You are on page 1of 5

Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận

ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

VŨ TRỤ ĐANG CO LẠI, HAY NÓI ĐÚNG HƠN LÀ PHẦN THỂ TÍCH
KHÔNG GIAN CHIẾM CHỖ BỞI CÁC THIÊN HÀ TRONG KHÔNG
GIAN VŨ TRỤ NGÀY CÀNG GIẢM ĐI

Dựa trên khối lượng hữu hướng và lộ trình chuyển động của chuyển động vừa
quay tròn vừa dời chỗ để phân tích và cho kết luận vũ trụ đang co lại, hay nói đúng hơn là
phần thể tích không gian chiếm chỗ bởi các thiên hà trong không gian vũ trụ ngày càng
giảm đi.

1. Thiên hà là một vật vừa có chuyển động quay tròn và vừa có chuyển động
dời chỗ vì các hệ thiên thể sao có sự quay quỹ đạo quanh thiên hà, đồng thời
các thiên hà ở biên phần vũ trụ quan sát được ngày càng tăng dần khoảng
cách:

Xét ở quy mô xem thiên hà là một vật thể có dạng đĩa và luôn có chuyển động
quay tròn do các quan sát thiên văn cho thấy các hệ thiên thể sao đều quay quỹ đạo quanh
một lỗ đen ở tâm thiên hà, đồng thời do các thiên hà ngày càng có khoảng cách xa nhau ở
biên vũ trụ như thiên văn học đã quan sát được nên có thể kết luận được mỗi thiên hà đều
vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, và như vậy các thiên hà sẽ
chịu chi phối bởi hiệu ứng chuyển động Boomerang. Nhưng mỗi thiên hà sẽ chuyển động
theo lộ trình Boomerang dời chỗ như thế nào? Mỗi thiên hà có lộ trình chuyển động dời
chỗ theo một quỹ đạo tròn riêng với tâm của quỹ đạo riêng hay các thiên hà cùng chuyển
động quỹ đạo quanh một tâm chung cho tất cả các thiên hà?

Phân tích tiếp theo ở bên dưới sẽ cho thấy không có khả năng vũ trụ giãn nở hay
nói cách khác không có khả năng thể tích không gian chiếm chỗ của các thiên hà ngày
càng tăng.

2. Phân tích và kết luận rút ra là vũ trụ đang co lại:

Do sự bất hợp lý ở điểm các thiên hà phải có chuyển động theo quỹ đạo tròn, elip
hoặc quỹ đạo dạng các hình vòm gối lên nhau hay chuyển động theo dạng hình xoắn lò
xo vì thiên hà là một vật (hay một thực thể) vừa có chuyển động quay tròn vừa có chuyển
động dời chỗ nên thiên hà bắt buộc phải chuyển động theo qui luật của các vật thể vừa có
chuyển động quay tròn vừa có chuyển động dời chỗ, tức qui luật chuyển động dạng
Boomerang. Vì các thiên hà phải chuyển động theo lộ trình cong như vậy nên nếu các
thiên hà có quỹ đạo chuyển động riêng thì các thiên hà ở cạnh nhau ở phần rìa vũ trụ mà
thiên văn quan sát được sẽ có lúc các thiên hà tiến lại gần nhau và sẽ có lúc các thiên hà
đó lại rời ra xa nhau, tuy nhiên các quan sát thiên văn lại cho thấy các thiên hà ngày càng
rời xa nhau một cách đều đặn và có gia tốc.

Vì sự bất hợp lý trên nên không thể có khả năng là các thiên hà ngày càng chiếm
thêm thể tích không gian, tức vũ trụ đang giãn nở như hình tượng các hạt tiêu rải đều
trong lúc bánh mì đang nướng và bánh mì đang phồng lên làm các hạt tiêu dần xa nhau
một cách có gia tốc. Và chúng ta xét thêm mâu thuẩn nữa là các thiên thể ở gần lỗ đen
trung tâm thiên hà theo thời gian sẽ bị nuốt vào lỗ đen trung tâm thiên hà một cách tuần
tự, sự nuốt các thiên thể sao hay các hệ thiên thể sao một cách tuần tự vào lỗ đen đó cho
thấy các thiên thể sao chuyển động quay quanh lỗ đen trung tâm thiên hà theo một hình

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 1


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

xoắn ốc và tăng dần vận tốc chuyển động dời chỗ khi càng gần lỗ đen trung tâm thiên hà
(giống như qui luật chuyển động của các lớp không khí của cơn bão nhiệt đới tăng dần
vận tốc chuyển động từ biên cơn bão vào tâm cơn bão rồi hơi nước ngưng tụ bên trong
gần tâm cơn bão nhiệt đới), chuyển động của các hệ thiên thể sao theo các chuyển động
theo hình xoắn ốc và tăng dần vận tốc khi vào trong như vậy sẽ ngày càng làm các hệ
thiên thể sao giãm dần khoảng cách giữa chúng và lỗ đen trung tâm thiên hà, tức là các hệ
thiên thể sao ngày càng giãm dần thể tích không gian chiếm chỗ. Như vậy trong mỗi
không gian thiên hà các thiên thể ngày càng giãm đi thể tích không gian chiếm chỗ thì
các thiên hà trong vũ trụ lại không thể có khả năng chiếm chỗ thêm thể tích không gian
vũ trụ. Vì vậy cần tìm ra nguyên nhân vì sao hiện tượng quan sát được của thiên văn lại
cho thấy vũ trụ đang giãn nở có gia tốc với các thiên hà ở rìa phần vũ trụ quan sát được
ngày càng rời xa nhau một cách có gia tốc.

3. Nguyên nhân về hiện tượng khoảng cách các thiên hà ngoài biên phần vũ
trụ quan sát được ngày càng xa nhau một cách có gia tốc theo mọi phương
mà vẫn phù hợp với kết luận của nghiên cứu là thể tích chiếm chỗ của các
thiên hà trong vũ trụ là ngày càng nhỏ lại, tức là vũ trụ đang co lại:

Do phần vũ trụ chứa các thiên hà mà thiên văn quan sát được có một thể tích vô
cùng nhỏ so với phần không gian vũ trụ chứa toàn bộ các thiên hà.

Phần không gian vũ trụ chứa các tất cả thiên hà trong đó gồm các thiên hà đã quan
sát được và số lượng khổng lồ các thiên hà chưa quan sát được có dạng như hình đĩa dẹt
của thiên hà hay đĩa dẹt của các hệ sao, và các thiên hà quan sát được chuyển động theo
một quỹ đạo hình xoắn ốc quanh một tâm là một lỗ đen khổng lồ, lỗ đen khổng lồ này là
trung tâm quỹ đạo của các thiên hà quan sát được và các thiên hà chưa quan sát được, tức
các thiên hà nằm trong một đĩa quay có dạng giống như dạng hình đĩa của thiên hà, tạm
gọi là “đĩa hệ mẹ các thiên hà”, và giữa trung tâm đĩa này là một lỗ đen khổng lồ tạm gọi
là “lỗ đen trung tâm hệ mẹ các thiên hà”. Chuyển động của các thiên hà quanh lỗ đen mẹ
có cùng quy luật chuyển động quỹ đạo của các hệ sao quanh lỗ đen thiên hà, tức là các
thiên hà chuyển động theo quỹ đạo hình xoắn ốc với vận tốc nhanh dần từ biên của đĩa hệ
mẹ các thiên hà vào tâm lỗ đen trung tâm hệ mẹ các thiên hà, do đó khoảng cách hình học
giữa các thiên hà và tâm lỗ đen hệ mẹ các thiên hà ngày càng rút ngắn.

Do vũ trụ được hình thành từ các dòng đối lưu trong không gian vũ trụ với
phương chiều chuyển động của các dòng đối lưu đều khác nhau nên sự tương tác giữa các
dòng đối lưu khác nhau làm sinh ra các thiên hà có phương mặt phẳng của chúng khác
nhau, ngoài ra sự tương tác ngẫu nhiên tạo nên các thiên hà nên phương của các thiên hà
không hoàn toàn có cùng phương với phương đĩa dẹt mẹ các thiên hà, điều này cũng
giống như các hệ sao trong đĩa dẹt hệ thiên hà cũng không hoàn toàn có sự trùng phương
của các mặt phẳng các hệ sao với phương của mặt phẳng đĩa dẹt thiên hà, tuy nhiên sẽ có
một số lượng ưu thế các hệ sao có mặt phẳng gần trùng với mặt phẳng của đĩa dẹt thiên
hà. Nhưng có một qui luật là trong một thiên hà thì các hệ sao sẽ chuyển động quỹ đạo
cùng chiều với chiều quay của lỗ đen tại tâm thiên hà chiếm ưu thế hơn là những hệ sao
có chuyển động ngược lại (có thể là không có những hệ sao chuyển động ngược như vậy
hoặc nếu có thì rất ít), cũng như trong một hệ thiên thể sao thì số hành tinh chuyển động
quỹ đạo cùng chiều với chiều quay của thiên thể sao là chiếm ưu thế, số hành tinh chuyển
động ngược với chiều quay của thiên thể sao gần như là rất hiếm. Qui luật chuyển động

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 2


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

này cũng chi phối chuyển động quỹ đạo của các thiên hà xung quanh lỗ đen trung tâm
của đĩa hệ mẹ các thiên hà.

Ngoài ra một qui luật quan trọng của sự sinh ra và tồn tại vật chất trong vũ trụ là phải có
các dòng hạt có phương mặt phẳng quỹ đạo cong khác nhau để các hạt giữa các dòng này
có thể tương tác nhau lệch trục (xin vui lòng xem các video clips về tương tác giữa các
vật thể có chuyển động quay tròn với trục quay lệch nhau) để chúng có thể tổ hợp lại với
nhau thành những hệ hạt, do đó hệ mẹ các thiên hà sẽ duy trì các dòng hạt có mặt phẳng
quỹ đạo có phương riêng và chịu chi phối bởi sự vận động hệ mẹ các thiên hà để các
dòng hạt này có thể tương tác lệch trục với các dòng hạt có mặt phẳng quỹ đạo có
phương riêng và chịu chi phối bởi sự vận động hệ thiên hà để hình thành và duy trì sự
vận động của các hạt vật chất.

Vì các thiên hà nằm trong đĩa hệ mẹ các thiên hà chuyển động theo hình xoắn ốc
với vận tốc nhanh dần từ biên đĩa hệ mẹ các thiên hà vào đến lỗ đen trung tâm hệ mẹ các
thiên hà nên khi xét chọn một thiên hà làm mốc như chọn ngân hà làm mốc thì tất cả các
thiên hà xung quanh ngân hà ngày càng tăng dần khoảnh cách một cách có gia tốc so với
ngân hà được chọn làm mốc. Sự tăng khoảng cách này là do trên đường quỹ đạo hình
xoắn ốc thì thiên hà ở phía trước sẽ luôn có vận tốc chuyển động dời chỗ lớn hơn vận tốc
chuyển động dời chỗ của ngân hà là thiên hà mốc, và cũng trên đường quỹ đạo xoắn ốc
này thiên hà phía sau luôn có vận tốc chuyển động dời chỗ chậm hơn so với thiên hà
mốc, và tương tự như vậy thiên hà ở phía gần tâm lỗ đen trung tâm đĩa hệ mẹ các thiên hà
sẽ tiến vào lỗ đen trung tâm hệ mẹ các thiên hà nhanh hơn thiên hà mốc, và cũng tương tự
như vậy thiên hà nằm về phía ngoài biên của đĩa hệ mẹ các thiên hà sẽ tiến vào tâm đĩa
hệ mẹ các thiên hà chậm hơn, và các thiên hà ở vị trí bên cũng tương tự như vậy sẽ ngày
càng có khoảng cách xa dần với thiên hà mốc một cách có gia tốc.

Sự gia tăng khoảng cách các thiên hà ngoài rìa phần vũ trụ quan sát được một
cách có gia tốc là một yếu tố quan trọng trong việc xác định lời giải thích phù hợp qui
luật chuyển động của thiên hà loại chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ đồng thời phù
hợp với quan sát thiên văn đã cho thấy khoảng cách các thiên hà ở phần rìa vũ trụ quan
sát được đang tăng một cách có gia tốc.

Do các thiên hà nằm trong một đĩa hệ mẹ các thiên hà nên không gian vũ trụ sẽ
mang tính bất đối xứng trong đó mật độ vật chất về phía lỗ đen trung tâm đĩa hệ mẹ các
thiên hà sẽ dày đặc hơn phía ngoài biên của đĩa hệ mẹ các thiên hà. Ngoài ra vũ trụ còn
có thể có thêm nhiều lớp trên của đĩa hệ mẹ các thiên hà nữa, nếu như vậy thì phần vũ trụ
mà thiên văn quan sát được sẽ vô cùng bé nhỏ so với phần vũ trụ chứa vật chật.

Như vậy có thể thấy rằng thuyết Big Bang giải thích về nguồn gốc vũ trụ từ một
vụ nổ lớn và vũ trụ vận động theo cách giãn nở là một thuyết hoàn toàn sai về nguồn gốc
vũ trụ và sự vận động của vũ trụ.

Do dựa vào thuyết Big Bang là một thuyết sử dụng kết quả của định luật Hubble
một cách không "thừa kế”, không có đặt vấn đề theo những góc nhìn khác nhau, mà
thuyết Big Bang ra đời mang ngay một tính chất là một “thuyết phục vụ” cho việc làm
phù hợp hóa quan sát thiên văn là các thiên hà ở rìa vũ trụ ngày càng rời xa nhau một
cách có gia tốc cũng như làm phù hợp hóa theo định luật Hubble là các thiên hà có
khoảng cách càng xa trái đất thì vận tốc lùi xa càng tăng lên. Do là thuyết Big Bang chỉ

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 3


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

dựa vào hiện tương quan sát vật lý thiên văn là các thiên hà phía rìa vũ trụ thiên văn học
quan sát được ngày càng rời xa nhau một cách có gia tốc và rời xa trái đất một cách có
gia tốc nên thuyết Big bang suy nghĩ một cách “logic” và đơn giãn rằng hiện giờ khoảng
cách các thiên hà ngày một tăng lên thì trong quá khứ chúng phải ở gần nhau và như vậy
trong quá khứ chúng xuất phát từ một điểm và điểm đó đã được thuyết Big Bang tưởng
tượng là một điểm đậm đặc và một vụ nổ lớn đã xảy ra từ đó và theo thời gian các sản
phẩm từ vụ nổ lớn đó ngày càng xa nhau và cho đến tận bây giờ thì hệ quả từ sự xa nhau
đó vẫn còn tiếp diễn. Thuyết Big Bang hoàn toàn mâu thuẩn với lực hấp dẫn thiên hà làm
các phần tử vật chất trong thiên hà như các hệ sao ngày càng tiến theo hình xoắn đến gần
lỗ đen trung tâm thiên hà và cuối cùng thì các hệ thiên thể sao bị nuốt vào lỗ đen trung
tâm thiên hà. Sự mâu thuẩn này đã nói lên một phần sai của thuyết Big Bang, và thuyết
Big Bang sai là do các nguyên nhân sau:

-Thuyết Big Bang lập lại sai phạm của con người trước thời Copecnicus với
thuyết Địa Tâm tức là các thiên thể đều quay quanh trái đất và con người trước thời
Copecnicus thì cho rằng “chúng ta là trung tâm vũ trụ”, tức kết luận bản chất sự vận động
tự nhiên theo những gì quan sát được từ tự nhiên, từ một trung tâm , có nghĩa là người
xây dựng thuyết Big Bang và những người tin rằng thuyết Big Bang là đúng đều cho rằng
“chúng ta là trung tâm vũ trụ” một cách có nhận thức hoặc một cách vô thức, tức là cho
rằng vũ trụ phải sinh ra trong phần mà thiên văn quan sát được và từ đó cũng kết luận là
vũ trụ hiện nay cũng chỉ có kích thước nhỏ bé với bán kính là 13,7 tỷ năm ánh sáng và
tuổi đời của vũ trụ cũng chỉ non trẻ là 13,7 tỷ năm ánh sáng. Thuyết Big Bang cùng với
vật lý hiện nay đã không đặt vấn đề theo cách vũ trụ sinh ra từ ngoài vùng không gian
quan sát được của thiên văn học ngày nay không?

-Thuyết Big Bang chắc chắn là một thuyết không tốt vì thuyết Big Bang giải thích
sự hình thành vũ trụ từ những nguyên liệu là từ một phần tử bé nhỏ đậm đặc và sau đó là
vụ nổ lớn để sinh ra vũ trụ hiện nay, một lý thuyết chưa thể gọi là một lý thuyết tốt nếu lý
thuyết đó bắt nguồn từ những nguyên liệu và những cơ chế không có nguồn gốc, tức là
thuyết Big Bang đã được xây dựng bởi những nguyên liệu mà không biết những nguyên
liệu đó là gì và cũng không biết được cơ chế tạo nên vụ nổ lớn cũng như những tác nhân
nào làm các sản phẩm của vụ nổ lại đẩy nhau ra xa suốt và liên tục như vậy. Có thể nói
rằng một lý thuyết không thể mang tính thuyết phục nếu lý thuyết đó không được xây
dựng từ những nguyên liệu đơn giản nhất và từ những cơ chế đơn giản nhất, những lý
thuyết chưa mang đủ hai yếu tố này đồng thời lý thuyết đó là sai thì một cách vô tình
người xây dựng lý thuyết lẫn người tìm hiểu lý thuyết đó sẽ có thể vô thức đi theo con
đường huyễn hoặc và cho rằng lý thuyết đó là đúng là phù hợp và những điều chưa giải
thích được là còn bí ẩn và còn cần thời gian để giải quyết, và khi đi theo hướng đi huyễn
hoặc như vậy thì sẽ khó có được cơ hội tìm ra và tìm hiểu được đúng sự thật nguồn gốc
của vũ trụ và sự sinh ra vũ trụ, vì vậy nên nhận thức rõ rằng những lý thuyết nào mà bắt
ngang từ những nguyên liệu phức tạp, từ cơ chế phức tạp hoặc không rỏ ràng thì lý thuyết
đó chưa đáng để tin là nó phản ánh đúng sự thật của tự nhiên.

-Thuyết Big Bang không nhận ra qui luật có tính chồng lập là các hạt chuyển
động quanh một tâm như các electron chuyển động quanh hạt nhân nguyên tử, các vệ tinh
chuyển động quanh hành tinh tạo thành hệ chuyển động quay theo dạng một đĩa dẹt, các
hành tinh chuyển động quanh thiên thể sao tạo thành hệ chuyển động quay theo dạng một
đĩa dẹt, các hệ thiên thể sao chuyển động quanh lỗ đen trung tâm thiên hà tạo thành hệ
chuyển động quay theo dạng một đĩa dẹt. Và qui luật này được lập lại đối với các thiên hà

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 4


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

chuyển động quanh lỗ đen hệ mẹ các thiên hà cũng tạo thành hệ chuyển động quay theo
dạng một đĩa dẹt.

-Thuyết Big Bang ra đời không giải quyết được gì và không đóng góp được gì
ngoài việc làm phù hợp với quan sát thiên văn và theo các tín hiệu nhận được từ các thiên
hà xa xăm bởi hiệu ứng Doppler, nhưng thực sự thì vũ trụ đang co lại như đã nêu trên.
Một lý thuyết phản ánh đúng được sự hình thành thật sự của vũ trụ thì lý thuyết đó phải
nêu ra được sự hình thành vũ trụ bắt buộc đi kèm theo sự tạo thành các thuộc tính đầu
tiên của các hạt cơ bản, tức là các thuộc tính của vật chất, trong đó nguồn gốc sự hình
thành vũ trụ dẫn đến sự vận động của vũ trụ phải luôn đi kèm theo một cách song hành
với những thuộc tính vì sao các hạt cơ bản có khối lượng chuyển động và có khối lượng
hấp dẫn? vì sao các hạt cơ bản có thể tích? Vì sao các hạt cơ bản lại có hình cầu? Vì sao
có các lực và có các lực cơ bản và chuyển động của các hạt cơ bản tham gia như thế nào
vào việc tạo nên các lực và các lực cơ bản đó, năng lượng vũ trụ có nguồn gốc từ đâu và
năng lượng vật chất được tích lũy và giải phóng ra theo những cơ chế nào…

Nói tóm lại, hoặc hiểu đúng hoặc hiểu sai về nguồn gốc hình thành vũ trụ và sự
vận động của vũ trụ và vật chất sẽ làm cho việc chinh phục vũ trụ của con người tiến
nhanh hoặc tiếp tục ở lại và theo cách “chinh phục lẫn quẩn” do việc khách quan là chưa
phát hiện ra những cái sai của những thuyết củ hoặc do việc quá thần tượng vào các lý
thuyết đang sai.

Xin vui lòng xem thêm hiệu ứng "se khác phương" để nhận ra nguồn gốc vì sao
các hạt cơ bản có dạng cầu, vui lòng xem những hiệu ứng của vật thể vừa có chuyển động
quay tròn vừa có chuyển động dời chổ và những hiệu ứng tương tác bất đối xứng để nhận
ra lực hấp dẫn, lực quán tính ly tâm, quán tính gia tốc, vì sao hạt cơ bản có thể tích, xin
vui lòng xem những hiệu ứng tương tác lệch trục để nhận ra lực điện từ, lực tương tác
mạnh, xin vui lòng xem hiệu ứng "se khác phương" và sự vận động của thiên hà gần
tương tự với sự vận động của cơn bảo nhiệt đới để nhận ra nguyên nhân vì sao mà các hạt
cơ bản có dạng cầu và nguồn gốc sinh ra vũ trụ, và vũ trụ đã được sinh ra từ những
nguyên liệu đơn giãn và từ những cơ chế đơn giản nhất.

Hãy truy cập vào website http://www.initialphysics.org để xem video quay những thí nghiệm của nghiên
cứu và tải về toàn bộ nội dung của nghiên cứu này. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay góp ý gì xin gởi
email về địa chỉ info@initialphysics.org.

Quyền tác giả số: 2826/2009/QTG, ngày được cấp quyền tác giả: 18/08/2009

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 5

You might also like