You are on page 1of 35

PHÂN GIỚI

THỰC VẬT BẬC CAO

ThS. Hoàng Quỳnh Hoa


BM Thực vật, Trường Đại học Dược Hà Nội
Mục tiêu học tập
1.  Trình bày được đặc điểm chung của phân
giới thực vật bậc cao.
2.  Trình bày được đặc điểm chung, vai trò và
đại diện làm thuốc trong ngành:
i.  Rêu
ii.  Thông đất.
iii.  Cỏ tháp bút
iv.  Dương xỉ
v.  Thông
vi.  Ngọc lan
Nội dung dạy học
1.  Đặc điểm chung phân giới TVBC
2.  Phân loại PGTVBC
3.  Các ngành thuộc PGTVBC
1. Đặc điểm chung của phân giới
thực vật bậc cao
•  Có diệp lục, tự dưỡng.
•  Môi trường sống chuyển lên cạn.
•  Cơ thể phân hoá thành: rễ, thân, lá, hoa, quả và
hạt.
•  Sự thụ tinh dần thoát li khỏi môi trường nước:
–  Ngành Rêu và Dương xỉ: tinh trùng có roi bơi sang túi
noãn.
–  Ngành Thông: một số đại diện (Tuế, Bạch quả) vẫn có
roi ở tinh trùng.
–  Ngành Ngọc lan: tinh trùng không có roi, có ống phấn
dẫn đường
Đặc điểm chung của phân giới thực vật bậc
cao (tiếp)
•  Sự xen kẽ thế hệ giữa TGT và TBT tiến hoá
dần:
– Ngành Rêu: TGT > TBT
– Ngành Dương xỉ - Ngọc lan: TBT > TGT
•  Thực vật bậc cao (ngành Thông và Ngọc
lan) có hạt, cây mầm nằm trong hạt.
•  Số loài lớn
Sơ đồ phân loại các ngành TVBC
9 462 loài ở VN N. Ngọc lan N. Thông 51 loài ở VN

Dương xỉ có hạt
Dương xỉ có hạt
Nguyên đại trung sinh
Nguyên đại cổ sinh

713 loài ở VN

793 loài ở VN N. Dương xỉ


N. Rêu 56 loài ở VN
2 loài ở VN 3 loài ở VN
N. Thông đá
N. Lá thông N. Cỏ tháp bút

N. Dxỉ trần thuỷ Tổ tiên DXỉ


sinh
Kỷ Devon
N. Dương xỉ trần

Tảo
2. Ngành Rêu (Bryopyta)
2.1. Đặc điểm chung
2.2. Phân loại
2.3. Các đại diện
2.1. Đặc điểm chung của
ngành Rêu
  Cấu tạo cơ quan dinh dưỡng
  Cơ thể có thân, lá, rễ giả.
  Chưa có mô dẫn điển hình.

  Thích nghi với nơi ẩm ướt.

  Sinh sản:
  Sinh dưỡng: tách nhánh tản, rổ truyền
thể.
  Vô tính: Bào tử.

  Hữu tính: Noãn giao


Sinh sản sinh dưỡng ở ngành Rêu:

Rổ truyền thể

Sinh sản sinh dưỡng ở lớp Rêu tản


Chu trình sống của ngành Rêu

Bào tử
Thể Túi bào tử
Túi bào tử

TGT > TBT


Hợp tử

Sợi nguyên ti

Noãn cầu

Túi noãn Tinh trùng Túi tinh

Cây rêu cái Cây rêu đực


2.2. Đa dạng và phân loại

2.2.1. Lớp Rêu sừng (Anthoceropsida)


2.2.2. Lớp Rêu tản (Marchantiopsida)
2.2.3. Lớp Rêu (Bryopsida)
Hướng dẫn Tự đọc
Lớp Rêu sừng và lớp Rêu tản:

1.  Đặc điểm hình thái tản.


2.  Các hình thức sinh sản.
3.  Đặc điểm hình thái của các bộ
phận sinh sản.
3. Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
4. Ngành Cỏ tháp bút (Equisetophyta)

Tự đọc tài liệu và trả lời các câu hỏi


sau:
1.  Đặc điểm cơ quan dinh dưỡng của
ngành Thông đất và Cỏ tháp bút.
2.  Đặc điểm quá trình sinh sản của
ngành Thông đất và Cỏ tháp bút.
3.  Vẽ sơ đồ chu trình sống.
5. Ngành Dương xỉ (Pterophyta)

5.1. Đặc điểm chung


5.2. Phân loại và đa dạng
5.3. Các đại diện
5.1. Đặc điểm chung của ngành
Dương xỉ
•  CQ dinh dưỡng
(TBT):
–  Sống địa sinh, bì sinh,
bám trên đã, thuỷ sinh.
–  Cây gỗ, bụi, thảo.
–  Có thân rễ.
–  Lá lớn: nguyên, chia
thùy, kép.
5.1. Đặc điểm chung của ngành
Dương xỉ (tiếp)

  Cấu tạo giải phẫu:


  Trung trụ nguyên, trung trụ ống, đa trụ.
  Mạch ngăn hình thang.
5.1. Đặc điểm chung của ngành Dương xỉ
(tiếp)
•  Sinh sản
–  Sinh dưỡng: rễ,
cành, củ, thân rễ.
–  Vô tính: Bào tử
đựng trong túi bào
tử.
–  Hữu tính: Noãn
giao.
Chu trình sống của cây Dương xỉ

TBT > TGT


5.2. Đa dạng và phân loại
  Đa dạng:
  TG: 300 chi, 10700 loài
  VN: 713 loài.

  Phân loại:
  Lớp Lưỡi rắn (Ophioglossopsida)
  Lớp Toà sen (Marattiopsida)

  Lớp Dương xỉ (Polipodiopsida)


Họ Dương xỉ (Polypodiaceae)
Đặc điểm:
  Lá đa dạng.

  Ổ túi bào tử hình tròn, hình thận, nối

liền thành vạch dài hoặc phủ kín mặt


dưới.
  Túi bào tử có vòng cơ giới ở vị trí kinh
tuyến.
Họ Dương xỉ (Polypodiaceae)

Đa dạng: VN có 29 chi.
Đại diện:
  Tắc kè đá (Drynaria fortunei J. Sm.)

  Ổ rồng tràng (Platycerium coronarium


Desv.)
  Lưỡi mèo tai chuột (Pyrrhosia
lanceolata Farw.)
6. Ngành Thông (Pinophyta)
6.1. Đặc điểm chung
6.2. Đa dạng và phân loại
6.3. Đại diện
6.1. Đặc điểm chung của
ngành Thông (Pinophyta)
  Cơ quan sinh dưỡng:
  TBT là cây gỗ, cây bụi, dây leo gỗ.
  Mạch dẫn là mạch ngăn hình đồng xu, chưa có sợi
gỗ và mô mềm gỗ.
  Sinh sản:
  Đã có hạt.
  Thụ tinh thoát li khỏi môi trường nước.
  Cơ quan sinh sản: nón đực và nón cái.
  TGT rất giảm, nằm trong TBT.
  Hạt trần nằm trong quả mở.
Cơ quan sinh sản của ngành Thông
Lá bào tử nhỏ (Nón Lá bào tử lớn (Nón
đực): mang các cái): mang bào tử
bào tử nhỏ (hạt lớn (noãn).
phấn).
6.2. Đa dạng và phân loại
Đa dạng: VN có 51 loài.
Phân loại: 3 lớp
  Lớp Tuế (Cycadopsida)

  Lớp Thông (Pinopsida)

  Lớp Dây gắm (Gnetopsida)


6.2.1. Lớp Tuế (Cycadopsida)
Đặc điểm chung:
  Cây gỗ khác gốc.

  Lá kép lông chim lớn.

  Hiện chỉ còn bộ Tuế (Cycadopsida).


Họ Tuế (Cycaceae)
Đặc điểm
  Thân cột, không phân nhánh.

  Lá kép lông chim ở ngọn, lá non xoắn


ốc.
  Nón đực và nón cái khác gốc.

  Nón đực mang hạt phấn, chứa các tinh


trùng có roi (chi Cycas).
  Nón cái mang các noãn, chứa noãn cầu.
Họ Tuế (Cycaceae)
Đại diện:
  Vạn tuế (Cycas revoluta Thunb.)

  Thiên tuế (C. pectinata Griff.)


6.2.2. Lớp Thông (Pinopsida)
Đặc điểm chung:
  Cây gỗ, phân nhánh nhiều.

  Lá nhỏ, đơn, nguyên, không cuống,

hình kim/mũi giáo.


  Phân loại:
Phân loại Lớp Thông
TT Bộ Họ
1 Lá quạt Bạch quả (Ginkgoaceae)
2 Bách tán Bách tán (Araucariaceae)
3 Hoàng đàn Hoàng đàn (Cupressaceae)
4 Bụt mọc (Taxodiaceae)
Thông Thông (Pinaceae)
Kim giao (Podocarpaceae)
Thông đỏ Thông đỏ (Taxaceae)
Họ Hoàng đàn (Cupressaceae)
Đặc điểm chung:
  Cây to, nhỡ.
  Cành hình trụ.

  Lá mọc đối/vòng, lá non khác lá trưởng

thành.
  Nón đực nhỏ, hình đuôi sóc.

  Nón cái ở kẽ lá hay ngọn cành, có vảy

mọc đối hay vòng 4.


Họ Hoàng đàn (Cupressaceae)

Đại diện:
  Bách xanh (Calocedrus macrolepsis Kurz.).
  Hoàng đàn (Cupressus torulosa D. Don).

  Pơ mu (Fokienia hodginsii Henry et Thom).

  Trắc bách (Pladycladus orientalis Franco).


Họ Thông (Pinaceae)
Đặc điểm chung:
  Cây to, có nhựa.
  Cành mọc vòng, chồi có vảy.
  Lá mọc so le, hình kim.
  Nón đơn tính cùng gốc.
  Nón đực riêng lẻ hoặc thành cụm ở ngọn
cành.
  Nón cái gồm các vảy mọc ở kẽ lá bắc, mang
noãn.
  Quả hình nón, mang các vảy hoá gỗ.
Họ Thông (Pinaceae)

Đại diện:
  Vân sam (Abies delavayi Franch.)
  Du sam (Keteleeria evelyniana Masters)

  Thông ba lá (Pinus khasya Royle)

  Thông hai lá (Pinus merkusii)

  Thông đuôi ngựa (P. massoniana Lamb.)

  Thiết sam (Tsuga dumosa)


Ôn tập và củng cố
So sánh giữa 3 ngành Rêu, Dương xỉ và
Thông các đặc điểm sau:
  Cơ quan dinh dưỡng.

  Hình thức sinh sản và cơ quan sinh


sản.
  Ứng dụng trong đời sống / ngành
Dược.

You might also like