You are on page 1of 5

Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận

ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

MỐI LIÊN QUAN GIỮA CHUYỂN ĐỘNG - THỂ TÍCH KHÔNG GIAN
CHIẾM CHỖ - ĐỘNG NĂNG CỦA CÁC HẠT CƠ BẢN TRONG CHU
TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA THIÊN HÀ:

1. Khái niệm thể tích chiếm chỗ không gian nghỉ của vật thể, tức là thể tích
hình học của vật thể, gọi tắt là thể tích nghỉ của vật thể:

Thể tích không gian chiếm chỗ của vật khi vật không có chuyển động dời chỗ và
không có chuyển động quay tròn:

Xét một vật thể có dạng khối cầu có thể tích 1 cm3 chẳng hạn, khi khối cầu này
đứng yên thì trong 1 đơn vị thời gian nhất định chẳng hạn như trong một giây thì thể tích
không gian chiếm chỗ của khối cầu này sẽ đúng bằng thể tích hình học của nó là 1
cm3/giây.Như vậy có thể đưa ra khái niệm thể tích nghỉ như bên dưới.

- Khái niệm thể tích nghỉ của vật thể/hạt:

Khi một vật không có chuyển động dời chỗ, tức ở trạng thái nghỉ thì dù trong thời
gian bao lâu thể tích chiếm chỗ không gian của vật thể/hạt đó vẫn giữ nguyên với giá trị
không đổi và giá trị không đổi này đúng bằng giá trị thể tích hình học của vật thể/hạt đó.

- Định nghĩa thể tích nghỉ của vật thể/hạt:

“Thể tích nghỉ là thể tích của một vật thể/hạt mà vật thể/hạt đó ở trạng thái nghỉ - trạng
thái không có chuyển động dời chỗ và cũng không có chuyển động quay tròn thì thể tích
nghỉ đúng bằng với thể tích hình học chiếm chỗ không gian của vật thể/hạt đó, và thể tích
nghỉ là thể tích hình học và mang tính chiếm chỗ không gian hình học của vật thể/hạt nên
thể tích nghỉ không thay đổi theo thời gian và vận tốc chuyển động dời chỗ của vật
thể/hạt”.

2. Khái niệm về thể tích không gian chiếm chỗ của vật thể/hạt chuyển động
trên một đơn vị thời gian:

Thể tích không gian chiếm chỗ của vật thể/hạt trên một đơn vị thời gian khi vật
thể/hạt có chuyển động quay tròn (hay không có chuyển động quay tròn) và không có
chuyển động dời chỗ, chẳng hạn như khối cầu có thể tích 1 cm3 không có chuyển động
dời chỗ và không có chuyển động quay tròn thì trong bất kỳ thời gian bao lâu thể tích
chiếm chỗ của khối cầu này vẫn vẫn luôn là 1 cm3.

Thể tích không gian chiếm chỗ trên một đơn vị thời gian của vật thể/hạt chỉ phụ
thuộc vào vận tốc chuyển động dời chỗ của vật đó mà không phụ thuộc vào trạng thái
chuyển động quay tròn của vật đó. Ví dụ như khi một vật có thể tích hình học 1 cm3 và
chuyển động có gia tốc thì trong một đơn vị thời gian thể tích chiếm chỗ của nó không
còn là 1 cm3 mà sẽ lớn hơn 1 cm3

- Định nghĩa thể tích chiếm chỗ không gian của vật thể/hạt chuyển động trên một
đơn vị thời gian:

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 1


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

“Trên cùng một đơn vị thời gian thể tích chiếm chỗ của vật thể/hạt phụ thuộc vào thể tích
nghỉ (thể tích hình học) của vật thể/hạt và vận tốc chuyển động dời chỗ của vật thể/hạt
mà không phụ thuộc vào vận tốc chuyển động quay tròn của vật thể/hạt đó, thể tích chiếm
chỗ trên đơn vị thời gian bằng tích số của thể tích nghỉ của vật thể/hạt với vận tốc chuyển
động dời chỗ của nó”.

3. Các định lý về thể tích không gian chiếm chỗ của các loại chuyển động cơ
bản của vật/hạt trên một đơn vị thời gian:

“Chuyển động quay tròn hay đứng yên của vật/hạt là trạng thái chuyển động mà thể tích
không gian chiếm chỗ của nó ít nhất bằng với thể tích nghỉ của nó, tức bằng thể tích hình
học của nó”.

“Chuyển động dời chỗ của vật/hạt là trạng thái chuyển động mà thể tích không gian
chiếm chỗ của nó trên một đơn vị thời gian tăng một cách tương ứng với sự tăng vận tốc
chuyển động dời chỗ của nó”.

“Chuyển động dời chỗ có gia tốc của vật/hạt là trạng thái chuyển động mà thể tích không
gian chiếm chỗ của vật thể trên một đơn vị thời gian sẽ thay đổi trong quá trình vật thể
gia tốc, và vật/hạt sẽ chiếm chỗ thêm không gian trên một đơn vị thời gian khi vật/hạt gia
tốc dương, và sẽ nhường bớt đi không gian trên một đơn vị thời gian khi vật/hạt gia tốc
âm (so với cùng đơn vị thời gian khi vật gia tốc dương)”. (Việc chiếm thêm hay nhường
bớt thể tích không gian trong thời gian gia tốc và thể tích không gian chiếm chỗ của vật
thể/hạt hoặc nhường chỗ tuyệt đối của các hạt có liên quan chặt chẽ đến quá trình sinh ra
và tích lũy năng lượng vật chất và trạng thái động năng chuyển động quay tròn hay
chuyển động dời chỗ của các hạt như nêu bên dưới).

“Chuyển động dao động của vật/hạt là trạng thái chuyển động mà thể tích không gian
chiếm chỗ của nó trên một đơn vị thời gian tăng giảm theo chu kỳ dao động, với thể tích
chiếm chỗ của nó lớn nhất tương ứng với lúc nó có vận tốc chuyển động dời chỗ lớn nhất
trong dao động của nó”.

“Chuyển động theo các quỹ đạo của các hạt là trạng thái chuyển động mà thể tích không
gian chiếm chỗ của nó có tính chiếm chỗ không gian một cách bất đối xứng và có tính
chiếm chỗ thể tích không gian lớn nhất vì chuyển động quỹ đạo của các hạt cơ bản sơ cấp
tương tác với các hạt không gian làm cho xác suất xuất hiện của các hạt không gian bên
trong các quỹ đạo đó ít nhất”.

4. Khái niệm chuyển động theo quỹ đạo kín của các hạt cơ bản sơ cấp có thể
xem là chuyển động quay tròn:

Đối với các hạt sơ cấp như các hạt cấu tạo nên hạt quark hay dưới thang hạt quark
thì chuyển động quỹ đạo tròn kín của các hạt sơ cấp đó có thể xem là chuyển động quay
tròn vì chuyển động quỹ đạo kín sẽ làm giảm khả năng xuất hiện các hạt không gian bên
trong lòng quỹ đạo kín của các hạt sơ cấp đó, và chuyển động quỹ dạo kín này vẫn tuân
theo qui luật bảo toàn trạng thái chuyển động quay quỹ đạo kín của các hạt sơ cấp, cũng
tương tự như sự bảo toàn chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản khi vật thể chứa các
hạt sơ cấp hay các hạt cơ bản cấu tạo nên vật thể vật chất có chuyển động dời chỗ theo lộ
trình cong, vì vậy trong nhiều trường hợp khi nói đến trạng thái chuyển động quay tròn

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 2


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

thì đó cũng là trạng thái chuyển động quỹ dạo tròn của các hạt mà vấn đề xét đến được
đơn giản hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

5. Qui luật về mối liên quan giữa “quá trình chuyển đổi qua lại trạng thái
động năng quay tròn và động năng chuyển động dời chỗ của hạt - sự thay đổi
thể tích không gian chiếm chỗ bởi sự thay đổi động năng - quá trình tích lũy
hay giải phóng năng lượng từ sự thay đổi trạng thái chuyển động của các hạt
cơ bản”:

Có thể hình dung như một bánh xe được treo lơ lửng và sẵn có chuyển động quay
tròn, khi thả bánh xe xuống mặt đường và khi bánh xe chạm mặt đường thì lập tức bánh
xe sẽ chuyển một phần động năng chuyển động quay tròn sẵn có của nó thành động năng
chuyển động dời chỗ, giúp bánh xe có chuyển động dời chỗ trên mặt đường, tức là quá
trình này đã làm chuyển một phần động năng quay tròn của bánh xe sang thành động
năng chuyển động dời chỗ của bánh xe, và trong thời gian gia tốc dời chỗ thì bánh xe đã
chiếm thêm một thể tích không gian, và quá trình này là quá trình giải phóng năng lượng
cơ học dạng động năng chuyển động dời chỗ của bánh xe.

Tương tự hình ảnh vừa nêu trên, các hạt tương tác với nhau sẽ có sự chuyển đổi
tương tự trong đó sự va chạm của các hạt sẽ làm các hạt thay đổi động năng chuyển động
quay tròn sang động năng chuyển động dời chỗ và quá trình này làm sự vận động của hạt
chiếm thêm thể tích không gian đồng thời sinh công cơ học do chuyển động dời chỗ của
các hạt, vì vật chất chỉ có thể nhận năng lượng cơ học từ chuyển động dời chỗ của hạt tác
động lên vật nhận chứ không thể từ chuyển động quay tròn của hạt được nên quá trình
sinh năng lượng cơ học là quá trình tương tác giữa các hạt mà sau khi tương tác một số
hạt sẽ chuyển chuyển động quay tròn sang chuyển động dời chỗ, và quá trình này sinh ra
năng lượng cơ học. Và quá trình tích lũy năng lượng vật chất thì theo chiều ngược lại.

- Qui luật về mối liên quan giữa “chuyển động - không gian chiếm chỗ - năng
lượng” của hạt như sau:

“Khi một hạt chứa trong một phần tử điểm có chuyển động dời chỗ thì sẽ có sự thay đổi
động năng quay tròn của nó so với phương chuyển động dời chỗ của phần tử điểm đó,
chuyển động dời chỗ thay đổi vận tốc thì sẽ làm thay đổi thể tích chiếm chỗ không gian
trên một đơn vị thời gian của hạt đó, và năng lượng gia tốc chuyển động dời chỗ của phần
tử điểm sẽ tạo nên sự thay đổi động năng chuyển động quay tròn so sánh giữa hạt và
phương chuyển động dời chỗ của hạt đó tức so với thân phần tử điểm chứa hạt đó”.

- Qui luật giải phóng năng lượng trong các phản ứng hạt nhân:

“Trong quá trình phản ứng hạt nhân năng lượng cơ học giải phóng ra có nguồn gốc từ sự
chuyển đổi trạng thái chuyển động quay tròn sang trạng thái chuyển động dời chỗ của
một số hạt sản phẩm của quá trình phản ứng hạt nhân, sự thay đổi trạng thái từ chuyển
động quay tròn sang trạng thái chuyển động dời chỗ của các hạt sản phẩm đó làm tác
động lên các phần tử vật chất lân cận gây nên chuyển động dời chỗ và chuyển động dao
động cho các phần tử vật chất lân cận, sự truyền động năng chuyển động dời chỗ cho các
phần tử lân cận làm cho các phần tử lân cận chiếm thêm nhiều thể tích không gian và sự
chiếm thêm nhiều thể tích không gian làm tăng áp suất môi trường, và sự tăng chuyển
động dời chỗ của các phần tử môi trường làm môi trường tăng nhiệt độ, riêng các phần tử

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 3


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

sản phẩm phản ứng do giảm chuyển động quay tròn nên mất đi thuộc tính khối lượng của
vật chất và chúng trở thành các hạt không gian”.

- Mối liên quan giữa chuyển động - thể tích không gian chiếm chỗ - động năng của
các hạt cơ bản trong chu trình vận động của thiên hà:

Như đã nêu qui luật vận động của thiên hà có sự tương tự với qui luật vận động
của cơn bão nhiệt đới, với qui luật vận động là chuyển thế năng do chênh lệch áp suất
(hay mật độ cao) giữa ngoài biên của cơn bão hay ngoài biên của thiên hà với áp suất
thấp (hay mật độ thấp) thành động năng của vòng xoáy cơn bão hay vòng xoáy thiên hà,
mà áp suất thấp tăng dần về phía tâm cơn bão có được nhờ sự ngưng tụ hơi nước, còn mật
độ các hạt không gian thấp dần về phía tâm thiên hà thì do hiện tượng “ngưng tụ vật
chất”, tức sự hình thành vật chất và hiện tượng nuốt các thiên thể bởi lỗ đen ở tâm thiên
hà.

Các thiên thể sao, các đám bụi vật chất hay nói chung các vật thể vật chất có
chiều chuyển động đi theo chiều xoắn ốc theo hướng đi từ biên thiên hà vào tâm thiên hà
đồng thời chúng có chuyển động ưu thế là chuyển động quanh tâm thiên thể sao hấp dẫn
hoặc quanh tâm một thiên thể hấp dẫn có khối lượng nên chuyển động này tạo cho các
vật thể vật chất có chuyển động quỹ đạo tròn hay quỹ đạo ellipse với mặt phẳng của các
quỹ đạo này có phương ưu thế gần song song với phương mặt phẳng của thiên hà, do vậy
khi xét riêng từng hành tinh thì các hành tinh có dạng chuyển động là những hình vòm
gối lên nhau với chân vòm hướng về phía tâm thiên hà.

Đối với các hạt cơ bản trong các thiên thể như trong các thiên thể sao hay các
hành tinh thì hiện tượng hình thành và vận động các thiên thể này tức sự hình thành vật
chất của các thiên thể đó luôn đi đôi với việc tích lũy động năng chuyển động quay tròn
của các hạt cơ bản và đồng thời cũng đi đôi với việc tích lũy chuyển động dời chỗ của các
hạt cơ bản tức là các thiên thể chứa các hạt cơ bản tăng dần vận tốc chuyển động dời chỗ,
trong đó các hạt thành phần cấu tạo nên vật chất trong không gian thiên hà ban đầu là các
hạt sơ cấp so với thân thiên thể (hay bụi vật chất chứa chúng) có vận tốc chuyển động
quay tròn nhỏ đồng thời có vận tốc chuyển động dời chỗ nhỏ, theo thời gian khi chuyển
động theo lộ trình hình vòm gối lên nhau và hình vòm đi theo dạng xoắn ốc vào tâm thiên
hà thì vận tốc chuyển động quay tròn của các hạt cơ bản được tích lũy dần đồng thời với
vận tốc chuyển động quay tròn của các hệ sao tăng dần và vận tốc chuyển động quỹ đạo
quanh lỗ đen trung tâm thiên hà của các hệ sao cũng tăng dần và cuối cùng là các hệ sao
bị nuốt vào lỗ đen thiên hà. Sự tích lũy các chuyển động này ngày càng làm khoảng cách
giữa các hệ thiên thể sao với lỗ đen trung tâm thiên hà giảm dần, đồng thời các khoảng
cách giữa các hành tinh với các thiên thể sao cũng có xu hướng ưu thế giảm dần và
khoảng khách giữa các hạt cơ bản cũng giảm dần và đường kín của các hạt cơ bản cũng
giảm dần (vui lòng xem khi vật thể hình đĩa tròn có treo các vật nặng có chuyển động
quay tròn khi vật thể đĩa tròn tăng dần vận tốc chuyển động quỹ đạo thì chuyển động quỹ
đạo của các vật treo xung quanh vật thể đĩa tròn sẽ giảm dần khoảng cách đến tâm vật thể
đĩa tròn, với mô hình này có thể xem các vật treo là chuyển động quỹ đạo của các hạt sơ
cấp và đĩa tròn như một thiên thể sao bị áp đặt tăng dần vận tốc chuyển động quay tròn
trong chu trình thiên hà), vì vậy vật chất khi càng vào gần tâm thiên hà thì ngày càng tăng
dần độ nén và cuối cùng là khi bị nuốt vào lỗ đen thiên hà thì sẽ có độ nén lớn nhất, và lỗ
đen thiên hà sẽ tích lũy thêm động năng chuyển động quay tròn mỗi khi nuốt được một
hệ thiên thể sao, vì vậy lỗ đen trung tâm thiên hà là vật có chuyển động quay tròn nhanh

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 4


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

nhất, cũng có nghĩa là chuyển động biên xích đạo của lỗ đen thiên hà sẽ có vận tốc lớn
nhất trong thiên hà và đồng thời các hạt cơ bản sơ cấp chứa trong lỗ đen trung tâm thiên
hà cũng sẽ có vận tốc chuyển động quay tròn lớn nhất, vì các hạt sơ cấp có chuyển động
quay tròn với vận tốc lớn nhất tức là chúng có đường kính chuyển động quỹ đạo nhỏ nhất
nên sự tương tác lệch trục giữa chúng diễn ra mạnh nhất làm cho vật chất trong lỗ đen
thiên hà có sự sít đặc nhất.

6. Động năng chuyển động quay tròn của một hạt cơ bản sơ cấp gồm động
năng chuyển động quỹ đạo của hạt sơ cấp cộng với động năng chuyển động
quay tròn của hạt cơ bản sơ cấp đó mà thực chất chuyển động quay tròn của
hạt sơ cấp lại là chuyển động quỹ đạo do đó động năng của các hạt cơ bản sơ
cấp có động năng lớn gấp đôi động năng chuyển động quay tròn của vật thể
có kích thước lớn:

Nếu xét động năng chuyển động quay tròn của trái đất trong hệ mặt trời thì động
năng chuyển động của trái đất sẽ gồm động năng chuyển động quay tròn của trái đất và
động năng chuyển động quỹ đạo của trái đất, nhưng nếu xét động năng của trái đất trong
hệ ngân hà thì động năng vật thể của trái đất sẽ phải cộng thêm động năng mà trái đất
chuyển động theo hệ mặt trời với quỹ đạo quanh lỗ đen trung tâm thiên hà.

Tương tự như vậy nếu xét động năng của một hạt cơ bản sơ cấp trong hạt nhân
nguyên tử thì động năng của hạt cơ bản sơ cấp sẽ bằng động năng chuyển động quay tròn
của các hạt cơ bản sơ cấp và động năng chuyển động quỹ đạo của các hạt sơ cấp, do hai
loại động năng xuất phát từ sự chuyển động quay tròn và chuyển động quỹ đạo tự nhiên
của chúng trong hạt nhân nguyên tử (hay ngoài hạt nhân nguyên tử) nên khi chúng thoát
ra khỏi hạt nhân nguyên tử và chuyển toàn bộ động năng chuyển động quay tròn và động
năng chuyển động quỹ đạo của chúng thành động năng chuyển động dời chỗ thì động
năng chuyển động sẽ có giá trị bằng động năng chuyển động quỹ đạo của hạt cơ bản cộng
với động năng chuyển động quỹ đạo của hạt cơ bản sơ cấp, và như vậy hạt cơ bản sơ cấp
khi bị bắn ra ngoài sau các phản ứng hạt nhân sẽ ít có chuyển động quay tròn lẫn chuyển
động quỹ đạo, vì vậy các hạt cơ bản sơ cấp chuyển động một cách tự do như vậy sẽ ít có
thuộc tính khối lượng làm cho xuất hiện hiện tượng hụt khối trong các phản ứng hạt
nhân.

Như vậy giữa chuyển động, thể tích không gian chiếm chổ và động năng của vật thể/hạt
có mối liên quan chặt chẽ với nhau.

Hãy truy cập vào website http://www.initialphysics.org để xem video quay những thí nghiệm của nghiên
cứu và tải về toàn bộ nội dung của nghiên cứu này. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay góp ý gì xin gởi
email về địa chỉ info@initialphysics.org.

Quyền tác giả số: 2826/2009/QTG, ngày được cấp quyền tác giả: 18/08/2009

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 5

You might also like