You are on page 1of 38

TẾ BÀO LÀ ĐƠN VỊ CƠ BẢN TẠO RA CƠ THỂ CON NGƯỜI

Cơ thể con người bao gồm rất nhiều cơ quan chức năng để duy trì sự sống và cơ chế sinh lý bình thường, có sự phân công vai trò riêng cho mỗi cơ quan. Hình thái và chức
năng các cơ quan trong cơ thể tuy có nhiều khác biệt, tuy nhiên chúng đều được tạo ra từ một đơn vị cơ bản giống nhau, đó là tế bào. Các cơ quan trong cơ thể kết hợp và hỗ
trợ tác động lẫn nhau mới tạo ra sự sống và duy trì hoạt động bình thường cho cơ thể. Tuy nhiên, chỉ khi tế bào được sinh trưởng bình thường và hoàn thành tốt chức năng
nhiệm vụ, mới giúp cho các bộ phận và các cơ quan trong cơ thể hoạt động được suôn sẻ. Vì vậy sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của đơn vị tế bào có mối liên quan
mật thiết đến sức khỏe của cơ thể người.
Phôi thai được nguyên phân từ trứng thụ tinh, sau đó phân hóa thành nhiều loại mô khác nhau, và có những chức năng cụ thể. Tuy hình thái và kết cấu các mô khác nhau,
nhưng kết cấu cơ bản của tế bào vẫn là một. Nhìn chung có thể chia làm 3 phần chính: nhân, tế bào chất và màng sinh chất.
Trước hết, xin giới thiệu về nhân tế bào: Nhân là nơi chủ yếu để cất giữ thông tin di truyền, có thể xem nhân là bộ tư lệnh để điều khiển hình thái và chức năng tế bào. Chúng
mang theo phân tử di truyền là DNA (deoxyribonucleic acid), bề ngoài bao phủ Histone, và chất nhiễm sắc. Bình thường, chúng phân tán trong tế bào, đến khi sinh trưởng, chất
nhiễm sắc sẽ xoắn vào nhau, ta gọi là nhiễm sắc thể. Tế bào dù với chức năng hoặc hình thái ra sao đều mang theo thông tin di truyền như nhau. Tuy nhiên do phân hóa và biểu
hiện khác biệt về gene, nên khiến tế bào xuất hiện với nhiều hình thái và chức năng. Khi sinh trưởng, tế vào sẽ nhân đôi chất di truyền mang theo. Lúc này, trong tế bào có 2
nhóm DNA giống hệt nhau, sau đó lại chia chất di truyền ra làm hai. Thế là nhân đôi thành công hai tế bào giống nhau.
Phần nằm ngoài nhân là tế bào chất. Nếu chúng ta xem tế bào chất là một nhà máy, thì các bào quan bên trong tế bào sẽ là các phòng ban sản xuất khác chức năng, chúng phân
công cùng duy trì sự trao đổi chất bình thường trong tế bào và thực hiện chức năng của tế bào.
Ví dụ, Ti thể, cung cấp năng lượng cho tế bào; Ribôxôm, tổng hợp chất đạm và chất men; còn Gôngi, tổng hợp kết cấu của chất protein; Lixôxôm, giúp phân hủy chất thải tế
bào và chất thâm nhập. Qua phân công và hợp tác của các bào quan, tế bào thức hiện được chức năng đặc thù, và môi trường làm việc của các bào quan chính là tế bào chất.
Màng sinh chất là kết cấu ngoài cùng của tế bào với chức năng chính là ngăn cách và bảo vệ, đặc biệt giúp ngăn cách nơi làm việc của từng tế bào, tránh bị can thiệp. Màng
sinh chất chế tạo bởi lớp keo phốtpholipit, có nhiều prôtein khảm động, prôtein khác nhau, tình trạng khảm động cũng khác nhau, cũng có prôtein xuyên thấu màng kép. Ngoài
prôtein ra, màng sinh chất có lỗ nhỏ để các chất trong ngoài lưu thông qua lại màng tế bào, vận chuyển các chất, tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào.
Màng sinh chất có chứa loại glucose, với nhiệm vụ chính là đón nhận và truyền tải thông tin.
Mỗi tế bào có vai trò khác nhau và thực hiện công việc cũng không giống nhau. Tế bào phải tạo ra prôtein theo yêu cầu, và hoàn thành công việc. Khi tế bào thực hiện công
việc, sẽ tìm đến chất di truyền AND, tiến hành nhân bản, chuyển AND thành ARN quá trình này được tiến hành chủ yếu trong nhân tế bào, được nhiều nhân tố hỗ trợ, để uốn
nắn sai lệch. Sau đó tiến hành phân bào II. Dưới hỗ trợ của bào quan trong tế bào chất, tế bào hoàn thành công việc hữu hiệu và chính xác.
Ngày nay do ngành công ngiệp phát triển nhanh chóng, mức sống của con người cũng được nâng cao. Tuy nhiên bệnh tật cũng xuất hiện
thường xuyên, đó là do môi trường sống bị ô nhiễm nặng, áp lực trong cuộc sống,… là những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới căn bệnh ung
thư. Con số tử vong do bệnh ung thư rất lớn, uy hiếp đến sinh mạng và sức khỏe của con người và mang lại nhiều gánh nặng cho gia đình
bệnh nhân. Tuy ngành y tế ra sức nghiên cứu những biện pháp phòng chống ung thư. Nhưng hiệu quả vẫn còn giới hạn, nên khiến mọi người
đều lo lắng đến nguy cơ mắc bệnh ung thư. Sự giấu diếm có thiện ý của người nhà và ý nghĩ tiêu cực của bệnh nhân, càng làm tăng thêm
con số tử vong. Đây là vấn đề khiến chúng ta phải suy tư, chúng ta phải làm thế nào để giữ sức khỏe được tốt? Điều then chốt là nâng cao
khả năng miễn dịch của cơ thể. Mọi sinh vật đều có khả năng phòng chống mầm bệnh xâm nhập, có khả năng tự bảo vệ, xin đừng lầm tưởng
những người xui xẻo mới bị ung thư, thực ra trong cơ thể mỗi con người ít nhiều cũng sản sinh tế bào ung thư, nhưng số tế bào này không
ngừng bị tiêu diệt bởi hệ thống miễn dịch, cho nên những người yếu sức đề kháng dễ bị xâm hại bởi bệnh ung thư. Phòng chồng bệnh ung
thư là một cuộc chiến tranh, chúng ta muốn cầm chắc phần thắng, phải hiểu thấu kẻ địch, mới có hy vọng giành chiến thắng. Vì vậy phòng
chống và điều trị bệnh ung thư, trước hết cần có hiểu biết cơ bản về bệnh ung thư.

GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ BỆNH UNG THƯ


Ung bướu ác tính còn gọi là ung thư, là căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, uy hiếp mạng sống của chúng ta. Xưa nay, bệnh ung thư, bệnh tim mạch,
và tai nạn là 3 nguyên nhân chính gây tử vong lớn trên thế giới. Vì vậy, Tổ chức Y tế trên thế giới và các cơ quan y tế các nước đều coi trọng nhiệm vụ phòng chống và điều trị
bệnh ung thư.
SINH TRƯỞNG CỦA TẾ BÀO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
Từ khi trứng thụ tinh ra đời, cũng là lúc khởi đầu một cá thể sống độc lập, muốn duy trì sự sống và cơ chế sinh lý bình thường của cá thể, đòi hỏi tồn tại các tế bào khác chủng
loại và chức năng, chúng đều được hình thành từ trứng thụ tinh qua giai đoạn sinh trưởng và phân hoá của tế bào. Tế bào giữ chức năng khác nhau ngày đêm làm việc, dù cơ
thể đang nghỉ ngơi. Do hoạt động liên tục, nên cũng giống như máy móc sẽ bị hao mòn, tế bào của cơ thể chúng ta cũng bị lão hóa suy yếu dần, công suất làm việc cũng bị
giảm bớt. Nên cơ thể tùy theo tình hình sẽ tiến hành đổi cũ thay mới, sản sinh thêm tế bào, để duy trì tốt hoạt động sinh học cho cơ thể. Sự sinh sản tế bào mới sẽ được hoàn tất
qua việc nhân bản của tế bào. Quá trình sinh trưởng của tế bào gọi là chu kỳ của tế bào, chu kỳ này chia làm 4 giai đoạn, được ký hiệu là G1, S, G2 và M. Pha G1 là giai đoạn
tế bào nhân đôi. Khi tế bào nhận được thông tin sinh trưởng phân chia, sẽ bắt đầu khâu chuẩn bị, tăng trưởng đến một kích thước nhất định, thì chúng sẽ tiến hành nhân đôi
DNA, kiểm tra theo trình tự sắp xếp DNA trong nhiễm sắc thể, lập tức tu bổ khi DNA bị khiếm khuyết, và tránh xa những sắp xếp DNA sai lệch. Công việc kiểm tra cần
khoảng 10 đến 12 giờ, sau khi hoàn tất tế bào sẽ đi qua pha S. Khi tế bào không vượt qua được điểm giới hạn, sẽ đi vào quá trình biệt hóa. Ở pha S tế bào cần 6 đến 8 giờ để
diễn ra nguyên phân, hình thành 2 bộ nhiễm sắc thể giống nhau 100%. Pha G2 tiếp tục sau pha S, tiếp tục tổng hợp prôtein có vai trò đối với sự hình thành thoi phân bào.
Chuẩn bị chuyển sang pha M, pha M chủ yếu là phân chia tách thành 2 tế bào con, tạo thành 2 nhân mới có số nhiễm sắc thể bằng nhau, và bằng nhiễm sắc thể của bố mẹ. Thế
là hoàn thành chu kỳ tế bào.
Trong quá trình nguyên phân, mỗi giai đoạn đều có mặt của chất mem, chất men xúc tác các phản ứng, giúp uốn nắn những sai lệch, hỗ trợ
tế bào hoàn thành nguyên phân. Khi chất men bất kỳ đánh mất chức năng hoặc biến đổi bất thường, nguyên phân của tế bào sẽ không bình
thường. Nguyên phân của tế bào không phải tiến hành liên tục mà điều tiết bởi gien. Khi có nhu cầu sinh trưởng hoặc nguyên phân, mới
khởi động chu kỳ tế bào. Đặc trưng chủ yếu của tế bào ung thư chính là mất đi sự điều khiển theo cơ chế bình thường và tăng sinh không
ngừng.

HẾ NÀO GỌI LÀ UNG BƯỚU


Con người phát hiện ung bướu đến nay đã có hơn 3000 năm lịch sử. Từ khi có kính hiển vi vào thế kỷ thứ 19, đã bắt đầu hình thành khâu nghiên cứu về ung bướu. Kể từ thế kỷ
20 do ngành khoa học tự nhiên phát triển, đi đôi với việc nghiên cứu lý luận căn bản, và ứng dụng kỹ thuật mới, người ta bắt đầu tìm hiểu kỹ càng về bệnh ung bướu.
Cũng như phần trên đã trình bày, hoạt động của tế bào chủ yếu được điều tiết bởi gen, mà gen là một đoạn của DNA. Thông thường tế bào được sinh trưởng một cách có kế
hoạch, nhưng khi gen điều tiết phát sinh đột biến do một nguyên nhân bất kỳ (tiếp xúc đến tác nhân gây ung bướu), tế bào bình thường bắt đầu dị dạng tăng trưởng liên tục
không chịu khống chế. Quá trình đột biến từ lượng đến chất, là hậu quả tác dụng lâu dài bởi tác nhân gây ung bướu trong cơ thể yếu kém sức đề kháng.
Khi số tế bào khác thường này không ngừng tăng trưởng biến thành một khối tế bào ta gọi là khối u. Khối u này được hình thành và phát triển trong cơ thể, không chịu sự kiểm
soát của hệ thống miễn dịch. Nếu hệ thống miễn dịch khỏe mạnh nhận biết ngay từ đầu tế bào ung thư thì sự sinh trưởng của tế bào ung thư sẽ bị giới hạn hoặc tiêu diệt. Vì vậy,
chính chức năng miễn dịch điều tiết là điều then chốt để điều trị và phòng chống bệnh ung thư ngay từ gốc, không phải tất cả các khối u đều là ung thư, ngành y học tùy theo
mức độ nguy hại đến cơ thể đã chia khối u thành hai loại lớn: bướu ác tính và bướu lành tính.
BƯỚU LÀNH TÍNH VÀ BƯỚU ÁC TÍNH
Tế bào của bướu lành tính có hình thái và chức năng gần giống với tế bào bình thường bên cạnh, sinh trưởng hơi chậm, đa số đều có màng
bọc, phân ranh rõ ràng và sinh trưởng ở chỗ cố định. Có xảy ra hiện tượng chèn ép và gây ra ách tắt, xong không lan tỏa di căn sang các bộ
phận khác trong cơ thể, chỉ cần tách bóc, không tái phát, ít nguy hại. Còn kết cấu và chức năng của tế bào ung bướu ác tính khác nhau rất
lớn so với tế bào bình thường, hình thù quái dị, kích thước và hình thái không đồng đều, chức năng yếu hoặc mạnh hoặc biến mất, tăng
trưởng cực mạnh không chịu khống chế, có tính xâm phạm và lan tỏa, nên dễ xâm nhập vào các mô hoặc tế bào bình thường để tranh giành
chất dinh dưỡng. Bướu ác tính ngoài gây chèn ép và ách tắt, còn gây xuất huyết hoại tử, và lên cơn sốt, nếu không được điều trị nó sẽ di
căn sang các bộ phận khác trong cơ thể thông qua hệ thống bạch huyết hoặc mạch máu. Ngoài ra bướu ác tính sau khi điều trị vẫn có khả
năng tái phát. (Bang so sanh)

Có điểm phải chú ý là giữa bướu lành tính và bướu ác tính đôi khi không có ranh giới tuyệt đối, cũng có một số ung bướu có biểu hiện cả hai
gọi là lưỡng tính. Ví dụ, u lành tính ở đầu bàng quang, có hình thái tế bào lành tính, nhưng lại dễ tái phát hoặc tai biến thành bướu ác tính.
Số bướu lành tính mà không có màng bọc ranh giới không rõ ràng, sau khi tách bóc cũng dễ tái phát. Bướu lành tính nảy sinh ở một số cơ
quan quan trọng cũng có thể gây hậu quả nghiêm trọng như bướu lành tính trong não, sẽ chèn ép mô não, dẫn tới tác hại rất lớn, hoặc bướu
tim sẽ làm rối loạn nhịp tim, gây đột quỵ. Bướu ác tính cũng chưa hẳn gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với tế bào ung thư da, thường sinh
trưởng chậm, hầu như không di căn, sau khi điều trị có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Song tính chất lành ác của khối u cũng không phải tuyệt đối
không thay đổi. Đôi khi bướu lành tính nếu không chữa trị kịp thời vẫn sẽ có cơ hội chuyển thành bướu ác tính, đôi khi bướu ác tính cũng có
thể chuyển thành bướu lành tính

NGUYÊN NHÂN CHÍNH HÌNH THÀNH BỆNH UNG THƯ


1 . Mô hình hai giai đoạn hoặc mô hình nhieu giai doan: Trước hết là tác nhân gây ung thư (Initiator), gây nên sự biến đổi không bình thường về DNA, dẫn tới quá trình
hình thành chất đạm cũng không bình thường, làm ảnh hưởng quá trình trao đổi chất trong tế bào, dẫn tới tế bào không bình thường. Tác nhân gây ung thư bao gồm hóa chất,
tia phóng xạ, tia tử ngoại, thuốc lá, virus v.v. ngoài ra, nếu đồng thời tồn tại tác nhân xúc tác (Promotor), sẽ tăng nhanh quá trình phát bệnh. Qua nghiên cứu có 35% nguyên
nhân gây ung thư có liên quan đến thức ăn uống, 30% có liên quan đến thuốc lá, còn 10% có liên quan tới nhiễm độc mãn tính và nhiễm độc virus, ngoài ra còn có các nguyên
nhân khác như làm việc quá sức, thiếu ngủ, strees … nếu chỉ có tác nhân gây ung thư mà không có tác nhân xúc tác, thì ung thư cũng không thể phát sinh.
2. Sự xuất hiện của gen gây ung thư
Mỗi người chúng ta đều có gen gây ung thư. Trong môi trường thích hợp, gen này sẽ đóng vai trò môi giới, hình thành tế bào ung thư. Ngoài ra, chúng ta cũng có vài gen ức
chế tế bào ung thư, chức năng giữa các gen này tác động qua lại, giúp phòng chống tế bào bình thường đột biến thành tế bào ung thư. Trường hợp tất cả gen ức chế ung thư đều
xảy ra đột biến, không còn giữ được chức năng bình thường, sẽ không thể ngăn chặn sự hình thành của tế bào ung thư, từ đó dẫn tới bệnh ung thư
3. Hệ miễn dịch trong cơ thể bị trục trặc
Hệ miễn dịch trong cơ thể cũng hỗ trợ đối phó với tế bào ung thư. Nhưng trường hợp hệ miễn dịch không tốt hoặc mất tác dụng miễn dịch, thì khả năng chống ung thư cũng
giảm xuống. Một khi tế bào ung thư lọt qua giám sát của hệ miễn dịch sẽ bắt đầu tăng trưởng.
Sự phát sinh bệnh ung thư thông thường do nhiều tác nhân tích tụ lâu ngày, những tác nhân này gồm: rượu mạnh, thức ăn ướp muối hun khói, ô nhiễm thuốc lá, nhiễm độc
virus (như viêm gan siêu vi B và C), di truyền hoặc ảnh hưởng môi trường hoặc do viêm nhiễm qua đường truyền. Tóm lại, các bạn có độ tuổi lớn hoặc thường xuyên bộc lộ
trong môi trường có nhiều tác nhân gây ung thư, về lâu về dài, hệ miễn dịch sẽ bị suy giảm, tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng tăng lên.
Cơ thể bao gồm các loại tế bào có liên quan đến chức năng miễn dịch, số tế bào này đóng vai trò bảo vệ cơ thể không bị mần bệnh xâm hại, như quân đội bảo vệ nước
nhà, thông qua nhiều phòng tuyến khác nhau, đạt đến mục đích phòng vệ. Chỉ khi những tế bào trong khâu miễn dịch này hoạt động bình thường thì cơ thể mới đủ sức
chống lại bệnh tật. Trường hợp chức năng của tế bào này bị cản ngại, cơ thể sẽ không đủ sức chống lại bệnh tật, đi tới mắc bệnh. Vì vậy, mắc bệnh có mối liên quan
tuyệt đối đến hệ miễn dịch. Tế bào miễn dịch ngoài tiêu diệt mầm bệnh, còn có khả năng nhận biết tế bào khác thường trong cơ thể. Một khi có tế bào khác thường xuất hiện,
tế bào miễn dịch sẽ nhanh chóng nhận biết và tiến hành tiêu diệt chúng, khiến số tế bào khác thường này không thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể.
Tế bào ung thư nói tóm lại là những tế bào không bình thường trong cơ thể, nhưng tại sao không bị hệ miễn dịch tiêu diệt, lại tồn tại trong cơ thể gây hại vậy? Nguyên nhân
chính là do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Nhìn chung tế bào miễn dịch bình thường đủ sức tìm ra những tế bào không bình thường và tiêu diệt chúng, nhưng giả sử số tế
bào miễn dịch này không đủ sức nhận biết và tiêu diệt số tế bào không bình thường, thì số tế bào không bình thường đó sẽ có cơ hội tiếp tục tồn tại trong cơ thể và phá hoại sâu
hơn.
Trình độ khoa học kỹ thuật khoa học ngày càng phát triển thì ô nhiễm cuộc sống cũng ngày một tăng lên, cơ thể chúng ta sống trong môi trường đầy ô nhiễm, cộng thêm sức ép
cuộc sống và công việc, hấp thụ nhiều phụ gia gây độc hại qua chế biến thức ăn. Những tác nhân gây độc hại nêu trên tồn tại và tích lũy dần trong cơ thể, ảnh hưởng liên tục
đến chức năng hoạt động của cơ thể, hệ miễn dịch từ đó suy yếu dần. Những vật chất có hại trong môi trường cũng gây ảnh hưởng xấu đến gen, làm cho gen trở nên khác
thường, không thể phục hồi tế bào bình thường và khiến tế bào khác thường tăng nhanh, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể.
Do tế bào ung thư hết sức ngoan cố. Ban đầu chưa hẳn bị phát hiện và dễ bị di căn. Nên dù đã xử lý mầm bệnh vẫn lo bị tái phát hoặc di căn. Cho nên chúng ta luôn luôn cảnh
giác và tránh xa tiếp xúc với nguồn ô nhiễm và chú ý nâng cao chức năng của hệ miễn dịch. Nhằm nâng cao tỉ lệ tiêu diệt của tế bào miễn dịch đối với số tế bào khác thường,
để chúng không gây hại cơ thể. Từ đó giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỆNH UNG THƯ MANG TÍNH QUY LUẬT
Ung thư là một quá trình diễn biến phức tạp và nhiều giai đoạn, hình thành bởi tế bào ung thư với đặc điểm chính là sự đột biến về gen di
truyền, dẫn tới tế bào liên tục tăng trưởng khác thường, hình thành ung bướu, xâm phạm đến các tổ chức xung quanh và di căn sang các cơ
quan khác để gây hại. Đây là hình thức chủ yếu gây hại của tế bào ung thư biểu hiện qua lâm sàng là nhóm bệnh tật toàn thân với đặc trưng
là khối u cục bộ. Nhìn chung, quy trình phát triển của tế bào ung thư

1. Bắt đầu từ ổ bệnh, kích thước từ nhỏ đến lớn (dưới kính hiển vi tới 1g, hoặc số tế bào từ 101 đến 109 ).
2. Từ ổ bệnh xâm phạm đến các mô xung quanh hoặc bạch huyết xung quanh ( số tế bào từ 1010 đến 1012).
3. Từ ổ bệnh xâm nhập mạch máu hoặc mạch bạch huyết cục bộ và lan tỏa sang các cơ quan xa hơn ( số tế bào trên 1012).
Thông thường, khi tế bào tăng trưởng tới số tế bào 10 lũy thừa 9, mới dễ phát hiện triệu chứng lâm sàng, ta gọi thời gian này là giai đoạn tiềm ẩn. Giai đoạn này ngắn hoặc dài
tùy theo loại ung thư. Trong quá trình sinh trưởng của tế bào ung thư, chúng cũng cần dinh dưỡng và oxy, cũng thải ra chất thải. Cho nên khi tế bào ung thư còn nhỏ, thường
nằm chung với tế bào mạch máu bình thường, khi chúng lớn dần và mạch máu không đủ cung cấp dinh dưỡng, chúng sẽ tạo ra mạch máu riêng cho mình. Quá trình này gọi là
tăng sinh mạch máu. Sau khi tế bào ung thư có được dinh dưỡng và oxy đầy đủ sẽ lớn nhanh, lớn mạnh. Đồng thời, tế bào ung thư tách từ khối u sẽ thông qua mạch máu mới
này di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể. Sự sinh trưởng và di căn của tế bào ung thư nếu không được khống chế, sẽ phá hoại những cơ quan quan trọng dẫn tới suy kiệt,
cuối cùng là tử vong. Có một số ít chứng bệnh ung thư (ung thư phổi) có khả năng ác tính cao, lan tỏa ra các cơ quan xung quanh cũng rất nhanh chóng. Sự phát triển của ung
thư máu thì ngay từ đầu đã mang tính toàn thân. Tóm lại trong quá trình ung thư phát triển trong các cơ quan, ban đầu gây hại ít hơn, điều trị ít hơn, hiệu quả cũng khá lớn,
nhưng sau khi chúng lan tỏa, tỷ lệ trị khỏi sẻ giảm còn rất thấp, thậm chí mất cơ hội trị khỏi bệnh và trong quá trình điều trị sự tác hại và tác dụng phụ cũng cao hơn.
TRIỆU CHỨNG UNG THƯ
Do bệnh ung thư gồm rất nhiều loại, và phát sinh trong các bộ phận khác nhau, nên triệu chứng cũng không giống nhau, mức độ nghiêm trọng cũng có phần khác nhau. Dưới
đây chỉ giới thiệu sơ lược về một vài triệu chứng của bệnh ung thư.
1. Sụt cân: nguyên nhân khả năng gây sụt cân
a. Tăng tốc độ trao đổi chất dẫn đến tăng tiêu hao năng lượng. Tuy nhiên do tỷ lệ thay đổi trao đổi chất của bệnh nhân ung thư không giống nhau, nên mức độ giảm cân cũng
khác nhau.
b. Bệnh tình ác tính (gầy, yếu cực độ, uể oải và yếu sức đối với số bệnh nhân giai đoạn cuối).
c. Biếng ăn.
2. Thay đổi vị giác.
3. Thuốc men có thể gây buồn nôn, biếng ăn.
4. Có đến 80% bệnh nhân ung thư có hiện tượng chất đạm bị giảm xuống rất thấp, do nguyên nhân tai biến trong ruột.
TÊN GỌI BỆNH UNG THƯ
Tên được đặt theo nguồn gốc tế bào bị bệnh.
• Ung thư tế bào thượng bì (Carcinoma) : ngoài da hoặc bề ngoài cơ quan.
• Bướu thịt: tế bào mô (Sarcoma) : sụn, xương và cơ bắp.
• Ung thư sắc tố đen (Melanoma) : tế bào sắc tố của da.
• Ung thư bạch huyết (Lymphoma) : mô bạch huyết.
• Bệnh bạch cầu (Leukemia) : tế bào máu từ máu và tủy xương.
• Ung thư tủy xương (Myeloma) : tế bào tương trong máu.
• Ung thư thần kinh (Gliomas) : tế bào mô thần kinh.
Trong đó bệnh bạch cầu và ung thư bạch huyết, đôi khi còn gọi là bướu nước, vì nguồn gốc từ hệ tuần hoàn. Đặc biệt là hệ tuần hoàn máu và bạch huyết. Còn khối u bên ngoài
hệ thống tuần hoàn thì thường là khối u đặc, gọi là ung thư hoặc bướu thịt.
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ
Đa số bệnh ung thư không có triệu chứng trước khi tế bào ung thư lớn lên, nên chẩn đoán có tác dụng giúp phát hiện sớm căn bệnh. Cung cấp thông tin cần thiết trong điều trị,
như vị trí, bị di căn chưa… Chẩn đoán trước khi lập bệnh án, bác sĩ tiến hành khám bằng mắt hoặc sờ bằng tay, chụp hình. Với nguyên tắc an toàn tiện lợi, chẩn đoán không
gây đau đớn cho bệnh nhân.
Chẩn đoán siêu âm
Đây là biện pháp kiểm tra an toàn, đơn giản và nhanh chóng. Cho kết quả chẩn đoán tốt trên các bộ phận chứa nước trên cơ thể; sau đó phản xạ hiện ra hình ảnh trên màn hình.
Chẩn đoán siêu âm thường áp dụng để khám và phát hiện khối u ở sọ, mắt, tuyến giáp, tuyến nước bọt, tuyến ngực, hoành cách mạc, tai biến và khối u phổi và màng
ngực, u gan, mật, tụy, dạ dày, đường ruột, tuyến thượng thận, bạch huyết ác tính, u bàng quang, tuyến tiền liệt, tinh hoàn, tử cung buồng trứng và sau màng bụng……
Ưu khuyết điểm
1. Chẩn đoán siêu âm giúp tìm ra hình thù, kích thước, chức năng co giản của túi mật, là biện pháp tốt nhất để kiểm tra bệnh túi mật.
2. Siêu âm nhận biết được động mạch bụng, xác định vị trí và tai biến của tuyến tụy, xác suất phát hiện bướu tuyến tụy đạt 85-90%
3. Có giới hạn đối với các chứng viêm tuyến ngực mãn, xơ cứng, ung thư tuyến ngực giai đoạn đầu và bướu xơ kém màng bọc, còn cần nghiên cứu tiếp và nâng cao.
4. Siêu âm không xuyên thấu mô phổi có không khí, nên không ý nghĩa mấy đối với khám u phổi.
5. Hiệu quả khám dạ dày và ruột không lý tưởng, kém hơn so với chụp X quang và nội soi.
Chẩn đoán X quang
Ứng dụng tác dụng xuyên thấu, huỳnh quang và cảm quang của X quang, xuyên thấu cơ thể, chụp lên hình ảnh trên màn hình hoặc phim, để tiến hành chẩn đoán. Chụp X
quang này được áp dụng ở các khoa lâm sàng, so sánh tỷ lệ ở các bộ phận như ngực, xương, khi phát hiện khác thường về mật độ, mới cần kiểm tra thêm hoặc chụp khác. Hiện
nay chủ yếu được ứng dụng để phát hiện khối u ngực, hệ thống xương, hệ tiêu hóa, tiết niệu, não,...
Ưu khuyết điểm
1. Do hệ thống xương có mật độ cao trong kết cấu cơ thể. Tỉ lệ nổi bật so với mô xung quanh, chất xương bị phá hoại hay tăng sinh do ung bướu, sẽ trông rõ ràng qua phim
chụp X quang, tiện cho chẩn đoán.
2. Phổi tràn đầy không khí, có tỉ lệ so sánh tốt. Tai biến, kích thướt và hình thù của khối u thấy rõ qua phim chụp, có thể phát hiện sớm bệnh tật, tiện cho việc khám và theo dõi
bệnh.
3. Tai biến xương phức tạp và nhỏ, do kết cấu của che lấp trùng điệp, phim chụp khó thấy và không rõ, tai biến phổi ở vị trí nhỏ hoặc bị ẩn nấu (trong phổi rãnh bên cột sống),
tai biến khí quản hoặc thanh khí quản cũng không thể thấy hoàn toàn. Nên phối hợp với chụp hoặc kiểm tra đặc thù.
4. Khi thiếu vị trí so sánh, như hệ tiêu hóa, tiết niệu, não tủy khó nổi bật tai biến, khó khám chức năng cơ quan. Nên không thích hợp khám khối u tiết niệu và tiêu hóa. Tuy
nhiên, lại là cách hỗ trợ khám bướu hệ thần kinh. Dù cho thấy chất lượng xương thay đổi do bướu sọ và ống cột sống, song cũng cần chụp CT, MRI hoặc tạo ảnh, mới
khẳng định được kết quả chính xác.
Chụp CT
Đây là nguyên lý ứng dụng X quang để chụp cắt lớp trên một phạm vi nhất định. Do mô cơ thể hấp thụ X quang có mức chênh lệch, qua phân tích của máy vi tính, sẽ cho hình
ảnh giải phẩu cắt lớp, tạo hình 3D, có độ phân giải cao, phân biệt được chênh lệch cực nhỏ mật độ giữa các tổ chức, hình ảnh cắt lớp giúp phát hiện trực tiếp kết cấu và tai biến
các cơ quan mà X quang không phát hiện, ngoài ra, còn đo đạt trị số mật độ các mô, cung cấp thông tin để chẩn đoán.
Gần 20 năm nay, CT đã trở thành một phương pháp quan trọng chẩn đoán vị trí khối u.
Chẩn đoán CT chủ yếu ứng dụng trên khối u hệ thần kinh trung khu, khối u mắt, mũi, họng, khối u ngực và xương chậu.
Ưu khuyết điểm
1. Tính chính xác khi chụp CT dễ chẩn đoán u trong sọ tương đối cao. Vì mật độ giữa khối u khác nhất định so với mô thông thường, u thiên ác tính còn xuất hiện mạch máu bị
phá hoại, cho tín hiệu hình rõ hơn. CT giúp xác định vị trí, kích cỡ, số lượng khối u, xuất huyết bên trong, hoại tử, nang, phù thủng xung quanh khối u... qua đó tiến hành định
vị chẩn đoán.
2. Đối với khối u nằm trong cơ quan phủ tạng có khoản trống, do thành ruột mỏng, có hơi, ảnh hưởng của tiêu hoá và thức ăn thừa, đôi khi gây khó khăn khi chụp, nên không
dễ phát hiện sớm khối u giai đoạn đầu.
3. Do chụp CT cần thời gian, nên cũng chịu ản hưởng bởi hoạt động sinh lý như hít thở, nhịp tim, nhu động ruột, mà sinh ra ngộ nhận, làm giới hạn kết quả chẩn đoán.
4. Đối với biến chứng nhỏ dễ bị bỏ qua.
5. Do khối u thiên lành tính có mật độ gần như mô bình thường, độ quét hình không rõ, khó chẩn đoán phát hiện.
6. Giá đắt, có thể có bức xạ gây hại nhất định.
Chẩn đoán MRI
Ứng dụng lâm sàng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ là một cuộc cách mạng hình ảnh học ngành y, sau kỹ thuật CT và siêu âm. Với nguyên lý tận dụng sóng điện và từ
trường, để tạo nên hiện tượng cộng hưởng của proton bên trong cơ thể từ đó quan sát hình ảnh bên trong. Do cơ thể chúng ta có nhiều mô, như xương sụn, xương cứng,
mô mềm..., hàm lượng nước và mỡ của các cơ quan cũng khác nhau, mật độ proton trong môi trường bình thường và tai biến cũng có chênh lệch. nên nghiên cứu trạng
thái phân bổ của proton qua độ phân giải 2D, 3D, có ý nghĩa lớn trong ngành y học. Chụp MRI không gây hại vì không có tia bức xạ, có ưu điểm là độ phân tích mô và không
gian cao, không bị can thiệp ngộ nhận. Đồng thời với liều so sánh khác, sẽ giúp tìm thấy thay đổi giữa dòng máu trong mạch và tim. Nay đã được áp dụng rộng rãi trong chẩn
đoán ung thư.
Ưu khuyết điểm
1. Trong tất cả kỹ thuật chụp hình chẩn đoán, MRI có độ phân giải cao nhất đối với các mô mềm. Nhìn thấy rõ mô mềm như cơ bắp, màng gân, mỡ...
2. Có khả năng chụp cắt lớp trực tiếp từ nhiều góc độ, không cần thay đổi vị trí người bệnh, qua đó nhìn rõ kết cấu cơ quan hoặc các mô, không có góc chết. Nay mở rộng diện
tích quét, cho phép dựng lại hình quét nhiều mặt, tiện theo dõi lập thể kết cấu giải phẩu và ổ tai biến.
3. MRI không tạo vết thương, không tia hại, tránh gây tác hại.
4. Hệ số tham chiếu của hình MRI nhiều, thông tin nhiều, độ phân giải cao. Có tiềm năng ứng dụng nghiên cứu lâm sàng rất lớn.
5. Thiết bị và chi phí kiểm tra MRI cao, nên mức thông dụng bị giới hạn.
6. Ngoài máy quét MRI từ trường thấp (0,02- 0,04T) và open style (<0,2T), buồng máy MRI bình thường không dùng để hồi sức hoặc cấp cứu, hoặc kiểm tra đối với bệnh
nguy cấp.
7. Có người bệnh bị hoảng sợ khi đưa vào buồng máy, dẫn đến kiểm tra không thành.
8. Vôi hóa có hỗ trợ nhất định cho định bệnh, song vôi hóa không tạo ra tín hiệu MRI, nên không có kết quả.
Chẩn đoán PET
PET (Poitron Emission Tomography) là kỹ thuật phát triển nhanh trong những năm gần đây, với nguyên lý tiêm chất phóng xạ theo dõi (FDG) vào cơ thể, tế bào ung thư hút
màu đặc thù của chất này, qua máy chụp định vị và mức độ bệnh trạng của khối u. Đồng thời xác định căn bệnh đơn, tái phát hoặc di căn.
FDG (Fluorodeoxyglucose) với phân tử cực giống glucose, phủ hình ảnh qua hệ trao đổi chất, tìm ra tỉ lệ trao đổi chất của tế bào bình thường ở một nơi nào đó, cộng với định
lượng PET, chẩn đoán ra mức độ bệnh ung thư.
PET dùng để đo đạt sự biến đổi hóa học và trao đổi chất trong cơ thể, còn kỹ thuật CT và MRI dùng để khám kết cấu các mô, độ nhạy bén và tính đặc thù của PET tốt hơn
so với CT và MRI. Nhất là phân biệt giữa mô thường và mô ung thư, giữa mô lành tính và mô ác tính (vết sẹo sau xạ trị). PET chủ yếu dùng để chẩn đoán ung thư phổi, đầu
cổ, trực tràng, thực quản, bạch huyết, ngực, da, buồng trứng, tuyến giáp, cổ tử cung, tụy tạng, bướu não,…
Ưu khuyết điểm
1. Độ phân giải và tính chính xác cao, đặc biệt khi phân biệt bướu lành hoặc ác tính. Đánh giá và theo dõi hiệu quả chẩn đoán và điều trị tốt.
2. Có thể quét kiểm tra toàn thân, ngoài kiểm tra khối u, còn tổng quan bạch huyết, phổi, gan, xương.
3. Khuyết điểm lớn nhất của kỹ thuật PET là không cung cấp vị trí giải phẩu chính xác. Hiện nay đang nghiên cứu sử dụng PET kết hợp với ảnh tổng hợp từ CT và MRI, để
nhìn rõ vị trí chính xác của mô ung thư từ 3D; và máy quét mới sẽ là bộ máy kết hợp PET và CT.
RII : Chụp hình miễn dịch phóng xạ
Tiêm kháng thể đặc thù (có kháng nguyên liên quan với ung thư) có ký hiệu phóng xạ vào cơ thể, khi theo máu đi tới khối u, sẽ kết hợp với kháng nguyên của khối u, xuất hiện
tia phóng xạ lớn hơn mô thường, qua kỹ thuật chụp bên ngoài, thu được hình ảnh dương tính.
Hiện nay chủ yếu áp dụng cho chẩn đoán ung thư trực tràng, ung thư gan nguyên phát, ung thư buồng trứng, phổi, tuyến tiền liệt, u nội tiết AFP, khối u CEA....
Ưu khuyết điểm
1. Kỹ thuật này tìm ra khối u bị kỹ thuật khác ngộ nhận hoặc chẩn đoán sai, dùng trong giai đoạn đầu hoặc phân kỳ, tìm ra vị trí tái phát hoặc lan tỏa.
2. Khá nhạy bén, chuyên biệt và tính chính xác cao.
3. Trạng thái cung cấp máu của mô ung thư và mức độ kháng nguyên của khối u, sẽ quyết định mức độ tụ tập của kháng thể có ký hiệu. Khối u chu cấp máu tốt sẽ cho hiệu quả
định vị cao hơn; khi khối u bị hoại tử, thiếu máu, hiệu quả định vị kém hơn. Cần thời gian hiện hình ảnh và phải tiêm kháng thể ký hiệu qua ống cắm động mạch.
4. Chế xuất kháng nguyên đặc thù và kháng thể đặc thù tương ứng hơi khó khăn.
Chụp hình dược phóng xạ
Tiêm thuốc phóng xạ qua cơ thể, cách một khoảng thờii gian, để thuốc tụ tập tại ổ bệnh, sau đó chụp hình, căn cứ vào cường độ tia phóng xạ ở ổ bệnh, xem xét bệnh tình.
Tia xạ tụ tập cao hơn so với mô bình thường xung quanh, gọi là hình vùng nóng. Kỹ thuật này có giá trị tham khảo quan trọng đối với chẩn đoán ung thư. Tuy nhiên cũng cần
tiến hành chẩn đoán khác như siêu âm, CT, MRI, và kỹ thuật khác để tránh sai sót.
Hiện nay kỹ thuật này ứng dụng chủ yếu trong chẩn đoán u não, tuyến nội tiết, gan, phổi, thận, ổ bệnh di căn ở xương, ung thư tuyến ngực, cổ tử cung, bàng quang, tuyến tiền
liệt và hậu môn...
Chẩn đoán nội soi
Kính nội soi (Endoscope) đã ra đời hơn 100 năm, với nguyên lý cắm đầu soi vào cơ quan dạng ống hoặc chụp ảnh nhờ cáp quang hiện qua màn hình để xem xét bệnh tình. Cận
đại phát triển thêm máy soi Fiberscope, Video Endoscope, giúp quan sát kiểm tra tận các cơ quan như đường tiêu hóa, đường hô hấp, đường tiết niệu, lồng ngực, ổ bụng, khớp,
đồng thời cho phép tiến hành phẩu thuật để tách bóc khối u, thông ách tắc do ung thư, cắt túi mật...., ứng dụng kỹ thuật viba, laser, chức năng chụp hình, ghi hình, phóng to, xử
lý vi tính, tóm lại là thiết bị chẩn đoán kỹ thuật tinh vi hiện đại.
Do kính nội soi có thể chẩn đoán khối u ở dạ dày, phổi, thực quản, đại tràng... đáng tin cậy, nhất là phát hiện sớm ung thư giai đoạn đầu, chẩn đoán bệnh lý tốt hơn so với chẩn
đoán khác (kể cả MRI, CT và siêu âm). Phẩu thuật nội soi có thể điều trị hữu hiệu đa dạng đối với u lành tính, u ác tính cạn, ung thư giai đoạn đầu. Đối với ung thư giai đoạn
cuối, phẩu thuật nội soi và ứng dụng kỹ thuật lồng bụng, giúp thuyên giảm triệu chứng, kéo dài mạng sống. Do vậy, kỹ thuật nội soi không ngừng được cải tiến và ứng dụng,
giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư và phát triển lâm sàng.
Hiện nay, kính nội soi gồm kính thực quản, kính tá tràng, kính lồng ngực, kính thanh khí quản, kính bàng quang....
Ưu khuyết điểm
1. Tìm hiểu trực tiếp hình thù, phạm vi, tính chất của khối u, chẩn đoán mô tươi, làm căn cứ tin cậy cho chẩnn đoán hoặc điều trị.
2. Giúp kiểm tra, nhận định, chụp hình đối với tai biến ở các cơ quan, chỗ hẹp, khối u giai đoạn đầu, là thiết bị quan sát ung bướu ban đầu hữu hiệu nhất hiện nay.
3. Giúp đi sâu nghiên cứu ung bướu và bệnh liên quan, tìm ra nguyên nhân bệnh, cơ chế phát bệnh.
4. Tiến hành phẩu thuật kín hoặc nữa kín cho khối u lành hoặc ác tính.
5. Quá trình kiểm tra làm bệnh nhân khó chịu và đau đớn.
Chẩn đoán bệnh lý
Là cắt lấy mẫu hoặc phết lấy mẫu để soi dưới kính hiển vi, quan sát kết cấu và hình thù tế bào. Chẩn đoán qua hình ảnh, sinh hoá, miễn dịch về ung thư, tuy có bước phát triển,
song muốn xác định tính chất, chủ yếu còn phải dựa trên chẩn đoán bệnh lý. Đây là một nhánh của ngành bệnh lý học, thường chia làm bệnh lý mô và bệnh lý tế bào. Chẩn
đoán tìm ra bướu lành bướu ác, làm căn cứ lâm sàng. Đồng thời còn dựa trên chỉ tiêu “phân loại ung thư chuẩn quốc tế”, tìm ra kết quả chẩn đoán và tên gọi thống nhất cho
bệnh lý. Có lợi cho giao lưu và nghiên cứu.
Hiện nay, chủ yếu ứng dụng trên ung thư di căn bạch huyết, ung thư cổ tử cung, gan, phổi, ung thư cổ họng, dạ dày,…
Ưu khuyết điểm
1. Quan sát trực tiếp và xác định tính chất ung thư
2. Kiểm tra mẫu tươi. Chỉ là một phần nhỏ của tai biến được phát hiện dưới kính hiển vi, đôi khi không thể đại diện cho căn bệnh.
3. Chẩn đoán bệnh lý cần kết hợp kiểm tra lâm sàng, vì ung thư có hình thù, bệnh lý đa dạng. Đôi khi u ác tính phân hoá tốt cũng chẳng khác biệt so với u lành tế bào hoặc tai
biến u sôi nổi, sẽ đi đến ngộ nhận và chẩn đoán sai lầm.
Xét nghiệm vật tiêu biểu tế bào ung thư
Vật tiêu biểu tế bào ung thư là mẫu đặc thù của bản thân tế bào khối u hoặc do bài tiết của tế bào khối u, hoặc chất sinh ra từ tế bào bình thường có phản ứng với tế bào ung
thư. Vật tiêu biểu thường tồn tại ở tế bào ung thư hoặc chất dịch cơ thể bệnh dưới hình thức kháng nguyên, men, hormone, sản phẩm từ trao đổi chất. Qua lấy mẫu máu, chất
dịch mô hoặc chất bài tiết để kiểm tra, dựa trên tính miễn dịch, sinh hóa của mẫu sinh thiết để chẩn đoán. Vật tiêu biểu của ung bướu gồm các đặc trưng như sau :
1. Tạo ra tế bào ung thư ác tính, từ máu, chất dịch mô, mô ung bướu.
2. Không tồn tại ở mô bình thường hoặc căn bệnh thường.
3. Vật tiêu biểu của một vài thứ ung bướu thường bị tìm ra ở đa số người mắc chứng bệnh này.
4. Tốt nhất nên phát hiện trước khi có bằng chứng xác thật bị ung thư.
5. Số lượng của vật tiêu biểu tốt nhất nên phản ảnh đúng kích cỡ ung bướu.
6. Trên một mức nhất định, giúp đánh giá hiệu quả điều trị, dự kiến tái phát hoặc di căn. Tuy nhiên, với vật tiêu biểu đã biết hiện nay, tuyệt
đại đa số có cả ở bướu lành và bướu dữ, thậm chí mô phôi thai và mô bình thường. Chẳng còn là sản phẩm đặc thù, tuy chỉ nhiều hơn ở
người bệnh u ác tính. Nên gọi là kháng nguyên có liên quan đến ung bướu. Vật tiêu biểu của ung bướu được chia làm nhiều loại lớn: kháng
nguyên phôi thai, (như AFP, CEA, ACTH), men (như LDH, NSE, men PAP tuyến tiền liệt, β2M), sản phẩm trao đổi chất, kháng nguyên ung
bướu (như CA19-9, CA125, CA), gen ung thư (như là e-mye, ras, p53, Rb), nguyên tố vi lượng (như sắt, kẽm, đồng, arsenic và selenium).
Kiểm tra vật tiêu biểu ung thư và nghiên cứu lâm sàng có ý nghĩa quan trọng, ứng dụng các mặt sau :
1. Kiểm tra ung bướu : là cách chính để phát hiện và chẩn đoán ung thư gan
2. Kiểm tra người có nguy cơ mắc bệnh ung bướu cao : tỉ lệ người mắc bệnh ung thư tuyến giáp cao hơn khi có bệnh sử gia đình về bệnh này.
3. Chẩn đoán ung thư : men acid phosphate ở tuyến tiền liệt khác với ở mô khác, có thể dùng để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt hoặc phán xét ung thư di căn có phải đến từ
tuyến tiền liệt.
4. Giám sát ung bướu : trước, đang hoặc sau khi tiến hành điều trị, theo dõi vật tiêu biểu giúp nắm vững kết quả trị liệu. Giám sát tái phát hoặc di căn. Như CEA giám sát ung
thư đại tràng, HCG giám sát ung thư mao mạch.
5. Phân loại ung bướu : dùng CEA, NSE để phân loại giữa ung bướu dạ dày - ruột với ung thư hạch (CEA dương tính, NSE âm tính), hoặc ung thư cơ quan (CEA âm tính, NSE
dương tính).
6. Giai đoạn ung bướu: bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối, PAP huyết thanh cao rõ ràng so với bệnh nhân giai đoạn đầu. Kiểm tra mức độ PAP, hỗ trợ cho công
việc chẩn đoán phân chia giai đoạn bệnh.
7. Định vị: dùng kháng thể có ký hiệu phóng xạ và kháng nguyên ung bướu, quét laser để định vị khối u.
8. Điều trị: ứng dụng kháng thể và thuốc độc tế bào để phối hợp điều trị.
Phân cấp bệnh lý ung thư
Tùy theo hình thù bệnh lý, phân cấp bệnh lý cho ung bướu, để nắm vững mức độ ác tính, dùng làm căn cứ cho điều trị lâm sàng và dự phòng.
Theo tổ chức UICC, căn cứ kích thước, phạm vi (T), hạch bạch huyết (N) và tình trạng di căn (M), để phân cấp bệnh lý cho ung bướu như sau :
PT : ung bướu nguyên phát.
• Ptis : ung thư vị trí cố định : trong thượng bì, chỉ xâm phạm lớp cố định.
• PT0 : mô tách phẩu thuật không phát hiện ung thư nguyên phát.
• PT1, PT3, PT3, PT4 : ung bướu nguyên phát lớn lên.
• PTx : sau phẩu thuật và kiểm tra bệnh lý, đều không thể xác định phạm vi ngâm tẩm của ung bướu.
PN : hạch bạch huyết cục bộ.
• PN0 : hạch bạch huyết chưa di căn.
• PN1, PN2, PN3 : hạch bạch huyết tăng di căn.
• PN4 : hạch bạch huyết di căn xung quanh.
• PNx : phạm vi ngâm tẩm ung bướu không xác định.
PM : di căn vùng xa.
• PM0 : không chứng cứ di căn vùng xa.
• PM1 : di căn xa.
• Mx : không xác định có hoặc không di căn xa.
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Ung thư không phải là chứng bệnh cục bộ, mà là căn bệnh toàn thân hết sức phức tạp. Ung thư giai đoạn giữa và cuối mang biến chứng toàn thân. Tỉ lệ phát sinh các loại ung
bướu và vị trí, phạm vi biến chứng, mức độ nghiêm trọng, giai đoạn chia bệnh, quá trình biến chứng, điều kiện chữa trị, do các nhân tố không giống nhau nên phản ứng và hiệu
quả điều trị cũng khác nhau.
Trong vài chục năm qua, đã ra đời nhiều cách chữa trị bệnh ung thư. Chủ yếu gồm điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, hormone, điều trị nhiệt, điều trị lạnh, điều trị miễn
dịch. Trong đó, liệu pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, là 3 liệu pháp thường dùng nhất trong các bệnh viện. Các liệu pháp trên có thể dùng kết hợp, hoặc dùng riêng biệt. Khi dùng
kết hợp trên hai liệu pháp, ngoài liệu pháp chính, liệu pháp còn lại đóng vai trò phụ trợ. Song 3 liệu pháp được xem là cách điều trị tiêu biểu nhất hiện nay, có lẽ làm ức chế sự
sinh trưởng của tế bào ung thư, giúp căn bệnh thuyên giảm, nhưng không có cách uốn nắn nguyên nhân gây bệnh chính đó là sa sút hệ miễn dịch, đôi khi còn gây giảm chức
năng miễn dịch. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch điều trị, chẳng những cần nghĩ đến hiệu quả, mà còn phải chăm lo các chức năng các cơ quan khác, giảm tối đa tác dụng phụ,
nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Ngoài điều trị ở bệnh viện, chúng ta đề nghị bệnh nhân nên chú ý thay đổi thói quen sống không tốt, tận dụng thức ăn uống và tập
luyện để tăng cường thể chất, củng cố sức khỏe, điều này góp phần lớn cho hồi phục sức khỏe.
NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Dù áp dụng liệu pháp nào, nguyên tắc chung của điều trị là khống chế và tiêu diệt ổ bệnh. Duy trì sức khỏe chung, để đạt tới mục đích hồi phục.
Nhìn chung, căn cứ giai đoạn biến chứng, chủng loại bệnh lý của căn bệnh, phải nắm vững nguyên tắc điều trị sau đây :
1. Không chỉ riêng ung thư, mà kể cả khi chọn cách điều trị cho các căn bệnh nói chung, trước hết cần nghĩ tới tính quan trọng của điều trị, so với bó tay không làm gì cả, thì
mức độ hiệu quả sau điều trị có ý nghĩa quan trọng.
2. Căn cứ giai đoạn sớm muộn của căn bệnh, phải có cách điều trị tương ứng, ví dụ, giai đoạn đầu khối u nhỏ, thể trạng người bệnh còn tốt, nên lấy điều trị tận gốc là chính.
Qua biện pháp phẫu thuật, xạ trị, tiêu diệt hoàn toàn mầm ổ bệnh, đối với số ít tế bào ung thư ở bộ phận khác, có thể kết hợp điều trị miễn dịch để ngăn ngừa tái phát hoặc di
căn. Nghĩa là điều trị chính cục bộ, cộng với hỗ trợ toàn thân. Còn bệnh nhân giai đoạn giữa, phải dùng biện pháp điều trị toàn thânnhư hóa trị, điều trị nội tiết, miễn dịch, đông
tây y kết hợp... nhằm diệt sạch tế bào ung thư còn lại. Bệnh nhân giai đoạn cuối, do biến chứng di căn, sức khỏe yếu, phải chọn các liệu pháp hỗ trợ, tăng cường cơ địa và chức
năng miễn dịch trước, sau đó tùy theo mức độ hồi phục mà tìm cách điều trị thích hợp. Nếu không thể trị khỏi tận gốc, thì kéo dài mạng sống và giúp thuyên giảm bệnh tình, sẽ
trở thành hai mục tiêu lớn trong điều trị. Nghĩa là chỉ để kéo dài mạng sống và giảm đau đớn, nâng cao chất lượng sống cho ngày tháng còn lại.
3. Căn cứ vào đặc tính sinh vật học của ung bướu mà chọn cách điều trị tương ứng. Đối với những khối u phân hóa tốt, hơi chín mùi, mức độ ác tính không cao. Tế bào ung thư
gần giống như tế bào mô bình thường, nên tiến hành điều trị phẫu thuật là chính. Vì có những trường hợp ung thư chỉ cần phẫu thuật cắt bỏ là sẽ được hồi phục. Đối với những
khối u phân hóa kém hơn, ác tính cao hơn, tế bào ung thư khác nhiều so với các mô ban đầu thì phải tiến hành điều trị toàn thân là chính, chờ ổ bệnh teo lại mới áp dụng điều
trị cục bộ như phẫu thuật, hoặc xạ trị.
Điều trị ung bướu cần áp dụng và phát huy sự kết hợp giữa các khoa phòng để tiến hành điều trị tổng hợp, thông qua hội chẩn để chọn ra phương pháp điều trị tốt nhất. Đối với
một người bệnh ung bướu, khâu chẩn đoán và điều trị, ít nhất phải tham khảo ý kiến hội chẩn của 5 chuyên gia gồm : bệnh lý, khoa ngoại, khoa nội, chẩn đoán phóng xạ và
điều trị phóng xạ, thậm chí phải mời thêm bác sĩ chuyên khoa để tham gia hội chẩn. Tổng hợp các cách điều trị, để phát huy sở trường của từng cách để đạt đến hiệu quả tốt
nhất.
Theo bước chân tiến bộ của ngành y học, liệu pháp điều trị ung thư ngày càng gia tăng, vì chủ thể điều trị là người bệnh và chịu đựng nỗi đau cũng là người bệnh, nếu không trị
khỏi, thì mất mạng cũng là người bệnh, cho nên bản thân người bệnh phải quan tâm chịu khó thu tập thông tin, suy nghỉ và tìm ra cái lợi và tác dụng phụ của điều trị. Xuất phát
từ giá trị quan trọng của bản thân, tự quyết định phương chân điều trị cho mình. Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn
nhau, cùng quyết định và cùng chịu trách nhiệm.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT
Chủ yếu để nhanh chóng cắt bỏ khối u ác tính, là cách điều trị xưa nhất, truyền thống và thường dùng. Khoảng 90% bệnh ung thư được chẩn đoán và điều trị từng giai đoạn
bằng phẫu thuật. Đối với khối u nhỏ hơn và chỉ ở một nơi trong cơ thể, cách này là cách điều trị mang lại hiệu quả tốt. Trường hợp tế bào ung thư đãdi căn, phẫu thuật chỉ nhằm
cắt bỏ các mô và mô bạch huyết xung quanh khối u, đôi khi do cắt bỏ quá nhiều mô, dẫn tới người bệnh có di chứng thiếu hụt chức năng, trở ngại... những ca phẫu thuật lớn
gây gánh nặng cho cơ thể, khiến người bệnh suy yếu hệ miễn dịch, mất trạng thái cân bằng, dẫn tới bệnh nặng hơn. Những năm gần đây, qua nghiên cứu ngày càng sâu về bản
chất khối u và đặc tính sinh vật học, cộng thêm sự phát triển nhanh chóng của khoa điều trị phẫu thuật và trang thiết bị y tế, kỹ thuật chẩn đoán ban đầu cũng được nâng cao.
Khái niệm căn bản về khoa ngoại ung thư cũng có nhiều thay đổi. Khoa ngoại ung thư hiện đại được xây dựng trên cơ sở giải phẫu học, sinh vật học, miễn dịch học và tâm lý
xã hội học, đã thay thế ngành khoa học điều trị truyền thống với giải phẫu là chính. Thời đại chỉ áp dụng một cách điều trị là phẫu thuật đã qua đi. Bác sĩ khoa ngoại chẳng
những phải năm bắt cách chẩn đoán và điều trị khối u, đồng thới trước khi tiến hành phẫu thuật còn phải tìm hiểu đặc tính và hành vi sinh vật học của khối u, hướng phát triển
của nguy cơ di căn,.... Tóm lại bác sĩ khoa ngoại phải có kỹ thuật phẫu thuật tốt, còn phải có hiểu biết về xạ trị, hóa trị và điều trị miễn dịch, để tiến hành điều trị kết hợp cho
bệnh nhân, nhằm nâng cao kết quả điều trị.
ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT NGOẠI KHOA
Chủ yếu để cắt bỏ khối u đã sưng to.
Song đối với những ung thư đã di căn thì không có công dụng thiết thực.
Hơn nữa quá trình tiến hành phẫu thuật và hồi phục cũng là gánh nặng to lớn đối với thể xác và tâm hồn của người bệnh
XẠ TRỊ
Xạ trị còn gọi là điều trị bằng điện, tận dụng các tia xạ α,β,γ tạo ra đồng vị phóng xạ, cùng với máy điều trị tia X hoặc máy tăng tốc tạo ra tia X, tia tử ngoại, tia proton, tia
nơtron và những chùm tia khác. Với tia phóng xạ năng lượng cao, chọc thủng ung bướu ác tính, tia phóng xạ tác dụng lên DNA của tế bào, tiêu diệt tính năng nhân đôi của tế
bào, để chúng tự diệt vong. Nhưng trong quá trình tiêu diệt tế bào ung thư, tia phóng xạ đồng thời sát thương tế bào bình thường. Hiệu quả xạ trị hơi chậm, thường cho kết quả
sau một tháng, nửa năm hay một năm, đồng thời có tác dụng như gây rụng tóc, biếng ăn và buồn nôn. Những mô bệnh không thể cắt bỏ, hoặc không thích hợp làm phẫu thuật
thì chọn cách xạ trị. Đôi khi cũng có kết hợp với phẫu thuật (trước hoặc sau) hoặc hóa trị. Hiện nay có hai cách xạ trị chính là xạ trị ngoại tại và nội tại. Xạ trị ngoại tại là tận
dụng tia phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư, còn điều trị nội tại là đặt trong cơ thể những viên thuốc có chứa phóng xạ. Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, đặt những viên thuốc có
tia phóng xạ đó vào vết mổ để tiêu diệt tế bào ung thư còn lại.
ĐIỀU TRỊ XẠ TRỊ
Tận dụng cách chiếu tia phóng xạ tiêu diệt ổ bệnh, thường áp dụng và tỏ rõ hiệu quả ở nơi cố định, không hiệu quả khi điều trị di căn. Trong quá trình điều trị, gây hại đến tế
bào bình thường, quá tình điều trị lâu dài, có tác dụng phụ, gây tổn thương và gánh nặng lớn đối với người bệnh
HÓA TRỊ
Hóa trị còn gọi là điều trị bằng thuốc men, nghĩa là dùng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư qua thuốc uống hoặc tiêm chích. Được áp dụng rộng rãi trên các loại ung bướu,
mục đích chính là gồm: 1/ chữa lành ung thư, để khối u biến mất không còn mọc trở lại. Nếu không đạt được mục tiêu trên, chuyển sang : 2/ nhằm khống chế (ức chế sự tăng
trưởng và di căn của khối u), nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân ung thư. Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn giữa và cuối chữa lành chẳng còn hi vọng, 3/ Mục tiêu cuối
cùng chính là để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh, nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Khuyết điểm của hóa trị là thuốc men ngoài giết chết tế bào ung thư còn tiêu
diệt luôn tế bào bình thường. Nhất là đối với những tủy xương hoặc cơ quan tiêu hóa có trao đổi chất mạnh. Hơn nữa tế bào ung thư dễ bị lờn thuốc, dẫn tới luôn cần dung cac
loai thuoc moi hon.Tuy nhiên, chỉ dùng một loại thuốc cũng có thể điều trị ung thư, song vì muốn tăng cường hiệu quả, thường phải dùng kết hợp vài loại thuốc với những tác
dụng khác nhau, nhằm giết chết tế bào ung thư nhiều hơn, giảm khả năng lờn thuốc đối với một loại thuốc đặc trị nào đó. Phẫu thuật và xạ trị đều nhằm tiêu diệt tế bào ung thư
ở một chổ nhất định, còn hoá trị là gây tác dụng toàn thân, giúp tiêu diệt tế bào ung thư di căn đến các nơi trong cơ thể. Hiện nay có hơn 90 loại thuốc hóa trị được ứng dụng để
điều trị bệnh ung thư. Tóm lại hóa trị là cách chọn lựa cuối cùng và duy nhất khi tế bào ung thư mất khống chế, di căn đến phạm vi rộng, thậm chỉ ảnh hưởng đến toàn thân.
ĐIỀU TRỊ HÓA TRỊ
Phòng chống ổ bệnh ung thư trở nặng và phình to→Chất chống ung thư gây hại lớn đối với cơ thể, có tác dụng phụ mạnh như : giảm mạnh bạch cầu, thiếu máu, buồn nôn,
biếng ăn, rối loạn chức năng gan thận, rụng tóc, rụng lông và các triệu chứng không lường trước được
ĐIỀU TRỊ BẰNG HORMONE
Còn gọi là điều trị nội tiết, sử dụng thuốc ức chế sản sinh hormone và phản ứng do hormone hoặc cắt bỏ những tuyến thể sản sinh hormone, nhằm giết chết tế bào ung thư hoặc
ức chế chúng tăng trưởng. Những nghiên cứu trước đây cho thấy bệnh nhân ung thư ngực cuối kỳ, sau khi cắt bỏ buồng trứng, triệu chứng sẽ giảm. Cắt bỏ tinh hoàn có mang
lại hiệu quả tốt cho điều trị bệnh tiền liệt tuyến. Điều trị hormone thường được áp dụng cho bệnh ung thư thuộc dạng sống nhờ hormone. Nghĩa là những căn bệnh phát sinh
phát triển và điều trị đều có liên quan mật thiết đến hormone như ung thư ngực, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư cổ tử cung và ung thư tuyến giáp, điều trị hormone có ưu điểm
là tiện lợi, ít phản ứng xấu, nhưng hiện nay mới được áp dụng cho điều trị hỗ trợ, không thể thay thế cho phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.
ĐIỀU TRỊ BẰNG GIEN
Áp dụng gien gốc di truyền để điều trị ung thư. Mọi cách nhằm thay đổi cơ cấu và chức năng gien, đều thuộc phạm trù gien. Do ung thư là căn bệnh mang tính di truyền, nên
điểu trị gien có tiềm lực lớn trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Hiện nay có hai loại điều trị gien qua tế bào thể (Somatic Cell) và tế bào mầm (Germ Line). Trong quá trình
điều trị qua tế bào thể, số gien lành mạnh được cấy vào số gien bị khuyết tật đặc thù, với mục đích chính là tu bồ khuyết tật và nâng cao chất lượng sống. Trong điều trị gien
bằng tế bào mầm, gien được cấy vào những tế bào đặc thù với chức năng chuyển tải thông tin di truyền. Tuy nhiên cách điều trị này gây sóng gió đến đặc trưng nhân chủng
tương lai.Sau khi nhân viên nghiên cứu xác định sự đột biến về gien của các chứng bệnh ung thư, sẽ thiết kế ra phương án điều trị hữu hiệu nhất, là dùng gien thường thay thế
cho những gien khuyết tật, nhằm ngăn chặn sự di căn và hồi phục chức năng tế bào bình thường. Người ta cũng có thể qua thử gien để phản ảnh hiện trạng gien của người
bệnh, từ đó có biện pháp làm giảm bệnh tình hoặc đề phòng chứng bệnh phát sinh. Thử gien giúp nhanh chẩn đoán ra ung thư. Từ đó mang lại hiệu suất điều trị cao. Song đến
hôm nay, điều trị gien còn ít ứng dụng trên lâm sàng, có mối nguy hại đến chức năng các gien bình thường, có khả năng dẫn tới các chứng bệnh khác. Vì vậy, khai thác và áp
dụng hệ thống điều trị gien mang tính an toàn cao, vẫn còn là vấn đề thách thức.
ĐIỀU TRỊ NHIỆT
Điều trị nhiệt (Hyperthermia) là sử dụng nhiệt độ để tiêu diệt tế bào ung thư, do tế bào ung thư có đặc tính không chịu nhiệt, nên khi ở nhiệt độ ổn định là 42 oC sẽ làm suy yếu
tế bào ung thư, còn tế bào bình thường sẽ không bị tổn hại, vì ở nhiệt độ cao mạch máu bình thường sẽ giản nở, lưu lượng máu lưu thông mang bớt nóng đi, giúp giải nhiệt. Tuy
nhiên do mạch máu mới của mô tế bào ung thư không thể giản nở ở nhiệt độ cao, nên tế bào ung thư sẽ bị chết do nóng
Với cơ chế tự bảo vệ vốn có của cơ thể, khi chịu nhiệt sẽ sản sinh ra chất đạm Heat shock 70 (HSP70), giúp bảo vệ tế bào thường không bị tổn thương ở nhiệt độ cao. Vì vậy
điều trị nhiệt lần thứ 2, hiệu quả thường không tốt bằng lần thứ 1, ta gọi đó là lờn nhiệt
Điều trị nhiệt chia làm toàn thân hoặc cục bộ. Điều trị nhiệt cục bộ chủ yếu dùng sóng điện từ hoặc sóng viba để làm tăng nhiệt độ ổ bệnh, khiến tế bào ung thư co lại hoặc bị
tiêu diệt. Ngoài gia nhiệt từ phía ngoài cơ thể, còn cách nữa là cắm cây kim điện cực vào thực quản, trực tràng, tử cung, mật, ống mật... để gia nhiệt. Đôi khi do tác dụng của
chất béo, không khí và xương trong cơ thể, khiến gia nhiệt nội bộ khó điều tiết, hiệu quả kém lý tưởng. Gia nhiệt toàn thân thì có thể thông qua tia xạ hồng ngoại, dùng điều trị
cho bệnh nhân ung thư cuối kỳ. Nhằm gây suy dinh dưỡng các mô ung thư, giảm nồng độ oxy, tăng axit, từ đó hạn chế tỉ lệ sinh tồn của tế bào ung thư. Điều trị nhiệt thường
không sử dụng riêng mà kết hợp nhằm tăng cường hiệu quả điều trị của xạ trị và hóa trị. Cách này cũng có thể gây đau đớn ở bộ phận bị gia nhiệt, tác dụng phụ của tia xạ, v.v..
ĐIỀU TRỊ LẠNH
Còn gọi là điều trị ở nhiệt độ thấp. Tận dụng máy làm lạnh nhanh chóng để đông cứng rồi xả đông tế bào ung thư. Tận dụng áp suất thẩm thấu khác nhau ở dạng đá và chất
lỏng để phá hoại tế bào, đông lạnh còn giúp ngăn cản lưu thông của mạch máu xung quanh tế bào ung thư, ngăn tách dòng máu nuôi sống tế bào ung thư để chúng chết vì thiếu
oxy. Thao tác của liệu pháp này đơn giản, không đau đớn và an toàn, chất đông lạnh thường dùng là nitơ dạng lỏng, hiệu quả khá khi điều trị ung bướu nhỏ. Đang được dùng
chủ yếu đề điều trị khố u phần cạn hoặc nơi dễ tiếp xúc như đầu cổ, trực tràng, cổ tử cung, bàng quang, tuyến tiền liệt, song chỉ là điều trị cục bộ, có giới hạn nhất định, kỹ
thuật cần cải tiến thêm.
ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH
Còn gọi là điều tiết phản ứng sinh học (Biologic Response Modifiers), hoặc liệu pháp sinh học. Cơ thể vốn có cơ chế đề kháng đối với bệnh tật, còn bệnh nhân mắc căn bệnh
ung thư thường do suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện ung thư lan tỏa và di căn. Nên ý nghĩa điều trị miễn dịch là hoạt hóa hệ thống miễn dịch bẩm sinh (Innate Immunity),
hệ thống miễn dịch thích ứng (Adaptive Immunity), để ức chế tế bào ung thư, phòng chống di căn và tái phát
Hệ miễn dịch bẩm sinh bao gồm đại thực bào (Macrophage), tế bào sát thủ tự nhiên (Natural Killer (NK) cell), bạch cầu trung tính. Còn hệ miễn dịch thích ứng là tế bào T (T
lymphocyte), tế bào B (B lymphocyte) và kháng thể. Nên ý nghĩa điều trị miễn dịch ung thư chính là :
1. Tận dụng liệu pháp miễn dịch bẩm sinh và thích ứng.
2. Tận dụng liệu pháp bạch cầu hoặc kháng thể (có chức năng miễn dịch)
3. Tăng cường liệu pháp bạch cầu hoặc kháng thể để tấn công tế bào ung thư.
Những năm gần đây, với sự phát triển ngành sinh học tế bào, sinh học phân tử, công nghệ sinh học,… mà điều trị miễn dịch đã có bước đột phá mới, với ít tác dụng phụ, được
đánh giá cao và mang lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân ung thư.
Điều trị miễn dịch còn có thể dùng chung với các cách điều trị thông dụng ở bệnh viện như đã nêu ở phần trên, khi kết hợp điều trị miễn dịch với hóa trị hoặc xạ trị, sẽ làm
giảm tác dụng phụ như mệt mỏi, biếng ăn, rụng tóc, lở loét khoang miệng hoặc da, buồn nôn, rụng răng,… xuống mức thấp nhất. Hỗ trợ tu bổ tế bào bình thường trong giai
đoạn phân bào, nâng cao sức đề kháng và hiệu quả điều trị, duy trì chất lượng sống của bệnh nhân, tránh căn bệnh tái phát
Hiện nay, điều trị miễn dịch có các cách điều trị như sau:
Phân loại Đặc trưng
Loại thức ăn lành mạnh(nấm, sữa nguyên sinh, Hỗ trợ tinh thần, trong gồm chất hoạt hóa hoạt
mật ong, thảo dựợc...) tính tế bào miễn dịch hầu như không tác dụng
phụ.
Liêu pháp tâm lý( liệu pháp ấn tượng, liệu pháp Hỗ trợ tinh thần, gây ảnh hưởng đến hệ thống
Simonton...) miễn dịch bằng tác dụng tâm lý.
Chất hoạt hóa miễn dịch (lentinan. krestin, Hoạt hóa chức năng miễn dịch của cơ thể, không
glucan của nấm Vân Chi, glucan của nấm chân tập trung ung thư đặc thù. Áp dụng cho y học
chim, BCG, cấy cầu bạch huyết của người khác) chính thống và liệu pháp dân gian
Liệu pháp chất tế bào( chất can thiệp, nhân tố di Liều lượng giới hạn, quá liều sẽ gây tác dụng
truyền của tế bào miễn dịch) phụ.
Ứng dụng lâm sàng chưa đạt hiệu quả lý tưởng.
Liệu pháp kháng thể Không dùng cho ung thư đặc thù. Sản xuất kháng
thể khó khăn.
Liệu pháp vacxin (chất hòa tan tế bào ung thư Tập cho tế bào trụ nhận biết tế bào ung thư, chất
qua xử lý đặc biệt, chất đạm trích từ tế bào ung hòa tan của chúng, hoặc liệu pháp chất đạm, chủ
thư, tế bào trụ...) yếu dành cho cơ chế phân tử kháng thể của tế
bào miễn dịch.
Không phải mọi loại bệnh đều thích hợp.
Liệu pháp cầu bạch huyết bản thân Chiết bạch huyết ra khỏi cơ thể, nuôi cấy bên
ngoài, sau khi hoạt hóa, mới cấy vào bên trong
cơ thể, ít tác dụng phụ
CHĂM SÓC BỆNH
Qua sự nỗ lực chung của nhân viên y tế, bệnh nhân và người thân, giúp nâng cao tỷ lệ sống còn, kéo dài mạng sống bệnh nhân, cải thiện chất lượng sống của bệnh nhân. Mục
tiêu hồi phục của bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể thực hiện. Tuy nhiên, mục tiêu này không thể hoàn thành ngay khi nằm viện, vì nằm viện chỉ là giai đoạn điều trị ngắn
ngủi để bắt đầu cuộc sống về sau, chỉ khi bệnh nhân trở về nhà, trở về xã hội, xây dựng cuộc sống mới, sống tự lập và phát huy tác dụng sống đối với xã hội, mới coi là đạt tới
mục tiêu hồi phục .
Trong quá trình này, người thân đóng vai trò hết sức quan trọng, họ chẵn những là trụ cột tinh thần và cuộc sống của người bệnh, đồng thời là thành viên quan trọng tham gia
và triển khai hoạt động phục hồi. Sự phối hợp tích cực của thân nhân người bệnh chẳng những có lợi cho việc thực hiện mục tiêu chăm sóc phục hồi, mà còn mang lại dũng khí
chiến thắng bệnh tật cho bệnh nhân, là lực lượng ủng hộ to lớn.
ĂN UỐNG CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
Điều trị bằng ăn uống đặc biệt quan trọng, nhất là trải qua điều trị thực dưỡng, cơ bản bồi nguyên, cải thiện thức năng, nâng cao sức đề kháng, giúp phòng chống căn bệnh tái
phát và mắc chứng bệnh ung thư khác.
Điều trị bằng ăn uống tùy theo thể chất và thói quen ăn uống của từng trường hợp. Yêu cầu về dinh dưỡng của bữa ăn hàng ngày là: chất đạm cao hơn người bình thường (như
sữa, cá, trứng, thịt, đậu), lượng chất béo gần như người bình thường không tăng thêm; nên dùng nhiều thức ăn có chất xơ đề giảm chất độc trong đường ruột. Muối vô cơ,
vitamin, nguyên tố vi lượng có thể hữu ích cho ung bướu hấp thu nhiều hơn bình thường. Đề nghị ăn nhiều thức ăn có tác dụng phòng chống ung thư (xem phần thức ăn và ung
thư ở mục phòng chống ung thư của quyển sách), chú ý qui luật ăn uống và giữ cân bằng dinh dưỡng.
Ngoài ra nếu có thể hấp thu thên glucan của nấm, để điều tiết chức năng miễn dịch cơ thể, vừa chăm sóc cơ quan, vừa duy trì cân bằng sinh học, để cơ thể khỏe dần lên. Giảm
nhẹ tác dụng phụ và cảm giác khó chịu do hóa trị hoặc xạ trị, nâng cao chất lượng sống.
QUẢN LÝ CƠN ĐAU CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ
Dù ở giai đoạn đầu, cũng có khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư có triệu chứng đau đớn, mệt mỏi, yếu sức, biếng ăn, ngủ không tốt, ngày càng đuối sức trong công việc. Nỗi đau đó
người ngoài khó thấu hiểu, nên bệnh nhân cảm thấy bị cô lập, nguyên nhân gây đau rất phức tạp, thường thấy các loại sau đây
1. Đau do ung bướu lan rộng trong các mô. Chèn ép thần kinh, di căn tới xương hoặc gây sưng hệ bạch huyết.
2. Do nằm cố định lâu ngày, dẫn tới đau khớp hoặc lở loét.
3. Đau do vết mổ phẫu thuật hoặc viêm khoang miệng do chất chống ung thư và xạ trị.
4. Đau do các biến chứng, như bị Zona.
5. Đau do tác dụng tâm lý như sợ hãi, căng thẳng, phiền muộn, khiến nỗi đau gia tăng.
Dù lên cơn đau, cũng không nên quá lo sợ, tuyệt vọng, với thuốc giảm đau sẽ giúp chúng ta, hơn nữa qua điều trị lâm sàng, chúng ta còn tìm ra nhiều cách giảm đau không cần
thuốc, vì vậy, chúng ta nên xem trọng vấn đề điều trị và quản lý cơn đau trong bệnh ung thư.
CÁCH GIẢM ĐAU KHÔNG THUỐC MEN
1. Thư giản cơ bắp toàn thân là cách giảm đau tốt. Đặc biệt là giúp thanh thảnh tâm hồn, xóa đi phiền muộn, cải thiện giấc ngu, phục hồi sức lực.
2. Phân tán sự tập trung bằng cách nghe nhạc, xem tivi.
3. Dùng cách kích thích da để giảm đau, có thể massage xoay tròn chậm và chắc quanh lưng, eo và chân, bấm những chỗ đau hoặc xung quanh khoảng 10 giây, để bệnh nhân
cảm nhận có giảm đau phần nào hay không, nếu kết quả chưa rõ rệt, có thể tìm điểm bấm tốt hơn. Sau đó hãy bấm cố định khoảng 1-2 phút, đôi khi giúp giảm đau đến vài phút
thậm chí vài giờ đồng hồ. Cũng có thể chườm lạnh để gây tê cục bộ và giảm đau, thường cho hiệu quả tốt. Khi chườm nên dùng khăn bọc lấy túi đá, chú ý phản ứng cục bộ
(màu da chuyển sang màu trắng), tránh làm tổn thương da do quá lạnh.
Khi xảy ra cơn đau cấp tính, phải liên hệ với bác sĩ ngay. Đau chưa hẳn là báo hiệu bệnh di căn, cũng có thể là vấn đề nhỏ, như táo bón, kích thích ngoài da, quá căng thẳng, lo
lắng, mệt mỏi,…
MÔI TRƯỜNG GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN CỦA BỆNH NHÂN
Chất lượng sống đóng vai trò quan trọng trong điều trị và phục hồi căn bệnh. Để bệnh nhân sớm khỏi bệnh, phải tạo cho môi trường sống thoải mái, yên tĩnh, hài hòa, căn
phòng dưỡng bệnh nên thông thoáng, có ánh nắng, giường ngủ sạch sẽ, mềm mại, tốt nhất nên trưng bày thêm vài cành hoa, để tạo tâm lý thư giãn.
Chế độ ăn uống của bệnh nhân cần chú ý nguyên tắc ăn ít nhưng chất lượng tốt, ít lượng nhiều bữa. Khuyến khích bệnh nhân siêng cử động, làm những công việc phù hợp với
khả năng, tham gia tập luyện vừa phải, tăng cường thể chất, đề nâng cao phòng chống bệnh tật. Rèn luyện tinh thần và tâm trí chống ung bướu
Trong gia đình, người thân phải xem trọng giao lưu tình cảm với người bệnh, vì bệnh nhân thường mang tâm trí tiêu cực, mất lòng tin với sự hồi phục, với bác sĩ, nóng nảy bực
bội với môi trường sống xung quanh, lúc này họ rất cần sự quan tâm, giải khuây, chăm lo, thông cảm của gia đình và người thân.
10 NHÂN TỐ ĐẨY LÙI BỆNH UNG THƯ
1. Tránh lo sợ, bực dọc, phải giữ tâm trí thanh thản và bình tĩnh
Khi biết mình mắc chứng bệnh ung thư, người ta thường tỏ ra tuyệt vọng, bực nhọc, lo lắng và bất an, từ đó dẫn tới mất ngủ, biếng ăn khoảng một hai tuần sau mới
chấp nhận sự thật.
Trong quá trình điều trị, cố gắng không bị tâm lý bất an, yếu đuối, mà phải hiểu rằng muốn khắc phục ung thư, cần phải chấp nhận sự thật. Đừng bao giờ đánh mất tư
duy tích cực, vì tâm lý buồn bã, bệnh nhân sẽ biếng ăn và giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Hãy tịnh tâm suy nghĩ, đặt mình ở cái nhìn tích cực hơn,
song cũng đừng đè nén tâm tư, vì chỉ khi chúng ta trút hết tâm trạng bực nhọc, bi thương và than thở, mới điều chỉnh lại tâm trí, trực diện đón nhận cuộc sống sắp tới,
điều này có ích cho điều tri
Khoa hoạt động sinh học thuộc hệ thần kinh học ở Mỹ từng tiến hành các thí nghiệm nhằm tìm ra mối quan hệ giữa tế bào sát thủ tự nhiên (Natural Killer cell) với yếu
tố tâm trạng. Nghiên cứu nhờ các diễn viên chuyên nghiệp diễn xuất bằng trí tưởng tượng trong tâm trạng bi thương, đã phát hiện số lượng và hoạt tính của tế bào sát
thủ tự nhiên trong máu của họ khi diễn đều tăng lên. Cũng có thí nghiệm tâm lý cho thấy tuổi thọ bệnh nhân ung thư ngực, biết tự trút cơn phẫn nộ, lo sợ, đè nén,
thường sống lâu hơn so với những người không biết bộc lộ. Do vậy, không nên đè nén tâm trạng, phải có tâm hồn thật sự thanh thản, mới có ích cho điều trị. Nếu bệnh
nhân luôn mang tâm lý nặng nề, tuyệt vọng, người thân bên cạnh nên đóng vai trò thông cảm, chỉ cần chịu khó lắng nghe họ tâm sự hoặc nắm lấy tay họ, khóc cùng họ,
cũng là cách giúp cho bệnh nhân đi tới giai đoạn chấp nhận và thanh thản, giúp cho sự bình lặng trong tâm hồn.
2. Biết mình đang ở đâu và đi về đâu
Điều trị bệnh ung thư cũng giống như khởi hành một chuyến du lịch, tự đi tới đích là điều hết sức quan trọng, nếu nhờ người ta đi giùm, sẽ xuất hiện trệch hướng hoặc
mất phương hướng, khi đó mới phát hiện sai lầm thì đã muộn. Mục đích đi tới nhất thiết phải tự quyết định. Nên phải biết mình đang ở đâu, nếu không, khó khởi hành
thuận lợi. Trước khi quyết định vị trí và hướng đi phải tìm hiểu ba điều sau đây:
A . Thông tin về bệnh tật
Trước hết cần nắm vững thông tin căn bệnh, thí dụ: chủng loại bệnh ung thư, phân kỳ bệnh lý, đặc tính mô bệnh lý,… Kỹ thuật chẩn đoán hiện nay hết sức tiến bộ, qua
đó bệnh nhân có thể hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình sắp tới sẽ ra sao? Có cách gì điều trị? Hiệu quả thế nào?... đây là những điểm cần làm rõ.
B. Ý nghĩa điều trị:
Bệnh ung thư biến mất nhất thời hoặc khối u co lại, hãy tham khảo thông tin bệnh lý qua nội dung các phần trong quyển sách náy.
C. Tâm lý bệnh nhân:
Căn cứ thông tin có được, hãy điều chỉnh tâm trạng đối với căn bệnh, đừng để thông tin sai lầm tiêu cực ảnh hưởng bước đi, hãy tin tưởng đi tới ngày mai.
Có lẽ bạn cách mục tiêu còn xa lắm, song dù bước đi chậm rãi và khập khễnh, chỉ cần chịu khó đi vẫn có ngày đến đích
3. Then chốt điều chỉnh nằm trong tay bạn
Có một số quan niệm như “muốn điều trị bệnh ung thư, thì phải tìm đến phẫu thuật”, hay “phó mặc tất cả cho bác sĩ”, điều không thể giải quyết vấn đề căn bản, vì then
chốt điều trị nằm ở bản thân người bệnh.
Dù chọn cách điều trị nào, chỉ cần biết tự khống chế, tin ở mình và tin cách chọn lựa đúng, mới là kẻ mạnh. Qua điều tra tâm lý, muốn đẩy lùi bệnh ung thư (không dựa
vào y học hiện đại, thuốc men và tia xạ) bằng biện pháp tự nhiên (như liệu pháp ăn uống, dược thảo), phải có một điểm chung đó là: vững tin vào cách mình đã chọn và
cố gắng thực hiện không ngừng.
4. Suy ngẫm về ý nghĩa điều trị.
Sự phát sinh căn bệnh muốn thông báo thông tin gì? Nếu bạn cho đó là món quà bất hạnh, thì hành trình chống bệnh tật của bạn sẽ là con đường thù hận.
Bộ não của con người rất phức tạp, không chỉ là bản năng, còn biết suy ngẫm, cơ thể thể hiện tâm trạng, tâm trạng sẽ phản chiếu đến sức khỏe, trái tim biết nói dối, song cơ thể
thì không; tâm lý có thể chịu đựng sự vật đáng ghét, song cơ thể thìkhông, chúng rất thẳng thắn, luôn phản ảnh nội tâm chân thật. Căn bệnh ung thư khiến bệnh nhân suy ngẫm,
từ chán nản ban đầu dần đi tới ngẫm nghĩ sâu hơn về ý nghĩa và giá trị cuộc sống.
Khi bệnh nhân tìm ra ý nghĩa của căn bệnh, tâm lý lo sợ sẽ giảm dần, khi đó nhìn rõ hơn mục đích của cuộc đời.
5. Đừng buôn xuôi hy vọng, đừng quá miễn cưỡng bản thân
Tùy theo chủng loại căn bệnh và bệnh tình, bác sĩ thường đưa ra dự đoán tỷ lệ phục hồi và tỷ lệ sống còn trong vòng 5 năm, con số trên chỉ là thống kê và phán đoán theo kinh
nghiệm của bác sĩ, thực ra tuổi thọ của con người được quyết định theo căn cứ nào? Chúng tôi không cho rằng như vậy, nhân tố quyết định tuổi thọ là quan trọng nhất là sức
sống của con người. Con người không chết vì bệnh, mà chết vì mất hết sức sống. Cho dù, bác sĩ quyền uy nào phán tỷ lệ sống còn của bệnh nhân là rất thấp, song chớ nên quá
buồn chán, dù chỉ còn hy vọng 1%, bệnh nhân vẫn có thể tiến tới, dù phán là 0%, đôi khi với nỗ lực không ngừng, bạn vẫn có khả năng trở thành người phục hồi đầu tiên! Cho
nên, dù thế nào vẫn giữ ý chí sống còn, có như vậy bạn mới có quyết tâm vượt qua gian khó.
Có lẽ con người cho rằng, đừng buôn xuôi hy vọng có vẻ mâu thuẫn với đừng quá miễn cưỡng bản thân? Song cả hai không phải là trái ngược nhau. Quá miễn cưỡng có hai
khuyết điểm: quá miễn cưỡng ở sức khỏe (y học và điều trị), sẽ ức chế, làm giảm sức lực và tính miễn dịch, lợi bất cập hại; còn quá miễn cưỡng ở tâm trí, sẽ khiến bản thân
cảm thấy lực bất tòng tâm, lo lắng, bực bội, u uất càng ảnh hưởng sức khỏe.
Một kẻ mạnh chân chính, không phải chỉ sức khỏe tốt, mà là biết linh động, hãy tưởng tượng xem, giữa tản đá và dòng nước kẻ nào mạnh hơn?
6. Dù bệnh, cũng đừng xem mình là bệnh nhân
Tế bào trong cơ thể luôn biến đổi, trạng thái ở phút giây này chưa hẵn đã giống phút giây sau, mà khống chế sự biến đổi này là do gien di truyền DNA, chúng đôi khi bị
hoạt hóa, đôi khi bị ru ngủ tùy theo kích thích hoặc thay đổi của môi trường. Thường ngày, cơ thể thường chỉ sử dụng 3% thông tin di truyền này, còn lại đều ở trạng
thái ru ngủ, nghĩa là thông tin hoạt hóa chỉ chiếm số ít, thông tin ru ngủ chiếm đa số. Chỉ cần chúng ta thức tĩnh số gien di truyền đang ngủ này, sẽ phát huy sức mạnh
tiềm tàng, trong đó bao gồm khả năng điều trị bệnh tật. Nên dù mắc bệnh ung thư, hoặc bệnh nan y, sinh mạng bị đe dọa, chỉ cần nuôi ý chí sống sót và hy vọng, sẽ giúp
nâng cao tính miễn dịch, hoạt hóa gien di truyền, dẫn tới kết quả khác nhau.
Còn một khi chúng ta đánh mất hy vọng, phủ nhận sự tồn tại thì chẳng khác gì đã dẫn mình tìm tới tử vong.
7. Hành động và cảm xúc
Bệnh nhân ung thư phải có ý chí, phải biết thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống, siêng tập luyện, giảm stress, tăng giấc ngủ, các việc trên tốt cho sức khỏe. Không ai có
thể làm thay bạn, chỉ có bạn tự làm cho chính mình, chỉ cần bình tâm sẽ giúp hoạt hóa khả năng miễn dịch hoặc khả năng điều trị. Chọn thái độ tích cực khắc phục tâm trạng sợ
hãi, ý chí muốn sống kích thích thần kinh trung ương, có lợi cho điều trị.
Tuy nhiên, sự tuyên bố khó sống của bác sĩ, kết quả kiểm tra kém, tiêu chí khối u tăng, sức khỏe sa sút, tác dụng phụ của thuốc, … đều khiến bệnh nhân lo lắng, sợ hãi và thất
vọng, cộng thêm do thay đổi thói quen trước đây, không thể làm những việc trước kia vẫn làm, cũng khiến bệnh nhân ngày càng mất tự tin.
Hãy chọn cách tự bào chế thức ăn, sắc thuốc, đi bộ, tập khí công, để bệnh nhân tham gia tự chăm sóc bản thân, để họ cảm thấy mình vẫn còn hữu ích, dù chỉ là công việc cỏn
con, song có thể mang lại cảm giác thành công cho bệnh nhân, từ đó phục hồi lòng tự tin, tìm thấy giá trị sống, để tăng sức sống cho bệnh nhân.
8. Tìm đến bạn đồng hành
Hành trình điều trị dai dăng dẵng, nếu chỉ đi một mình, thật buồn tẻ khó khăn, song nếu có bạn đồng hành, hoặc đồng minh cùng cảnh ngộ, động viên lẫn nhau, thông tin cho
nhau, dìu dắt cùng bước, tâm tình than vãng, sẽ bước đi nhẹ nhàng hơn, hãy tìm tới bạn đồng hành, để hoàn thành chuyến đi thuận lợi hơn.
Bạn đồng hành có thể là người thân, bạn bè, thầy thuốc, tôn giáo, sách vở, internet, tư vấn tâm lý, các bệnh nhân đồng cảnh ngộ,… Chỉ cần bệnh nhân giữ tâm trạng tích cực,
lạc quan, ôn tồn, họ sẽ cho bạn nhiều ủng hộ trên đường đi tới.
9. Cơ thể nói thật
Khi bạn cảm thấy hoang mang, thay vì suy ngẫm, hãy lắng nghe tiếng nói cơ thể, giác quan và cảm tính tuy không có căn cứ khoa học, song khi ở giây phút hiểm nguy, phản
ứng của cơ thể thường đi trước trí não. Vì con người vốn là một bộ phận của thiên nhiên, có khả năng phán xét tốt xấu của sự việc đối với cơ thể, hãy lắng nghe cơ thể vì chúng
luôn thật thà, không dối trá.
Cái nào tốt, cái nào xấu,… cơ thể đều mách bảo thật lòng với bạn
10. Tự xây dựng cho mình kế hoạch điều trị.
Hãy dựa vào chính mình để xây dựng một kế hoạch điều trị, thay đổi nguyên nhân gây bệnh, đi tới thay đổi kết quả điều trị. Bạn hãy tìm cho mình biện pháp điều trị tốt nhất
theo con đường mình dự định đi tới, sắp xếp trước sau theo thứ tự.
Điều trị để thay đổi bệnh tình bao gồm các cách đã giới thiệu ở quyển sách này, như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị,… Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách tốt nhất, hơn nữa phải
chú ý duy trì sức lực, nên chọn những chất điều tiết miễn dịch không gây hại, để hỗ trợ nâng cao kết quả điều trị.
Điều trị để thay đổi nguyên nhân gây bệnh là thay đổi thói quen sống, bao gồm công việc, giấc ngủ, tập luyện, ăn uống, tâm trạng, toa thuốc đông y, cây thảo dược, thức phẩm
chức năng, liệu pháp hô hấp, khí công,… điều có thể phát huy hỗ trợ trong điều trị, vì nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là thói quen sống kém, khiến chức năng hệ miễn dịch
không đạt mà ra. Nếu chúng ta không chú trọng cải thiện tình trạng này, thì dù bệnh ung thư được trị khỏi từ bệnh viện, cơ hội tái phát hoặc di căn cũng khá cao trong thời gian
sau này.
PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Biện pháp tốt nhất để khắc phục bệnh ung thư chính là không mắc bệnh ung thư , cho nên phòng chống là biện pháp quan trọng nhất, vì có đến 80% - 90% ung bướu do tác
nhân môi trường bên ngoài. Nhân tố môi trường thường dùng để chỉ những vật chất gây ung thư đặc thù qua con đường tiếp xúc trực tiếp, gồm vật chất mang tính hóa học, vật
lý, sinh học và thói quen không tốt trong ăn uống, hút thuốc, sinh hoạt. Vì vậy ung thư chủ yếu là hậu quả do tích tụ lâu ngày do ăn uống xấu, thói quen xấu của từng cá nhân,
và đó đều là những nhân tố có thể khống chế được. Tóm lại, chúng ta cần chú ý tránh tiếp xúc đến các vật chất gây ung thư, sửa đổi chế độ ăn uống không tốt và thói quen sống
không tốt, kiểm tra sức khỏe định kỳ, chú ý theo dõi những tình huống của cơ thể sẽ giúp phòng chống ung thư một cách hiệu quả.
BA CẤP PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
Theo ủy ban chuyên ngành ung thư của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, thông qua chương trình giáo dục sinh hoạt và tìm hiểu về tác nhân gây ung thư, thì có đến 1/3 trường hợp ung
thư có thể phòng chống. Nếu được kiểm tra và phát hiện sớm, thì có tới 1/3 trường hợp ung thư có thể điều trị được ngay từ đầu, biện pháp phục hồi gồm rèn luyện cơ thể và
tăng cường tâm lý, tự chăm sóc, chứng bệnh ung thư hoàn toàn có khả năng trị khỏi. Số 1/3 trường hợp còn lại nếu thông qua điều trị tổng hợp một cách tích cực, hợp lý và có
kế hoạch, vẫn có thể kéo dài thời gian sống, nâng cao chất lượng sống. Giai đoạn đầu của những thập niên 80, chuyên gia y tế và xã hội đã đưa ra khái niệm vế ba cấp phòng
chống ung thư:
Dự phòng cấp I: còn gọi là dự phòng nguyên nhân gây bệnh, với mục tiêu phòng chống phát bệnh, chứ không phải tiêu diệt bệnh bằng điều trị. Nhiệm vụ chính bao gồm
nghiên cứu những nguyên nhân gây bệnh và nhân tố nguy hiểm, qua đó có biện pháp phòng chống, đồng thời có quy định nghiêm ngặt về hành chính và pháp luật nhằm bảo vệ
từng cá nhân và xã hội tránh được mối nguy hại do ung thư. Cũng có thể thông qua tuyên truyền trên đài tiếng nói, đài truyền hình, các cơ quan báo chí, phổ cập kiến thức
phòng chống ung thư, từ đó xây dựng quan niệm chính xác: “ung thư cũng có thể phòng chống và điều trị” . Từ đó hình thành cách sống lành mạnh và an toàn.
Dự phòng cấp II: nên phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu của bệnh qua các cách kiểm tra đặc thù như kiểm tra cổ tử cung, kiểm tra ngực, kiểm tra X quang tìm ra bệnh, và
kịp thời điều trị khống chế căn bệnh phát triển, chẳng những giảm bớt phí điều trị, tránh phát triển bệnh đến giai đoạn cuối và nâng cao tỷ lệ lành bệnh, giảm tỷ lệ tử vong. Biện
pháp chính để phát hiện bệnh sớm là kiểm tra. Ngoài ra, cũng nên chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ và tự kiểm tra.
Dự phòng cấp III: còn gọi là phòng chống lâm sàng hoặc hồi phục, nhằm khống chế không để bệnh tình đi đến mức độ xấu, hoặc gây tàn tật. Bằng cách chẩn đoán và điều trị
tổng hợp bằng nhiều khoa, dẫn đến một phương pháp điều trị đúng, nhằm điều trị tận gốc và đi tới mục đích lành bệnh. Đối với những bệnh nhân giai đoạn cuối cũng có những
cách điều trị kéo dài mạng sống và điều trị tập trung để giảm đau đớn, hồi phục sức lực, kéo dài mạng sống và chất lượng sống.
ĂN UỐNG VÀ UNG THƯ
Chế độ ăn uống cân bằng là bước đầu tiên phòng chống ung thư. Theo thống kê của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có tới 30% - 40% trường hợp ung thư ở nam giới và 60%
trường hợp ung thư ở nữ giới có mối liên quan đến vấn đế ăn uống. Do vậy, nên bớt ăn những thức ăn có khả năng gây ung thư và ăn nhiều những thức ăn có tác dụng
phòng chống ung thư, tăng sức khỏe. Quỹ chống ung thư Đào Thanh Dương (Taiwan) cũng nhấn mạnh tác dụng phòng chống ung thư qua đường ăn uống, đồng thời
quy nạp và đưa ra một bảng thức ăn ghi rõ những thứ dễ gây ung thư và những thứ giúp phòng chống ung thư để mọi người tham khảo. Trong đó thức ăn có nguy cơ
gây ung thư bao gồm các loại sau đây:
1. Những thức ăn bản thân đã chứa thành phần gây ung thư như chất safrole, chất cycad, khói khét dầu mỡ…
2. Ngũ cốc, đậu, bắp, khi được cất trữ trong môi trường ẩm và nóng, dễ bị nấm mốc, và sản sinh độc tố, nên có mối nguy gây ung thư gan, nên chú ý cất giữ thực
phẩm tránh bị ô nhiễm bởi vi sinh
3. Cách nấu nướng không đúng hình thành chất gây ung thư:
3.1- Trong quá trình hung khói, nướng, chiên, dầu mỡ của thịt nhỏ xuống than, gặp nhiệt độ cao bị phân hủy, hình thành ra những độc tố đi vào trong thức ăn, cho
nên cách phòng chống tốt nhất là chỉ nướng những miếng thịt nạc, nướng xa lửa hoặc bọc trong giấy bạc trước khi nướng
3.2- Nấu trong nhiệt độ cao sẽ khiến chất đạm và axit amin phân rã, tạo ra chất tăng sinh amin cũng có khả năng gây ung thư.
4. Chất phụ gia trong chế biến thực phẩm:
4.1- Chất giữ màu: những món ướp như lạp xưỡng, jambon thường chứa nitrite, nếu thêm quá nhiều nitrite trong quá trình sản xuất, sẽ gây kích thích dạ dày, tác dụng với thịt,
rau, hình thành những chất gây ung thư
4.2- Chất tạo màu: chất tạo màu đỏ số 2, màu vàng bơ, tạo màu cho cải chua.
4.3- Chất tạo vị ngọt: đây là thứ đường hóa học dễ gây ung thư bàng quang, đang bị các nước cấm dùng.
4.4- Chất bảo quản: như chất chống oxide hóa.
Biện pháp chống tốt nhất là chú ý đọc kỹ giấy nhãn thực phẩm khi mua, và chỉ mua sản phẩm nhãn hiệu tốt, có uy tín.
5. Chất gây ô nhiễm môi trường:
Đối với nông sản trồng trọt trong môi trường sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật hoặc vật chăn nuôi bị tiêm chích hoóc-môn tăng trưởng, dư lượng
kháng sinh cao, đều là mối nguy gây ung thư. Cho nên cần chú ý chọn mua những thức ăn hữu cơ và an toàn.
Ngoài các thực phẩm gây ung thư nêu trên cần phải chú ý bớt ăn các loại sau đây:
1. Những thức ăn quá cay hoặc quá cứng, quá khô nhằm tránh mối nguy gây ung thư thực quản và dạ dày
2. Thức uống quá nóng hoặc thức ăn quá nóng tránh ung thư thực quản
3. Bớt ăn chất béo động vật và thức ăn có calo cao, để tránh ung thư trực tràng, đại tràng, tuyến tiền liệt, tuyến ngực, cổ tử cung và buồng trứng
4. Qua nghiên cứu thức ăn có chất natri cao lâu ngày sẽ làm tăng gấp đôi tỷ lệ phát sinh bệnh ung thư dạ dày, cho nên bớt ăn thức ăn quá mặn
5. Thức ăn giàu carbohydrate, ví dụ: ngũ cốc, khoai tây, trong quá trình chiên, nướng sẽ hình thành chất gây ung thư, chất này gây đột biến gien, tác hại đến thần kinh trung
ương và thần kinh ngoại biên, nên đề nghị tránh nấu, nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài.
Còn thức ăn có tác dụng phòng chống ung thư gồm:
1. Chất xơ Tăng nhu động ruột, giúp thải phân nhanh chóng,
giảm thời gian tiếp xúc giữa đường ruột và thức
ăn gây ung thư. Hấp thu chất xơ đầy đủ để giảm
tỉ lệ mắc bệnh. Chất xơ gồm đậu, ngũ cốc chưa
chế biến, rau quả và trái cây
2. Vitamin A Có tác dụng chống oxide hóa, tăng chức năng tế
bào da, phòng tránh tế bào mô bị oxide hóa gây
tổn thương. Chống ung thư tế bào ở thực quản,
dạ dày, mũi, họng, phổi và da. Thực phẩm giàu
Vitamin A gồm: trứng, sữa, khoai lang, đậu, cá,
rau củ vàng và xanh, dưa hấu, cà chua, đu đủ và
cà rốt.
3. Vitamin C Là chất chống oxide hóa hữu hiệu nhất. Được
dùng để thanh trừ gốc tự do, hoạt hóa hệ miễn
dịch, tấn công tế báo khác thường mới sản sinh,
hạn chế hình thành chất gây ung thư, giảm khả
năng mắc bệnh ung thư dạ dày, ung thư thực
quản. Thực phẩm giàu Vitamin C gồm ổi, cam,
chanh, cà chua, táo, quýt, dâu, khoai tây, rau
xanh, cải chân vịt, bông cải và cải rổ.
4. Vitamin E Chống gốc tự do, có trong rau xanh, mần lúa
mạch, ngũ cốc, trứng, cá và thịt.
5. Selenium (Se) Bảo vệ DNA không cho kết hợp với chất ung thư,
giảm khả năng mắc chứng bệnh ung thư thực
quản, dạ dày, trực tràng. Dùng chung với vitamin
E cho tác dụng chống ung thư tốt hơn. Thực
phẩm chứa Selenium (Se) gồm đồ biển, thịt, ổi,
hành, nấm, mè, đậu, mầm lúa mạch, trứng và
men bia.

Ngoài ra chúng ta có thể ăn thêm:


1. Cà chua là thực phẩm chống oxide hóa mạnh. Hấp thu gốc tự do trôi nổi, mang đến hiệu quả chống ung thư.
2. Cá ở biển sâu, do chứa axít béo Omega-3: EPA và DHA, ngăn chặn tế bào ung thư tuyền liệt tuyến, giảm mối nguy xuống 3 lần.
3. Trà xanh tăng cường gốc tự do, ức chế tăng sinh mạch máu của tế bào, nên hàng ngày uống trà xanh làm hạn chế mắc chứng bệnh ung thư da, ung thư ngực.
4. Cà rốt kích thích hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe, phòng chống gốc tự do. Ăn thường xuyên giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư phổi và ung thư thanh khí quản xuống 80%,
giảm 50% ung thư kết tràng.
5. Tỏi có thành phần hoạt tính chống ung thư và nguyên tố vi lượng, nên hỗ trợ việc chống ung thư.
6. Nên hấp thu thức ăn giàu khuẩn lactobacillus, nhằm cân bằng đường ruột, ức chế vi khuẩn có hại sản sinh độc tố, đồng thời giúp thải phân nhanh chóng, thải sạch những độc
tố trong cơ thể.
7. Nên dùng polysaccharides để bồi bổ và điều tiết chức năng miễn dịch, tăng cường chức năng miễn dịch trong cơ thể, chống ung thư và các bệnh tật khác.
Qua bảng liệt kê những thức ăn gây ung thư và những thức ăn giúp nâng cao khả năng chống ung thư, chúng ta sẽ tự biết chọn những thức ăn có ích, bớt ăn những thức ăn có
hại. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải chú ý đến mức độ điều tiết, cách phối hợp ăn uống, vì thói quen ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh ung thư,
gồm các nguyên tắc như sau:
1. Giữ dinh dưỡng cân bằng
Thành phần dinh dưỡng hấp thu hàng ngày của chúng ta được phân loại như sau:
1. Loại ngũ cốc: carbohydrate cung cấp calo
2. Sữa: cung cấp chất đạm và canxi
3. Trứng, đậu, cá, thịt: cung cấp chất đạm dồi dào
4. Rau quả và trái cây: cung cấp khoáng chất và vitamin.
5. Chất béo: cung cấp chất lipid
Chỉ cần hấp thu đầy đủ thức ăn trong ăn uống hàng ngày sẽ không có hiện tượng mất cân bằng dinh dưỡng. Hàng ngày, cần ăn đủ 3 đĩa rau, 2 phần trái cây, 2-3 muỗng
chất béo, 3-6 chén ngũ cốc, 4 phần trứng, đậu, cá, thịt, chủng loại cần thay đổi đa dạng. Không nên kén chọn. Lượng hấp thụ chất béo phải chiếm 20-30% tổng lượng
calo, duy trì cân nặng lý tưởng, tránh suy dinh dưỡng hoặc béo phì, vì điều này làm tăng tỉ lệ mắc bệnh ung thư.
2. Tránh ăn thức ăn không tươi
Thói quen tiết kiệm là tốt, song đừng vì tiết của mà ăn những thức ăn qua đêm hoặc thiêu mốc. Chúng gây hại cho sức khỏe, nên nấu lượng vừa đủ ăn, tránh thừa thải, bớt ăn
thức ăn ướp và đồ hộp.
3. Chọn cách nấu nướng vị nhạt
Nên chọn cách hấp, chưng, luộc. Tránh ăn đồ chiên, nướng, xào. Tuy cách chế biến sau ngon miệng hơn, song lại nguy hại cho an toàn sức khỏe nhiều hơn.
4. Tạo thói quen ăn uống tốt
Nhai kỹ thức ăn, tránh ăn quá nhiều, thời gian ăn phải đúng giờ giấc, giảm hấp thu dầu mỡ, tránh uống những thứ chứa cồn.
TẬP LUYỆN VÀ UNG THƯ
Tập luyện là biện pháp phòng chống ung thư tốt nhất. Tập luyện vừa phải có ưu điểm sau đây:
1. Tập luyện giúp cơ thể hít thở một lượng ôxy nhiều gấp vài lần, thậm chí hơn chục lần so với bình thường, tần suất hít thở càng nhanh, càng giúp thải nhanh các chất gây ung
thư ra bên ngoài cơ thể. Giảm tỉ lệ mắc bệnh, dù đã bị bệnh, cũng có thể nhờ tập luyện để tăng nhanh hồi phục, kéo dài tuổi thọ.
2. Tập luyện giảm chất béo trong cơ thể, mồ hôi mang theo chất gây ung thư như chì… ra ngoài cơ thể.
3. Tập luyện làm tăng co bóp của ruột, tăng nhanh quá trình thải sạch chất dơ ra khỏi cơ thể, giảm ung thư kết tràng.
4. Tập luyện tăng tuần hoàn máu, tăng bài tiết chất can thiệp, giúp hoạt hóa hệ miễn dịch, thanh trừ tế bào ung thư.
5. Tập luyện làm tăng nhiệt độ ở cơ bắp, thậm chí đạt tới trên 40oC, tế bào ung thư sợ nóng sẽ dễ bị tiêu diệt.
6. Tập luyện giúp cải thiện tâm trạng con người, chống mất ngủ, giảm sức ép tâm lý, giúp rèn luyện ý chí vững vàng để chống lại bệnh tật.
Các bạn làm công việc văn phòng, ngồi thời gian dài, nên tập luyện định kỳ ít nhất là 3 lần trong tuần, mỗi lần 30 phút, sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc bệnh ung thư ruột, ngực,
tiền liệt tuyến, phổi và ung thư nội mạc tử cung.
HÚT THUỐC LÁ VÀ UNG THƯ:
Cách đây không lâu. Hiệp hội ung thư Mỹ đã đưa ra rằng: thuốc lá mới là vũ khí hủy diệt quy mô lớn nhất, vì theo thống kê cho thấy, toàn thế giới cứ mỗi 1 phút thì có khoảng
8 người chết do hút thuốc, số bệnh nhân chết vì ung thư có 1/3 là do thuốc lá gây nên. Báo cáo của đại học Newton, trước năm 2025 toàn cầu có khoảng 150 triệu người chết vì
chứng bệnh do hút thuốc lá gây nên. Trước năm 2050, con số người chết vì thuốc lá khoảng 300 triệu. Cả thế kỷ 21 sẽ có khoảng 1 tỷ người chết do hút thuốc lá.
Hóa chất độc hại trong thuốc lá có hơn 200 loại, trong đó chất gây ung thư trên 20 loại, chủ yếu là nicotin, trực tiếp gây hại DNA trong tế bào, tuy cơ thể có tính phục hồi, song
khả năng phục hồi của mỗi người không giống nhau, trường hợp không có khả năng phục hồi, sẽ xuất hiện mối nguy ung thư. Số lượng hút, số năm hút có mối liên quan mật
thiết với phát sinh ung thư phổi, vì tỷ lệ mắc ung thư phổi của người nghiện thuốc lá cao gấp 20 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc lá ngoài gây ung thư phổi, còn dẫn
đến các chứng ung thư khác như khoang miệng, lưỡi, môi, yết hầu, thực quản, dạ dày, bàng quang, thận, gan, cổ tử cung và bệnh bạch huyết.
Khói thuốc lá chia làm khói chính và khói phụ, khói chính do người hút tự động hít vào, khói phụ do người xung quanh hít vào một cách bị động, chỉ cần ở nơi khói thuốc lá
hiện diện khoảng 1 giờ, ngang bằng tự hút vào một điếu, nên người hút thuốc bị động cũng dễ bị ung thư và các chừng bệnh mãn tính khác.
Để bảo vệ sức khỏe bản thân và tập thể, nên cố gắng giảm hút thuốc lá. Đặc biệt nên chú trọng việc cấm thuốc lá ở nơi công cộng.
CAU VÀ UNG THƯ
Theo thống kê của Ủy ban nông nghiệp, năm 1994 tổng chi phí cho cau ở Đài Loan lên đến 10 tỷ Đài tệ, dân số nhai cau ở Đài Loan chiếm khoảng 2,3- 2,8 triệu, họ sống khắp
nơi kể cả thành thị, có đủ các tầng lớp trên xã hội, độ tuổi ngày càng trẻ hóa. Bệnh ung thư khoang miệng cũng tăng cùng với số người nhai cau. Có tới 90% bệnh nhân chết vì
ung thư khoan miệng có thói quen nhai trầu. Và là 1 trong 10 nguyên nhân lớn gây tử vong ở Đài Loan, mức độ nguy hại không thể xem thường.
Cau chứa nhiều hợp chất hydroxybenzene, khi kết hợp với vôi đỏ (môi trường kiềm tính), sẽ sản sinh gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, cau còn gây ra chứng xơ cứng niêm mạc,
khoan miệng, giảm sức đề kháng ở mô, tạo môi trường để chất gây ung thư phát triển, chuyển dần sang ung thư khoan miệng. Qua nghiên cứu cho thấy, người nhai cau tỉ lệ
mắc ung thư khoan miệng của họ gấp 28 lần so với người bình thường, còn những ai vừa hút thuốc vừa nhai cau, tỉ lệ mắc ung thư khoan miệng sẽ cao gấp 123 lần so với
người thường. Ngoài ra cau còn gây ung thư yết hầu, gan, thực quản… hiện nay cau đã được ngành y học công nhận là nhân tố chính gây ung thư khoan miệng ở Đài Loan.
RƯỢU VÀ UNG THƯ
Tuy có chứng cứ xác nhận dùng một ít rượu giúp phòng chống chứng bệnh tim mạch. Song dùng quá chén lại là nguyên nhân quan trọng gây ung thư. Có nhà nghiên cứu cho
rằng, cồn là chất trợ giúp cho ung thư, nếu vừa uống rượu, vừa tiếp xúc với chất gây ung thư sẽ tăng tỉ lệ mắc bệnh. Ví dụ, vừa hút thuốc vừa uống rượu, sẽ tăng mối nguy mắc
chứng ung thư đường hô hấp. Vì bản thân thuốc lá chứa chất gây ung thư. Ăn thức ăn có chất gây ung thư, hợp cùng với cồn cũng sẽ gây nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra cồn còn
sản sinh ra chất acetaldehyde, trong quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể, chất này là sản phẩm trung gian có hại, trường hợp dùng quá chén, hoặc men trao đổi không tốt,
acetaldehyde sẽ tích lũy trong cơ thể, làm giảm tính năng miễn dịch, khiến dễ bị nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Trong tất cả các chứng bệnh ung thư, có khoảng 3% do uống rượu, khoảng 75% ung thư phần đầu cổ là do tác hại rượu và thuốc lá, rượu liên quan đến nhiều chứng ung thư
như: thực quản, khoan miệng, yết hầu, gan, cổ họng. Thậm chí có cả ung thư trực tràng, kết tràng, ngực… Qua nghiên cứu, chỉ cần uống quá 10g cồn hàng ngày, tỉ lệ ung thư sẽ
tăng lên, 10g cồn ngang bằng 200ml bia (nồng độ cồn 5%). Nên vì lý do sức khỏe, uống vừa phải không nên quá chén.
ÁNH NẮNG VÀ UNG THƯ
Phơi nắng quá độ dễ gây ra ung thư da, theo thống kê ở Mỹ hàng năm có khoảng 1 triệu người mắc bệnh ung thư da do phơi nắng quá độ, nên da ngâm đen chẳng còn được coi
là tiêu chí sức khỏe nữa.
Ánh nắng có tia tử ngoại, tia này thường chia làm tia A,B. Tia A có khả năng phá hoại collagen và elastin trong da, khiến da bị mất dần tính đàn hồi và kém săn chắc, tia B tuy
tầng sóng ngắn hơn, có thể cháy da trực tiếp, bức xạ cùng lúc của hai tia này sẽ phá hoại DNA của tế bào, gây đột biến gien, ung thư hóa tế bào dẫn tới ung thư da.
Ánh nắng mùa hè càng dễ gây hại da. Nám nắng chia làm tổn thương mức độ nặng nhẹ, triệu chứng tổn thương cấp là sưng da, nên điều trị ngay. Tróc da là tổn thương
nhẹ, nên chăm sóc phục hồi, bôi kem để tạo hiệu quả thư giãn và ổn định
Tránh xả da nám bằng nước nóng hoặc trực tiếp đi nắng. Cách phòng chống ung thư da tốt nhất là tránh ánh nắng. Đối với nông dân, thủy thủ, hoặc người làm việc ngoài trời
nên chú ý tránh ánh nắng trực tiếp. Nên đội nón, mặc áo bảo hộ, bôi kem chống nắng, để bảo vệ da và tránh ung thư da.
NGHỀ NGHIỆP VÀ UNG THƯ
Nhân tố trong quá trình lao động là môi trường lao động, cũng có khả năng gây các bệnh ung thư, ta quen gọi ung thư do nghề nghiệp. Tỉ lệ phát sinh chiếm 2%-8% trong tổng
số bệnh ung thư. Ung thư do nghề nghiệp thường gặp ở làn da, bàng quang và phổi. Vì các bộ phận dễ tiếp xúc hoặc bài tiết chất thải gây ung thư.
• Nghề nghiệp thường gây ung thư da gồm: công nhân tiếp xúc quặng arsenic, chất diệt trừ sâu arsentic, hóa chất công nhân ló mỏ than, than coal tar, dầu nhựa, nhựa cây; các
nhà khoa học, nhân viên y tế tiếp xúc với tia X , tia phóng xạ.
• Nghề nghiệp thường gây ung thư bàng quang gồm: công nhân sản xuất thuốc nhuộm, bột màu, bánh xe cao su, công nhân cao su, công nhân than tiếp xúc với than coal tar,
sản xuất đồ nhôm.
• Nghề nghiệp thường gây ung thư phổi và khí quản gồm: công nhân tiếp xúc arsenic, than coal tar, chất hòa tan hóa chất, chất hóa học hữu cơ, công nhân phun sơn, tiếp xúc
hợp chất chrome, nickel, công nhân hàn, công nhât khai quật và công nhân mỏ asbestos. Công nhân mỏ asbestos bị bướu da giữa màng ngực thường cao hơn nhiều so với
người không tiếp xúc.
Nhân viên tiếp xúc benzene hoặc tia phóng xạ dễ bị bệnh máu trắng, sản xuất chloroethylene dễ bị bướu thịt mạch máu gan và ung thư gan.
Nhân tố gây ung thư tồn tại trong một số nghề nghiệp, tuy nhiên mức độ nguy hiểm quyết định bởi biện pháp bảo hộ vệ sinh áp dụng trong khu vực sản xuất. Nên việc tăng
cường công việc vệ sinh bảo hộ, trước hết cần chú ý giáo dục ý thức vệ sinh, để công nhân hiểu được đặc tính và con đường đi vào cơ thể của chất gây ung thư và biện pháp
phòng chống, sử dụng đúng dụng cụ bảo hộ, xây dựng chế độ sản xuất an toàn, giám sát định kỳ nồng độ gây ung thư trong môi trường, kiểm tra sức khỏe định kỳ và thường
xuyên cho công nhân viên.
Trong quá trình sản xuất, phải cố gắng khống chế và tiêu diệt chất gây ung thư, như chọn chất không hoặc gây ít độc hại thay thế cho chất độc hại, trường hợp không có
cách tránh, cần giới hạn hàm lượng sử dụng, nhằm giảm tối đa chất gây ung thư thải ra môi trường sản xuất, công nghiệp hóa, sản xuất khép kín, để tránh chất gây ung
thư tiếp xúc trực tiếp với công nhân.
KIẾN NGHỊ PHÒNG CHỐNG UNG THƯ
12 điều kiến nghị của Quỹ ung thư Đài Loan:
• Không hút thuốc, chống khói thuốc.
• Uồng rượu vừa phải, không say xỉn.
• Giảm dùng thức ăn ướp muối, hung khói, nướng.
• Hấp thụ rau quả tươi hàng ngày.
• Hấp thụ ngũ cốc và đậu giàu chất xơ hàng ngày.
• Hấp thụ ăn uống cân bằng hàng ngày, không ăn quá nhiều.
• Giữ cân nặng lý tưởng, không quá mập.
• Duy trì cuộc sống và tập luyện có quy luật.
• Giữ tâm trạng vui vẻ nhẹ nhỏm.
• Duy trì tối đa môi trường sống yên tĩnh, không ô nhiễm.
• Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
• Yêu cuộc sống, luôn cảnh giác những thay đổi lạ trong cơ thể.
6 kiến nghị của Hiệp hội ung thư Mỹ (năm 1989):
• Tránh béo phì
• Giảm hấp thụ chất béo.
• Hấp thụ nhiều thức ăn giàu chất xơ như ngũ cốc, rau quả.
• Thức ăn phải có rau họ hoa chữ thập: bắp cải, bông cải xanh, bông cải…
• Uống rượu vừa độ.
• Giảm tối đa thức ăn ướp muối, hun khói, chứa chất nitrate.
12 điểm chính chống ung thư của Nhật Bản (năm 1983)
• Hấp thu thức ăn dinh dưỡng cân bằng
• Hấp thu thức ăn nhiều chủng loại
• Tránh hấp thu quá nhiều calo, nhất là chất béo.
• Tránh uống quá chén.
• Cố gắng đừng hút thuốc lá.
• Hấp thu đầy đủ vitamin, thức ăn giàu chất xơ.
• Bớt ăn thức ăn quá mặn hoặc quá nóng.
• Tránh ăn các món nướng khét.
• Không ăn thức ăn bị ô nhiễm do chất độc vi khuẩn nấm.
• Tránh phơi mình dưới ánh nắng quá mức.
• Giữ vệ sinh cá nhân.
• Tập luyện điều độ.
10 điều chống ung thư của Ủy ban chuyên gia ung thư của khối cộng đồng Châu Âu (năm 1989)
• Không hút thuốc lá.
• Uống rượu vừa độ.
• Tránh phơi nắng quá mức.
• Tuân thủ qui tắc an toàn sức khỏe khi làm việc.
• Hấp thu thường xuyên rau quả
• Tránh chất béo, dư cân, giảm hấp thụ thức ăn béo mỡ.
• Phải khám bệnh ngay khi phát hiện có bất thường trong cơ thể.
• Khi thấy không khỏe, mà lâu không khỏi, phải nhanh chóng điều trị.
• Phụ nữ phải kiểm tra phết tử cung định kỳ.
• Phụ nữ phải kiểm tra ngực định kỳ.
TỰ KIỂM TRA
Ung thư nếu được phát hiện sớm, điều trị sớm, đa số bệnh nhân có cơ hội lành bệnh tận gốc. Việc phát hiện ung thư sớm, ngoài đòi hỏi quan tâm của nhà nước, kiểm tra của y
bác sỹ, còn nhờ vào tính cảnh giác của ngưới bệnh, chúng ta phải biết cách tự kiểm tra, tự phát hiện bệnh.
Hiệp hội ung thư Mỹ (American Cancer Society) đưa ra 7 tín hiệu cảnh báo ban đầu về bệnh ung thư, trường hợp phát hiện một số triệu chứng sau đây, nên tìm đến bác sĩ để
kiểm tra và xác định
Thay đổi (Change): thay đổi thói quen bài tiết hàng ngày.
Vết thương (Sore): vết thương lâu ngày không lành.
Bất thường (Unusual): chảy máu hoặc chất bài tiết không bình thường.
Dày cộm (Thickening): ngực hoặc nơi khác có vết dày cộm hoặc có khối u.
Không tiêu (Indisgestion): không tiêu hoặc nuốt khó.
Rõ ràng (Obvious):
Dai dẵng (Nagging): ho hoặc khan tiếng liên tục không ngừng.
Các triệu chứng khác gồm: đau đớn, cảm giác bị chèn ép (phủ tạng bị chèn ép), xuất huyết cục bộ, sụt cân, mệt mỏi, sốt hoặc lây nhiem
KIỂM TRA CHỐNG UNG THƯ
Hiệp hội Mỹ đưa ra 9 biện pháp kiểm tra như sau:
1. Kiểm tra tế bào học về đờm.
2. Kiểm tra X quang về lồng ngực.
3. Kiểm tra hố chậu và trực tràng.
Phụ nữ 20-40 tuổi kiểm tra hố chậu 3 năm 1 lần, trên 40 tuổi kiểm tra hàng năm, nam nữ trên 40 tuổi kiểm tra trực tràng hàng năm.
4. Nội soi kết tràng S (sigmoid flexure)
Trên 50 tuổi, dù nam hay nữ, nên kiểm tra kết tràng S cách năm 1 lần, nếu 2 lần đều là âm tính, có thể 3-5 năm kiểm tra 1 lần.
5. Thử phân
Trên 50 tuổi dù nam hay nữ, nên thử phân hàng năm 1 lần, nên tránh ăn thịt và chất xơ cao vitamin C trong vòng 48 giờ trước khi thử, thu
thập phân hàng ngày (2 phần), liên tục 3 ngày, kết quả dương tính, cần kiểm tra nội soi, hoặc chụp ảnh X quang so sánh
6. Kiểm tra tế bào phết tử cung
Phụ nữ trên 20 tuổi đã có chồng, hoặc có quan hệ nam nữ dưới 20 tuổi, nên phết tử cung hàng năm 1 lần, sau khi có kết quả 2 lần âm tính,
có thể kiểm tra 3 năm 1 lần. Khi hết kinh mỗi chị em nên kiểm tra phết và hố chậu 1 lần, đối với chị em có nguy cơ ung thư thể tử cung (chưa
từng sinh đẻ, béo phì, rối loạn chức năng buồng trứng, xuất huyết tử cung không bình thường, từng điều trị estrogen), nên kiểm tra tươi
màng trong tu cung.
7. Chụp X quang tuyến ngực
Phụ nữ 20-40 tuổi, nên chụp X quang tuyến ngực hàng năm 1 lần, dưới 50 tuổi tùy tình trạng cụ thể do bác sĩ quyết định, trong khoảng 35-40 tuổi, nên chụp ảnh X quang 1 lần
để đối chiếu về sau.
8. Kiểm tra tuyến ngực
Phụ nữ 20-40 tuổi, nên chụp ảnh tuyến ngực 3 năm 1 lần, sau 40 tuổi nên kiểm tra hàng năm.
9. Tự kiểm tra tuyến ngực hàng tháng 1 lần.
Các đề nghị kiểm tra nêu trên của Hiệp hội ung thư Mỹ, đối với người trên 20 tuổi, nên tiến hành 3 năm 1 lần. Trên 40 tuổi hàng năm 1 lần, khi cần có thể tăng hạng mục kiểm
tra như tuyến giáp, tinh hoàn, tuyền tiến , hạch lymph, khoang miệng, làn da… Khi kiểm tra, có thể kết hợp giáo dục về ý thức tránh xa các tác nhân gây ung thư như hút thuốc,
uống rượu, tư vấn về vấn đề vệ sinhcá nhân….
HỆ MIỄN DỊCH
HỆ MIỄN DỊCH CƠ THỂ: PHÒNG TUYẾN TỰ VỆ
Bất kỳ sinh vật nào đều có biện pháp phòng vệ để tránh xa sự tấn công và xâm hại của vật chất ngoại lai, giảm tổn thương tối đa. Cơ thể cũng có một phòng tuyến tự vệ gánh
lấy trách nhiệm chống xâm hại của mầm bệnh. Ta gọi đó là hệ miễn dịch. Cơ thể chúng ta như một nhà máy phân công phân cấp quản lý rõ ràng. Mọi cơ quan đều giữ một vai
trò riêng biệt nhằm duy trì chức năng sinh lý bình thường. Hệ miễn dịch đóng vai trò “Bộ quốc phòng”, có nhiều binh lính vệ sĩ, bảo vệ cơ thể một cách nhanh chóng và toàn
diện. Do hệ miễn dịch có khả năng cung ứng và bảo vệ hiệu quả, nên có tính đặc biệt quan trọng đối với sức khỏe. Muốn tìm hiểu nguyên nhân bệnh tật, chúng ta cần có nhận
thức căn bản về hệ miễn dịch.
THÀNH VIÊN HỆ MIỄN DỊCH
Hệ miễn dịch được cơ cấu với nhiều tế bào có chức năng và hình thái khác nhau, thông qua sự phân bổ của tuyến bạch huyết và mạch máu, hình thành một mạng lưới phòng vệ
nghiêm ngặt. Hệ thống mô miễn dịch bao gồm: amydan, tuyến ngực, lá lách, bạch cầu và tủy xương. Tế bào bạch cầu, tế bào đơn nhân và vi bạch cầu, đóng vai trò tấn công vật
chất xâm nhập.
Tế bào bạch cầu có thể chia thành 3 loại: tế bào B (B lymphocyte) dùng để chế tạo kháng thể, tế bào T (T lymphocyte) sản sinh trong tủy xương, sau đó đi về tuyến ngực, tế bào
sát thủ tự nhiên (Natural Killer (NK) cell). Trong đó tế bào T chia làm tế bào T phụ trợ, giúp tế bào B nhanh chóng nhân đôi và phân hóa; tế bào T ức chế, giúp ức chế hoạt tính
tế bào bạch cầu, để chấm dứt tác dụng miễn dịch một cách bình thường hóa; tế bào T sát thủ nhận biết ngay kháng nguyên đặc thù, để tiêu diệt đúng đối tượng.
Ngoài ra, còn có tế bào nuốt chửng phân hóa từ tế bào nhân đơn, giúp chuyển thông tin kháng thể đến tế bào T, đồng thời tiêu diệt vật lạ. Vi bạch cầu chia làm: bạch cầu trung
tính giúp nuốt chửng mầm bệnh nhỏ; bạch cầu ưa acid tăng do kích thích bởi ký sinh trùng; bạch cầu ưa kiềm liên quan đến dị ứng.
TÁC DỤNG CỦA HỆ MIỄN DỊCH
Chúng ta gọi chung mầm bệnh là vi khuẩn, virus, ký sinh trùng từ bên ngoài xâm nhập. Chúng đi vào cơ thể sẽ có nguy cơ gây bệnh. Nên để
tránh sự xâm hại trên, hệ miễn dịch phải tìm đủ cách để bảo vệ. Chúng ta chia phản ứng miễn dịch làm hai loại: miễn dịch chuyên biệt và
không chuyên biệt.
Đặc trưng của hệ miễn dịch không chuyên gồm: có phản ứng lập tức và toàn diện. Đối tượng tấn công không cố định, nên gọi là tuyến phòng vệ sơ cấp hoặc miễn dịch bẩm
sinh. Khi cơ thể phát hiện có vật lạ xâm nhập, khởi động ngay hệ miễn dịch không chuyên này nhằm thanh trừ vật lạ được nhận biết. Hệ miễn dịch không chuyên có thể chia
làm bốn loại hình:
Loại hình 1 : Lá chắn mang tính vật lý và giải phẩu
Đây là phòng tuyến số 1, tác dụng chính do làn da và mô niêm mạc canh giữ. Da có tác dụng bảo vệ và ngăn cách, phòng chống xâm nhập của mầm bệnh. Bã da bài tiết từ
tuyến bã và nang lông, giữ trị số pH ở mức thấp, giảm sinh đôi của vi sinh. Âm đạo giữ môi trường pH thấp cũng là nhằm ức chế sinh sôi của vi khuẩn. Thành phần của mồ hôi,
nước mắt, nước tiểu bài tiết từ niêm mạc, cũng chứa chất mem tiêu hóa và chống khuẩn, còn lông tơ niêm mạc luôn vận động nhằm thải sạch vật lạ. Trường hợp nuốt nhầm thức
ăn dơ qua miệng, niêm mạc tiêu hóa cũng thải trừ chúng qua phân bằng hình thức kiết lỵ, nhằm tránh tổn thương cơ thể tối đa.
Loại hình 2 : Lá chắn sinh học
Tế bào, các mô hoặc các cơ quan cũng phát huy tác dụng ức chế mầm bệnh, ví dụ như qua thay đổi nhiệt độ cơ thể (lên cơn sốt) để ức chế mầm bệnh xâm nhập; chất chua dạ
dày tiêu diệt vi sinh từ thức ăn; men phân hủy tiêu diệt tế bào gây bệnh; Interferon dụ dẫn tế bào chưa bị lây nhiễm chuyển qua trạng thái chống virus; Alexin tăng tác dụng nuốt
chửng hoặc phân hủy vi sinh, chống mầm bệnh.
Loại hình 3: Lá chắn nuốt chửng
Trọng điểm phòng vệ là nuốt chửng vật lạ xâm nhập, do tế bào nhân đơn, bạch cầu trung tính gánh vác, chia nhau nuốt chửng và tiêu diệt mầm bệnh lớn và nhỏ.
Loại hình 4: Lá chắn sưng viêm
Khi cơ thể bị vi sinh tấn công, gây hại đến các mô, các mô bị tổn thương sẽ có phản ứng sưng viêm, đó là cơ chế tạo hiệu ứng thay đổi cục bộ. Ví dụ: khi ở trường hợp nguy
cấp, cơ thể sẽ sản sinh tế bào đặc thù (như tế bào nuốt chửng hoặc miễn dịch), tụ tập về mô bị thương, hỗ trợ loại trừ mầm bệnh, và tiến hành tái tạo hồi phục. Quá trình này
thường gây hiện tượng sưng, đau.
Kế đến là miễn dịch chuyên biệt, đây là phản ứng chuyên biệt, mang tính chất tương ứng đặc thù như chìa với khóa. Ta thường chia làm kháng nguyên và kháng thể: mầm
bệnh hoặc vật chất sau khi xâm nhập gây phản ứng miễn dịch chuyên biệt ta gọi là kháng nguyên. Còn vật chất do hệ miễn dịch tạo ra, gây tácdụng với kháng nguyên đặc
thù ta gọi là kháng thể. Miễn dịch chuyên biệt có trí nhớ, lần sau gặp lại mầm bệnh tương tự sẽ tạo ra kháng thể cần thiết để bảo vệ với thời gian ngắn hơn.
Tùy theo đặc thù phản ứng khác nhau, có thể chia miễn dịch chuyên biệt làm miễn dịch do chất dịch và miễn dịch do tế bào.
Miễn dịch do chất dịch là tác dụng của tế bào B, khi có mầm bệnh hoặc vi khuẩn xâm nhập, tế bào B phóng thích globin miễn dịch trong máu, nhận biết và tấn công mầm bệnh,
bảo vệ sức khỏe. Còn miễn dịch do tế bào là tác dụng của tế bào T, nhận biết, tấn công tế bào xâm nhập (như mầm bệnh, tế bào biến tính, tế bào ung thư, …)
Công việc nhận biết vật xâm nhập được tiến hành tùy theo đặc tính của tế bào, giả thiết vật xâm nhập là tế bào do cơ chế nhân đôi bị khuyết tật như tế bào ung thư, hoặc tế bào
vị virus, hoặc tế bào do cấy từ người khác, tế bào T nhận biết và tấn công, nhằm duy trì chức năng hoạt động sinh lý bình thường và cố định, tránh tác hại hoặc gây nhiễm của tế
bào lạ.
Vì vậy, công việc nghiên cứu điều trị ung thư cần đi sâu vào tế bào T, cũng như cơ chế tác dụng của tế bào T, nhằm tìm ra biện pháp hoạt hóa, khởi động sức mạnh tấn công của
chúng, sẽ giải mã được toàn cục điều trị miễn dịch ung thư.
GLOBIN MIỄN DỊCH
Chúng ta đều quen biết từ kháng nguyên và kháng thể, chúng có quan hệ tương ứng. Giúp kích thích hệ miễn dịch, dụ dẫn tạo ra tác dụng miễn dịch do tế bào hoặc chất dịch,
kích thích sản sinh chất kháng thể hoặc tế bào bạch cầu cảm ứng, gọi là kháng nguyên. Sau kích thích của kháng nguyên sản sinh chất hoạt tính, gọi là kháng thể.
Globin miễn dịch ( Immumoglobin, Ig)
Chủ yếu là vật chất hình thành từ kháng thể. Thể hiện trên màng tế bào B, kết hợp với kháng nguyên (hoặc mầm bệnh). Globin miễn dịch tận dụng khác biệt về sắp xếp của
gien, tạo ra vài triệu kháng thể khác biệt, sẽ kết hợp với những kháng nguyên khác nhau, đến khi phát hiên ra mục tiêu chính xác (khớp với sắp xếp gien chuyên biệt), truyền
thông tin về tế bào B, ở đây sẽ nhân đôi đại trà, và đưa kháng thể chuyên biệt trở về máu, nhằm tác dụng hoặc trung hòa với kháng nguyên mục tiêu chuyên biệt, hoặc đánh dấu
thanh trừ.
Tóm lại chức năng của globin miễn dịch là gây phản ứng thanh trừ kháng nguyên hoặc tấn công mầm bệnh. Hoặc tạo cơ hội để kháng nguyên bị nuốt chửng. Cũng có
globin miễn dịch giúp hoạt hóa alexin, hoặc tận dụng truyền tải tế bào đi tới cơ quan và mô khác để tấn công. Nhìn chung globin có thể chia thành 5 loại hình:
Globin miễn dịch G (Immumoglobin G, Ig G)
Có hàm lượng nhiều nhất ở huyết thanh. Chiếm 80% của globin miễn dịch, chức năng chính là xuyên thấu nhau thai, bảo vệ bào thai. Hoạt hóa hệ thống alexin trong huyết
thanh, kết hợp với tế bào nuốt chửng, nâng cao tỷ lệ thanh trừ kháng nguyên (hoặc mầm bệnh).
Globin miễn dịch M (Immumoglobin M, Ig M)
Là globin miễn dịch đầu tiên được tạo ra từ phản ứng sơ cấp, cũng là globin miễn dịch đầu tiên mà thai nhi tự tạo. Chiếm 5-10% của globin miễn dịch, trên màng tế bào B chín
mùi, cơ cấu 5 phân tử, hoạt tính chủ yếu là trung hòa virus, khóa chặt khuẩn bệnh và hoạt hóa alexin, cũng kết hợp với thụ thể tế bào, chuyển đến chất dịch để phòng ngự.
Globin miễn dịch A (Immumoglobin A, Ig A)
Chiếm 5-10% của globin miễn dịch, chủ yếu tồn tại ở chất dịch bài tiết ngoài (như sữa, nước bọt, nước mắt…), khí quản, đường sinh dục, tiết niệu, niêm mạc, tiêu hóa, đồng
thời di chuyển nhờ màng niêm mạc, tồn tại với nhiều phân tử đơn, đôi khi cũng có thể kép, hoặc tam thể, tứ thể.
Globin miễn dịch E (Immumoglobin E, Ig E) và Globin miễn dịch D (Immumoglobin D, Ig D), là hai loại chiếm tỷ lệ ít nhất trong tất cả globin miễm dịch. Globin miễn dịch E
có hoạt tính cao, tuy nồng độ trong huyết tương không cao, song có khả năng kích thích bạch cầu ưa acid, và đại thực bào, có tác dụng phòng chống lây nhiễm mầm bệnh trên
lâm sàng. Globin miễn dịch D cũng như Globin miễn dịch M biểu hiện trên màng tế bào chín mùi. Nên được công nhận là Globin miễn dịch giúp hoạt hóa tế bào B qua tác
dụng kháng nguyên.
PHẢN ỨNG DỊ ỨNG
Dị ứng là phản ứng quá khích của cơ thể (của hệ miển dịch). Hệ miễn dịch có chức năng chính là tiến hành phòng ngự. Cung cấp khả năng tự bảo vệ, song một khi hệ thống này
khác thường hoặc phản ứng quá độ sẽ gây hại cho sức khỏe. Ta gọi đó là dị ứng, vật gây dị ứng gọi là mầm gây dị ứng.
Dị ứng đôi khi do phản ứng bởi tác dụng kháng thể IgE và kháng nguyên trên tế bào phì đại (Mast cell). Phản ứng của kháng nguyên và kháng thể thường tiến hành trong máu.
Song do tế bào phì đại có nhiều thụ thể của kháng thể IgE, một khi mầm dị ứng xâm nhập, sẽ sản sinh nhiều Globin miễn dịch IgE liên quan tới phát bệnh, chúng kết hợp với
thụ thể trên tế bào phì đại, tiết ra chất trung gian hoạt tính, gây hại cho mô.
Tế bào phì đại phân bổ chính ở mô da, niêm mạc, đường ruột, nên dị ứng ở những nơi này thường gặp nhất. Người ta thường đặt tên cho dị ứng theo tên mô cụ thể, ví dụ như
xuất hiện ở niêm mạc khoang mũi gọi là viêm mũi dị ứng, xuất hiện ở niêm mạc mắt gọi là viên kết mạc dị ứng, …
Đôi khi dị ứng do cơ quan hoặc bề mặt tế bào xuất hiện phản ứng kháng nguyên kháng thể. Nguyên nhân do tế bào nơi đó khác thường, sản sinh tính kháng nguyên, đôi khi do
tác dụng thuốc men, kháng thể liên quan dạng dị ứng này chủ yếu là IgG hoặc IgM. Trường hợp xảy ra hiện tượng tác dụng miễn dịch trên tế bào hoặc cơ quan, quay lại tấn
công tế bào mô hoặc cơ quan được gọi là phản ứng miễn dịch tự thân.
Đôi khi, dị ứng do cơ thể tích tụ chất tổng hợp miễn dịch từ kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể. Nhìn chung, chất tổng hợp này thường bị xử lý bởi bạch cầu ở mức độ và
phạm vi nhất định. Khi phân tử của chất này có thể tích quá lớn hoặc số lượng quá nhiều, không thể thanh trừ sạch, bạch cầu sẽ phóng thích các chất hoặc khởi động hệ thống
phân bổ để tấn công tiêu diệt, tác dụng trên gây sát thương tế bào và mô xung quanh, như viêm khớp, viêm thận… chính là do chất tổng hợp miễn dịch tích thụ không ngừng mà
không thể thanh trừ kịp thời.
Có trường hợp di ứng chỉ do tác dụng của tế bào T, không có mặt của kháng thể. Khi mầm dị ứng xuất hiện trên da, tế bào T khởi động phản ứngmiễn dịch, bài tiết kích tố, sự
tấn công này sẽ gây viêm da, sưng, mẩn, … kích tố tế bào cũng gây hoạt hóa hoặc kết tụ tế bào nuốt chửng, gây hại mô xung quanh. Triệu chứng của loại dị ứng này thường chỉ
xuất hiện ở 1, 2 ngày sau. Như viêm da qua tiếp xúc,..
Polysaccharid trong nấm là chất điều tiết miễn dịch, khi đi vào cơ thể người hoặc động vật bị dị ứng, sẽ giúp điều tiết tác dụng miễn dịch của tế bào T, giảm triệu chứng dị ứng.
Cơ chế tác dụng chi tiết, còn đợi thêm thành quả khoa học mới.
BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH
Hiện nay, biện pháp điều trị ung thư thường là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Chẵng những đòi hỏi thời gian dài, đau đớn, còn khiến cơ thể khó chịu và có tác dụng phụ, đứng
trước thách thức di căn. Khiến bệnh nhân sản sinh tâm lý kháng cự, làm giới hạn hiệu quả điều trị, ảnh hưởng chất lượng sống. Giờ đây, có một số biện pháp mới với nền tảng
điều trị miễn dịch là chính, thông qua kích thích nâng cao miễn dịch tự thân, đạt tới mục đích khống chế và điều trị căn bệnh, tuy chỉ là khởi đầu song cũng có hiệu quả đáng
mong đợi.
CƠ HỘI MỚI CHO ĐIỀU TRỊ UNG THƯ
Biện pháp điều trị miễn dịch hiện nay có nhiều cách xử lý; một là tận dụng máu bệnh nhân qua rút, phân ly, chiết ra tế bào miễn dịch (như NK cell), cấy bởi chất đạm tăng
trưởng, kích thích chúng sinh đôi, khi tế bào miễn dịch (có khả năng tiêu diệt mầm bệnh và tế bào khác thường) đã đủ số lượng, tiêm trở lại vào cơ thể bệnh nhân, nhằm đạt tới
hiệu quả điều trị là tiêu diệt toàn bộ tế bào khác thường. Cũng có cách là tận dụng máu bệnh nhân, qua rút, phân ly, chiết ra tế bào miễn dịch để nuôi cấy cùng với kích tố tế bào,
để phát triển thành tế bào thụ, cùng với kháng nguyên tế bào ung bướu để hoạt hóa chúng, tiêm trở lại cho bệnh nhân, do mang theo thông tin kháng nguyên, giúp nhanh chóng
hoạt hóa tế bào T, đạt tới hiệu quả miễn dịch; hoặc tận dụng tế bào bạch cầu (vô trùng, qua chiết, phân ly và thu thập ) do người khỏe mạnh quyên tặng, sử dụng trên cơ thể bệnh
nhân, nhằm dựa vào tế bào bạch cầu khỏe đế kích thích và nâng cao cơ chế miễn dịch tự thân. Ngoài ra, còn có nghiên cứu cho thấy, qua tiêm vi khuẩn hoặc virus được xử lý
đặc biệt, cũng giúp nâng cao tế bào miễn dịch của người bệnh, nâng khả năng tấn công tế bào ung thư, đạt tới mục đích ức chế tăng trưởng của tế bào ung thư trong cơ thể người
bệnh .
Ứng dụng của các biện pháp nêu trên, tuy chưa thật phổ biến, song do không cần can thiệp bởi thuốc đặc hiệu hoặc phẫu thuật, bệnh nhân khỏi chịu đau đớn, và tác dụng phụ
mạnh, tin rằng không bao lâu, biện pháp điều trị miễn dịch có cơ hội thay thế các cách điều trị xưa nay, mở ra cơ hội mới cho điều trị ung thư.
Nhiều năm qua, nghiên cứu của ngành khoa học và y học đều cho thấy ung thư là chứng bệnh có thể sớm chẩn đoán và điều trị theo kế hoạch. Gần hai chục năm nay, nghiên cứu
về gien di truyền cũng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là nghiên cứu về gien gây ung thư và gien chống ung thư. Qua kết quả nghiên cứu, sự phát sinh của ung thư phổi được
quyết định bởi sự có mặt của gien CYPIAI trong một cá thể. Loại gien này chia làm 3 dạng nhỏ, nhà nghiên cứu phát hiện hình thái nhóm gien thứ III có khả năng gây mắc bệnh
ung thư phổi lớn nhất. Song không nhất thiết ai có gien CYPIAI III cũng bị ung thư phổi. Chúng còn cần kích thích bởi chất gây ung thư, như tiếp xúc lâu ngày với chất gây ung
thư hoặc do nghiện thuốc lá, vì thuốc lá chứa chất gây ung thư benzpyren, mới có khả năng gây biến chứng tế bào CYPIAI III.
Tuy nhiên cơ thể người là cơ thể hữu cơ hết sức kỳ diệu, có gien gây ung thư, ắt có gien chống ung thư. Cơ thể một số người tồn tại nhóm nhiễm sắc thể GSTMI, giúp bài
tiết chất gây ung thư, thanh trừ hữu hiệu hoạt tính gây bệnh, triệt tiêu gốc
tự do, giữ an toàn cho cơ thể. Sự phát hiện này giải thích tại sao có người hút thuốc lá vài chục năm vẫn sống khỏe không bị ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng, biểu
hiện ảnh hưởng của gien đối với tế bào cơ thể cũng có lúc suy giảm, lâu ngày phớt lờ sự tồn tại của nhân tố gây ung thư cũng sẽ có ngày bất trắc. Vì vậy, chúng tôi cho rằng sự
khác thường về gien nhiễm sắc thể không phải nguyên nhân chính gây ung thư. Bệnh ưng thư là bệnh gien có điều kiện. Song chúng tôi không thừa nhận ung thư là chứng bệnh
di truyền. Vì dù bị gien di truyền, nhưng căn bệnh phát sinh còn tùy thuộc vào môi trường sống, thói quen sống, sức chịu đựng của từng cơ thể mà thay đổi. Qua kết quả nghiên
cứu lâu nay, cho thấy chứng ung thư không phải là chứng nan y, thậm chí có thể tránh khỏi, hoặc có thể điều trị bởi nhiều cách hợp lý.
Do kiểm chứng thực trạng miễn dịch của bệnh nhân ung thư, phát hiện tế bào miễn dịch (gồm sát thủ, nuốt chửng, T và B ) đều bị giảm hoạt tính và số lượng, từ đó phát hiện
khả năng miễn dịch của cơ thể có mối quan hệ mật thiết đối với tỉ lệ phát bệnh ung thư.
CƠ CHẾ CHỐNG UNG BƯỚU DO POLYSACCHARID CỦA NẤM VÀ GLOBIN ĐIỀU TIẾT MIỄN DỊCH
Quan niệm mới vế sức khỏe là coi trọng miễn dịch phục hồi tự nhiên. Chỉ cần có tính miễn dịch tốt, sẽ không dễ mắc bệnh. Khả năng tự phục hồi cũng có thể duy trì trên mức
bình thường. Quan điểm của ngành y tế hiện nay là kể cả bệnh ung thư, loại bệnh phát sinh từ thói quen sống, thuộc căn bệnh khó trị cũng có hướng phục hồi tự nhiên qua ứng
dụng Polysaccharid trong nấm.
Với kết cấu xoắn ốc, Polysaccharid trong nấm ngoài tác dụng chống ung thư. Tùy theo từng chủng loại, tính hòa tan, kích cỡ phân tử lượng, độ phân nhánh của các
Polysaccharid khác nhau, thì mức độ hoạt tính ảnh hưởng đến ung thư cũng khác nhau. Cơ chế chống ung thư của Polysaccharid trong nấm chủ yếu nhằm phục hồi hoặc tăng
cường tính miễn dịch. Tác dụng này không chỉ ảnh hưởng
riêng đến tế bào ung thư; mà thông qua quá trình hoạt hóa tế bào T, B, nuốt chửng, bạch cầu trung tính, sát thủ tự nhiên, … sẽ nâng cao khả năng miễn dịch chung của cơ thể.
Trong phản ứng miễn dịch, tế bào nuốt chửng cung cấp sự phòng ngự toàn diện và không chuyên biệt, cho nên những chất giúp tăng cường tế bào nuốt chửng, đều hỗ trợ tăng
cường khả năng chống ung thư và nâng cao miễn dịch.
Cơ thể có nhiều loại tế bào nuốt chửng (thực bào), phân bổ ở các cơ quan: ở phổi có tế bào Alveolar Macrophage, ở gan có tế bào Kupffer, ở da có tế bào Langerhans, ở thận có
tế bào Mesangial, ở khớp có tế bào Synovial Type A, ở não có tế bào Microglial, ở da trong có tế bào Serosal, song chúng đều đóng vai trò và nhiệm vụ tương tự nhau.
Bề mặt màng tế bào nuốt chửng khi kết hợp với Polysaccharid trong nấm, sẽ bị kích thích, hoạt hóa và tăng sinh. Biết phân biệt vật lạ. Qua nghiên cứu trên động vật và trên
người, Polysaccharid trong nấm có khả năng hoạt hóa trực tiếp các tế bào nuốt chửng, từ đó tăn cường tác dụng của chúng, nên được mệnh danh là chất điều tiết phản ứng sinh
học BRM (Biologic Response Modifier).
Đặc biệt là loại Polysaccharid Lectin trong nấm, tác dụng hoạt hóa trực tiếp tế bào lympho T, điều này giải thích tại sao chất chiết xuất từ nấm có khả năng chống ung thư
mạnh.
Ba sơ đồ sau đây trình bày cơ chế tác dụng của Lectin trong nấm.
Theo phát hiện của những năm gần đây, Polysaccharid trong nấm gây tác dụng với CR3 (Complement Receptor Type 3) trên màng tế bào, giúp hoạt hóa tế bào nuốt chửng,
bạch cầu trung tính và tế bào sát thủ, bản thân CR3 cũng là thụ thể bổ sung (complement receptor) cho thụ thể iC3b.
Bình thường, khi cơ thể bị vi sinh hoặc tế bào ung thư xâm nhập, kháng thể sẽ bám dính lên trên, đồng thời hoạt hóa thụ thể. C3b cũng bám theo và chuyển hóa thành iC3b.
iC3b trở thành một ký hiệu trên tế bào ung thư hoặc vật xâm nhập. Khi bị bạch cầu như tế bào nuốt chửng bắt gặp, sẽ nhanh chóng tiêu diệt. Thực ra, phản ứng miễn dịch của
cơ thể bình thường đều biết tự tiêu diệt tế bào ung thư. Tuy nhiên do tế bào ung thư nhân đôi quá nhanh, gặp khi cơ thể yếu miễn dịch, rất khó tiêu diệt tế bào bệnh hoàn toàn,
từ đó có khả năng gây bệnh.
Sau khi Polysaccharid trong nấm kết hợp với CR3 của bạch cầu, hoạt hóa và giúp chúng tìm và tiêu diệt vật xâm nhập có iC3b, dưới sự kích thích của Polysaccharid trong nấm
đối với tế bào nuốt chửng, bạch cầu trung tính, khả năng nuồt chửng tăng lên, bài tiết kích tố miễn dịch; còn tế bào sát thủ cũng tăng khả năng tiêu diệt tế bào gây bệnh. Tóm lại
sự hiện diện của Polysaccharid trong nấm, vừa tăng cường miễn dịch, vừa giúp phá hoại tế bào ung thư, lại không làm hại tế bào bình thường (vì iC3b chỉ dính lên bề mặt tế
bào ung thư, nên tế bào bình thường không bị tế bào miễn dịch nhận dạng và tấn công ).
Qua thí nghiệm, Polysaccharid trong nấm hoặc hợp chất giữa Polysaccharid và chất đạm đều có tác dụng chống ung thư. Trong đó Polysaccharid liều thấp (0,2- 20 mg/kg/ngày)
tiêm dưới da, bụng hoặc tĩnh mạch, đều cho hiệu quả chống ung thư. Uống với liều cao cũng có công dụng tương tự.
Những năm gần đây, các nghiên cứu cho thấy nếu dùng thuốc trị ung thư cùng với Polysaccharid trong nấm, mang lại hiệu quả gấp bội. Ức chế bệnh và kéo dài sự sống. Giảm
tác dụng phụ, duy trì sức miễn dịch nhất định. Nên được Tây y lẫn Đông y phối hợp, giúp giữ trạng thái cân bằng và phục hồi sức khỏe, trở thành xu thế mới trong điều trị ung
thư.
CHẤT TRAO ĐỔI POLYSACCHARID TRONG NẤM VÀ HOẠT TÍNH ỨC CHẾ MEN TOLOMERASE
Người ta còn phát hiện thêm cơ chế chống ung thư của nấm có thể ức chế trực tiếp men Tolomerase. Quá trình nhân đôi của tế bào được bình thường là do có một đoạn
DNA được sắp xếp để điều tiết men Tolomerase. Tùy theo số lần nhân đôi của tế bào, đoạn DNA này rụng dần, kéo theo sinh sản của men Tolomerase cũng giảm dần. Khi
men không còn sinh sản, thì tế bào cũng hết nhân đôi. Còn ở tế bào ung thư, đoạn DNA của men tolomerase không bị khống chế, khiến men này cứ sinh sản liên tục, dẫn đến
sự nhân đôi tăng sinh mất cân bằng mà gây bệnh. Các chất trong nấm có khả năng làm mất hoạt tính của đoạn DNA của men Tolomerase trong tế bào ung thư, khiến tế bào
bệnh tự chết. Tuy nhiên, gien điều khiển trực tiếp cơ chế trên cần phải được nghiên cứu thêm.
Các nhà khoa học còn đưa ra lý luận mới về tác dụng ức chế ung thư của nấm. Cho rằng, chất chiết xuất của nấm hàm chứa chất tăng phân hóa, để chuyển hóa dần tế bào bệnh
theo hướng tế bào thường, vấn đề này cũng cần chứng nhận thêm của khoa học mai sau.
Nhìn chung tác dụng điều trị của sản phẩm Nấm đối với từng căn bệnh ung thư thể hiện qua cơ chế với 3 phương diện sau đây:
1. Qua tác dụng hoạt hóa tế bào nuốt chửng, Polysaccharid trong nấm đã khởi động cơ chế tiêu diệt tế bào ung thư.
2. Quan sát mức độ hoạt hóa tế bào bạch cầu của globin miễn dịch.
3. Xem tác dụng tiêu diệt của Polysaccharid trong nấm khi kết hợp với hợp chất đạm đối với tế bào ung thư.
UNG THƯ VÀ LIỆU PHÁP MIỄN DỊCH CỦA POLYSACCHARID TRONG NẤM
1. Quan hệ giữa ung thư và miễn dịch
Trong các mô, cơ quan ở người và động vật, luôn có sự duy trì cân bằng trong sinh sản và diệt vong của tế bào. Khi tế bào mất đi, tế bào gốc trong các mô tăng sinh, phân hóa
ra các tế bào mới có chức năng khác nhau bù đắp cho cơ chế bình thường của mô và cơ quan để duy trì sự sống. Thông thường , sản sinh tế bào mới do gien điều khiển, trừ khi
tế bào thoát ly cơ chế nhân đôi và tụ tập thành tế bào khác thường, lúc đó sẽ mất điều khiển và hình thành những khối u lớn nhỏ gọi là bướu. Những bướu không tăng trưởng vô
hạn, không xâm phạm vào mô thường ở diện rộng gọi là bướu lành tính. Nhưng nếu chúng tăng sinh liên tục, xâm phạm các mô thường, sinh ra những mạch máu mới để tiêu
hao phần lớn dưỡng chất gọi là bướu ác tính, tức là ung thư.
Khi phát triển tới một giai đoạn, tế bào ung thư sẽ di căn, thoát ly và xâm phạm màng mô, mạch máu hoặc mạch bạch huyết, qua hệ tuần hoàn tới mô thường khác. Ảnh
hưởng chức năng của các cơ quan khác. Nên có thể gọi di căn là “chứng lây nhiễm của tế bào bất thường”. Ung thư không truyền nhiễm giữa các cá thể. Song lại có tính
di căn hoặc lây nhiễm trong cùng một cá thể. Nếu xử ký không tốt, sẽ di căn nhanh chóng giữa các mô trong cùng một cá thể. Ung thư là biến chứng tế bào phức tạp. Có mối
quan hệ lớn với vật chất di truyền, sản sinh kích tố khác thường của tế bào, song tiền đề phát bệnh chính vẫn do giảm chức năng miễn dịch, không đủ sức khắc phục sự tăng
sinh nhanh chóng của tế bào bệnh. Qua quan sát và thống kê, các nhà khoa học đã xác nhận biện pháp điều trị miễn dịch là tất yếu và là trào lưu chính trong điều trị ung thư.
2. Điều trị miễn dịch và biện pháp truyền thống
So với điều trị truyền thống gồm phẫu thuật, hoá trị, xạ trị, nhằm tiêu diệt hết tế bào ung thư. Tuy được khẳng định nhưng chưa cho kết quả mỹ mãn. Do những biểu hiện suy
nhược sau điều trị, hoặc đối với bệnh nhân giai đoạn cuối, phẫu thuật và xạ trị không mang lại hiệu quả, nhưng nếu dùng kết hợp với chất điều tiết miễn dịch, giúp giảm đau
đớn và cải thiện bệnh tình, khiến chúng ta nhận thấy việc định vị lại tính quan trọng của liệu pháp miễn dịch là điều tất yếu. Chỉ cần ngành y tế tận dụng và phối hợp tốt ba cách
điều trị truyền thống cùng với liệu pháp miễn dịch (uống hoặc tiêm), sẽ mang lại kết quả tốt trong điều trị. Thầy thuốc giỏi quan sát sẽ phát hiện ra rằng, nếu chưa chú ý tăng
cường nền tảng miễn dịch cho bệnh nhân khi bắt tay áp dụng phương án điều trị, hiệu quả chắc chắn sẽ bị giảm sút.
3. Thuốc men chống ung thư và chất điều tiết miễn dịch
Dùng đúng thuốc chống ung thư cho căn bệnh, sẽ mang lại hiệu quả thực tiễn, giúp ức chế và tiêu diệt sự tăng trưởng của tế bào ung thư. Tuy nhiên cũng mang lại di chứng cho
bệnh nhân do tác dụng phụ của thuốc. Nghiêm trọng là thuốc làm tiêu tan chất miễn dịch còn lại của bệnh nhân, hao tổn tế bào bình thường và đau đớn cho thể xác. Vì vậy, nên
sử dụng chất điều tiết miễn dịch thiên nhiên, vừa giảm đau, vừa tăng công dụng của thuốc điều trị.
Các bác sĩ Tây y rất cẩn trọng khi dùng thuốc chống ung thư, vì chúng có tính hủy diệt tế bào bình thường rất mạnh. Thầy thuốc Đông y dùng liều và số lần sử dụng thuốc cũng
cao, gây tổn hại cho cơ thể bệnh nhân. Nên trường hợp tử vong không ít. Song chẵng thể phủ nhận hiệu quả thực tế của thuốc, nhưng cần sử dụng thận trọng, nhằm hạn chế tác
dụng không mong muốn. Nhiều năm qua, chính thành quả kết hợp giữa chất điều tiết miễn dịch và thuốc chống ung thư, giúp làm giảm tác dụng phụ một cách rõ rệt. Nên tận
dụng liệu pháp miễn dịch dạng uống là điều đáng được phổ biến.
So với biện pháp điều trị cũ là tìm mọi cách tiêu diệt tế bào ung thư, thậm chí cắt phần bạch huyết (để hạn chế tế bào ung thư di căn), để lại tác dụng phụ lớn. Liệu pháp
mới thay đổi chiến lược, chọn cách để tế bào ung thư có thể sống chung với tế bào bình thường, qua đó khống chế tế bào ung thư di căn, giới hạn hoạt tính và hoạt động của
chúng. Điều này cũng giống như cột chân của con cua, nhằm hạn chế hoặc bị suy giảm sức tấn công của chúng, không nguy hại tới mạng sống con người. Tuy rằng, ngành y tế
đã có nhìn nhận chung về quan điểm này, song làm thế nào để thực hiện còn cần tìm nỗ lực thêm. Nhìn từ góc độ khách quan, muốn đạt mục đích trên, ứng dụng vật chất điều
tiết miễn dịch đóng vai trò quan trọng. Trong đó, với đặc tính hòa tan trong nước cao, cấu trúc hóa học tốt, không độc tính, dùng lâu không gây tác dụng phụ, Polysaccharid
trong nấm là chọn lựa hàng đầu.
TÁC DỤNG CHỐNG UNG THƯ DO GLOBIN TRONG CHẤT CHIẾT XUẤT TỪ NẤM
Qua nghiên cho thấy, chất chiết xuất từ nấm chứa chất đạm hữu cơ gọi là globin, thành phần này ngoài tác dụng tăng miễn dịch và chống ung thư, còn giúp hạ huyết áp, đường
huyết, cholesterol, chống viêm. Trong quá trình sinh trưởng, phần globin kết hợp với polysaccharid trong nấm, giúp cơ chế chống ung thư tăng mạnh. Do globin có đặc tính
chịu nhiệt, khô, chua và kiềm, nên có vài thành phần polysaccharid trong nấm vẫn giữ được tác dụng sinh học và tăng cường miễn dịch dù được gia công khử trùng với áp suất
cao, nhiệt độ cao. Nhìn chung, cơ chế tăng cường miễn dịch của polysaccharid, ở chỗ giúp hoạt hóa tế bào nuốt chửng, tế bào sát thủ tự nhiên, còn globin trong nấm lại có tác
dụng hoạt hóa trực tiếp tế bào lympho T, loại bạch cầu có đặc tính ức chế trực tiếp sinh trưởng của tế bào ung bướu, globin của nấm ngày càng được giới nghiên cứu quan tâm.
Những năm gần đây, các nhà khoa học phát hiện globin được tách từ các loại nấm như nấm mỡ (Agaricus blazei), linh chi (Ganoderma lucidum), nấm Antrodia camphorata,
nấm Kim Trâm (Flammulina velutipes), nấm Vân chi (Trametes versicolor), nấm chân chim (Schizophyllum commune), nấm thượng hoàn (Phellinus linteus), khi cho phân tử
lượng khác nhau, sẽ mang hoạt tính tế bào và khả năng chống ung thư khác nhau, cơ chế sinh học cũng không giống nhau, điều này có nghĩa là chúng có thể tạo nên cơ chế tác
dụng ở mức độ và diện mạo khác nhau với tế bào miễn dịch. Phát hiện này sẽ giúp ích cho nghiên cứu về globin miễn dịch và công dụng của nấm được sâu sắc, tường tận hơn.
Ngoài ra, nghiên cứu về polysaccharid của nấm, cũng không thể bỏ qua tính năng của các chất khác chiết xuất từ nấm.
Trong quá trình sinh trưởng của nấm, thể sợi nấm và thể bào tử đều sản sinh globin miễn dịch. Các loại nấm khác nhau cho các loại globin có phân tử lượng khác nhau. Về
mặt kết cấu, mỗi phân tử globin đều có trên 2 nhóm carbohydrate, nên dễ dàng tạo kết nối carbohydrate (Carbohydrate Binding Sites). Kết nối này không phải theo chuỗi hoá
học, mà là kết hợp giữa chất men và chất nền hoặc kháng nguyên và kháng thể. Phân tử lượng ở khoảng 12-190KDa (12.000-190.000), kết hợp với các gốc Galactose,
Fructose, Lactose, Glucose… cấu thành chuỗi Polysaccharid.
Phân tích chất nuôi dưỡng của tế bào sợi nấm cho thấy, trong đó có nhiều globin miễn dịch; và trong Polysaccharid phân tử cao cũng có nhiều globin miễn dịch. Globin miễn
dịch của nấm có thể kết hợp chặt chẽ với Beta-Glucan, chất này cũng không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Tuy nhiên do β-Glucan luôn được nhìn nhận là vật chất điều tiết
miễn dịch (Immuno-Modulator) hữu hiệu nhất, nên tác dụng của globin miễn dịch thường bị bỏ quên. Song đứng về quan điểm khoa học, tiềm năng khai thác của globin mai
sau sẽ sánh bằng β-Glucan. Vì cơ cấu phân tử đơn giản, lượng nhỏ, nên dễ nghiên cứu và khai phá hơn.
Trong chất chiết xuất từ nấm, thì β-Glucan có thể thông qua TLR4 và Dectin để kết hợp với tế bào nuốt chửng, nâng cao sản sinh cacbonic nitrogen và TNF -α , nâng cao khả
năng miễn dịch của tế bào nó gắn kết. Qua đó, hoạt hoá tế bào nuốt chửng, nâng cao sản sinh tế bào chất IL-1, IL-6, IL-12, IL-18, hoạt hóa tế bào lympho-T, tăng sinh sản tế
bào T, IFN và IL-2…, gây nên tác dụng chống dị ứng, viêm nhiễm, chống ung thư và khả năng điều tiết hệ miễn dịch.
Còn globin miễn dịch của nấm hoạt hóa trực tiếp tế bào lympho-T, nâng cao trực tiếp sản lượng tế bào chất và khả năng miễn dịch cơ thể.
Do globin miễn dịch của nấm và β-Glucan đều trực tiếp hoặc gián tiếp phát huy khả năng điều tiết miễn dịch và khả năng chống ung thư, nên có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau, và
điều tồn tại trong vật chất chiết xuất từ nấm, khiến chất chiết xuất từ nấm phát huy được công dụng y học rất tốt. Tùy theo chủng loại nấm khác nhau, globin miễn dịch và β-
Glucan cũng hết sức đa dạng. Do vậy, tính năng chất chiết xuất từ nấm rất ưu việt, vượt trội so với amylose, chất đạm của men hoặc amylose của ngũ cốc, nhất là về mặt điều
tiết miễn dịch.
Để minh chứng cho điều này, thể sợi của nấm có thể nuôi cấy và sản sinh globin miễn dịch ở điều kiện và thời gian thích hợp. Phòng nghiên
cứu của tác giả (GS.Shiu-Nan Chen) đã sử dụng kỹ thuật mạch sinh hóa SDS-PAGE để phân tích và đo đạt chất đạm, kết quả cho thấy, cách
lên men và nuôi cấy thể sợi nấm giúp chiết xuất globin miễn dịch ở liều cao và hiệu quả mà không cần phân tách bào tử, đồng thời còn phát
hiện loại men có hoạt tính làm tan huyết khối
POLYSACCHARID TRONG NẤM LÀM GIẢM TÁC DỤNG PHỤ CỦA XẠ TRỊ VÀ HÓA TRỊ
Khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bác sĩ thường đề nghị nhanh chóng điều trị. Hình thức thường là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị (như tia xạ cobalt 60). Và bệnh
nhân xuất hiện ít nhiều tác dụng phụ sau đợt điều trị trên gồm: biếng ăn, buồn nôn, nôn mửa, khó chịu trong hệ tiêu hóa, tổn thương da, rụng tóc, uể oải… vì hóa trị hoặc xạ trị
đều khiến tế bào bình thường bị tổn thương cùng với giai đoạn tiêu diệt tế bào ung thư. Chức năng của cơ quan và các mô cũng chịu ảnh hưởng, nên dẫn tới tác dụng phụ nêu
trên. Qua nghiên cứu lâm sàng cho thấy, khi dùng polysaccharid trong nấm cùng với quá trình hoá trị hoặc xạ trị; hoặc dùng đồng thời và liên tục khi áp dụng cả hai cách điều
trị trên, đều giúp giảm bớt tác dụng phụ, giảm nỗi lo lắng của bệnh nhân khi chọn cách điều trị truyền thống, góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.
Qua thí nghiệm quan sát hai nhóm chuột đen được cấy tế bào ung thư phổi LLC (Lewis Lung Carcinoma), và điều trị bằng tia xạ cobalt 60, một nhóm có dùng thêm
Polysaccharid và một nhóm không dùng. Rồi đem so sánh mức độ rụng lông và tổn thương:
- Nhóm chuột không dùng Polysaccharid, 4 con bị thương da nghiêm trọng, 6 con tổn thương da ở mức độ nhẹ; trong khi nhóm chuột có dùng Polysaccharid, chỉ có 3 con bị
thương, 7 con không bị.
- Quan sát mức độ rụng lông, cho thấy 6 con trong nhóm không dùng Polysaccharid bị rụng lông nhẹ, 4 con nặng; trong khi nhóm chuột có dùng Polysaccharid, chỉ có 3 con bị
rụng lông nhẹ, 7 con không rụng lông. Cho thấy ở nhóm chuột không dùng Polysaccharid, mức độ tổn thương da và rụng lông đều nghiêm trọng hơn so với nhóm có dùng.
Thí nghiệm trên đã bộc lộ Polysaccharid trong nấm thực sự làm giảm tác dụng phụ của quá trình điều trị bệnh ung thư .
Qua kết quả lâm sàng, Polysaccharid trong nấm giúp nâng cao số lượng bạch cầu của cơ thể, đây cũng là minh chứng rõ rệt khác về thực
dưỡng hỗ trợ cho điều trị ung thu.
POLYSACCHARID TRONG NẤM VỚI DI CĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ
Sự di căn (Metastasis) là nguyên nhân chính khiến bệnh ung thư dẫn đến tử vong. Qua thống kê cho thấy, ca bệnh tử vong do mầm bệnh chỉ chiếm 10%. Nghiên cứu bệnh lý
học cho thấy, ca bệnh nhân tử vong đều xảy ra do tế bào ung thư di căn sang cơ quan khác, hình thành khối u mới, làm tê liệt chức năng cơ quan đó một cách nhanh chóng.
Hoặc do rạng nứt của khối u gây nên xuất huyết nặng, dẫn đến tử vong. Cũng có ca bệnh ung thư tử vong do xử ký sai. Thí dụ: phẫu thuật kém gây mất máu nhiều, hoặc dùng
thuốc men không thích hợp,…
Nếu di căn của tế bào ung thư là trọng điểm của vấn đề gây tử vong, thì trước hết chúng ta phải làm rõ nguy cơ của di căn. Từ quan điểm tế bào học, ung thư nguyên phát muốn
di căn sang mô khác, cần phải vượt qua nhiều cửa ải; tế bào phát sinh di căn thường là tế bào biểu bì trên thành cơ quan bị ung bướu. Chúng không ngừng phân tách nhân đôi,
nhanh chóng thoát ly qui luật của mô liên kết, di chuyển khỏi vị trí ban đầu, theo mao mạch đi vào trong máu. Tuy nhiên sự xuất hiện của chúng gặp ngay sự tấn công truy sát
của tế bào nuốt chửng, cùng với bổ thể huyết thanh, tế bào chất và nhân tế bào khác tự phòng vệ kháng ung thư. Chỉ khi chúng thoát khỏi các nhân tố kháng cự trên, mới có thể
bám dính trên mô hoặc cơ quan nào đó, hình thành ung bướu mới một cách nhanh chóng, và tiến hành xâm hại các mô lành khác.
Qua đó chúng ta hiểu rõ tế bào ung thư có di căn thành công hay không, tùy thuộc chủ yếu vào hoạt tính của nhân tố miễn dịch có đủ sức ức chế và tiêu diệt chúng hay không.
Nên tận dụng các chất điều tiết miễn dịch một cách hữu hiệu trở thành sách lược khả thi trong điều trị ung thư.
Từ quá trình di căn của ung thư, chúng ta có thể tìm ra sai sót, nên không phải là không có cách giải quyết. Đó cũng là lý do tại sao y học và
khoa học hiện đại đều cho rằng ung thư không phải là bệnh nan y, vô phương cứu chữa. Polysaccharid tuy đa phần chỉ đóng vai trò hỗ trợ
gián tiếp trong phòng chống và điều trị ung thư, song đứng về góc độ bệnh nhân nan y, chúng có hiệu quả vô cùng quan trọng nhất là vì
chúng không mang đến cảm giác khó chịu như thuốc men hóa trị. Dù nghiên cứu mai sau có phát triển thế nào, thì việc dùng chung
Polysaccharid cũng giúp nâng cao hiệu quả thuốc men, giảm tác dụng phụ, là sự thật không thể phu nhan cua khoa hoc.
Chúng tôi từng cho di căn bệnh ung thư phổi LLC (Lewis Lung Carcinoma) lên chuột đen B6, để tìm hiểu Polysaccharid đóng vai trò như thế nào trong quá trình di căn, các
bước thí nghiệm như sau:
Chuột đen B6 sáu tuần tuổi → cấy tế bào ung thư LLC lên đùi sau (tế bào ung thư sẽ thành khối u sau 7 ngày).
Ngày thứ ba bắt đầu cho uống Polysaccharid (so sánh với chuột không dùng Polysaccharid)
Sau ngày thứ bảy bắt đầu điều trị tia xạ cobalt 60 hàng ngày trên khối u ở đùi.
Khối u teo dần.
Sau hai tuần, quan sát tình hình di căn.
Khi xuất hiện hiện tượng di căn, sẽ thấy bướu trên phổi.
Kết quả thí nghiệm xen bảng A và B đính kèm.
Khi chuột đen chưa dùng Polysaccharid và chưa tiến hành chiếu tia xạ cobalt 60, bị di căn 100%, số bướu bình quân ở phổi là 12,3.
Chuột đen không chiếu tia xạ, chỉ dùng Polysaccharid, tỉ lệ di căn là 75%, số bướu bình quân ở phổi giảm xuống còn 3,6.
Chuột được điều trị bằng tia xạ cobalt 60, bị di căn 100%, số bướu bình quân ở phổi là 13,7.
Chuột được chiếu tia xạ cobalt 60 để ức chế ung thư, dùng thêm Polysaccharid, tỉ lệ di căn là 12%, hạt trên khối bướu bình quân giảm còn 0,85.
Qua đó cho thấy, dùng Polysaccharid giúp ức chế hữu hiệu di căn của tế bào ung thư. Chúng ta quan sát cơ chế di căn của tế bào ung thư. Thấy được chúng di chuyển từ cơ
quan mầm bệnh theo mao mạch vào máu, đó là điều then chốt để quyết định chúng có di căn thành công hay không, lúc này chúng ta chỉ cần nâng cao khả năng miễn dịch
trong máu, tăng cường hoạt tính tế bào nuốt chửng, tế bào T và tế bào sát thủ, tăng nồng độ tế bào chất trong máu, đều giúp ức chế di căn hữu hiệu. Kéo dài mạng sống người
bệnh.
Qua thí nghiệmcho thấy, ứng dụng chất điều tiết miễn dịch tự nhiên không thể ức chế 100% di căn, song có điều khẳng định là Polysaccharid thực sự làm giảm di căn ung thư
một cách hữu hiệu.
Những năm gần đây người ta còn phát hiện: sự di căn thành công có mối liên hệ với gien điều tiết đột biến. Thậm chí cho rằng tế bào ung
thư di căn thành công là tế bào gốc đủ sức hình thành cơ quan và mô mới. Vì vậy, việc nghiên cứu Polysaccharid và chất chiết xuất có hoạt
hóa được tế bào gốc, ức chế tế bào gốc ung thư chuyển sang cơ quan mới hay không là quá trình đầy thách thức.
POLYSACCHARID TRONG NẤM VÀ CHỐNG UNG THƯ
Qua thí nghiệm khoa học và thử nghiệm lâm sàng, chúng tôi cho rằng Polysaccharid là chất điều tiết miễn dịch tốt, là chất đóng vai trò chính trong hỗ trợ điều trị ung thư.
Tuyệt nhiên không phải không phải là toa thuốc dân dã. Toa thuốc dân dã dùng chỉ những toa không có căn cứ khoa học, không an toàn và có thể làm chậm trễ việc điều trị.
Polysaccharid là vật chất có căn cứ khoa học, chỉ cần chú ý không bị ô nhiễm trong nghiên cứu và sản xuất, chiết xuất đúng thành phần hữu hiệu, tác dụng của Polysaccharid
hoàn toàn tích cực. Và nên xem là khâu quan trọng trong điều trị ung thư.
Ung thư là tai biến của tế bào. Chúng khác hẵn với bệnh lây nhiễm do virus, nguyên nhân chính gây ung thư là do mất cân bằng về tâm lý và sinh lý, rối loạn điều tiết giữa tế
bào với nhau, cộng thêm giảm chức năng miễn dịch , cuối cùng dẫn tới phát bệnh. Do nguyên nhân quá phức tạp, tin rằng trên thế giới chẵng có bác sĩ nào nói chính xác
nguyên nhân phát bệnh hoặc đề xuất sách lược phòng chống bệnh ung thư hiệu quả 100%. Tuy nhiên thế giới đầu tư ngân sách khổng lồ cho nghiên cứu và điều tiết, nhưng đến
nay vẫn chưa tìm ra một liệu pháp điều trị ung thư kết quả 100%. Biện pháp điều trị vẫn với kết hợp nhiều cách là chính. Thí dụ : khi phát hiện ung thư, mổ tách bằng phẫu
thuật, tiếp theo tiến hành hóa trị hoặc xạ trị, và dùng tiếp thuốc men nâng cao sức đề kháng để chống di căn và tái phát. Qua thời gian dài nghiên cứu , chúng ta cho rằng
Polysaccharid trong nấm với kết cấu hóa học ổn định, là chất điều tiết miễn dịch thiên nhiên hiệu quả. Mai này nếu kê đưa vào hệ thống điều trị, trở thành thuốc điều trị phụ
trợ, sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị ung thư.
Bệnh do viêm nhiễm có thể dùng thuốc men để ức chế hoặc tiêu diệt mầm bệnh, đạt tới hiệu quả 100%. Ngược lại , nếu căn bệnh bắt nguồn
từ bản thân tế bào mất đi tính chất ban đầu, thì tiêu diệt không phải là cách tốt nhất. Hơn nữa tế bào ung thư lại là tế bào ngoan cố hơn tế
bào bình thường, muốn thanh trừ hoàn toàn thật khó, chỉ có cách nâng cao miễn dịch tự thân, để tự chống chọi và tự bảo vệ, mới mong có
cách điều trị phát huy hiệu quả tối đa. Trong đó, tăng khả năng miễn dịch qua hệ tiêu hóa lại là biện pháp tốt nhất, vì đường ruột là cơ quan
miễn dịch lớn nhất và quan trọng nhất. Khoa học đã chứng minh, Polysaccharid cao phân tử giúp hoạt hóa tế bào miễn dịch ở ruột, xin giới
thiệu vài kết quả khi ứng dụng Polysaccharid của nấm bằng liệu pháp thực dưỡng….

1. Người bệnh sau khi tiến hành hóa trị hoặc xạ trị, thường cảm thấy buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, thậm chí rụng tóc, tổn thương da. Polysaccharid của nấm giúp thuyên giảm
được các tác dụng phụ trên. Vì Polysaccharid giúp tăng cường mô tạo máu, tăng bạch cầu trong máu, đóng vai trò quan trọng trong hóa trị hoặc xạ trị. Nếu ta ứng dụng
Polysaccharid của nấm như chất điều tiết miễn dịch, kết hợp cùng với liệu pháp Tây y, sẽ giúp tránh tác dụng phụ của thuốc men hoặc xạ trị. Vì Polysaccharid là chất không
gây tác dụng phụ, có thể đóng vai trò thức ăn, thuốc hỗ trợ, thậm chí tiêm hỗ trợ, với hiệu quả đầy hứa hẹn.
2. Polysaccharid của nấm còn có ý nghĩa đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối. Mang lại hiệu quả tốt khi điều trị bỗ sung, tuy nhiên phải dùng đúng chỗ. Vì không
độc tính và tác dụng phụ nên có thể tăng liều dùng để tăng mức độ miễn dịch (Booster immunization) đối với bệnh nhân có nhu cầu cấp thiết. Có thể dùng 5-6 lần trong 24 giờ.
Tác giả từng sử dụng chuột bạch (BAL B-c) để thử ngiệm, cho uống 6 lần Polysaccharid trong vòng 24 giờ. Nhóm này đem so sánh với nhóm chuột dùng 1-3 lần trong vòng 24
giờ, phát hiện hoạt tính của tế bào sát thủ tự nhiên trong lá lách của nhóm chuột dùng 6 lần Polysaccharid tăng rõ rệt.
Dùng ngày 1 lần hoạt tính của tế bào sát thủ tự nhiên của chuột bạch là 12%, dùng 3 lần trong 24 giờ hoạt tính tăng 22%, dùng 6 lần trong 24 giờ tăng 37%. Cho thấy động vật
nếu sử dụng Polysaccharid nhiều lần trong thời gian ngắn, giúp tăng hoạt tính tế bào sát thủ hết sức hữu hiệu. Vì đối với bệnh nhân ung thư, nhất là giai đoạn cuối, tăng nhanh
hoạt tính tế bào sát thủ để ngăn ngừa tế bào ung thư di căn trong cơ thể hết sức cần thiết.
3.Kết quả nghiên cứu cho thấy, Polysaccharid giúp nâng cao tính miễn dịch của tế bào động vật phải có phân tử lượng trên con số
10.000. Nên khi ứng dụng Polysaccharid phải chú ý mức độ nguyên chất của Polysaccharid phân tử cao nhằm đảm bảo công dụng rõ
rệt. Tác giả từng tiến hành thử nghiệm hoạt tính tế bào sát thủ thiên nhiên trên cơ thể chuột bằng Polysaccharid nguyên chất và không
nguyên chất, phát hiện hoạt tính tế bào của nhóm chuột chưa dùng là 6%, nếu cho sử dụng hai lần Polysaccharid không nguyên chất
trong vòng 24 giờ, chỉ số hoạt tính tăng lên 17%, nhưng nếu cho chuột dùng hai lần Polysaccharid nguyên chất, chỉ số hoạt tính tăng
lên 30%. Chứng tỏ Polysaccharid phân tử cao nguyên chất mang lại hiệu quả nâng cao hoạt tính tế bào hết sức hữu hiệu
4. Polysaccharid là vật chất không độc tính và không tác dụng phụ. Qua thử nghiệm cho thấy, sau 6 tháng sử dụng Polysaccharid trong nấm, chưa phát hiện hiện tượng
tăng trọng không bình thường. Cũng không có ca tử vong khác thường khi thử ngiệm. Khi giải phẫu động vật thử nghiệm cũng không phát hiện hiện tượng bất thường
trong mô và cơ quan. Điều này cho thấy chất điều tiết miễn dịch Polysaccharid không tác dụng phụ, không độc tính, là căn cứ nghiên cứu cho việc sử dụng lâu ngày về
sau cho bệnh nhân.
5. Polysaccharid có thể nâng cao hoạt tính tế bào miễn dịch của cơ thể bệnh nhân trong thời gian ngắn. Từ đó nâng cao khả năng chống ung thư. Chúng tôi từng cho
chuột dùng Polysaccharid nguyên chất, phát hiện tế bào chất trong máu kể cả TNF-α được điều chỉnh tăng, điều này khác với hiện tượng tăng TNF-α bất thường của
những chứng bệnh lây nhiễm. Dùng Polysaccharid cũng làm tăng INF-r trong huyết thanh chuột, và hiện tượng tăng tế bào chất có ý nghĩa tích cực trong chống ung thư
và lây nhiễm.
6. Để chứng minh khả năng chống di căn của tế bào ung thư, chúng tôi cho thử nghiệm tế bào LLC (Lewis Lung Carcinoma). Kết quả
cho thấy, chuột đen sau khi dùng Polysaccharid nguyên chất, di căn được ức chế hữu hiệu, khối u rút nhỏ 40%, những chuột đen dùng
Polysaccharid đều không có hiện tượng tăng sinh mạch máu hoặc mô mới bị xâm phạm. Nghiên cứu ngày càng xác định thêm vai trò
phòng chống ung thư của Polysaccharid trong tương lai.
KHAI THÁC VÀ ỨNG DỤNG THUỐC MIỄN DỊCH POLYSACCHARID
1. Bối cảnh khai thác
Miễn dịch của con ngươi gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể chất. Dù bất kỳ hình thức nào, đều nhằm chống lại sự xâm hại của mầm bệnh và phi mầm bệnh. Đồng thời
tăng cường cơ năng của các mô. Đạt tới mục đích khỏe mạnh và phòng chống bệnh tật.
Chức năng chính của hệ miễn dịch duy trì sự cân bằng môi trường cơ thể, vận hành bình thường, thanh trừ độc tố và mầm bệnh. Tuy nhiên trong cuộc sống hiện nay, cơ thể
chúng ta thường xuyên tiếp xúc với thức ăn, không khí, vật dụng ô nhiễm, tế bào luôn chịu sự đe dọa của bệnh tật. Nhiều dịch bệnh như cúm gia cầm, SAFS (Severe Acute
Fishing Syndrome), sốt xuất huyết, AIDS,… đang đe dọa sức khỏe mọi người. Ngoài ra, nguy cơ mắc căn bệnh do biếng dạng tế bào, như ung thư cũng tăng liên tục, hầu như
cũng trở thành chứng bệnh tử vong hàng đầu của các nước.
Con người thời nay, do sức ép môi trường và cuộc sống cá nhân, cộng thêm thức ăn tinh chế, bệnh tim mạch cũng tăng nhanh, trở thành sát thủ thứ hai đứng sau ung thư. Tuy
nhiên, bước tiến bộ của ngành y tế cũng góp phần gìn giữ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, từ thập niên 1940 trở về đây, Polysaccharid cao phân tử thiên nhiên đã được chứng nhận
là đã có nhiều đóng góp cho gìn giữ sức khỏe con người. Sau đó lại xuất hiện nhiều cách sử dụng Polysaccharid cho chế biến thuốc men. Đến thập niên 1970, xác nhận
Polysaccharid có chức năng điều tiết miễn dịch và không độc tính, Polysaccharid bắt đầu được ứng dụng cho cơ thể bị kém miễn dịch nghiêm trọng trong căn bệnh ung thư. Kỳ
vọng Polysaccharid giúp nâng cao khả năng miễn dịch tế bào và thể dịch, giảm tình trạng lây lan và di căn, đạt tới mục đích ức chế ung thư.
Qua kinh nghiệm sử dụng hơn 30-40 năm, cho thấy Polysaccharid có công dụng hỗ trợ trong điều trị ung thư. Nên 20-30 năm gần đây, giới nghiên cứu đã bắt tay vào khai thác
thuốc men chứa thành phần Polysaccharid .
Theo thống kê, trong số thuốc chống ung thư hoặc khối u, có đến khoảng 30-40% liên quan tới thuốc điều trị miễn dịch. Tuy nguồn gốc khác nhau, nhưng kết quả đều cho thấy
tiềm năng rất lớn trong dự phòng và điều trị.
Ngoài ra, Polysaccharid còn có công dụng trong tiểu đường, bệnh thận. Từ khi phát hiện bệnh AIDS ở Châu Phi vào thập niên 1981, tốc
độ lan rộng nhanh chóng khắp thế giới. Hiện nay, xu hướng ức chế và điều trị vẫn sử dụng chất điều tiet mien dich la chu yeu.
Về dịch cúm gia cầm, đang được thế giới quan tâm, một khi virus nguy cơ lây sang người sẽ khiến tử vong tăng cao. Nhất là dịch cúm gia cầm được lây nhiễm qua nước bọt
hoặc không khí càng thêm nguy cơ đáng ngại. Tuy có nhiều loại thuốc khai thác qua nhân bản virus, song công dụng vẫn bị giới hạn, chỉ hiệu quả ở giai đoạn đầu của dịch
bệnh. Nên sách lược muốn kềm chế dịch cúm, phải bắt tay từ tăng cường sức đề kháng cơ thể, để virus không có cơ hội phát triển trong cơ thể hoặc bị tiêu diệt ngay bởi hệ
miễn dịch. Mà trong các chất hữu hiệu đang được sử dụng, thì Polysaccharid thiên nhiên đang là đối tượng được quan tâm.
2. Nghiên cứu và phát triển hoạt chất Polysaccharid
Polysaccharid trong thiên nhiên qua công đoạn chiết xuất, tinh hóa và cô đặc, trở thành chế phẩm chống viêm nhiễm, chống ung bướu. Các chất Polysaccharid ứng dụng trong
ngành y dược có nguồn gốc từ thực vật, vi sinh và loài tảo. Chế phẩm miễn dịch ban đầu đến từ nguyên liệu hình thành tế bào của vi khuẩn, cơ cấu hóa học là β, 1-3. Cũng có
trường hợp điều chế thành văc-xin bán tổng hợp, qua ứng dụng kỹ thuật bán tổng hợp hoặc điều chỉnh hóa học. Ví dụ như Chemical modification, Smith Degradation, hoặc
Formolysis, Methylation.
Năm 1969, chiết xuất nhiệt Polysaccharid từ nấm ăn ở Nhật được ứng dụng vài chục năm nay. Đã khai thác các loại chế phẩm điều tiết miễn dịch và chống ung thư như
Krestin, khai thác công nghiệp từ nấm Vân chi (Trametes versicolor). Trong sợi nấm của Vân chi, Polysaccharid có phân tử lượng đạt tới 9,4 triệu. chuỗi chính là β 1.3;1.4,
chuỗi nhánh là β 1.6 chủ yếu dạng uống, điều trị hoặc hỗ trợ điều trị cho ung thư ngực hoặc ung thư phổi. Ngoài ra, chế phẩm có thành phần Lentinan chiết xuất từ nấm hương
(Lentinus edodes), có chuỗi chính là β 1.3, chuỗi nhánh là β 1.6 chủ yếu dùng dạng tiêm, điều trị ung thư dạ dày. Chế phẩm chiết xuất từ nấm chân chim (Schizophyllum
commmmune), có phân tử lượng 450 ngàn, chuỗi chính là β 1.3, chuỗi nhánh là β 1.6, chủ yếu điều trị ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, còn Polysaccharid phục linh và Polysaccharid men. Cơ cấu hóa học của Polysaccharid men là hợp chất glucose β 1.3, chủ yếu điều trị viêm gan, ung thư, phong thấp.
Sau khi được xử lý vitriol, tăng tính hòa tan trong nước và được ứng dụng cho điều trị AIDS.
Polysaccharid chiết xuất từ loài tảo như tảo đỏ, có tác dụng tăng hiệu quả điều trị, bệnh cảm, chống ung bướu. Cơ cấu Polysaccharid ở
loài tảo là β 1.4 hoặc β 1.3.
Chất chiết xuất Polysaccharid từ thực vật có khả năng điều tiết miễn dịch, là công việc nhiều tiềm năng. Nhất là đối với cây thảo mộc, thực vật chống ung thư, tuy thành phần
chính còn cần thêm chứng minh qua kiểm chứng khoa học, song qua nghiên cứu thành công trên Polysaccharid của Thích Ngũ Ca, Polysaccharid lúa mạch, Polysaccharid
Hoàng Kỳ, Polysaccharid Nhân Sâm, cho thấy ứng dụng còn phải được khai thác thêm. Do tiềm năng khai thác Polysaccharid chiết xuất từ thực vật, thời gian gần đây có sự
đầu tư lớn cho Polysaccharid chiết xuất từ lúa mạch. Qua nhiều năm nghiên cứu về Polysaccharid, chúng tôi nhận thấy việc khai thác Polysaccharid từ nấm có tiềm năng thành
công nhất. Vì chủng loại nấm đa dạng, tính hóa học của chất chiết xuất trong từng loại nấm đều có điểm đặc sắc riêng, từ đó khả năng khai thác chế phẩm Polysaccharid có
công dụng toàn diện cũng tăng cao. Đồng thời cấu trúc hoá học của Polysaccharid nấm ổn định, không bị mất tính năng ở nhiệt độ cao, hòa tan tốt, không cần điều chỉnh hóa
học, là vị thuốc quý từ thiên nhiên.
3. Cơ chế tác dụng của Polysaccharid và chế phẩm trong tương lai
Cơ chế tác dụng chính của Polysaccharid trong cơ thể thông qua tác dụng và kết hợp với thụ thể trên màng tế bào miễn dịch hoặc tế bào xơ, đạt tới kết quả hoạt hóa tế bào.
Miễn dịch là hệ thống phòng ngự tai biến tế bào do bệnh tật, virus, vi khuẩn; bao gồm miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích nghi. Miễn dịch bẩm sinh không chuyên biệt,
không tăng khả năng phòng chống qua viêm nhiễm nhiều lần. Còn miễn dịch thích nghi có tính chuyên biệt, tăng khả năng phòng chống qua viêm nhiễm nhiều lần. Phản ứng
miễn dịch chia làm hai bước chính: bước một là nhận biết mầm bệnh ngoại lai hoặc vật xâm nhập; bước hai là sản sinh phản ứng để tiêu diệt. Hai loại miễn dịch này đều hợp
thành bởi các loại tế bào và nhân tố hòa tan. Miễn dịch bẩm sinh gồm tế bào nuốt chửng và sát thủ tự nhiên, lysozyme, complement, Acute Phase Proteins, Interferon,…; còn
miễn dịch thích nghi gồm tế bào lympho (lymphocytes) , Antibody. Cả hai loại miễn dịch đều hợp tác lẫn nhau để cấu thành hệ miễn dịch hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, dù là miễn dịch nào, cũng có thể tăng cường bởi Polysaccharid. Polysaccharid qua tác dụng trên lecithoid và glycoprotein trong tế bào và tế bào trên cơ quan và
máu, với cơ chế sau đây :
1. Hoạt hóa hệ thống Reticuloendothelial
Qua tác dụng nuốt chửng của hệ thống này, thanh trừ mầm bệnh hoặc phi mầm bệnh trong máu, chống lão hóa, bệnh tật, thải độc.
2. Hoạt hóa tế bào nuốt chửng, tế bào sát thủ tự nhiên, tế bào T và tế bào B
Tế bào nuốt chửng là tế bào miễn dịch quan trọng nhất, trên màng có thụ thể, có thể kết hợp với glycoprotein, giúp tăng cường miễn dịch. Sản sinh nhân tố tấn công tế bào ung
thư, đảm nhiệm chức năng phòng vệ.
Tế bào sát thủ tự nhiên (NK cells) đa số tồn tại ở lách và máu, là tế bào bạch cầu đơn nhân lớn LGL (Large granular lymphocyte), không trực tiếp tấn công mầm bệnh, mà chỉ
phá hoại tế bào bị lây nhiễm, hoặc tế bào khác thường (Aberrant cell) có khả năng hình thành ung bướu. Đồng thời tế bào sát thủ tự nhiên còn phóng thích men Degradative
(degradative enzymes), làm tan biến tế bào bệnh. Tác dụng này thuộc cơ chế miễn dịch không chuyên biệt, có thể làm tan biến nhiều loại tế bào ung thư. Polysaccharid với
công dụng tăng cường tế bào sát thủ tự nhiên, nên có hiệu quả chống ung thư.
Polysaccharid còn hoạt hóa tế bào T, hỗ trợ cho tác dụng thực bào của tế bào nuốt chửng. Polysaccharid hoạt hóa tế bào B trong hệ bạch huyết, tủy xương, nên được xác nhận
là chất phục hồi điều tiết miễn dịch (Immuno-modulator).
3. Hoạt hóa bổ thể
Qua nghiên cứu, Polysaccharid kết hợp với chất đạm bổ thể trong máu, đạt tới hiệu quả hoạt hóa. Làm tăng cường khả năng chống và diệt mầm bệnh tế bào ung thư của các tế
bào nuốt chửng.
4. Nâng cao khả năng miễn dịch của hồng cầu
Hồng cầu là tế bào quan trọng mang oxy, theo luận chứng của Siegle, chứng minh hồng cầu còn là thể miễn dịch. Polysaccharid được phát hiện có tác dụng làm tăng tính miễn
dịch của hồng cầu, tóm tắt như sau:
• Hỗ trợ thanh trừ kháng nguyên ngoại lai.
• Tăng cường tác dụng miễn dịch của bạch cầu, hoạt hóa khả năng chống ung thư của tế bào sát thủ tự nhiên.
• Tăng cường tác dụng tiêu diệt tế bào của bạch cầu.
• Tăng cường tác dụng nuốt chửng của bạch cầu
• Tăng cường cơ chế điều tiết chức năng tế bào.
Polysaccharid làm tăng sản lượng SOD của hồng cầu, thanh trừ gốc tự do xấu, bảo vệ chức năng miễn dịch của bạch cầu và lympho bào.
Hồng cầu là hệ thống quan trọng điều tiết miễn dịch, Polysaccharid với công dụng tăng cường hệ bạch cầu, gây ảnh hưởng giúp nâng
cao cơ chế miễn dịch hồng cầu, đạt tới phòng bệnh và giữ gìn sức khỏe.
Tóm lại, Polysaccharid là chất có công dụng đa dạng và toàn diện, nhất là Polysaccharid của nấm, không độc tính, là chế phẩm hoàn toàn thiên nhiên giàu tiềm năng. Mang lại
tiềm năng lớn trong nghiên cứu lâm sàng và ứng dụng. Công dụng cụ thể như sau:
1. Chống ung bướu:
Xưa nay ngành y thường sử dụng thuốc chống ung thư hóa chất, dùng tiêu diệt tế bào bệnh, nhưng cũng tổn hại đến tế bào bình thường, mang lại tác dụng phụ. Việc ứng dụng
Polysaccharid, vừa tăng khả năng phòng chống cho cơ thể, còn bảo vệ chức năng cho tế bào bình thường, mang lại hy vọng về sản xuất chế phẩm Polysaccharid hỗn hợp điều
trị ung thư trong tương lai.
2. Khai thác chế phẩm Polysaccharid chống lây nhiễm siêu vi như AIDS, cúm gia cầm.
Polysaccharid ngoài nâng cao tính miễn dịch đối với lây nhiễm virus, nghiên cứu gần đây còn cho thấy chế phẩm bán tổng hợp Polysaccharid mang hoạt tính ức chế virus
AIDS, mang lại hiệu quả điều trị đầy ý nghĩa. Polysaccharid của nấm dễ tan trong nước, không tác dụng phụ, có hiệu quả tốt trên lâm sàng, giàu tiềm năng trong phòng chống
virus như AIDS, cúm gia cầm.
3. Khai thác thuốc men Polysaccharid chống lão hóa.
Lão hóa khiến miễn dịch cơ thể bị rối loạn hoặc giảm sút. Teo tuyến ngực hoặc lão hóa hệ bạch huyết, dẫn tới suy nhược, giảm tuổi thọ. Qua nghiên cứu, ứng dụng
Polysaccharid làm hoạt hóa chức năng tế bào miễn dịch, nâng cao hoạt động cơ quan, đạt mục tiêu chống lão hóa, là khả thi về mặt lý luận và thực tiễn.
Polysaccharid, với chức năng đa dạng như chống ung bướu, lây nhiễm, lão hóa, phục hồi cơ quan hoạt động kém bình thường, có lẽ
khiến người ta khó tin, song qua nghiên cứu khảo sát lâm sàng, lại khiến chúng ta giàu lòng tin. Tất cả nằm ở cơ chế hoạt hóa tế bào
của Polysaccharid. Vì hoạt hóa được tế bào miễn dịch toàn thân, nên khơi dậy tác dụng đồng bộ của các mô, từ đó ảnh hưởng quan
trọng đến cân bằng sinh thái toàn thân. Trong tương lai, chỉ cần ngành y dược học chịu khó đi sâu khai thác chiết xuất tinh chất từ
nguyên liệu như loài nấm, cây thuốc, tảo biển, tiến hành thử nghiệm sinh lý, ước mơ tìm thấy “thuốc Polysaccharid” sẽ có hy vọng
thành công

You might also like