi vật thể có chyển động
dời chỗ sẽ làm thay đổi vận tốc quay tròn so sánh giữa hạt nhân nguyên tử cấu tạo nên vật
thể so với thân của vật thể.

- Xem lực quán tính là một lực không phải lực cơ bản và có thể biến mất dưới phép biến
đổi hệ quy chiếu.

- Chưa xem lực ly tâm và lực hấp dẫn có mối liên quan và đặc tính cùng loại với nhau và
chưa xem lực ly tâm và lực sinh ra trong chuyển động Boomerang là lực cơ bản.

- Chưa nêu ra lộ trình khác nhau của một điểm trên biên một vật vừa có chuyển động
quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ như một điểm trên biên của bánh xe chạy trên mặt
đường hay một điểm trên biên của một hành tinh chuyển động vừa quay tròn vừa chuyển
động theo quỹ đạo có sự khác nhau và sự khác nhau đó sẽ tác động thể nào đến trạng thái
vật lý và trạng thái chuyển động của các vật đó.

- Do chưa xem xét đến sự phối hợp của chuyển động quay tròn với chuyển động dời chỗ
nên định luật 1 Newton đã không còn đúng đối với vật vừa có chuyển động quay tròn vừa
có chuyển động dời chỗ, mà trong tự nhiên các thiên thể, các hạt cơ bản luôn luôn có sự
đi đôi cùng lúc hai chuyển động này, do đó định luật 1 Newton đã phần lớn không đúng
trong sự vận động của vật chất thế giới vĩ mô và trong thế giới vi mô lượng tử.

4. Sai sót trong Cơ Học Tương Đối Eisntein:

Thuyết Tương Đối đã nêu ra các lý thuyết mà không có bất kỳ một mối liên quan
nào giữa chuyển động của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất với chuyển động của vật
thể vĩ mô hay với sự hấp dẫn vật chất. Thuyết Tương Đối đã không nhận ra sự thay đổi
trạng thái so sánh giữa thân vật thể và trạng thái chuyển động quay tròn của các hạt cơ
bản cấu tạo nên vật thể khi vật thể thay đổi trạng thái chuyển động, tức là không nhận ra
được sự bảo toàn trạng thái chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể
dù vật thể có chuyển động theo bất kỳ phương chiều và vận tốc chuyển động dời chỗ như
thế nào, những điều này tồn tại trong thuyết Tương Đối do thuyết Tương Đối đã kế thừa
điểm xuất phát từ bắt nguồn từ nguyên lý Galileo.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 6


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Thuyết Tương Đối của Einstein đã tổng quát hóa nguyên lý Galileo cho tất cả các
hiện tượng vật lý với tiên đề thứ 1 là “bất kỳ một hiện tượng vật lý nào cũng xảy ra như
nhau trong các hệ quy chiếu quán tính khác nhau”, tiên đề này được gọi là Nguyên Lý
Tương Đối Einstein, đây là một nguyên lý sai như đã nêu trên vì hiện tượng đếm số lần
bức xạ của nguyên tử trên một đơn vị thời gian (lấy đơn vị thời gian của đồng hồ điện tử
làm chuẩn) bởi các đồng hồ nguyên tử trên các hệ quy chiếu quán tính (trên vật thể có
chuyển động đều như trên các vệ tinh nhân tạo) thì hiện tượng số lần bức xạ của các
nguyên tử trong cùng một đơn vị thời gian (lấy đơn vị thời gian trên trái đất làm đơn vị)
trên mỗi hệ quy chiếu quán tính khác nhau đều xảy ra khác nhau. Như vậy thuyết Tương
Đối của Einstein đã bắt nguồn từ một tiên đề sai nên thuyết Tương Đối đã đưa ra nhiều
khái niệm sai về thời gian giãn nở và không gian co lại trên những vật thể chuyển động
nhanh và xung quanh thiên thể hấp dẫn cũng như kích thước vật thể bị co ngắn khi vật
thể chuyển động với vận tốc lớn.

Tiên đề thứ 2 của Eisntein nêu ra rằng “Vận tốc ánh sáng trong chân không không
phụ thuộc vào chuyển động của nguồn sáng và có trị số như nhau theo tất cả mọi phương,
trong tất cả hệ quy chiếu quán tính”. Tiên đề này nêu ra được tính chất của vận tốc ánh
sáng không có tính cộng vận tốc dù nguồn phát ánh sáng nằm trên vật thể chuyển động
theo mọi phương và mọi vận tốc khác nhau, tuy nhiên do không giải thích được vì sao lại
có hiện tượng như vậy nên thuyết Tương Đối của Einstein đã không nêu ra được mối liên
hệ giữa chuyển động quay tròn của nguyên tử (mà ánh sáng được phát ra bởi bức xạ
ngoài vỏ nguyên tử - khi một điện tử ngoài cùng nhảy vào trong thì một photon bức ra
ngoài) và chuyển động dời chỗ của vật thể, tức không nêu ra được đặc tính là trạng thái
quay tròn của nguyên tử gồm vận tốc phương chiều quay tròn của nguyên tử (cũng là sự
quay tròn của hạt nhân nguyên tử) sẽ thay đổi so với thân vật thể chuyển động khi lấy
thân vật thể chuyển động làm hệ quy chiếu.

Khi vật thể có sự thay đổi vận tốc phương chiều chuyển động, nhưng trạng thái
vận tốc phương chiều quay tròn của nguyên tử sẽ không thay đổi khi lấy tâm thiên hà làm
hệ quy chiếu vì trạng thái phương chiều chuyển động của nguyên tử vật chất được tạo
nên và duy trì và kiểm soát bởi vòng xoáy thiên hà mà trong đó vòng xoáy này có đặc
tính như vòng xoáy cơn bão với vận tốc sẽ lớn dần từ ngoài vào đến tâm thiên hà, và các
hạt tạo nên vòng xoáy này không trực tiếp tham gia vào sự cấu tạo nên vật chất mà chúng
duy trì và kiểm soát vận tốc quay tròn của nguyên tử.

Vì đặc tính vận tốc quay tròn của nguyên tử (hay của hạt nhân nguyên tử) của mỗi
loại nguyên tử không có sự thay đổi trạng thái chuyển động gồm trạng thái vận tốc quay
tròn, trạng thái phương và chiều nên dù vật thể chuyển động với bất kỳ vận tốc nào hay
theo bất kỳ phương và chiều nào thì vận tốc ánh sáng phát ra từ nguồn sáng trên vật thể
chuyển động đều không đổi so với tất cả hệ quy chiếu quán tính. Nhờ hiệu ứng ánh sáng
không có tính cộng vận tốc khi nguồn sáng được phát ra trên vật thể chuyển động nên
cho thấy khi vật thể chuyển động thì trạng thái quay tròn của nguyên tử gồm vận tốc quay
tròn, phương và chiều quay tròn đều không đổi so với các hệ quy chiếu quán tính, tức có
yếu tố kiểm soát các trạng thái này, và cũng nhờ đó mà biết được có sự thay đổi trạng thái
so sánh về vận tốc phương chiều nguyên tử so với trạng thái vận tốc phương chiều
chuyển động của vật thể chuyển động. Chính vì vật thể chứa nguyên tử là những phần tử
luôn sẵn có chuyển động quay tròn nên khi trạng thái so sánh giữa thân vật thể và trạng
thái quay tròn của nguyên tử thay đổi sẽ sinh ra hiệu ứng quán tính, hiệu ứng ly tâm và
hiệu ứng làm tăng trọng lượng như với hiện tượng trong trò chơi tàu chạy theo những
đường cong tròn dựng đứng khi toa tàu chạy qua đoạn mà đường ray cong có mặt cong

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 7


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

hướng xuống đất, và hiệu ứng phi trọng lượng hoặc phản trọng lượng khi toa tàu chạy
qua đoạn mà đường cong hướng mặt cong lên trời.

Ngoài ra Nguyên lý Tương Đương, nguyên lý cơ bản của lý thuyết Tương Đối
Tổng Quát nêu ra rằng “Không một thí nghiệm nào thực hiện ở bên trong có thể phân biệt
được con tàu đang chuyển động có gia tốc hay đang ở trong môi trường hấp dẫn đều. Vật
ở trong một hệ quy chiếu có gia tốc hoàn toàn tương đương với khi nó ở trong môi trường
hấp dẫn đều”.

Có thể hiểu ý này theo ví dụ như là một con tàu vũ trụ ở quỹ đạo quay xung
quanh trái đất với tình trạng ban đầu là không trọng lượng, sau đó con tàu tăng vận tốc
với gia tốc a=g=9,87 m/s2 tức gia tốc tăng tốc bằng với gia tốc trọng lực của trái đất, và ở
trạng thái thứ nhất này hiện tượng xảy ra là người và đồ vật trên con tàu vũ trụ này bị hút
về phía đuôi con tàu, ở một thời điểm khác thì con tàu được đặt dựng đứng trên mặt đất
và ở trạng thái thứ hai này người và đồ vật trên con tàu cũng bị hút về phía đuôi của con
tàu với gia tốc trọng lực bằng g=9,87m/s2 và như vậy người ở trên con tàu nếu không
quan sát bên ngoài thì không thể phân biệt được đâu là trạng thái chịu hấp dẫn đâu là
trạng thái chịu gia tốc và do vậy Nguyên lý Tương Đương đưa ra là “Không một thí
nghiệm nào thực hiện ở bên trong có thể phân biệt được con tàu đang chuyển động có gia
tốc và hay đang ở trong môi trường hấp dẫn đều. Vật ở trong một hệ quy chiếu có gia tốc
hoàn toàn tương đương với khi nó ở trong môi trường hấp dẫn đều”, đây là một nguyên
lý sai vì bằng thí nghiệm bên trong con tàu hoàn toàn có thể phân biệt được đang ở trạng
thái chịu gia tốc hay con tàu đang ở trạng thái chịu hấp dẫn, và thí nghiệm được sử dụng
bên trong con tàu là đếm số lần bức xạ của nguyên tử bởi đồng hồ nguyên tử trên con tàu
ở trạng thái thứ nhất và ở trạng thái thứ hai, tức là so sánh việc đếm thời gian của đồng hồ
nguyên tử trên quỹ đạo gia tốc và đếm thời gian trên con tàu dựng đứng trên mặt đất theo
như bên dưới.

- Thí nghiệm bố trí theo cách: Ở trạng thái gia tốc của con tàu trên quỹ đạo thì trước và
sau khi gia tốc thì nguyên tử ở trạng thái gia tốc sẽ có sự thay đổi số lần bức xạ, hiệu ứng
này do khi gia tốc thì trạng thái vận tốc quay tròn của nguyên tử thay đổi so với thân của
con tàu đang gia tốc, nên vách nhận bức xạ để đếm thời gian trước và sau khi gia tốc sẽ
có hai giá trị khác nhau, nếu lấy thời gian trên mặt đất làm chuẩn thì trước và sau khi gia
tốc thì một trong hai đồng hồ sẽ có một đồng hồ chạy chậm hơn so với đồng hồ trên mặt
đất và một đồng hồ sẽ chạy nhanh hơn so với đồng hồ trên mặt đất, trong khi đó ở trạng
thái thứ hai do con tàu ở trong trạng thái đứng yên so với mặt đất nên không có sự thay
đổi trạng thái quay tròn của các nguyên tử trên con tàu so với thân con tàu làm hệ quy
chiếu nên sau một khoảng thời gian thì đồng hồ trên con tàu ở mặt đất vẫn chạy đều so
với thời gian của đồng hồ trên mặt đất.

Tuy nhiên theo cách này sẽ gặp vấn đề khi đặt vấn đề vì sao không lấy thời gian
mà con tàu gia tốc trên quỹ đạo làm chuẩn, và như vậy thì sẽ không biết được con tàu nào
đang ở trạng thái nào, do đó cách này không thích hợp trong việc tìm ra con tàu nào đang
chịu hấp dẫn con tàu nào chịu gia tốc, vì vậy cần có một sự đếm giờ độc lập bởi loại đồng
hồ có sự đếm giờ một cách độc lập với sự thay đổi trạng thái quay tròn của nguyên tử với
thân con tàu.

Nói tóm lại là cần có một nguyên lý so sánh tuyệt đối mà nhờ đó có thể nhận ra sự
thay đổi từ trong bản thân con tàu mà không cần phải đối chiếu với các vật thể khác ngoài
bản thân con tàu, tức là có những cột mốc trong chính bản thân con tàu mà dựa vào cột

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 8


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

mốc đó bằng những hiệu ứng thu được từ các thí nghiệm bên trong con tàu có thể nhận ra
sự thay đổi trạng thái chuyển động của con tàu hay có thể phân biệt con tàu nào đang
chịu gia tốc và con tàu nào đang chịu hấp dẫn.

5. Thiếu sót trong cơ học lượng tử:

Cơ học lượng Tử tuy ra đời sau cơ học cổ điển và dù cơ học Lượng Tử nghiên
cứu sự vận động của các vật thể có kích thước nhỏ hơn nguyên tử nhưng cơ học Lượng
Tử đã không nêu ra được mối liên quan tác động lẫn nhau giữa sự vận động của vật thể
có kích thước lớn hơn nguyên tử với sự vận động của các hạt cơ bản có kích thước từ quy
mô nguyên tử trở xuống.

Cơ học lượng tử chưa nêu ra mối liên quan của sự vận động các hạt cơ bản, của
vật chất chứa các hạt cơ bản đó với hiện tượng hấp dẫn, ly tâm, quán tính gia tốc, quán
tính Coriolis.

Cơ học lượng tử với khái niệm spin hạt chưa phản ánh được chuyển động quay
tròn thực một cách liên tục của các hạt cơ bản và chuyển động quỹ đạo thật của các hạt
cơ bản, trong đó vai trò của phương mặt phẳng xích đạo quay với chiều quay và vận tốc
biên quay hoặc phương mặt phẳng xích đạo quay với chiều quay và vận tốc biên quay ưu
thế so với thân vật thể là những yếu tố quan trọng tạo nên các lực tương tác cơ bản giữa
các hạt cơ bản liền kề nhau và đặc biệt là mặt phẳng quay xích đạo của các hạt cơ bản là
yếu tố chủ chốt tạo nên các lực tương tác của các hạt cơ bản như lực tương tác hạt nhân,
lực tương tác giữa các hạt quarks, vì vậy cơ học Lượng tử đã chưa tìm ra được nguồn gốc
tạo nên các hiệu ứng hút hay đẩy nhau trong thế giới lượng tử mà các lực này xuất hiện
giữa các hạt vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ khi chúng ở cạnh
nhau, ngoài ra cơ học lượng tử cũng chưa đưa ra đúng lộ trình sau tương tác của các hạt
vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ tương tác với nhau.

Cơ học lượng tử chưa nêu ra được nguồn gốc vì sao ánh sáng không có tính cộng
vận tốc vì chưa nêu ra được mối liên quan giữa chuyển động của vật thể chứa nguồn phát
sáng và chuyển động quay tròn của nguyên tử, trong đó hiệu ứng như hiệu ứng bức xạ từ
vỏ nguyên tử tạo nên sóng ánh sáng luôn không đổi và luôn độc lập với chuyển động dời
chỗ của vật thể chứa nguồn phát sáng.

Cơ học lượng tử chưa xem xét môi trường chân không xung quanh vật thể hay
xung quanh các thiên thể bao gồm những phần tử hay những hạt gì và chúng có những
đặc tính gì và cách chúng tương tác với các hạt cấu tạo nên vật chất để tạo nên các trạng
thái vật chất, và các hạt của môi trường chân không của thiên hà, của hệ sao, của thiên
thể và của vật thể cũng như của các hạt cơ bản có gì khác nhau và có sự vận động như thế
nào và có liên quan gì đến tính chất hình cầu của các thiên thể, tính chất hình đĩa tròn của
thiên hà và của các hệ sao.

Cơ học lượng tử chưa xét đến sự khác biệt trong tương tác của các hạt có chuyển
động quay tròn so với tương tác không có chuyển động quay tròn của những vật thể vĩ
mô, hay những tương tác giữa các hạt cơ bản với nhau xuất phát từ chuyển động quay
tròn đồng thời với chuyển động quỹ đạo giữa các hạt cơ bản với nhau hay giữa các hạt cơ
bản và các hạt trong chân không tức tương tác giữa các hạt cơ bản và các hạt cấu tạo nên
môi trường không gian chân không.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 9


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Cơ học lượng tử chưa xem xét đến trạng thái chuyển động quay tròn thực của các
hạt cơ bản so với thân vật thể chứa các hạt cơ bản, trong đó trạng thái chuyển động quay
tròn này gồm có vận tốc chuyển động quay tròn, phương của trục quay tròn, chiều của
chuyển động quay tròn và vận tốc chuyển động của một điểm trên biên của các hạt cơ
bản để từ đó có thể nhận ra những hiệu ứng vật lý từ sự tương tác của các hạt cơ bản với
nhau và của các hạt cơ bản với các hạt trong không gian, trong đó chẳng hạn như sự
tương tác giữa hai hạt hay hai dòng hạt chỉ cần có một sự thay đổi lệch trục quay nhỏ sẽ
dẫn đến sự thay đổi lớn như từ lực hút chuyển sang tạo ra lực đẩy giữa hai hạt hay hai
dòng hạt đó, và điều này là nguồn gốc để hiểu được vì sao hai thanh nam châm có cùng
phương chuyển động quỹ đạo quanh nhau thì lực từ sẽ thay đổi từ lực hút mạnh suy yếu
dần rồi mạnh lên thành lực đẩy.

Cơ học lượng tử chưa xem xét đến trạng thái so sánh giữa thân vật thể vật chất
với các hạt cơ bản cấu tạo nên vật chất như hạt nhân nguyên tử hay nguyên tử khi vật thể
vật chất chuyển động hay chịu những tác động vật lý và sự thay đổi trạng thái so sánh này
sẽ mang lại những hiệu ứng gì lên vật thể vật chất hoặc lên hạt nhân nguyên tử hay
nguyên tử.

Cơ học lượng tử chưa xem xét đến nguồn gốc và nguyên nhân tạo nên và duy trì
chuyển động quay tròn cũng như chuyển động quỹ đạo của các hạt cơ bản cấu tạo nên vật
chất.

Cơ học lượng tử chưa xem xét đến các yếu tố kiểm soát và duy trì sự vận động
của các hạt cơ bản và xu hướng ưu thế trong chuyển động quay tròn hay chuyển động
quỹ đạo của các hạt cơ bản, và các yếu tố kiểm soát và duy trì (trong đó gồm năng lượng
và cách thức tác động của năng lượng đó lên các hạt cơ bản) để các hạt cơ bản vận động
và chịu kiểm soát sự vận động của chúng, và các yếu tố này xuất phát từ bên trong hay
bên ngoài các hạt cơ bản.

Cơ học lượng tử chưa giải thích thỏa đáng một cách có nguồn các lực cơ bản,
ngoài ra cơ học lượng tử còn chưa phát hiện ra một số lực khác tồn tại trong thiên nhiên
và chi phối sự vận động của các hạt của các thiên thể, việc chưa tìm được nguồn gốc các
lực là do cơ học lượng tử toán hóa các chuyển động của các hạt mà thiếu những dữ liệu
sơ cấp, thiếu dữ liệu do những hiệu ứng sinh ra bởi quá trình tương tác giữa các hạt hay
các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, trong đó cơ học
thiếu thực nghiệm từ sự tương tác giữa các vật thể vừa có chuyển động quay tròn vừa có
chuyển động dời chỗ với nhau, mà sự tương tác này làm xuất hiện những hiện tượng có
tính chất như những hiệu ứng điện từ, hiệu ứng chuyển động của các thiên thể trong vũ
trụ.

Cơ học lượng tử tương đối tính do chưa tìm ra các thuộc tính của hạt vừa có
chuyển động quay tròn vừa có chuyển động quỹ đạo hay chuyển động dời chỗ tạo nên
thuộc tính khối lượng, cũng như vận tốc quay tròn của các hạt và chuyển động quỹ đạo
của các hạt có sự tương ứng với các lực cơ bản.

Cơ học lượng tử chưa nêu ra các khoảng không gian mà vật thể chịu ảnh hưởng
hấp dẫn bởi vật thể hay thiên thể hấp dẫn gồm những gì và vận động ra sao.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 10


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Cơ học lượng tử nêu ra nhiều giả thuyết mà những giả thuyết đó không dựa trên
một cơ sở nào để giải thích các lực cơ bản của vật lý, chẳng hạn như lực hấp dẫn có được
do sự truyền tương tác của các hạt graviton, hay lực tương tác mạnh xảy ra giữa hai hạt
quark nhờ hạt gluon trao đổi. Do đó cơ học lượng tử chưa đưa ra được cách giải thích có
tính cơ sở và có tính thuyết phục bằng một nền tảng có tính nguồn gốc có thể giải thích
tất cả các hiện tượng vật lý, các lực cơ bản một cách hợp nhất.

Nói chung mối liên quan tác động qua lại lẫn nhau giữa sự vận động của vật thể
vật chất và các phần tử cấu tạo nên vật chất như các hạt cơ bản cùng các các phần tử hạt
(hay các dạng khác như đĩa, các hạt hay đĩa có vòng xoáy xung quanh) của môi trường
chân không không cấu tạo nên vật chất còn nhiều bỏ ngỏ, nên vật lý cần một nền tảng
mới để tạo một hướng đi mà cơ học gồm cơ học các vật chất có kích thước lớn và cơ học
các hạt có kích thước bằng hay nhỏ hơn nguyên tử gắn kết chặt chẽ lại với nhau, và để
nhận ra nguồn gốc vận động của vật chất có sự liên quan giữa thế giới vĩ mô, vi mô và
thế giới không gian chân không, cần phải tìm ra những yếu tố mang tính khởi nguồn để
làm nền tảng để có thể tạo ra một hướng đi mới nhằm có thể nhận ra đúng bản chất
những gì xảy ra trong tự nhiên hay trong môi trường nhân tạo với một cách giải thích
mang tính hợp nhất ngay từ nguồn gốc khởi đầu cho tất cả các hiện tượng và quá trình vật
lý.

Hãy truy cập vào website http://www.initialphysics.org để xem video quay những thí nghiệm của nghiên
cứu và tải về toàn bộ nội dung của nghiên cứu này. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay góp ý gì xin gởi
email về địa chỉ info@initialphysics.org.

Quyền tác giả số: 2826/2009/QTG, ngày được cấp quyền tác giả: 18/08/2009

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 11

You might also like