You are on page 1of 3

1.

Tính tổng ma trận, hiệu ma trận và tích ma trận:

Để tính tổng (hiệu, tích) cho ma trận (VD là 2), bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhập số liệu từng ma trận (ma trận A và B)
- Bước 2: Chọn các khối ô chứa kết quả (bôi đen). Sau đó di chuyển con trỏ đến ô
bên trái khối ô.
- Bước 3: Nhập công thức tính, cụ thể như sau
+ Tính tổng: =VùngmatrậnA+VùngmatrậnB
+ Tính hiệu: =VùngmatrậnA-VùngmatrậnB
+ Tính tích: =MMULT(VùngmatrậnA,VùngmatrậnB)
- Bước 4: Nhấn phím Ctrl+Shift+Enter, các phép tính sẽ được thực hiện.

2. Nghịch đảo ma trận:

Để nghịch đảo ma trận, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Nhập số liệu cho ma trận trận cần nghịch đảo.
- Bước 2: Chọn các khối ô chứa kết quả (bôi đen). Sau đó di chuyển con trỏ đến ô
bên trái khối ô.
- Bước 3: Nhập công thức nghịch đảo ma trận
=MINVERSE(VùngmatrậnA)
- Bước 4: Nhấn phím Ctrl+Shift+Enter, các phép tính sẽ được thực hiện.

Hình ví dụ

http://i63.photobucket.com/albums/h133/tuhuong/baitap1.jpg
(http://i63.photobucket.com/albums/h133/tuhuong/baitap1.jpg)
2. 3. Giải hệ phương trình tuyến tính bằng ma trận:

Có hệ phương trình Ax=B. Tính ma trận nghịch đảo của A và tính (A-1).B, đó
chính là véc tơ X cần tìm.
Ví dụ: hệ phương trình
ax+by= e, cx+dy= f

Để xác định giá trị x,y thì thực hiện như sau:
- Nhập giá trị a, b, c, d vào khối ô (A5:B6)- ma trận A.
- Nhập giá trị e, f vào khối ô (A8:A9)- ma trận B.
- Chọn vùng chứa ma trận nghịch đảo của A (D5:E6). Sau đó tính ma trận nghịch
đảo như mục 2.
- Chọn vùng chứa nghiệm x, y (D8:D9). Nhập công thức =MMULT(VungA-
1,VungB), sau đó nhấn phím Ctrl+Shift+Enter. Nghiệm x, y sẽ xuất hiện.
Bạn có thể kiểm tra lại nghiệm bằng cách tính mà trận Ax rồi so sánh với véc tơ
B.
Từ ví dụ trên, bạn có thể giải hệ phương trình có nhiều nghiệm.
Chúc thành công! :_
Hình anh minh hoạ kèm theo
hình minh họa
http://i63.photobucket.com/albums/h133/tuhuong/aaa.jpg

Giải hệ phương trình trong Excel bằng


ma trận
12-08-2009 | H.T.M | 0 phản hồi »
Giải hệ phương trình bằng phương pháp ma trận

Hệ phương trình trên là tương đương với phương trình ma trận sau:

B1. Xác định các biến, các hàm mục tiêu và lập mô hình trên bảng tính

• Các ô B75:D77 nhập vào hệ số của các phương trình (1), (2) và (3)
• Các ô F75, F76, F77 là nhãn các nghiệm x, y, z
• Các ô H75, H76, H77 là các con số ở vế phải của các phương trình.

Lập mô hình bài toán trên bảng tính

B2. Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận hệ số A è Tìm A-1

• Chọn vùng địa chỉ B80:D82


• Nhập vào công thức =Minverse(B75:D77) để nghịch đảo ma trận
• Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để thực hiện phép tính
Tính ma trận nghịch đảo

B3. Tìm nghiệm hệ phương trình

• Chọn vùng địa chỉ B85:B87


• Nhập vào công thức =MMULT(B80:D82,H75:H77)
• Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter để thực hiện phép tính

Nghiệm hệ phương trình

Lưu ý:Việc tính toán trên dãy số liệu (array) có một số tính chất sau:

• Khi nhập, xóa, chỉnh sửa công thức phải thực hiện trên toàn bộ dãy, do vậy cần chọn cả
dãy trước khi thực hiện nhập, xóa hay chỉnh sửa.
• Nhấn phím F2 để vào chế độ chỉnh sửa
• Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + Enter khi hoàn tất.

You might also like