You are on page 1of 4

Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận

ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THIÊN HÀ CÓ MỘT PHẦN QUI LUẬT VẬN ĐỘNG
TƯƠNG TỰ NHƯ QUI LUẬT VẬN ĐỘNG CỦA CƠN BÃO NHIỆT ĐỚI:

1. Sự vận động của một cơn bão nhiệt đới và trạng thái vật lý của các thành
phần tham gia vào chu trình cơn bão nhiệt đới ở thời điểm trước và sau khi
tham gia vào chu trình cơn bão nhiệt đới:

Sự vận động của thiên hà có sự tương tự với sự vận động của cơn bão nhiệt đới,
do đó trước khi xét đến sự vận động của thiên hà chúng ta cần làm rõ trước sự vận động
của cơn bão.

Ở cơn bão nhiệt đới, thế năng chênh lệch áp suất với áp suất cao được tạo bởi hơi
nước bốc hơi do nắng phía ngoài biên cơn bão, và áp suất thấp còn được gọi là áp thấp
nhiệt đới thì được hình thành phía dưới đám mây của cơn bão, do đám mây bão ngăn
nắng đồng thời sự đối lưu giữa tầng trên và tầng dưới xảy ra làm không gian dưới đám
mây bão trở nên lạnh hơn tạo điều kiện cho sự ngưng tụ hơi nước, khi hơi nước ngưng tụ
kéo theo sự giảm thể tích của nước ở dạng khí chuyển sang dạng lỏng sẽ giải phóng một
thể tích không gian theo tỉ lệ là 1244 lần, vì 1 mol nước có khối lượng 18g ở thể khí
chiếm chỗ không gian là 22,4 lít nên khi chuyển sang thể lỏng thì 1 mol nước chỉ chiếm
chỗ không gian là 0,018 lít, tức thể tích không gian chiếm chỗ sẽ giảm đi thể tích tương
đương 1244 lần, vì vậy mà quá trình ngưng tụ hơi nước là quá trình duy trì áp suất thấp
để duy trì thế năng cho cơn bão hoạt động.

Sự chênh lệch áp suất ngoài và trong cơn bão này chuyển dần thành động năng
của khối khí có chuyển động hình trôn ốc với qui luật vận tốc dòng gió của vòng xoáy
cơn bão lớn dần từ ngoài vào trong, khi một vật thể rơi vào cơn bão sẽ có ưu thế xu
hướng chuyển động theo hai chuyển động chính gồm: chuyển động thứ nhất là chuyển
động quay tròn với chiều chuyển động quay tròn này ngược chiều với chuyển động của
vòng xoáy cơn bão, chuyển động thứ hai là chuyển động theo lộ trình đi vào tâm vòng
xoáy của cơn bão với chiều chuyển động cùng chiều với chiều dòng xoáy cơn bão.

Nhờ vật thể có chuyển động vừa quay tròn và vừa dời chỗ như vậy nên khi chúng
rơi vào vùng của vòng xoáy cơn bão chúng sẽ không bị văng ra khỏi cơn bão. Các chuyển
động này có được là do vật thể có khối lượng riêng lớn hơn các phần tử gió của vòng
xoáy cơn bão và sự tương tác một cách bất đối xứng bởi những dòng xoáy cong lên các
biên của vật thể.

Hiện tượng hơi nước chuyển động trong vòng xoáy cơn bão theo cách này còn tạo
nên một hiệu ứng ngưng tụ hơi nước khác với sự ngưng tụ do nhiệt độ thấp hay do áp
suất cao là sự ngưng tụ do các cuộn xoáy làm các phần tử của hơi nước ngày càng gần
nhau hơn và tạo nên sự ngưng tụ, hiệu ứng tạo sự ngưng tụ hơi nước theo cách này hay
ngưng tụ hơi nước trên các vật thể có vận tốc chuyển động nhanh như ngưng tụ hơi nước
quanh thân hay cánh máy bay có thể gọi là hiệu ứng ngưng tụ hơi nước của vòng xoáy,
và sự ngưng tụ hơi nước của vòng xoáy này cùng với sự ngưng tụ hơi nước do nhiệt độ
thấp bên trong cơn bão mà giúp cho hơi nước dưới và trong đám mây của cơn bão được
ngưng tụ cả ngày lẫn đêm làm duy trì áp suất thấp bên trong cơn bão tạo nên thế năng áp
suất giữa bên ngoài và bên trong giúp cơn bão duy trì được hoạt động cả ngày lẫn đêm.

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 1


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

Sau khi tham gia vào chu trình vận động của cơn bão thì các phân tử nước từ dạng
hơi nước chuyển sang dạng lỏng và nước trở nên lạnh hơn tức các phân tử nước đã giảm
đi chuyển động dời chỗ trong quá trình ngưng tụ, đồng thời quá trình ngưng tụ hơi nước
tạo nên sự tỏa nhiệt, còn các thành phần không khí được trả lại môi trường không gian
khí quyển thì trở nên nóng hơn do nhận nhiệt lượng tỏa ra của quá trình ngưng tụ hơi
nước và nhiệt độ tăng này cũng là sự tăng thêm chuyển động dời chỗ của các phân tử
không khí nên thể tích chiếm chỗ của chúng trong khí quyển sau chu trình của cơn bão sẽ
lớn hơn trước khi chúng tham gia vào chu trình của cơn bão, tuy nhiên sự giãn nở chiếm
thêm thể tích không gian do sự nóng lên của phần các chất khí của không khí tham gia
vào chu trình cơn bão rất nhỏ vì nhiệt độ tăng của chúng không nhiều đồng thời chúng
vẫn giữa nguyên thể khí, vì vậy mà thể tích không gian chiếm chỗ thêm của các chất khí
sau khi tham gia chu trình cơn bão nhỏ hơn rất nhiều so với thể tích không gian mà hơi
nước giải phóng ra sau chu trình cơn bão, như vậy có thể nói rằng sự vận động của cơn
bão luôn kèm theo sự giảm thể tích chiếm chỗ không gian của tất cả thành phần (gồm hơi
nước, các chất khí trong không khí) tham gia vào chu trình cơn bão, điều này sẽ giúp giải
thích sự vận động của thiên hà là sau chu trình thiên hà thì các thành phần tham gia vào
thiên hà sẽ giảm đi thể thích không gian chiếm chỗ, tức thiên hà ngày càng dần co lại,
phần này được trình bày trong phần kết luận vũ trụ đang co lại.

2. Sự vận động của một thiên hà và các thành phần tham gia vào chu trình
thiên hà:

Tương tự như vậy đối với sự vận động của thiên hà có thể hình dung rằng các hạt
hơi nước có tính nặng giống như các hạt cơ bản, còn các phân tử của không khí như N2,
O2, CO2, Ar giống như các hạt không gian (hay còn được gọi là vật chất tối) trong không
gian thiên hà có tính nhẹ, thiên hà có vòng xoáy với vận tốc tăng dần từ ngoài vào trong
và vòng xoáy được tạo nên bởi sự chuyển động của các dòng hạt không gian trong thiên
hà (có thể gọi vắn tắt là các hạt không gian và các dòng hạt không gian), các dòng hạt
không gian chuyển động theo các lộ trình có dạng xoắn lò xo và tăng dần vận tốc từ biên
thiên hà vào đến tâm thiên hà tương tự như các dòng khí trong cơn bão, các dòng xoắn lò
xo này có hình chiếu nhìn vào mặt phẳng của đĩa thiên hà thì có dạng là hình các chân
vòm gối lên nhau với chân vòm có bán kính nhỏ hơn bán kính của mái vòm và các chân
vòm hướng vào tâm của thiên hà.

Các hạt không gian không tham gia trực tiếp vào việc cấu tạo nên vật chất nhưng
do chúng chuyển động theo dạng xoắn nên chúng tương tác với các hạt cơ bản sơ cấp
một cách bất đối xứng tạo nên chuyển động quay tròn và chuyển động quỹ đạo cho các
hạt cơ bản sơ cấp.

Trong không gian vũ trụ có nhiều loại hạt không gian có chuyển động quỹ đạo
theo những đường cong hình vòng (hay hình vòm), trong đó có loại hạt chịu sự chi phối
bởi sự vận động của thiên hà, và có loại hạt chịu sự chi phối của hệ mẹ các thiên hà và có
loại hạt chịu sự chi phối của hệ thiên hà, nên mặt phẳng chuyển động quỹ đạo của mỗi
loại hạt này đều có phương mặt phẳng quỹ đạo riêng và khác nhau.

Khi vũ trụ ở giai đoạn sơ khai thì giữa các vùng không gian trong vũ trụ có mật
độ các hạt không như nhau nên khi các vùng không gian này ở gần nhau sẽ làm cho các

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 2


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

hạt không gian ở vùng không gian có mật độ cao di chuyển sang vùng không gian có mật
độ thấp, và mỗi khối dòng hạt khi chuyển dịch đều có phương chuyển động dời chỗ và
chiều chuyển động dời chỗ riêng nên tiếp theo đó khi khối dòng hạt này tiếp xúc với một
khối dòng hạt khác có phương và chiều chuyển động dời chỗ khác sẽ tạo nên sự tương tác
lệch trục giữa hai khối dòng hạt này và sự tương tác này bắt đầu tạo nên sự tổ hợp thành
các hệ hạt (vui lòng xem các video clips thí nghiệm về những hiệu ứng tương tác lệch
trục giữa các vật thể có chuyển động quay tròn hay giữa các vật thể có chuyển động quay
tròn với các vật thể có chuyển động quỹ đạo), và như vậy các hạt sơ cấp của vật chất dần
hình thành.

Sau đó nhờ chuyển động quay tròn và chuyển động quỹ đạo của các hạt cơ bản sơ
cấp mà dần dần hình thành các hệ hạt lớn hơn với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau
bởi tương tác lệch trục và tương tác bất đối xứng giữa các hạt với các dòng hạt hay giữa
các hạt với nhau, và sự hình thành các hệ hạt cơ bản này tuân theo qui luật bắt cặp do sự
khác biệt các hạt về kích thước, phương của mặt phẳng xích đạo quay tròn, chiều chuyển
động quay tròn, vận tốc biên của chuyển động quay tròn của mỗi hạt, và nhiều hệ hạt cơ
bản được hình thành từ những nhóm hạt cơ bản nhỏ hơn như nhóm hai, nhóm 3, nhóm 4
hạt …

Quá trình kết tụ vật chất trong thiên hà cũng tương tự như quá trình hình thành
cơn bão với nguồn gốc tạo nên các vùng áp thấp nhiệt đới xuất phát từ sự chênh lệch áp
suất hơi nước của các vùng không gian trên biển trong đó vùng không gian dưới các đám
mây tạo bão hơi nước không bay lên được nên có áp suất thấp và vùng không gian phía
ngoài đám mây tạo bão có áp suất cao do sự bốc hơi nước bởi ánh sáng mặt trời rọi
xuống mặt biển, ngoài ra còn do sự tiếp xúc nhau giữa các dòng đối lưu trên không gian
biển với chuyển động của hơi nước từ vùng áp cao sang vùng áp thấp nhiệt đới, và sự
tương tác lệch trục giữa các dòng đối lưu này dần dần tạo thành dòng xoáy trôn ốc cơn
bão với thế năng là áp suất cao bên ngoài đám mây tạo bão-áp suất thấp bên trong đám
mây tạo bão (vì vậy không có cơn bão nhiệt đới nào có thể xuất hiện mà trời không có
mây), và thế năng này dần chuyển thành động năng chuyển động xoắn ốc của cơn bão,
trong vòng chuyển động xoắn ốc của cơn bão lại có những vòng chuyển động xoắn ốc
nhỏ, và chính những còng xoắn ốc nhỏ này tạo nên hiệu ứng ngưng tụ hơi nước-hiệu ứng
ngưng tụ hơi nước do chuyển động của khối không khí chứa hơi nước có chuyển động
xoắn ốc- chuyển động xoắn ốc làm các hạt hơi nước li ti ngày càng gần nhau hơn làm
xuất hiện sự ngưng tụ, và quá trình này kèm theo sự tạo ra các bức xạ nhiệt tương tự như
quá trình tổng hợp các hạt phần tử thành các hệ hạt, trong đó khi các hạt phần tử tổ hợp
nhau thành các hệ hạt thì có sự thay đổi vận tốc chuyển động quay tròn của mỗi loại hạt
thành phần, và sự tương tác tạo nên hệ hạt tổ hợp sẽ làm giảm vận tốc chuyển động quay
tròn của các hạt thành phần sẽ làm bắn ra các hạt có chuyển động dời chỗ và các hạt được
bắn ra có lộ trình chuyển động thẳng từ sự tổ hợp đó là các bức xạ nhiệt.

Do vòng xoáy thiên hà có chuyển động tương tự vòng xoáy của cơn bão nên dòng
xoáy của các hạt không gian tác động vào biên các hạt cơ bản một cách không đối xứng
tạo nên chuyển động quay tròn và chuyển động dời chỗ cho các hạt vật chất tương tự như
một vật thể rơi vào vùng xoáy của cơn bão, tương tác này tạo chuyển động quay tròn cho
các hạt cơ bản và đồng thời tạo nên lực hấp dẫn của thiên hà lên mỗi nguyên tử vật chất
và làm vật chất chuyển động quỹ đạo xoay quanh lỗ đen trung tâm thiên hà, giống như
cơn bão thiên hà hoạt động được nhờ thế năng là “áp suất cao” của các hạt không gian
bên ngoài thiên hà và “áp suất thấp” bên trong thiên hà mà “áp suất thấp” này có được do

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 3


Những hiệu ứng và tương tác của chuyển động vừa quay tròn vừa dời chỗ để nhận ra nguồn gốc
sự vận động của vật chất và các thí nghiệm kiểm chứng

sự “ngưng tụ vật chất” và "sự ngưng tụ sít chặt vật chất” xảy ra tại lỗ đen trung tâm của
thiên hà, sự “ngưng tụ sít chặt vật chất” tại lỗ đen trung tâm thiên hà tạo nên một “áp suất
thấp" mạnh mẽ và như vậy thế năng “áp suất vũ trụ” được tạo thành giữa bên ngoài và
bên trong thiên hà, và thế năng này là năng lượng tạo nên động năng chuyển động cho tất
cả các thành phần tham gia vào chu trình thiên hà, trong đó động năng này đã chuyển
động năng chuyển động quay tròn và chuyển động quỹ dạo của các hạt cơ bản thành động
năng quay tròn và chuyển động quỹ đạo của các thiên thể trong thiên hà.

Cũng giống như cơn bão, thiên hà có hai thành phần tạo nên sự vận động của
mình là các hạt cơ bản tạo nên vật chất giống như các hạt hơi nước có tính khối lượng,
còn các hạt tạo nên vòng xoáy thiên hà giống như các hạt không khí ít có tính khối lượng,
sau khi tham gia vào chu trình thiên hà thì các hạt cơ bản hình thành và duy trì chuyển
động quay tròn kèm theo sự tỏa nhiệt trong quá trình “ngưng tụ vật chất” do các hạt
chuyển dần từ chuyển động dời chỗ thành chuyển động quay tròn hay chuyển động năng
của chuyển động dời chỗ sang thành động năng của chuyển động quay tròn của các hạt
cơ bản, và quá trình này là quá trình giải phóng ra thể tích không gian chiếm chỗ vì
chuyển động dời chỗ hay chuyển động quỹ đạo của các hạt chiếm một thể tích không
gian lớn trên một đơn vị thời gian, còn chuyển động quay tròn thì chỉ chiếm thể tích
không gian theo thể tích hình học mà nó có, do đó sự hình thành vật chất hay sự hình
thành vật chất sít đặc ở lỗ đen trung tâm thiên hà tạo nên sự giải phóng lớn thể tích không
gian chiếm chỗ, tức tạo nên “ áp suất thiên hà” là yếu tố tạo nên thế năng để thiên hà duy
trì hoạt động, vì vậy mà các lỗ đen trung tâm thiên hà và những sự hình thành vật chất
đang xảy ra trong thiên hà là yếu tố sống còn giúp hình thành và giúp duy trì sự tồn tại
của thiên hà. Đó là lý do tại sao luôn tồn tại một lỗ đen siêu nặng ở trung tâm mỗi thiên
hà và lỗ đen này thực chất là một khối vật chất với các hạt sít chặt nhau và khối vật chất
này quay tròn siêu nhanh.

Hãy truy cập vào website http://www.initialphysics.org để xem video quay những thí nghiệm của nghiên
cứu và tải về toàn bộ nội dung của nghiên cứu này. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay góp ý gì xin gởi
email về địa chỉ info@initialphysics.org.

Quyền tác giả số: 2826/2009/QTG, ngày được cấp quyền tác giả: 18/08/2009

Tác giả: Huỳnh Công Nhân, năm 2009 Trang 4

You might also like