You are on page 1of 12

CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH

Đề cương chi tiết cho lớp Cao học chuyên ngành Quan hệ quốc tế
Tài liệu đọc bắt buộc:
1 – Tô Huy Rứa (Chủ biên), Lưu Văn Sùng, Ngô Huy Đức, Tống Đức Thảo, 2008.
Mô hình tổ chức và hoạt động của của HTCT một số nước trên thế giới, Nxb CTQG, Hà Nội
2 – Nguyễn Văn Huyên (Chủ biên), Trịnh Thị Xuyến, Tống Đức Thảo, Lưu Văn
Quảng, 2007. Hệ thống chính trị Anh, Pháp Mỹ, Nxb LLCT, Hà Nội.
3 – Ngô Huy Đức, (Chưa đăng) So sánh một số HTCT thế giới. Viện Chính trị học
(2008)
Tài liệu đọc không bắt buộc :
Almond, G. A. , Powel, G.B., Strom, K. , Dalton, R. J. 2003. Comparative Politics
Today (7th edition), Longman.
Trên mạng :
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/
http://www.state.gov/r/pa/ei/bgn/
Chuyên đề 1
NHẬP MÔN CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH
I. GIỚI THIỆU VÀ ĐẶT VẤN ĐỀ
Mục đích:
1. Làm quen với HTCT của các nước đại diện cho các nền văn hóa, hệ tư tưởng và
trình độ phát triển khác nhau trên thế giới; Nắm được các kiến thức cơ bản nhất về chính trị
tại các nước này.
2. Làm quen với hệ thống thuật ngữ và các cách phân loại HTCT trong nghiên cứu
CTHSS
3. Bước đầu so sánh sự giống và khác nhau của các HTCT điển hình để nhìn nhận
các giá trị tương đối chung cho các thiét kế HTCT trên thế giới
Các lý do cho sự so sánh:
Tính kiểm chứng, thực nghiệm của khoa học
Không có khả năng mô phỏng các thử nghiệm
Bản chất của sự so sánh:
Kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng
Suy đoán về các quan hệ nhân quả
II. LƯỢC SỬ VÀ CÁC VẤN ĐÈ CHÍNH CỦA CHÍNH TRỊ HỌC SO SÁNH TRÊN
THẾ GIỚI
3 giai đọan phát triển chính:
i/ Thời kỳ tiền tư bản
Với các tác phẩm của Arixtốt, Machiavelli (The Prince, 1580), K.Marx (Sự thống trị của
thực dân Anh ở Ấn Độ, 1853), Tocqueville (Democracy in America, 1892)
ii/ Thời kỳ tư bản chủ nghĩa
Tập trung chủ yếu ở các nước Anh, Mỹ, Đức, Pháp v.v. như J.Burges (Political
science and Comparative constitutional Law, 1900. Cần lưu ý 6 đặc điểm chủ yếu của các
nghiên cứu kinh điển:
1. Mô tả cấu trúc là chính, không hoặc ít so sánh
2. Nhấn mạnh văn bản luật, dễ bỏ qua hiện thực
3. Thiển cận: chỉ tập trung vào các nước Âu Mỹ, cho rằng đó là các mô hình lý tưởng
4. Bảo thủ: cho rằng các mô hình lý tưởng sẽ không cần thay đổi nhiều
5. Thiếu tính hệ thống và tầm nhìn lý thuyết, dễ sa vào tranh biện về đạo lý
6. Không xác định rõ cách tiếp cận nên khó kiểm nghiệm một cách nghiêm khắc.
iii/ Giai đọan từ sau Thế chiến II
Nghiên cứu sự giống và khác nhau của các HTCT khác nhau, trong các nền văn hóa
khác nhau

1
Giải thích nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó, từ dó xây dựng các lý thuyết,
giả thuyết khoa học có thể kiểm chứng được
Phát triển các công cụ thử nghiệm độ tin cậy của các giả thuyết khoa học đó
3 cách tiếp cận chính của CTHSS hiện nay:
1. Phân tích cấu trúc (Vĩ mô) : Các ràng buộc của thể chế qui định các hành vi chính trị
2. Phân tích con người cá nhân (Vi mô): Các đặc điểm tự nhiên, bản chất của con người, sẽ
qui dịnh các hành vi chính trị
3. Văn hóa và giao tiếp xã hội: dùng các đặc điểm văn hóa (bền vững) để giải thích và dự
đóan các hành vi chính trị của các cộng đồng khác nhau
2 phương pháp so sánh kinh điển
Phương pháp Đồng nhất : giống – giống – khác
Phương pháp dị biệt: khác-khác- giống
Điểm mạnh và điểm yếu của các phương pháp này và lưu ý khi nghiên cứu so sánh.
Phương pháp so sánh trong tương quan với 3 phương pháp cơ bản: nghiên cứu
trường hợp, thống kê, thực nghiệm
III. TIẾP CẬN HỆ THỐNG : CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG
Sự cần thiết của khái niệm hệ thống chính trị .
Hệ thống : Tính chỉnh thể: Bộ phận – ranh giới ; Đầu vào – đầu ra – phản hồi
Hệ thống chính trị : Các quyết định tập thể có tính cưỡng chế.
Cấu trúc: khía cạnh tĩnh; Chức năng : khía cạnh động
HTCT của Quốc gia và HTCT quốc tế
IV. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH
Cấu trúc chương trình: lý do của sự lựa chọn các bài giảng: Tính điển hình về hệ tư
tưởng, địa lý, trình độ phát triển, văn hóa.
Hai điểm cần phân biệt:
1. HTCT và môi trường chính trị: tính khoa học tương đối
2. Các tiếp cận thẻ chế mới (so với cách cũ): coi trọng thực chứng, lấy quan sát, hành vi.
Cách tiếp cận chuẩn mực và cách tiếp cận thực chứng
CÂU HỎI TRƯỚC KHI NGHE GIẢNG
1) Đưa ra các lý do cho sự cần thiết của phương pháp so sánh?
2) Tại sao các nghiên cứu xã hội luôn lấy phương pháp so sánh làm một trong cách phương
pháp căn bản?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần đọc bắt buộc
Chương I, Quyển So sánh một số HTCT
Phần đọc thêm
Almond, G. A. , Powel, G.B., Strom, K. , Dalton, R. J. 2003. Comparative Politics
Today (7th edition), Longman. (Chương I)
Chuyên đề 2
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ ANH

Câu hỏi và chuẩn bị trước khi nghe giảng


1. Nêu 4 đặc điểm mà mình cho là quan trọng nhất của HTCT Anh?
2. Ở Anh, ai là người có quyền lực cao nhất ?
3. Theo hiểu biết của mình, nêu các nước có HTCT gần giống với Anh?
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và vai trò của Anh trong lịch sử chính trị thế
giới
1.1. Là nước đông dân và giàu; Tách khỏi Châu Âu lục địa, do vậy có những sự khác
biệt về tâm lý xã hội (Không tự coi mình thuộc châu Âu => có thẻ gây ra các cản trở trong
việc hợp tác chính trị như việc dùng đồng tiền chung, v.v.). Gồm 4 nước: Anh, Wales,
Scotland, và Bắc Ailen.

2
1.2. Nhiều nước đã dùng mô hình HTCT của Anh như xuất phát điểm để xây dựng
HTCT của mình (Úc, Ca na đa, Sing ga po, Ấn độ …v.v.). Đây là HTCT theo mô hình nghị
viện điển hình.
1.3. Nhiều nhà tư tưởng đã dúng Anh như mô hình tiêu biểu để nghiên cứu. Mác va
Ăng-ghen cũng dựa trên các phát triển chính trị, mô hình HTCT của Anh để có các suy đóan
về phát triển chính trị của xã hội trong tương lai.
1.4. HTCT Anh cũng bao gồm nhiều sắc thái, các trường hợp phong phú cho nghiên
cứu : có sự ổn định, có sự thay đổi, có thành công thất bại..
2. Lịch sử chính trị
Nêu được các mốc trong phát triển chính trị:
1215 (Magna Carta) - 1265 - 1689 (Bill of Rights) - 1832 (Great reform Act) - 1911
(Parliament Act) - 1992 (Maastricht Treaty - Vào EU)
So sánh với các nước khác:
(1) Đã giải quyết được nhiều vấn đề căn bản về HTCT tương đối sớm như:
- Tập trung quyền lực (1066)
- Tách thần quyền ra khỏi thế quyền (1534 do Henry VIII lập giáo hội Anh)
- Khẳng định quyền lực của các đại diện nhân dân, tức Nghị viện (1689). Xác định
phạm vi quyền lực công và bảo vệ các quyền cá nhân (Bill of rights)
(2) Có tính kế thừa và ổn định cao, không có các đảo lộn lớn
(3) Quá trình phát triển dân chủ là quá trình dài và cũng chứa đầy tính bạo lực.
3. Cơ cấu giai cấp - sắc tộc - tôn giáo
Tầng lớp trung lưu chiếm đa số: Xung đột giai cấp không nổi lên thành xung đột
chính trị. Nguyên nhân: 1) Nhà nước phúc lợi; 2) Cơ cấu giai cấp hiện đại ngày càng phức
tạp; 3) Công đảng; 4) Sự chuyển đổi giai cấp;
Sắc tộc: 95% da trắng
Tôn giáo: 75% Anh giáo, 10% Công giáo, 15% Biệt giáo.
So sánh chung cho thấy:
(1) Sự khác biệt về tôn giáo và sắc tộc là quan trọng hơn với khác biệt về giai cấp?
(2) Hệ thống 2 đảng nổi trội có tương ứng với 2 tầng lớp chính của xã hội?
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC
Phần này trình bày các cấu phần chính của HTCT từ góc độ “phân bổ quyền lực” (cả
chiều ngang giữa các nhánh, và chiều dọc, trung ương địa phương).
1. Hiến Pháp
3 đặc điểm của hiến pháp (các đạo luật cơ bản) Anh:
i) Bất thành văn, theo nghĩa “không có một văn bản duy nhất” như thường thấy ở các
nước khác
ii) Dễ thay đổi: thủ tục để thay đổi cũng như các đạo luật bình thường khác
iii) Tính đơn nhất: tức chỉ có một nghị viện tối cao phân quyền và tước quyền (Khác
với các nước liên bang)
5 nguồn chính của hiến pháp:
i) Luật thành văn của nghị viện
ii) Án lệ (Case law) - tức được diễn giải theo phán quyết của các thẩm phán trong các
trường hợp đã xử.
iii) Truyền thống, luật tục, tục lệ (Common law, customs, traditions)
iv) Thông lệ (Conventions)
v) Luật của Cộng đồng Châu Âu EU
So sánh với các nước khác cho thấy:
- Các luật lệ căn bản (Hiến pháp) dễ thay đổi về mặt thủ tục pháp lý, tuy nhiên lại có
độ ổn định bởi sự tôn trọng các yếu tố văn hóa, truyền thống
- Nghị viện có quyền lực tối cao vì không có tòa án hiến pháp.
- Nữ hoàng chỉ có vai trò hình thức trong thực tế

3
- Cơ chế bảo vệ hiến pháp và bảo vệ lợi ích công cộng lấy công luận và bầu cử làm
nền tảng
2. Nghị viện
Gồm 3 thành tố: i) Nữ hoàng (mang tính hình thức vì luôn phê chuẩn theo sự đề nghị
của nghị viện), ii) Thượng viện (House of Lords), và iii) Hạ viện (House of Commons)
Về tính chất quyền lực của từng bộ phận như được luật qui định:
Nữ hoàng: mang tính biểu tượng dân tộc và lịch sử, quyền lực là hình thức vì không
được ủy quyền chính trị.
Thượng viện
Các thành viên cũng không phải do dân bầu mà bao gồm 4 loại: i) Thế tập - là các
nhà dòng dõi quý tộc (Chiếm tới 2/3); ii) Không thế tập - Quý tộc được phong trong một đời,
vì các đóng góp cho đất nước (Chiếm khoảng 30%); iii) Các tổng giám mục và giám mục
các địa phận (26 vị); iv) Các thẩm phán các tòa án cấp cao (High courts) (21 vị). Do vậy vai
trò của thượng viện cũng hạn chế và không căn bản. (Như thể hiện trong thủ tục thống qua
dự án luật)
Hạ viện:
Nhiệm kỳ 5 năm, 650 hạ nghị sĩ phân bổ cho 4 nước thành viên theo tỷ lệ dân số
(Anh: 523, Scotland: 72; Bắc Ai-len: 17, Xứ Wales: 38), do dân bầu, tuổi ứng cử: 21. Hạn
viện có các Ủy ban giúp việc gồm 2 loại: ủy ban thường trực (standing committees) và ủy
ban lựa chọn (select comm.- tùy thuộc vào dự luật). 3 chức năng chính của Hạ viện: i) Làm
luật; ii) Thảo luận (Chứ không phải hoạch định) chính sách; iii) Bầu chính phủ và các thẩm
phán.
Về chức năng làm luật: Mô tả quá trình làm luật, làm rõ việc thượng viện không có
quyền lực nếu một dự án luật được hạ viện thông qua.
Về chức năng thảo luận chính sách: thông qua các buổi chất vấn (question times) và các
ngày đối lập (opposition days - 19 ngày/năm). Chính phủ quyết định nghị trình. Các ủy ban có
quyền triệu tập, điều tra, chất vấn, thu thập thống tin từ nội các.
3. Chính phủ và hệ thống hành chính
Chính phủ (Government) gồm: Thủ tướng, nội các (cabinet), các bộ trưởng ngoài nội
các, các thứ trưởng, trợ lý bộ trưởng
Cơ chế thành lập: Hạ viện bầu - Nữ hoàng luôn phê chuẩn. (Thủ tướng theo thông lệ,
là hạ nghị sỹ);
Các chức năng của chính phủ: các vấn đề chính còn tranh luận là: mức độ can thiệp;
các vấn đề về tài chính công (dùng ngân sách, vay nợ công v.v.); Các vấn đề về tư nhân hóa
(Nhà nước cần làm gì);
4. Đảng phái và bầu cử
- Hai đảng nổi trội gắn với cơ sở xã hội tương đổi riêng
- Ranh giới ý thức hệ ngày càng mờ nhạt (trung tả và trung hữu)
- Kỷ luật đảng khá cao.
5. Chính quyền địa phương
Mang tính tự trị (phân quyền từ trung ương)
Chủ yếu cung cấp các dịch vụ công cộng cho người dân địa phương)
6. Tòa án hiến pháp
Không có tòa án hiến pháp (do Nghị viện quyết định)
Thủ tục sửa đổi hiến pháp dễ dàng hơn nhiều nước
Sự bảo hiến bằng pháp luật kết hợp tốt với sự bảo hiến bằng công luận.
III. CÁC NHẬN XÉT SO SÁNH CHÍNH

CÂU HỎI SAU KHI NGHE GIẢNG


1) Nếu sự thay đổi hiến pháp là dễ dàng, tại sao HTCT Anh lại vẫn ổn định, và quyền lực
không bị lạm dụng?
2) Sự thể chế hóa đổi lập có nghĩa là gì và đưộc biểu hiện như thế nào ở Anh?

4
3) Thử so sánh về quyền lực của thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ: điểm hay và dở của 2 hệ
thống này?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần đọc bắt buộc
Chương I Quyển HTCT Anh Pháp Mỹ
Phần đọc thêm
British Parliament : http://parliament.gov.uk
Chuyên đề 3
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ MỸ
Câu hỏi và chuẩn bị trước khi nghe giảng
1. Nêu 4 đặc điểm mà mình cho là quan trọng nhất của HTCT Mỹ.
2. Ở Mỹ , ai là người có quyền lực cao nhất ?
3. Theo hiểu biết của mình, nêu các nước có HTCT gần giống với Mỹ
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI
1. Khái quát về điều kiện tự nhiên:
1.1. Là nước đông dân và giàu, trẻ, đa sắc tộc;
1.2. Nhiều nước đã dùng mô hình HTCT của Mỹ như xuất phát điểm để xây dựng
HTCT của mình (Đặc biệt các nước Nam Mỹ). Đây là HTCT theo mô hình tổng thống điển
hình.
1.3. Nhà nước liên bang
2. Lịch sử chính trị:
Nêu được các mốc trong phát triển chính trị:
1776 (Tuyên ngôn độc lập) -
Cơ cấu giai cấp - sắc tộc - tôn giáo
Tầng lớp trung lưu chiếm đa số: Xung đột giai cấp không nổi lên thành xung đột
chính trị. Đạo Tin lành và sự đa dạng trong tôn giáo (sect) WARP
Sắc tộc: Nhóm Anh Mỹ, Nhóm gốc Tây ban Nha, Châu Á …
Tôn giáo: Tin lành và các nhóm khác.
So sánh chung cho thấy:
2.1. Cội nguồn tư tưởng
a. Aristotle : “Quy luật tự nhiên”
b. Thomas Aquinas: “ Nhà nước là đại diện của Chúa”
c. Cải cách Tin lành: con người cá nhân
d. Khoa học tự nhiên (I.Newton ): chủ nghĩa duy lí
Tất cả hướng đến: con người tự do trước mọi thần quyền và vương quyền-- cần có
một hình thức tổ chức quyền lực kiểu mới-- nền dân chủ đại diện ( lưu ý rằng, vào thời đó,
từ “dân chủ” không hề được nói đến trong Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp).
2.2. Thiết kế nhà nước theo những đặc trưng gì?
a) Nguyên tắc đa số: quyền lực chính đáng phải xuất phát từ sự đồng thuận của đa số
( bầu cử).
b) Phủ quyết thiểu số: kiểm soát và chống lại sự “bá quyền đa số” (Madison và vấn
đề bè phái)
c) Đảm bảo tự do cá nhân như một giá trị quan trọng nhất.
d) Chủ nghĩa tư bản: nhà nước đóng vai trò gì trong nền ktế thị truờng? Công thức
căn bản : Nhà nước hạn chế + Sở hữư tư nhân + thị trường tự do (câu chuyên hài hước thời
FDR, tr.18).
e) Note: A.Smith, Sự giàu có của các quốc gia, 1776- là lúc kí Tuyên ngôn độc lập
( Sở hữu tư nhân + tự do thương mại-buôn bán).

5
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC
Phần này trình bày các cấu phần chính của HTCT từ góc độ “phân bổ quyền lực” (cả
chiều ngang giữa các nhánh, và chiều dọc, trung ương địa phương).
1. Hiến pháp
a) Chủ nghĩa liên bang: tránh tập trung quyên lực, phân chia phạm vi quyền lực nhà
nước
b) Phân lập quyền lực: chủ nghĩa lưỡng viện đối xứng (bicameralism): tương phản
với mô hình Westminter (tr. 48).
c) Kiểm soát và cân bằng quyền lực ( Bảng 2.1 , tr 50).
d) Tự do cá nhân (Bill of Rights, bảng 4.1, tr.108): hạn chế phạm vi quyền lực nhà
nước
So sánh với các nước khác cho thấy:
- Các luật lệ căn bản (Hiến pháp) khó thay đổi về mặt thủ tục pháp lý , có độ ổn định
cao
- Quyền lực được phân lập cao độ (Tòa án tối cao, Lưỡng viện đối xứng, Tổng thống
được ủy quyền trực tiếp bởi dân chúng.
- Cơ chế bảo vệ hiến pháp: tòa án tối cao, nhiệm kỳ cả đời
2. Nghị viện
Gồm 2 thành tố: i- Thượng viện (Senate), và ii- Hạ viện (House of representatives)
a. Phương thức hình thành
b. Quy trình làm luật ( tr. 237)
c. Diện mạo quốc hội
Về tính chất quyền lực của từng bộ phận như được luật qui định:
Thượng viện
Hạ viện
3. Chính phủ và hệ thống hành chính
Chính phủ (Government) gồm: Tổng thống, nội các (cabinet), các bộ trưởng ngoài
nội các, các thứ trưởng, trợ lý bộ trưởng
Cơ chế thành lập: Các chức năng của chính phủ: các vấn đề chính còn tranh luận là:
mức độ can thiệp; các vấn đề về tài chính công (dùng ngân sách, vay nợ công v.v.); Các vấn
đề về tư nhân hóa (Nhà nước cần làm gì);
4. Đảng phái và bầu cử
Hai đảng nổi trội
5. Chính quyền địa phương
Xem phần chủ nghĩa Liên bang
6. Tòa án hiến pháp
a) Biểu đồ tổng quát về hệ thống toà án (tr.358)
b) Toà án tối cao (tr.365)
+ Hình thành
+ Tiêu chuẩn
+ Quá trình tuyển chọn
+ Vận hành
+ Quyết định trường hợp nào được nghe và xử
+ Thẩm quyền
+ Nguyên tắc 4 người
+ Các đặc trưng của một vụ được xét xử bởi TATC
+ Các yếu tố căn bản ảnh hưởng đến quyết định (bỏ phiếu) của các thẩm phán tối cao
+ Pháp lí và chính trị
III. CÁC NHẬN XÉT SO SÁNH CHÍNH
1. Chủ nghĩa tinh hoa và chủ nghĩa đa nguyên mới
2. Quan hệ tổng thống - quốc hội : sự dao động của con lắc quyền lực
3. Toá án tối cao: tính tích cực và sự kiềm chế.

6
CÂU HỎI SAU KHI NGHE GIẢNG
1) Việc phân quyền ở mức độ cao như của Mỹ có các điểm hay và dở như thế nào?
2) Tại sao Nghị viện không có quyền phế truất (bỏ phiếu bất tín nhiệm) Tổng thống?.
3) Thử so sánh về quyền lực của thủ tướng Anh và Tổng thống Mỹ: điểm hay và dở của 2 hệ
thống này?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần đọc bắt buộc
1 - Chương III Quyển HTCT Anh Pháp Mỹ
Phần đọc thêm :
Phần giới thiệu về HTCT Mỹ của ĐSQ Mỹ tại Việt nam (Tiếng Việt)
http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/translated_docs.html
Chuyên đề 4
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CỘNG HÒA PHÁP
I. Bối cảnh lịch sử - chính trị - xã hội
Dân số: 59 tr. Diện tích: 544 000 km2 GDP: 4800 tỉ USD (25000$/người)
Thủ tướng: J. Chirac
Nông nghiệp: 5% dân số, và 3% GDP CN – 26%, DV – 71%
Hiến pháp hiện nay có từ 1958
1.1. Các mốc phát triển chính trị chính:
486: Độc lập sau khi đế chê La mã sụp đổ
1789-94: Cách mạng Tư sản. Đệ nhất Cộng hòa
1799-1815 : Napoleon I cầm quyền (tổng tài). Đến 1804 lên ngôi Hoàng đế - Đệ nhất
Đế chế.
1815-48 : Khôi phục quân chủ
1848-51 : Cách mạng 1848. Đệ nhị Cộng hòa
1851-70 : Louis Napoleon III (là cháu N I) nắm quyền. Đệ Nhị Đế chế.
1871 - 1940: Công xã Paris. Thua trong chiến tranh Pháp- Phổ. Đệ Tam Cộng Hòa.
1940-44 : Chính phủ Vichy. Chế độ Phát xít của thống chế Pê-tanh và La val.
1944-46 : Chính phủ lâm thời Đờ Gôn
1946-58 : Đệ tứ cộng hòa (Mô hình Nghị viện)
1958-nay : Đệ Ngũ cộng hòa (Mô hình Lưỡng tính).
1992: Gia nhập EU (Sau khi trưng cầu dân ý)
Các nhận xét khái quát:
1 - Lịch sử chính trị có nhiều biến động: 5 nền cộng hòa, 2 đế chế, 1 chế độ phát xít,
vài chính phủ lâm thời; 16 bản hiến pháp.  Khuynh hướng thay đổi khá cực đoan từ dân
chủ quá trớn (vô tổ chức) sang độc tài có kỷ luật (quân chủ hay đế chế)
2 – Là trường hợp đặc biệt cho CTHSS ở hai khía cạnh:
- Lưỡng tính (2 người đứng đầu hành pháp)
- Điển hình của ảnh hưởng thiết kế HTCT tới sự ổn định chính trị (Đệ tứ so với Đệ
ngũ cộng hòa)
3 – Quê hương của cách mạng dân chủ tư sản: vừa là niềm tự hào vừa là vấn đề tranh
cãi suốt 200 năm qua  Nơi thử nghiệm của nhiều tư tưởng chính trị, (nhiều cách mạng,
khác với Anh, thay đổi từ từ hơn) và cũng dễ bị ảnh hưởng của các tư tưởng chính trị
(Voltaire, Montesquieu, Rousseau, Tocqueville)
4 – Có ảnh hưởng quan trọng đối với chính trị và văn hóa Việt Nam, cũng như nhiều
nước khác.
1.2 Dân tộc - Tôn giáo:
CN hóa cao – tầng lớp trung lưu, nhưng lại có sự chia rẽ giai cấp trong nhận thức
61% nhận thức rõ tầng lớp của mình (1994) so với 30% ở Anh  Đối kháng giữa các
tầng lớp khá rõ và phổ biến (Phong cách sống – Thái độ chính trị - Học vấn)
Người gốc nước chiếm 10% (với 6% không quốc tịch – chủ yếu từ châu Phi thuộc địa
cũ)  Tiềm năng xung đột

7
90% theo đạo Thiên chúa (Công giáo, gồm 2% theo Tinh lành). Còn lại 1% đạo Do
thái, 1% Hồi giáo, và vô thần.  Không có mâu thuẫn lớn về tôn giáo nhưng có khả năng
phát triển sau 11/9, và trong nội bộ Công giáo. (Calvin)
Mấy nhận xét về di sản lịch sử:
Các chia rẽ chính:
• Tả - hữu
• Bình dân – Thượng lưu
• Chống nhà thờ - bảo vệ nhà thờ
• Thành thị-Nông thôn
• Di dân – bản quốc
II. Cấu trúc HTCT
2.1 Hiến pháp 1958
Lịch sử lập hiến là lịch sử tìm kiếm một thiết kế để ổn định chính trị. 15 bản hiến
pháp trước đó kém hiệu quả vì rơi vào 2 thái cực: hoặc là : a/dân chủ, tranh chấp bè phái, ko
ổn định (ví dụ trong 12 năm từ 1946-58 đa có 12 nội các); b/ Chuyên chế, độc đóan, hà khắc.
Hiến pháp thể hiện sự khắc phục vấn đề nền tảng trên bằng cách dung hòa 2 thái cực
theo 4 phương châm:
i – Qui định rõ các quyền độc lập của chính phủ và tổng thống.
ii- Hạn chế các lĩnh vực thuộc thẩm quyền lập pháp của nghị viện
iii- Khuyến khích sự liên minh giữa các đảng chính trị
iv – Tổng thống phải đứng “lên trên” lợi ích đảng phái
Do vậy thiết kế thành:
1- Lưỡng tính, nghiêng về tổng thống (tổng thống mạnh)
2 – Lướng viện bất đối xứng
3 – Phân quyền, phân lập 3 quyền
Việc sửa đổi hiến pháp phải qua trưng cầu dân ý do tổng thống đề xuất.
2.2 Tổng thống
Nhiệm kỳ 5 năm (từ 2002. Trước đó là 7 năm). Bầu tối đa 2 vòng. (để lấy sự ủng hộ)
i - Có quyền lực lớn:
• Bổ nhiệm thủ tướng, nội các (do quốc hội đề cử)
• Chủ tịch các cuộc họp nội các (quyền kiểm soát nghị trình !)
• Giải tán quốc hội
• Buộc quốc hội xem xét lại các dự luật dù đã thóng qua
• Kêu gọi trưng cầu dân ý
• Tổng tư lệnh quân đội
• Ban bố tình trạng khẩn cấp (anh ninh quốc gia). Điều hành bằng sắc lệnh.
ii – Có tính chính đáng cao: Vì là nhà chính trị duy nhất do tòan dân bầu  đại diện cho
cả nước, trong khi các nghị sỹ chỉ do một khu vực bầu.  Cần tạo lập liên minh để thắng cử.
iii – Khả năng “cộng sinh” – tức khi đa số quốc hội do đảng khác nắm giữ  Tổng thống
phải chia quyền. Lĩnh vực được ủy quyền cho tổng thống lúc đó là ngoại giao và quốc
phòng, không được quyền trình dự án luật Nếu cùng một đảng, tổng thống sẽ kiểm soát
được thủ tướng.
2.3 Thủ tướng và chính phủ
Theo hiến pháp (lý thuyết), thủ tướng có 3 quyền chính:
i – Điều hành chính phủ (hội đống bộ trưởng)
ii – Lãnh đạo bộ máy hành chính
iii – Sọan thảo và thực thi chính sách
Tuy nhiên trong thực tế, nếu cùng đảng với tổng thống, quyền lực hành pháp sẽ chủ yếu
thuộc về tổng thống (thông qua quyền bổ nhiệm)
Mấy đặc điểm nổi bật:

8
1) Bỏ phiếu cả gói – Tức thủ tướng ép quốc hội không được sửa đổi, mà chỉ biểu quyết
đồng ý hay không đống ý cho tòan bộ dự luật (điều 44)
2) Thủ tướng có quyền ra các sắc lệnh (văn bản pháp lý dưới luật) => nếu luật khung được
thông qua, thì nội dung cụ thể là do thủ tướng, trừ phi hội đống hiến pháp cho là bất hợp
hiến). Tuy nhiên xu hướng này ngày càng giảm. (Vì sao ? tính chính đáng ) (Điều 38)
3) – Thủ tướng có thể tuyên bố 1 dự luật (hay 1 phần của dự luật” là thuộc “trách nhiệm
của chính phủ” thì dự luật đó được coi là đã thông qua, trừ phi quốc hội bỏ phiếu bất tín
nhiệm chính phủ và thủ tướng. (Điều 49)

Hệ thống hành chính (đọc thêm Ghinius P.G. Bàn về hành chính Pháp, nxb ctqg 2003):
1. Phát triển sớm từ thời Napoleon (thiết kế tốt), nhiều qui định còn được giữ,
2. Tính đơn giản – tập trung – thứ bậc – bí mật – tòan quốc – pháp lý cao (Nền “hành
chính pháp quyền”)
3. Có quyền lực mạnh vì tính kỹ trị và truyền thống.
2.4 Nghị viện:
Lưỡng viện : gồm Thượng viện và Hạ viện (được gọi là quốc hội), không đối xứng
(khác Mỹ và khác Anh). Cử tri phải từ 18 tuổi.
Hạ viện: Nhiệm kỳ 5 năm (hiện nay là 6/2002-2007). 577 ghế, bầu theo hệ thống đa số (2
vòng).
Các điểm đặc biệt: quyền lực bị hạn chế. Cả về lập pháp và việc kiểm soát chính
phủ.
Có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ
Cơ cấu đảng phái (2002): UMP : 355 PS: 140 UDF: 29 PCF: 21 LRP: 7 Xanh:
3, các đảng khác: 22.
Thượng viện: Nhiệm kỳ 9 năm (bầu 1/3 sau 3 năm. Lần cuối 9/2004). Hiện có 321
ghế. Do các ủy viên hội đồng của các chính quyền địa phương bầu. Số ghế được ấn định
cho các vùng: 296 cho chính quốc, 13 cho các lãnh thổ thuộc địa và 12 cho các kiều dân
Pháp.> Không do dân bầu trực tiếp mà qua các đại cử tri.
Các chủ tịch 2 viện do đảng đa số tiến cử, Phó chủ tịch do đảng đối lập lớn nhất (DPJ) tiến
cử, và đều phải từ bỏ đảng mình để giữ tính trung lập trong điều hành các phiên họp.
Qui trình làm luật : 7 bước. 1. Trình dự luật; 2. Hội đồng Kinh tế Xã hội hoặc các ủy ban
xem xét; 3. Thảo luận bỏ phiếu; 4. Xem xétlần 2 nếu có yêu cầu của chính phủ hay các nghị
sỹ; 5. Hội đống hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến. 6. Tông thống tuyên bố; 7. Phát hành văn
bản luật. (Nhưng nếu thượng viện phủ quyết thì Hạ viện có thể sửa hay không; nếu không
nhất trí> Chính phủ có thể đề nghị Hạ viện thống qua bất kể thượng viện )
2.4 Hội đồng hiến pháp
HĐ Bảo hiến tức là tòa án hiến pháp gồm 9 người, Nhiệm kỳ 9 năm, 3 năm bầu lại 3
người). Tổng thống, chủ tịch Hạ viện, và chủ tịch thượng viện mỗi người được bổ nhiệm 3
người.
Mang tính thụ động, tức không thay đổi ý định (cách diến giải) luật mà chỉ tuyên bô hợp
hiến hay vi hiến
Chỉ có những người sau được quyền đệ trình để xem xét luật là vi hiến hay không:
i – tổng thống, ii – Thủ tướng; 3 – Chủ tịch hạ viện, 4 – chủ tịch thượng vịen, 5 – Từ 60
nghị sỹ trở lên
2.5 Các đảng chính trị chính
UMP [Nicolas SARKOZY] và PS
Hệ thống đảng chia rõ theo hệ tư tưởng tả-hữu
Các loại bầu cử: TCDY – bầu Tổng thống – bầu Nghị viện
2.6 Hệ thống chính quyền địa phương:
3 cấp Vùng (22) – Tỉnh (96) – Xã (36 000 – P=500)
Hội đồng địa phương 6 năm chọn chủ tịch UBND
III. Những nhận xét so sánh

9
Hệ thống lưỡng tính – 2 đảng “nhỉnh” (<nổi trội vì phải tạo lập liên minh (Xã hội và
cộng hòa)
Có nhiều cách để thiết kế HTCT để thích hợp với văn hóa và truyền thống
CÂU HỎI TRƯỚC KHI NGHE GIẢNG
1) Đ/c biết gì về Cộng hòa Pháp? Vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống văn hóa và chính trị?
2) Vai trò của Pháp ở liên minh châu Âu (EU) và thế giới?
3) Đ/c có suy nghĩa gì về những nét độc đáo trong tổ chức và vận hành nhà nước ở Pháp?
CÂU HỎI ÔN TẬP
1) Cấu trúc và họat động của nhà nước Pháp (những tính chính, đặc điểm)
2) So sánh mô hình chính thể nhà nước cộng hòa lưỡng tính với cộng hòa tổng thống và
cộng hòa đại nghị?
3) Nghiên cứu hệ thống chính trị Pháp tìm thấy những kinh nghiệm gì cho đổi mới hệ thống
chính trị Việt Nam?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phần đọc bắt buộc
1 - Chương II Quyển HTCT Anh Pháp Mỹ
Phần đọc thêm :
https://www.cia.gov/library/publications/the-world-factbook/
Chuyên đề 5
HỆ THỐNG ĐẠI NGHỊ

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


Hệ thống nghị viện có nguyên mẫu phát triển tại Anh (nên còn gọi là Hệ thống
Westminster - nơi đặt Nghị viện Anh), là kết quả của cuộc đấu tranh giành quyền kiểm soát
nhà nước giữa giai cấp quý tộc, tư sản và nhà vua. Hệ thống nghị viện là mô hình phổ biến ở
châu Âu. Sau này, do Anh là một nước có nhiều thuộc địa, cũng như do sự thành công của
mô hình này, hệ thống nghị viện được nhiều nước dùng là nguyên mẫu để thiết kế cho HTCT
nước mình (như Singgapore, Úc).
Hệ thống nghị viện thường được chia thành 2 loại: mô hình kiểu Anh và mô hình Tây
Âu (như Đức và Tây Ban Nha). Điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 mô hình này là ở mô hình
Anh sự đối lập chính trị được thể chế hóa cao độ. Cũng chính vì vậy, các tranh luận chính trị
mang tính công khai hơn, vì diễn ra tại các phiên họp toàn thể ở nghị viện - khác với mô
hình Tây Âu, nơi tranh luận chủ yếu nằm trong các ủy ban chuyên môn.
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC
Sự phân biệt giữa nguyên thủ và người đứng đầu hành pháp (Thủ tướng, bộ trưởng
thứ nhất)
Nghị viện : một hay hai viện . Quyền lực của Hạ viện . Vai trò của thượng viện.
Chính phủ : thủ tướng và nội các : cách thức thành lập và quan hệ với nghị viện .
Đặc điểm hoạt động : tính tập thể trong việc ra quyết định cao. Chất vấn chính phủ . Thể chế
hóa sự đối lập .
Tư pháp : tòa án hiến pháp .
III. BẦU CỬ VÀ ĐẢNG PHÁI
Đặc điểm của bầu cử và đảng phái trong hệ thóng đại nghị
Vai trò của Tổ chức và Kỷ luật đảng
Ổn định chính trị và hệ thống đảng phái
Kiểm soát quyền lực và hệ thống đảng phái
TÀI LIỆU ĐỌC BẮT BUỘC
Chương II, PHẦN 2.1 Quyển So sánh một số HTCT
Chuyên đề 6
HỆ THỐNG TỔNG THỐNG

I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN :

10
Hệ thống tổng thống có nguồn gốc từ mô hình quân chủ của các nước châu Âu như
Pháp, Anh, v.v., trong đó, quyền hành pháp hoàn toàn do vua nắm giữ, tách biệt và độc lập
với nghị viện. Mô hình tách biệt các nhánh quyền lực như vậy được áp dụng tại Mỹ và một
số các nước khác (đặc biệt các nước châu Mỹ La tinh. Điều trớ trêu là trong khi tại chính
quốc (Anh và nhiều nước khác), nghị viện ngày càng nắm thực quyền và nhà vua chỉ còn
mang tính hình thức, thì mô hình này lại được củng cố tại Mỹ. Hệ thống tổng thống là mô
hình phổ biến tại phần lớn các nước châu Mỹ (Canada là 1 ngoại lệ nổi bật), Trung á, và một
số nước ở Đông Nam Á (Philíppin, Indonesia)
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC
Sự hợp nhất giữa nguyên thủ và người đứng đầu hành pháp – tổng thống : mặt mạnh
và yếu
Nghị viện : So sánh với hệ thống đại nghị. Quan hệ với tổng thống
Chính phủ : Sự ủy quyền của tòan dân. Tính áp đảo của tổng thống trong việc bổ
nhiệm các vị trí của chính phủ và ra quyết định. Sự độc lập với nghị viện và nhu cầu « vận
động » nghị viện. Quyền phủ quyết : cơ sở lý luận . Mặt hay và mặt dở .
Tư pháp : Tòa bảo hiến

III. BẦU CỬ VÀ ĐẢNG PHÁI


Sự sút giảm của tính đảng. Vai trò cá nhân.
Sự đại diện lợi ích chung.
TÀI LIỆU ĐỌC BẮT BUỘC
Chương II, PHẦN 2.2 Quyển So sánh một số HTCT
Chuyên đề 7
HỆ THỐNG HỖN HỢP
I. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
Hệ thống hỗn hợp là hệ thống bao gồm các đặc điểm của cả hai hệ thống tổng thống
và hệ thống đại nghị, và được thiết kế với kỳ vọng là kết hợp các đặc điểm tốt nhất của cả
hai. Nói cách khác, hệ thống hỗn hợp cũng chính là « sự phê phán bằng thực tế » đối với cả
hai mô hình nguyên gốc mà chúng ta đề cập đến ở trên.
II. CẤU TRÚC QUYỀN LỰC
Sự chia sẻ quyền hành pháp giữa tổng thống và thủ tướng
Tông thống : sự tập trung quyền lực. Lý do của khả năng lấn át thủ tướng
Nghị viện : khả năng « cộng sinh » và vai trò của « văn hóa chính trị »
Chính phủ : cách thức thành lập và vai trò của Thủ tướng khi chia sẻ quyền hành
pháp.
III. BẦU CỬ VÀ ĐẢNG PHÁI
Đặc điểm : hai
IV. SO SÁNH 3 LOẠI HTCT
Các phê phán đói với hệ thống đại nghị
Các phê phán đói với hệ thống tổng thống
Tổng hợp các điểm mạnh yếu
TÀI LIỆU ĐỌC BẮT BUỘC
Chương II, PHẦN 2.3 VÀ 2.4 Quyển So sánh một số HTCT
Chuyên đề 8
CÁC GIÁ TRỊ CHUNG CỦA CÁC HTCT
1. Chính quyền bị hạn chế
2. Cấp độ quyền lực tương quan với cấp độ ủy quyền
3. Quyền lực ủy nhiệm được kiểm soát
4. Tính pháp lý
5. Chuyên môn hóa trong HTCT
6. Hệ thống đảng phái có cạnh tranh
TÀI LIỆU ĐỌC BẮT BUỘC

11
Chương III, Quyển Mô hình tổ chức và hoạt động của HTCT
Chương III, Mục 3.4 Quyền So sánh một số HTCT

12

You might also like