You are on page 1of 28

BÀI TIỂU LUẬN

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BIOGAS – MÔ HÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI TRONG CHĂN
NUÔI TẠO NĂNG LƯỢNG THAY THẾ Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

I- ĐẶT VẤN ĐỀ

Công nghệ khí sinh học (biogas) đã được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt
Nam từ những năm 1960. Đến nay, công nghệ này luôn được cải tiến và ứng dụng
rộng rãi ở những quy mô khác nhau và mang lại những hiệu quả rất đáng kể trên cả
bốn phương diện: kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. Công nghệ biogas dựa
trên nguyên tắc là lên men trong điều kiện yếm khí đối với các chất hữu cơ mà chủ
yếu là chất thải sau chăn nuôi và chất thải của các các lò mổ. Trên nguyên tắc đó,
toàn bộ chất thải trong chăn nuôi sẽ được gom toàn bộ vừa giải quyết về mặt môi
trường do hoạt động chăn nuôi, sinh khối sản xuất ra khí sinh học đây là nguồn
nhiên liệu sạch thay thế rất hữu ích phục vụ đun nấu. thắp sáng…tiết kiệm được
khoảng kinh phí nhất định khi giá nhiên liệu đang ngày càng gia tăng, các nhiên
liệu hóa thạch đang được cảnh báo về nguy cơ cạn kiệt trong thời gian sắp tới. Đặc
biệt những chất cặn bã sau quy trình sản xuất biogas được sử dụng làm phân bón
cho cây trồng, mang lại năng suất cao.
Với vị trí thuận lợi, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và môi trường của
thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới, công nghệ biogas cần được ứng dụng rộng
rãi hơn, cải tiến hơn để giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường trong
khu dân cư, vùng nông thôn và tạo ra nguồn năng lượng thay thế phục vụ người
dân.
II- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.1. Hiện trạng
Thành phố Đà Nẵng, dân số trung bình đến năm 2008 là 822 vạn người, tỷ lệ
dân cư làm nông nghiệp thấp hơn các tỉnh thành khác, diện tích đất sử dụng cho
nông nghiệp khoảng 13.056 ha, giảm đáng kể so với các năm trước. Do xu thế phát
triển của Đà Nẵng trong giai đoạn 2010 - 2020 là phát triển công nghiệp không
khói, phấn đấu đạt mục tiêu thành phố thân thiện môi trường, nên quy hoạch chăn
nuôi đã được thực hiện từ năm 2006, đến nay khu vực chăn nuôi còn lại chủ yếu là
huyện Hòa Vang.
Theo thống kê đến thời điểm tháng 10/2008, tổng số đàn gia súc, gia cầm trên
địa bàn thành phố đến tháng 10/2008 là: 388.073.000 con tăng 8,8% so với cùng kỳ
năm trước. Hình thức chăn nuôi trang trại đã và đang có chiều hướng phát triển.
Toàn thành phố có 58 cơ sở chăn nuôi heo, 22 cơ sở chăn nuôi bò, dê; 46 cơ sở
chăn nuôi gà quy mô 200 con trở lên, 03 cơ sở nuôi cút, 01 cơ sở nuôi vịt đẻ. Tuy
nhiên, hệ thống xử lý chất thải chưa hoàn chỉnh. Chăn nuôi heo theo phương thức
công nghiệp đang từng bước sắp xếp lại, hiện trên địa bàn thành phố có 5 cơ sở giết
mổ gia súc gia cầm tập trung, gồm 01 cơ sở lớn công suất 1.000 con/ngày đêm và 4
cơ sở có qui mô nhỏ (công suất 80 - 100 con/ngày đêm), hiện đang xúc tiến các thủ
tục để di dời cơ sở giết mổ bò tập trung vào tại Khu giết mổ chung để hạn chế phát
sinh ô nhiễm trong khu dân cư. Với quy mô nêu trên nếu không được quản lý và
định hướng phát triển tốt thì việc phát triển chăn nuôi ảnh hưởng đến môi trường là
không thể tránh khỏi trong thời gian tới.
Thời gian qua, mô hình biogas đã ứng dụng tại Đà Nẵng từ những năm 1980
chủ yếu là do Trung tâm nghiên cứu ứng dụng năng lượng mới thành phố Đà Nẵng
thực hiện, với nhiều với nhiều quy mô
khác nhau, nhưng đa phần là quy mô nhỏ
hộ gia đình với loại hầm biogas có nắp cố
định. Đây cũng là loại hầm biogas được
Bộ Khoa học - Công nghệ chọn làm một
trong những mô hình chuẩn và được xem
là giải pháp hiệu quả cao trong việc giải
quyết ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ở
nhiều địa phương, đồng thời đem lại
nguồn chất đốt cho người dân.
Tuy nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường do chăn nuôi ở khu dân cư đô thị và
nông thôn thành phố Đà Nẵng vẫn còn diễn biến rất phức tạp.
Khi nhận thức người dân được nâng lên, sức khỏe con người đang bị đe dọa
bởi ô nhiễm môi trường, thì vấn đề môi trường trong chăn nuôi được xới lên. Đa số
các hộ chăn nuôi chủ yếu gia súc, gia cầm có mức thu nhập thấp, nhiều hộ ở mức
nghèo. Đây được xem là nghề chính yếu của họ, vì vậy vấn đề môi trường chưa
được quan tâm. Trong khi công nghệ khí sinh học đã được ứng dụng có hiệu quả
trong thực tiễn, nhưng mới được triển khai ở một vài cơ sở sản xuất tập trung quy
mô lớn, các dự án, chương trình lồng ghép đang từng bước hỗ trợ người dân nghèo
xây dựng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Thực tế cho thấy, quy hoạch chăn
nuôi ở Đà Nẵng được chú trọng từ năm 2006 nhưng công nghệ biogas chưa được
ứng dụng rộng rãi, do nhiều nguyên nhân: kinh phí xây dựng, nhận thức của người
dân, tiếp cận thông tin và những chính sách của nhà nước còn thiếu.
2.2. Sự cần thiết:
Trong bối cảnh hiện nay và xu thế phát triển trong thời gian tới, công nghệ
này càng có ý nghĩa đối với thực tiễn Đà Nẵng là địa phương còn phần lớn người
dân sống ở nông thôn và sản xuất nông nghiệp. Mặc dù thu hẹp phạm vi chăn nuôi,
song những năm qua, ngành chăn nuôi ở Đà Nẵng phát triển khá mạnh cả về số
lượng lẫn quy mô, tập trung chăn nuôi công nghệ cao theo hướng tăng sản lượng.
Các chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm
nguồn nước mặt, không khí, đất và ảnh
hưởng xấu đến môi trường sống của con
người. Theo tính toán của các chuyên gia
trong nước thì hàng năm, tổng đàn gia súc,
gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường
khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Ước tính
một tấn phân chuồng tươi với cách quản lý,
sử dụng truyền thống như hiện nay sẽ phát
thải vào không khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy
đổi thì với khối lượng chất thải chăn nuôi nêu trên sẽ phát thải vào không khí 17,52
triệu tấn CO2 nếu không được xử lý.
Việc xử lý chất thải chăn nuôi là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và nguồn dịch bệnh gây ra cho con người
và động vật... Do vậy, việc áp dụng các biện pháp nhằm xử lý chất thải chăn nuôi là
một trong những vấn đề cấp bách của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay nói
chung và Đà Nẵng nói riêng. Một trong những giải pháp đem lại đa lợi ích cho
người chăn nuôi đó là công nghệ khí sinh học.
Theo “Báo cáo khảo sát người sử dụng khí sinh học năm 2006” do Dự án
thực hiện, lợi ích của công trình khí sinh học đối với cuộc sống người dân được thể
hiện ở các mặt sau:
Về kinh tế: Khí sinh học cung cấp năng lượng sạch cho các hoạt động như
đun nấu và thắp sáng thay thế loại nhiên liệu phổ biến là điện, củi, rơm rạ, trấu,
cành cây khô, than và khí hóa lỏng. Sau khi các hộ gia đình này xây dựng công
trình khí sinh học, việc thay thế các loại nhiên liệu thường dùng thay đổi khá rõ rệt.
Cụ thể, số hộ sử dụng củi giảm 70%, số hộ sử dụng than giảm 47%, số hộ sử dụng
rơm, trấu, cành cây khô giảm 49% và số hộ sử dụng khí hóa lỏng giảm 11,5%. Căn
cứ vào loại, số lượng nhiên liệu được thay thế và giá cả mua bán thì mức độ tiết
kiệm nhiên liệu bình quân đối với mỗi hộ gia đình ước tính từ 85.000 - 90.000
đồng/tháng. Đặc biệt, đối với những hộ gia đình sử dụng khí sinh học thay thế hoàn
toàn nhiên liệu khác trong việc đun nấu thì tiết kiệm được khoảng 100.000
đồng/tháng.
Ngoài ra, việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học giúp giảm chi phí mua phân
bón cho cây trồng. Chi phí mua phân bón hóa học cho cây trồng của hộ gia đình
sau khi có công trình khí sinh học giảm đi đáng kể (khoảng từ 18 - 30%) so với
trước khi có công trình khí sinh học. Tuy nhiên, khác với các loại cây lương thực,
rau hoặc cây ăn quả thì hầu hết các hộ gia đình không sử dụng phụ phẩm khí sinh
học để bón cho cây công nghiệp vì những cây công nghiệp thường được trồng ở xa
nhà mà việc vận chuyển phụ phẩm khí sinh học không mấy thuận tiện. Nhìn chung,
việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học không những tăng năng suất cây trồng, góp
phần cải thiện chất lượng sản phẩm mà còn góp phần giảm việc sử dụng các loại
thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Về xã hội: Đối với các gia đình nông thôn, trước khi có công trình khí sinh
học, hộ dân thường dùng củi, rơm rạ, than hoặc khí hóa lỏng để đun nấu. Để có
được những nhiên liệu này, hộ dân thường phải đi tìm kiếm, nhặt nhạnh hoặc tìm
mua. Sau khi có công trình khí sinh học, hộ dân đã gần như sử dụng khí sinh học để
thay thế hoàn toàn cho các nhiên liệu phục vụ cho hoạt động đun nấu trước đây và
tính trung bình, mỗi hộ dân có thể tiết kiệm 3 - 4 giờ/tuần cho việc tìm kiếm hoặc
mua các nhiên liệu. Ngoài ra, việc sử dụng khí sinh học trong đun nấu thuận tiện và
sạch sẽ cũng đã góp phần giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi gánh nặng vất vả của
công việc nội trợ và kiếm củi, tiết kiệm thời gian cho việc học tập và nghỉ ngơi.
Khi đầu tư xây dựng công trình khí sinh học, thông thường các hộ gia đình
thường kết hợp nâng cấp chuồng trại, khu công trình phụ, nhà vệ sinh… Chính vì
thế xây dựng công trình khí sinh học trực tiếp mang lại cuộc sống tiện nghi cho
người dân như sử dụng chất đốt có chất lượng cao, khu công trình phụ, chuồng trại
vệ sinh, sạch đẹp và thuận tiện như cuộc sống ở thành thị.
Về môi trường: Trước khi có công trình khí sinh học thì 54% hộ gia đình có
thói quen ủ phân trước khi bón cho cây trồng, 16% hộ dân bón phân chuồng trực
tiếp cho cây và 15% hộ gia đình đổ trực tiếp chất thải chăn nuôi ra cống rãnh hoặc
mương thoát nước. Cách giải quyết chất thải vật nuôi như trên đã tác động xấu đến
môi trường sống, gây ra mùi hôi thối quanh khu vực sống và ảnh hưởng đến những
hộ dân bên cạnh. Sau khi có công trình khí sinh học, 72% lượng chất thải vật nuôi
được nạp vào công trình khí sinh học, 20% hộ gia đình sử dụng sau khi ủ phân,
4,8% lượng chất thải vật nuôi được các hộ gia đình bán hoặc cho hàng xóm và chỉ
còn 2,1% lượng chất thải vật nuôi được thải trực tiếp vào cống rãnh.
Như vậy, việc sử dụng các công trình khí sinh học góp phần quan trọng giảm
thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi (ước tính xử lý được 7,5 - 8 triệu
tấn chất thải chăn nuôi). Phụ phẩm khí sinh
học được sử dụng làm phân bón cho đồng
ruộng và hoa màu có tác dụng cải tạo đất, nâng
cao độ phì chống bạc màu và xói mòn đất, góp
phần bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên đất
canh tác, giúp cho cây trồng tăng sản lượng từ
20 - 30%. Thêm vào đó, sử dụng khí sinh học
làm chất đốt nhằm giảm tiêu thụ gỗ củi phục
vụ các mục đích khác nhau và cũng góp phần
giảm các bệnh về mắt và phổi do khói bụi gây
ra khi đun nấu.
2.3. Công nghệ biogas
Biogas là công nghệ sản xuất kính sinh học, là quá trình ủ phân rác, phân
hữu cơ, bùn cống rãnh để tạo nguồn khí sinh học sử dụng trong hộ gia đình hay
trong sản xuất.
Biogas chứa thành phần chính là CH4 và các tạp chất CO2, H2S và là năng
lượng tái sinh nhận được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường
thiếu không khí: rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình sản xuất nông
nghiệp, chăn nuôi, xử lý nước...
Sản xuất khí sinh học dựa trên cơ sở phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ tự nhiên hay
quá trình lên men metan. Phân động vật và các chất thải rắn như rơm rạ rất thích
hợp cho lên men kỵ khí.
Nguồn nguyên liệu sử dụng: các loại chất thải gia súc, gia cầm hoặc bùn từ
ao tù, đầm lầy, phế liệu, phế thải trong sản xuất nông lâm nghiệp, và các hoạt động
sống sản xuất và chế biến nông lâm sản.
Vi sinh vật thường sử dụng nguồn hữu cơ cacbon nhanh hơn sử dụng nitơ là
khoảng 30 lần. Do vậy nguyên liệu có tỷ lệ C/N là 30/1 sẽ thích hợp nhất cho lên
men kỵ khí. Trong thực tế, người ta thường đảm bảo tỷ lệ trên.
Trong thực tế người ta thường cố gắng để đảm bảo tỷ lệ trên trong khoảng
20/40. Phân gia súc có tỷ lệ C/N nằm trong giới hạn này nên được xem là nguyên
liệu chủ yếu để sản xuất biogas.
Bảng 1- Khả năng cho phân và thành phần hóa học của phân gia súc gia cầm:

Khả năng cho phân của Thành phần hóa học (% khối lượng phân tươi)
Vật nuôi 500kg vật nuôi
Thể tích Trọng Chất tan Nitơ Phốt pho Tỷ lệ
(m3) lượng tươi dễ tiêu C/N
(kg)
Bò sữa 0.038 38.5 7.98 0.38 0.10 20-25
Bò thịt 0.038 41.7 9.33 0.70 0.02 20-25
Lợn 0.028 28.8 7.02 0.83 0.47 20-25
Trâu --- 6.78 10.2 0.31 ---- ----
Gia cầm 0.028 31.3 16.8 1.20 1.20 7-15

Bảng 2- Ảnh hưởng của loại phân đến thành phần và chất lượng khí thu được

Nguyên liệu Sản lượng khí m3/kg phân khô Hàm lượng CH4 Thời gian lên
men (ngày)
Phân Bò 1.11 57 10
Phân gia cầm 0.56 69 9
Phân Gà 0.31 60 30
Phân lợn 1.02 68 20
Phân người 0.38 --- 21
2.4. Quy trình sản xuất biogas
Dựa vào các vi khuẩn yếm khí, để lên men phân hủy kỵ khí, các chất hữu cơ
sinh ra một hỗn hợp khí, có thể cháy được: H2, H2S, NH3, CH4, C2H2…trong đó
CH4 là sản phẩm khí chủ yếu nên còn gọi là quá trình lên men tạo metan.
Quá trình này có 03 giai đoạn
1. Biến đổi chất hữu cơ phưc stạp thành chất hữu cơ đơn giản
2. Hình thành acid
3. Hình thành khí metan
Sơ đồ 03 gian đoạn quá trình lên men:

Khối vi khuẩn

Khối vi
Chất hữu cơ, H2, CO2, Acid khuẩn
carbonhydrates,
chất béo, protêin. acetic
Khối vi khuẩn

Acid, propionic, aicd


H2, CO2
butyric, các rượu H2, CO2,
khác và các thành
Acid acetic
phần khác

Giai đoạn 1:

Closdium
Chất hữu cơ phức tạp bipiclobacterium, Chất hữu cơ đơn giản
(Prôtêin, a.amin, lipid) (Albumoz, pepid, glycerin,
bacillus gram âm không a.béo
bào tử, staphy, loccus

Giai đoạn 2: Hình thành acid (pha acid)


Nhờ vi khuẩn acetogenic bacteria (vi khuẩn tổng hợp acetat) các hydrates cacbon
Acid có phân tử lượng thấp (C2H5COOH, C3H7COOH,
CH3COOH …pH môi trường dưới 5 nên gây thối.
Các vi khuẩn tham gia ở pha này:

Vi khuẩn Sản phẩm tạo thành


Bacillus cereus A. acetic, A.Lactic
Bacillus knolkampi A. acetic, A.Lactic
Bacillus megaterium A. acetic, A.Lactic
Bacterodies succigense A. acetic, A. sucinic
Clostridium carnefectium A. acetic, A. formic
Clostridium cellobinharus A.Lactic, Ethanol, CO2
Clostridium dissolves A. acetic, A. formic
Thermocellaseum A.Lactic, A. sucinic, Ethanol
Pseudomonas A. acetic, A.Lactic, A. sucinic,
Ethanol, A formic

Ruminococcus sp A. acetic, A. sucinic, A. formic

Giai đoạn 3: Hình thành khí mêtan

Vi khuẩn Sản phẩm cơ chất


Methanobacterium omelianskii CO2, H2, rượu bậc 1 và rượu bậc
II

Methanopropionicum A.propionic

Methanoformicum CO2, H2, A.formic

Methanosochngenii A. acetic

Methanosuboxydan Acid (buteric, valeric,


capropionic)
CO2, H2, A. acetic, Methanol

Methanosarcina barkerli H2, A.formic


Methanococcusvanirielli H2, A.formic
Methanorumin anticum Acid (acetic, butyric)
Methanococcusmazei Acid (acetic, butyric)
Methanosarcinamethanica

Các phản ứng:


Cao phân tử ⇒ CO2 + H2 + CH3COO- + C2H5COOH + C3H8COOH
CH3COO- + H2O ⇒ CH4 + HCO3- + Q
4H2 + HCO3- + H2O ⇒ CH4 + H2O + Q
Các phản ứng chủ yếu xảy ra trong quá trình lên men yếm khí:
4H2 + HCO3- + H+ ⇒ CH4 + H2O – 136 (kalo)
Từ acid formic
4HCOOH ⇒ CH4 + 3HCO3- + 3H+ - 130
HCOOH ⇒ H2 + CO2
Từ acid acetic
CH3COO- + H2O ⇒ CH4 + 3HCO3- (-30 )
Từ acid propionic
C2H5COO- + 2H2O ⇒ CH3COO- + 3H2 + CO2 (+ 80)
C2H5COO- + 2H2O ⇒ 7/4CH3COO- + 5/4H2 + 3/2CO2 (- 53)
Từ metanol:
4CH3OH + H2O ⇒ CH3COO- + 3H+ + H2O (- 314)
Từ Etanol:
C2H5OH + 3H2O ⇒ CHCOO- + 5H2 + CO2 + H+ (+ 2)
C2H5OH + 3H2O ⇒ 3/4CH4 + 1/2CO2 + H2O (- 96)
Từ Propanol:
C3H7OH + 3H2O ⇒ CH3COO- + 5H2 + CO2 + H+ (+ 84)
C3H7OH + 3H2O ⇒ 9/4CH4 + 3/4CO2 + 5/2H2O (- 118)
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men:
• Điều kiện kỵ khí: không có O2 trong dịch lên men
• Nhiệt độ: Quy mô nhỏ thực hiện ở 30 - 35oC, quy mô lớn có cơ khí hóa và tự
động hóa thực hiện ở 50 - 550C.
• Độ pH: 6,5 - 7,5 (nếu nhỏ hơn 6,4: vi sinh vật giảm sinh trưởng và phát triển
• Tỷ lệ cacbon/nitơ: tỷ lệ 30/1 là tốt nhất
• Tỷ lệ pha loãng: Tỷ lệ nước/phân giao động từ 1/1 đến 7/1 (tỷ lệ pha loãng
đối với phân bò: 1/1, phân lợn: 2/1 đang được phổ biến nhất.
• Sự có mặt của không khí và độc tố: Tuyệt đối không có oxy. Các ion: NH4,
Ca, K, Zn, SO4 ở nồng độ cao ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của vi
khuẩn sinh mêtan.
• Tốc độ bổ sung nguyên liêu: bổ sung càng nhiều thì sản lượng khí thu được
càng cao.
• Khấy đảo môi trường lên men: Tăng cường sự tiếp xúc cơ chất
• Thời gian lên men: 30 – 60 ngày.

2.5. Một số đề nghị:

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Biến chất thải thành điện

(ANTĐ) - Trong khi giá cả biến động, cộng thêm nguồn điện cung cấp không ổn định, nhiều hộ gia đình ở
ngoại thành Hà Nội đã tự chế ra gas từ phân các loại gia súc, các loại dầu phế thải, rác... sau đó chuyển
thành điện năng đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Với quy mô chăn nuôi khoảng 20-50 con lợn, bò trở lên, việc xây dựng các hầm biogas từ 5-10m3 không chỉ tạo ra
những nguồn khí gas tốt, đảm bảo cung cấp cho hệ thống bếp gas gia đình, cho một số lò sưởi cho gia súc trong
những ngày đông tháng giá, gần đây nhiều địa phương, nông dân còn tự chế các máy Demo phát điện dùng khí gas
tạo thành điện phục vụ sinh hoạt, sản xuất.

Theo chuyên gia Nguyễn Lân Hùng: Biogas chứa thành phần chính là CH4 và các tạp chất CO2, H2S và là năng
lượng tái sinh nhận được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường thiếu không khí: rác thải sinh hoạt,
các chất thải của quá trình sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, xử lý nước...

Trong dự án nghiên cứu biến các nguồn chất thải thành năng lượng sạch của Viện Khoa học năng lượng, một trang
trại chăn nuôi khoảng 5-7 con bò và 30-40 con lợn sẽ đủ lượng biogas cung cấp cho máy phát điện 3-5kW hoạt động
trong ngày.
Nếu người nông dân muốn tận dụng nguồn khí biogas trong gia đình, cần trang bị máy phát điện cỡ nhỏ, thêm một
bộ chuyển đổi sử dụng nhiên liệu, từ đó cứ 1m3 biogas thành 1kWh điện, tiết kiệm được 0,4 lít dầu diesel, sau một
năm sử dụng khí biogas, người dân có thể khấu hao được tiền đầu tư ban đầu.

Ông Nguyễn Văn Toàn, một kỹ sư cơ khí ở quận Long Biên cũng mày mò nghiên cứu máy phát điện chạy
bằng biogas cho biết: Nếu không cần bộ chuyển đổi, chỉ cần thay bộ chế hòa khí của máy và một số chi tiết cũng
không làm ảnh hưởng đến cấu trúc máy mà vẫn sử dụng được khí gas, giúp người nông dân ngoại thành chạy máy
bơm, hệ thống tưới tiêu, hệ thống ánh sáng, lò sưởi... nếu có điều kiện có thể chuyển dòng điện nạp vào ác quy...

Với chi phí 3-5 triệu đồng cho các loại máy 1,5-5 kW, người nông dân sẽ hoàn toàn yên tâm và chủ động nguồn năng
lượng, nhất là nông dân các vùng sâu, vùng xa, giảm được 50% chi phí tiền điện so với giá xăng dầu hiện nay.

Ông Nguyễn Hữu Binh, xóm 2 thôn Thượng, xã Đông Dư, Gia Lâm tâm sự: Đề án “Sử dụng năng lượng tiết kiệm
hiệu quả” của Trung tâm tiết kiệm năng lượng Sở Công thương tài trợ cho tôi và ông ánh ở Hải Bối, Đông Anh kinh
phí xây hầm, máy phát điện chạy bằng biogas, giúp tiết kiệm hàng trăm nghìn đồng nhiên liệu phục vụ chăn nuôi
cũng như sinh hoạt gia đình.

Tuy nhiên với đầu tư lớn, khoảng 30 triệu đồng/hộ trong khi máy phát điện lại có công suất thấp, thì mô hình thí điểm
chưa hiệu quả. Vì thế, để nhân rộng giải pháp sử dụng năng lượng từ chất thải trong các hộ gia đình chăn nuôi ở Hà
Nội, rất cần các cơ quan, doanh nghiệp xúc tiến hỗ trợ bà con kỹ thuật, kinh phí xây hầm biogas, phương pháp
chuyển đổi sử dụng máy phát điện đúng mục đích, đúng công suất, giúp bà con giảm tải ô nhiễm môi trường, tận
dụng thành công các nguồn chất thải biến thành gas phục vụ đời sống.

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) vừa phối hợp cùng Đại học Đà Nẵng tổ chức hội thảo đánh giá kết
quả triển khai dự án thí điểm chuyển đổi 25 cụm máy phát điện chạy bằng biogas được cải tạo từ động
cơ diesel cho các trang trại chăn nuôi tại các tỉnh miền Bắc và miền Trung.

Dự án thí điểm này nằm trong khuôn khổ chương trình “Go Green - Hành trình xanh” do
TMV phối hợp với Bộ Giáo dục&Đào tạo và Tổng cục Môi trường thực hiện.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đều cho rằng, việc ứng dụng biogas để sản xuất điện
năng quy mô nhỏ là rất phù hợp với điều kiện nông thôn Việt Nam. Việc sử dụng dầu
mỏ, khí đốt, than đá... đã làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong bầu khí quyển,
đặc biệt là khí CO2, chất khí gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất ấm dần lên. Tìm kiếm
và sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh sẽ góp phần giải quyết hai vấn đề lớn đó là
môi trường và năng lượng.

Hội thảo cũng đưa ra rằng, nếu các hộ chăn nuôi có quy mô từ 15 - 20 con heo trở lên
sử dụng biogas để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm được khoảng 24 triệu
đồng/năm. Động cơ chạy bằng biogas có thể biến 1m³ biogas thành 1kWh điện, tiết
kiệm được 0,4 lít diesel và góp phần làm giảm phát thải 1kg khí CO2 vào bầu khí quyển.
Việc sử dụng chất thải chăn nuôi tạo khí ga không những chủ động được nguồn điện
thắp sáng để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn giảm ô nhiễm môi trường.

Dự kiến, sau khi đã đánh giá hiệu quả một năm thực hiện dự án thí điểm, TMV sẽ tiếp
tục triển khai lắp đặt 500 cụm máy chuyển đổi động cơ chạy bằng nhiên liệu diesel sang
chạy bằng biogas trên quy mô toàn quốc.

Dùng khí bi-ô-ga để chạy máy phát điện:Lợi cả cho môi trường lẫn an ninh năng
lượng
27/08/2009 07:03
(HNM) - Tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng tái sinh sẽ góp phần giải
quyết 2 vấn đề lớn của nhân loại: giảm nồng độ các chất ô nhiễm bầu khí quyển,
đặc biệt là khí CO2 và bảo đảm an ninh năng lượng khi nguồn nhiên liệu hóa
thạch trong lòng đất ngày càng cạn kiệt.

Có một dự án của Trường Đại học Đà Nẵng, nằm trong khuôn khổ chương trình Go
Green - Hành trình xanh, đã góp phần giải quyết bài toán này: Chuyển đổi cụm máy
phát điện từ động cơ diesel sang chạy bằng khí bi-ô-ga cho 25 trang trại chăn nuôi. Qua
1 năm thí điểm cho thấy, dự án không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn có ý nghĩa xã
hội to lớn.

Bi-ô-ga không phải chỉ để đun nấu

Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, tuy hiện nay, mức phát
thải CO2 bình quân đầu người ở nước ta hiện xấp xỉ 1/3 mức
bình quân của thế giới song tốc độ gia tăng lại rất lớn. Theo
tính toán của nhóm nghiên cứu của ĐH Đà Nẵng thì với tốc
độ gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong sinh hoạt và
sản xuất như những năm qua, mức độ phát thải khí CO2 của
Việt Nam sẽ vượt ngưỡng bình quân chung của thế giới. Cũng
theo kết quả nghiên cứu này, trong số các loại năng lượng tái Giới thiệuCông
hệ thống chuyển đổi bi-ô-ga tại
ty CP Trung Sơn.
sinh ở nước ta, năng lượng từ khí bi-ô-ga có tiềm năng rất dồi
dào, khoảng 100 triệu tấn/năm và có thể khai thác đưa vào sử dụng được bằng các công nghệ
truyền thống.

Ở nhiều nơi, phong trào xây hầm khí bi-ô-ga để phân hủy các chất thải của quá trình
sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, rác thải sinh hoạt đã phát triển nhưng chủ yếu dùng
để thay thế chất đốt. Có một thực tế là, ở nhiều trang trại chăn nuôi, các chủ trang trại
đều phải dùng máy phát điện vì thường bị mất điện trong khi khí bi-ô-ga được sản sinh
từ chất thải chăn nuôi thừa để đun nấu. Bởi thế, họ đều mong muốn có cách nào để
dùng khí này để chạy máy phát điện. Nắm bắt được mong muốn của nông dân, GS-
TSKH Bùi Văn Ga, Hiệu trưởng trường ĐH đã cùng các đồng nghiệp nghiên cứu và chế
tạo thành công bộ phụ kiện vạn năng để chuyển đổi động cơ tĩnh chạy bằng xăng dầu
sang chạy bằng bi-ô-ga/xăng hoặc bi-ô-ga/diesel. Đáng mừng hơn, chương trình Go
Green - Hành trình xanh, một chương trình về bảo vệ môi trường do Công ty Ô tô
Toyota Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT và Tổng cục Môi trường thực hiện đã tài trợ
toàn bộ chi phí để thực hiện thí điểm việc chuyển đổi cụm máy phát điện chạy bằng bi-
ô-ga được cải tạo từ động cơ diesel cho 25 trang trại trên cả nước. Với sự hỗ trợ này,
con đường từ nghiên cứu đến triển khai ứng dụng đã ngắn đi rất nhiều và đem lại lợi ích
cả về kinh tế, môi trường lẫn xã hội to lớn.

Một mô hình cần được nhân rộng

Tại hội thảo đánh giá kết quả 1 năm triển khai dự án vừa được tổ chức cuối tháng 7 tại
Đà Nẵng, cả nhà khoa học, nông dân và doanh nghiệp đều đánh giá rằng việc ứng
dụng bi-ô-ga để sản xuất điện năng quy mô nhỏ là rất phù hợp với điều kiện nông thôn
nước ta. Phù hợp là bởi nước ta vẫn là nước nông nghiệp, nguồn chất thải từ chăn nuôi
đa dạng và phân tán; chi phí để xây dựng hầm bi-ô-ga không quá cao đối với các hộ
chăn nuôi; chủ trang trại nào muốn chuyển hẳn động cơ chạy bằng diesel sang chạy
bằng bi-ô-ga có thể dùng bộ phụ kiện GATEC 19, ai muốn vừa dùng xăng vừa dùng bi-
ô-ga có thể sử dụng bộ phụ kiện GATEC 21.

Dùng khí bi-ô-ga để chạy máy phát điện mang lại lợi ích kinh tế có thể đong đếm được.
Theo tính toán của GS-TSKH Bùi Văn Ga, nếu các hộ chăn nuôi có quy mô từ 50 con
lợn trở lên sử dụng bi-ô-ga để chạy máy phát điện cỡ nhỏ sẽ tiết kiệm khoảng 24 triệu
đồng/năm. Động cơ chạy bằng bi-ô-ga có thể biến 1m3 bi-ô-ga thành 1 kWh điện, tiết
kiệm được 0,4 lít dầu diesel. Trong khi đó, bi-ô-ga được thu hồi từ chất thải gần như
miễn phí, có thể giúp nông dân chủ động được nguồn điện sử dụng cho trang trại,
không chỉ giảm chi phí nhiên liệu dẫn đến tăng lợi nhuận cho chăn nuôi mà còn có thể
dùng để kéo máy cày, chạy máy gặt, vận hành hệ thống tưới, thiết bị bảo quản nông
sản… Nhưng không chỉ có thế, dự án này còn mang lại những lợi ích khó mà đong
đếm. Đó là giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiểu gây mầm bệnh cho người, gia súc do
nguồn chất thải đã được tận dụng tối đa và việc sử dụng nguồn nhiên liệu tái sinh đã
không làm tăng nồng độ CO2 trong bầu khí quyển.

Thấy rõ dự án này mang lại nhiều lợi ích cho xã hội, phù hợp với mục tiêu "Trở thành
công dân tốt" đã được đặt ra từ những ngày đầu thành lập, TMV đã hỗ trợ toàn bộ chi
phí chuyển đổi cho 25 trang trại. Ông Tatsuya Kijimoto, Phó Giám đốc Marketing của
Công ty Ô tô Toyota Việt Nam phát biểu tại hội thảo: "Chúng tôi thực sự hy vọng rằng
với việc triển khai thành công dự án thí điểm này, chúng ta sẽ góp phần vào việc tận
dụng nguồn năng lượng bi-ô-ga một cách mạnh mẽ nhằm tiết kiệm nhiên liệu hóa thạch
và bảo vệ môi trường. Những gì chúng ta đã và đang thực hiện phục vụ cho mục đích
chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp nhằm gìn giữ bảo vệ cuộc sống
của chính chúng ta".
Vân Vũ

Ứng dụng cụng nghệ biogas để xử lý chất thải tại các khu
chăn nuôi tập trung
Thứ tư, 12 Tháng 8 2009 07:21

* Ngày 11-8, Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương đề tài “Ứng dụng cụng nghệ biogas để xử lý
chất thải tại các khu chăn nuôi tập trung của tỉnh Quảng Nam” do TS. Hồ Tấn Quyền làm chủ
nhiệm.

Mục tiêu của đề tài nhằm đề xuất mô hình ứng dụng công nghệ biogas để xử lý chất thải và chạy
máy phát điện, với tổng kinh phí là 2,8 tỷ đồng. Ngoài ra, mô hình này đi vào ứng dụng sẽ góp
phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và không khí. Đa số các ý kiến phản biện tại hội đồng
nhất trí vì đề tài mang tính cấp thiết, khi áp dụng vào thực tế sẽ giải quyết thấu đáo vấn đề chất
thải trong chăn nuôi tập trung hiện nay trên địa bàn tỉnh.

* Ông Phạm Thành Chung, Trưởng trạm Khuyến nông Khuyến lâm Điện Bàn cho biết: Trạm vừa
phối hợp với Công ty TNHH Sản xuất thương mại Quang Huy (văn phòng tại Hà Đông - Hà Nội)
triển khai xây dựng 5 bể biogas composite. Đây là mô hình bể biogas được lắp đặt bằng công
nghệ nhựa composite và có nhiều ưu điểm hơn so với bể biogas xây bằng gạch.

Chi phí lắp đặt mỗi bể biogas từ 11-12 triệu đồng và được nhà cung cấp thiết bị này hỗ trợ 1 bếp
ga, đồng hồ áp lực, 20 mét dây dẫn ga, đèn thắp sáng.

Thực ra công nghê Biogas đã có từ lâu rồi, về nguyên tắc đó là lên men trong điều kiên yếm khí
các chất hữu cơ mà ở đây là chất thải sau chăn nuôi và chất thải của các các lò mổ.
Trong công nghệ biogas điều quan trọng là phải phá được váng và bã thải phải được thoát ra
ngoài thì hiệu quả sinh khí và xử lý mới tối ưu. Ví dụ như 1 trang trai chăn nuôi lơn dự định xây
1 bể biogas có thể tích là 20M3 và nếu như bể này không phá được váng, bã sau khi phân hủy
xong không thoát ra ngoài được thì sau khoảng 2 năm bể sé đầy bã, váng sẽ dầy lên trên bề mặt
và khi đó thể tích để sử dụng của bể không còn là 20M3 nữa như vậy khả năng xử lý là rất kém
và lượng khí sinh ra cũng không nhiều do đó đầu ra của bế vẫn còn mùi hôi thối của phân tươi.
Mặt khác bể xây sau 1 thời gian sử dung viêc liên kết giữa các vật liệu sẽ không bền (gạch và vữa
xi măng) do bị ngâm trong môi trường có tinh axit và do đó sẽ gây hiệ tượng rạn nứt và bể sẽ
không kín tuyệt đối.
Bể xây 1 khi đã bị hỏng là không thể sữ chữa được chỉ còn cách là đập bỏ kể cả ngay khi vừa xây
xong.
Bể xây là không thể di chuyển được từ vị trí này sang vị trí khác khi phải chuyển vị trí chuồng
trại chăn nuôi.
Không biết đề tài nghiên cứu của tiến sĩ Quyền liệu có giải quyết đươc hết các nhược điẻm trên
hay không hay cũng chỉ là bể xây như lâu nay dân vẫn làm? Nếu việc bỏ ra tới 2,8 tỷ đồng để
nghiên cứu cái lâu nay người ta đã làm mà không giải quyết được các nhược trêm trên thì thật lã
lãng phí vô nghĩa quá.
Tình cờ tôi cũng được biết bể biogas composite do 1 người bạn ngoài bắc đang dùng và giới thiệu
tôi thấy nó cực kỳ ưu việt không có bất kỳ một khiếm khuyết nào nó hoàn thiện tất cả nhưng
nhược điểm của bể xây, đồng thời rất phù hợp với các điều kiện chăn nuôi hiện nay của người
dân kể cả trang trại lớn, gia trại hoặc trong chă nuôi phạm vi hộ gia đình. Nên chăng có sự so
sánh và lựa chọnđể người dân của chúng được hưởng lợi ích nhiều hợn với cùng một số tiền bỏ
ra?
Ứng dụng sản xuất Biogas từ chất thải trong chăn nuôi tại thị xã Lào Cai

Ứng dụng thành công 02 loại mô hình bể sinh khí đảm bảo lợi ích và hiệu quả trên 02 mặt: Xử lý chất thải
trong chăn nuôi, chống được ô nhiễm môi trường. Thu được khí gas để làm chất đốt phục vụ sinh hoạt.
Công nghệ xây dựng hệ thống sinh khí thuộc 02 loại mô hình có giá thành phù hợp với điều kiện thu nhập
của số đông hộ gia đình thuộc địa bàn thị xã Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung, đặc biệt là khu
vực nông thôn. Đề xuất những gải pháp để phổ biến nhân rộng mô hình Biogas.

Thử nghiệm thành công, bước đầu ứng dụng hệ thống sinh khí Biogas tại 10 hộ gia đình rút ra kết luận.
Hệ thống sinh khí Biogas giải quyết được tình trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi gia súc, gia cầm...
đồng thời tạo ra được nguồn khí đốt phục vụ sinh hoạt, tạo nguồn phân bón cho nền nông nghiệp sạch.
Cả 2 phương pháp bể xây và túi nilon tạo khí sinh học cần nhân rộng để phù hợp với điều kiện từng hộ
dân cư. Để hệ thống Biogas hoạt động tốt trong tất cả các khâu của quá trình xây dựng - quản lý khai
thác sử dụng, bảo dưỡng phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Thu lợi nhuận từ chất thải, tại sao không?
Ngày cập nhật: 21/05/2009 09:58

Ô nhiễm môi trường từ nguồn nước thải luôn là vấn đề “đau đầu” của các trang trại chăn nuôi. Tuy nhiên,
với những công nghệ cải tiến, hiện nay, người chăn nuôi có thể thu lợi nhuận từ nguồn nước thải.

Lượng gas được sinh ra trong hầm biogas (ảnh chụp tại Công ty TNHH Gia Nam)
Trăn trở của người chăn nuôi
Hiện nay, để đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi gia cầm, gia súc, ngoài nỗi lo về giá cả thị trường và kỹ thuật
chăm sóc thì vấn đề môi trường luôn được người chăn nuôi đặt lên hàng đầu. Đây cũng là vấn đề mà
chính quyền địa phương rất chú trọng khi quy hoạch phát triển chăn nuôi. Đơn cử như ở huyện Phú Giáo
có đến 7 dự án đầu tư chăn nuôi lớn đã trình hồ sơ xin phép đến chính quyền nhưng do chưa có giải
pháp hữu hiệu về vấn đề môi trường nên vẫn không được triển khai thực hiện. Từ thực tế đó, nhiều
người đã mày mò đi tìm giải pháp. Và giải pháp tốt nhất hiện nay không gì khác hơn là đầu tư hầm ủ
biogas lấy nhiên liệu phục vụ sản xuất và xử lý môi trường.
Mô hình hầm ủ biogas đã được ứng dụng tại các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bình Dương từ năm 1992
nhằm giải quyết vấn đề về xử lý ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi trên địa bàn dân cư, đồng thời
tạo nguồn năng lượng điện, gas để sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, hầu hết chỉ mang tính
nhỏ lẻ và còn nhiều bất cập về quy trình, thiết kế, chất liệu sử dụng và hiệu quả chưa đáp ứng được nhu
cầu của người chăn nuôi.
Phổ biến trong thời gian qua là việc ứng dụng loại hầm biogas bê tông hoặc PE. Tuy nhiên, nhược điểm
của loại hầm này là dung tích nhỏ, thời gian lưu trữ ngắn nên khó xử lý chất thải, dễ hư hỏng, bị lão hóa
nhanh, khó bảo trì sửa chữa khi có sự cố và chiếm nhiều diện tích đất. Một khó khăn khác của người
chăn nuôi là do không nắm đầy đủ những thông tin về đơn vị tư vấn, thiết kế uy tín nên đã gặp phải
những trường hợp khi bỏ vốn đầu tư nhưng kết quả mang lại không như mong đợi dẫn đến tâm lý ngại
đầu tư.
Từ mô hình hiệu quả
Từ tháng 5-2007, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh đã triển khai thực hiện dự án
“Xây dựng mô hình hầm ủ biogas cải tiến lấy nhiên liệu chạy máy phát điện cho trại chăn nuôi gia súc” tại
Công ty TNHH Gia Nam, ấp 9, Long Nguyên, Bến Cát với quy mô trang trại trên 10.000 con heo, tổng vốn
đầu tư hơn 642 triệu đồng (trong đó, doanh nghiệp (DN) được hỗ trợ 30% phí đầu tư từ ngân sách sự
nghiệp khoa học). Sau 18 tháng thực hiện, kết quả đã thu hồi được vốn đầu tư và tỷ suất sinh lời cho DN
từ việc tiết kiệm nhiên liệu đạt đến 90%. So sánh nhu cầu điện phục vụ sản xuất của DN từ nguồn điện
lưới quốc gia là 29,500 Kw/tháng. Tính theo đơn giá điện thời điểm thực hiện dự án là 1,155 thì chi phí
hàng tháng DN phải tốn kém là hơn 34 triệu đồng (nếu tính theo đơn giá điện hiện nay thì chi phí này còn
cao hơn nhiều). Trong khi đó, từ nguồn điện biogas, DN chủ động được 100% điện sử dụng sản xuất, với
48.000 Kw/tháng, tiết kiệm hơn 55 triệu đồng. Và chỉ trong vòng 5 năm thực hiện dự án, lợi nhuận DN thu
được từ nguồn nước thải chăn nuôi là gần 2,4 tỷ đồng.
Như vậy, việc ứng dụng mô hình này không những giải quyết được bài toán về môi trường mà còn thu
được lợi nhuận từ nguồn nước thải. Theo ông Trần Văn Khải - Giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng và
Công nghệ Đại Hoàng Kim, số 81, đường D1, KDC Phú Hòa I, phường Phú Hòa, TX.TDM, Chủ nhiệm dự
án đánh giá: “Ngoài những hiệu quả về kinh tế - xã hội, hiệu quả về môi trường cũng mang lại kết quả
phấn khởi. Theo các nhà khoa học thì nếu xử lý nước thải qua hầm biogas đạt loại A có thể tái sử dụng
trong sản xuất. Mô hình này sẽ là cơ sở để phổ biến, nhân rộng, chuyển giao công nghệ đến các DN
chăn nuôi, sản xuất, chế biến. Công nghệ này cũng ứng dụng hiệu quả trong các lĩnh vực khác như chế
biến bột mì, chế biến mủ cao su...”.
Mới đây, trường Đại học Tokyo đã đến tham quan mô hình hầm biogas cải tiến được ứng dụng thành
Biogas - Giải pháp tiết kiệm năng lượng
15:0 | 6/11/2006

Trong khi giá xăng dầu liên tục tăng và nguồn điện cung cấp luôn thiếu so với nhu cầu xã hội, việc tự chế
ra gas từ phân các loại gia súc – biogas – không chỉ có lợi về kinh tế cho người nông dân mà còn là một
giải pháp tiết kiệm năng lượng rất hiệu quả cho xã hội.

• Nông dân “chế” ra điện

Gần đây, nông dân ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12, Gò Vấp của TPHCM… rộ lên
phong trào làm biogas từ phân chuồng. Bất kể là gia đình chăn nuôi với quy mô lớn (khoảng 50 con heo,
bò trở lên) hay gia đình chỉ chăn nuôi từ 5 - 120 con heo cũng xây dựng hầm, túi biogas.

Lý giải hiện tượng này, ông Trà Văn Hậu, xã Thái Mỹ huyện
Củ Chi hồn hậu nói, trước đây, những hộ chăn nuôi luôn bị tổ
dân phố gọi lên nhắc nhở vì chất thải vật nuôi gây hôi thối
khắp cả vùng.

Chúng tôi đã thử nhiều cách như xây hầm chứa phân,
thường xuyên làm công tác vệ sinh chuồng trại sạch sẽ...
nhưng vẫn không khắc phục được.

Trước thực tế đó, nhiều bà con nông dân có dịp sang thăm,
học tập kỹ thuật chăn nuôi nước ngoài và thấy họ làm hầm
biogas vừa xử lý được mùi hôi lại mang lại hiệu quả kinh tế
Sử dụng túi biogas đem lại hiệu quả cho gia đình ông
lớn nên đã học tập và đem về ứng dụng tại hộ chăn nuôi của
Trần Văn Thắng ở xã Xuân Thới Thượng huyện Hóc mình.
Môn, TPHCM.
Kết quả cho thấy, không những mùi hôi không còn mà còn sử
dụng trữ lượng gas lớn làm chất đốt hoặc phát điện. Ngoài ra, phân hoai (sau khi được ủ lấy khí gas) sử
dụng bón cây trồng không gây mùi hôi, tránh được ruồi nhặng và đặc biệt bồi đất thì an toàn, không gây
cháy lá như phân tươi.

“Gia đình tôi có một hầm không mái 12 khối và một túi 10m sản xuất biogas, với chi phí đầu tư khoảng
12 triệu đồng dùng cho việc nấu ăn, nấu rượu… Trung bình mỗi tháng tiết kiệm được từ 300.000 -
400.000 tiền gas”, ông Huỳnh Văn Bút, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn hồ hởi nói.

Ông Nguyễn Văn Bình, Phó Chủ tịch xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi cho biết, huyện Củ Chi có truyền thống
chăn nuôi với quy mô lớn, tổng đàn gia súc luôn được duy trì trên 4.000 con heo và gần 3.000 con bò
nên việc xử lý chất thải vật nuôi luôn là vấn đề gây đau đầu cho các cấp lãnh đạo huyện.

Hầu hết kênh rạch, đồng ruộng của huyện hôi thối không chịu nổi. Ấy thế nhưng 5 năm trở lại đây, nhờ
phổ biến và khuyến khích áp dụng rộng rãi mô hình làm biogas mà vệ sinh môi trường trên địa bàn
huyện đảm bảo an toàn.

Thấy được sự tiện ích trong việc làm biogas, nhiều người dân ở xã Tân Túc, Bình Chánh, Thái Mỹ, Tân
Thạnh Đông, Tân Thạnh Tây, Phú Hòa Đông… đã rỉ tai nhau cùng tìm đến những hộ gia đình đang sử
dụng biogas để tìm hiểu và áp dụng cho gia đình mình. Chỉ tính riêng xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi đã có
gần 200 hộ dân sử dụng khí biogas...

Không dừng lại đó, khí biogas còn được nhiều người nông dân chuyển qua máy Demo tạo thành điện
phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Gia đình ông Huỳnh Công Bằng, xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn là một điển
hình. Ông Bằng cho biết, “để tận dụng chất thải hơn 100 con heo, gia đình tôi làm 2 hầm kiên cố và 1 túi
ủ để sản xuất biogas. Ngoài ra, gia đình tôi đã mua một cái máy để chuyển biogas thành điện thắp sáng,
phục vụ cho sinh hoạt và trại heo cả trăm con. Nhờ vậy mà mỗi tháng gia đình tôi tiết kiệm được 2 triệu
đồng tiền điện”.
Bà Phạm Thị Lan - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn nhận xét, “cách làm này vừa giúp người
dân bảo vệ môi trường, vừa tiết kiệm điện, đặc biệt là những phường, xã chưa có mạng lưới điện quốc
gia”.

• Phát triển mạnh mô hình biomass

Ông Huỳnh Văn Bút, Chủ nhiệm Câu lạc bộ khuyến nông xã Bà Điểm (Hóc Môn) nhấn mạnh, sở dĩ
phong trào làm biogas phát triển mạnh những năm gần đây vì các công đoạn sản xuất biogas đơn giản,
chỉ cần đưa phân xuống hầm (hoặc túi), nén phân theo tỷ lệ 2/3 phân và 1/3 khí, khí theo đường ống dẫn
lên túi trữ, từ đây sẽ đưa đến nơi cần sử dụng. Người dân cũng có thể tự lắp đặt hệ thống sản xuất
biogas cho mình.

Tuy nhiên, không ít trường hợp các hầm biogas không cho ra gas vì không đảm bảo đúng các yêu cầu
kỹ thuật như hầm phải tuyệt đối kín, cân đối đầu vào và đầu ra để cho lượng gas nhiều, đạt tỷ lệ 2 phân-
1 khí…

Trước thực tế đó, bà Phan Thu Nga, Trưởng phòng Quản lý khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ
TPHCM cho biết, từ những năm 90 của thế kỷ trước, sở đã lập nhiều dự án thí điểm triển khai mô hình
sản xuất khí biogas thay cho gas và điện ở khu vực ngoại thành.

Điển hình nhất là tại xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi. Sở đã hỗ trợ hơn 400 triệu đồng để xây dựng nhiều mô
hình sản xuất biogas thí điểm và tuyên truyền vận động người dân cùng tham gia.

Hiện các mô hình trên không những phát triển nhanh chóng trong hoạt động sản xuất chăn nuôi của
người dân trong xã, huyện mà còn lan rộng tới nhiều tỉnh, thành ở khu vực phía Nam.

Cho đến nay, gần như nhà nào cũng tự trang bị cho mình hệ thống sản xuất khí biogas từ chất thải vật
nuôi. Trên thị trường hiện cũng hình thành rất nhiều trung tâm, công ty chuyên cung cấp dịch vụ này.

Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hóc Môn, ông Nguyễn Văn Huệ cho biết thêm, từ năm 2000 đến nay,
huyện đã hỗ trợ kinh phí là 1,2 triệu/hộ làm túi biogas, kỹ thuật cho người dân xã Xuân Thới Thượng.
Riêng Trung tâm Vệ sinh môi trường nông thôn đã đầu tư xây dựng gần 500 hố biogas thí điểm cho 8 xã
thuộc 2 huyện Hóc Môn và Củ Chi.

Tuy nhiên, theo ông Phan Minh Tân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, trong thời gian tới,
ngoài việc khuyến khích bà con nông dân duy trì, mở rộng quy mô sản xuất biogas, sở sẽ phát triển
thêm mô hình sản xuất biomass. Tức là tận thu các loại phụ phẩm nông sản như trấu, rơm rạ... để sản
xuất điện.

Dự án này được Trường Đại học Tokyo Nhật Bản tài trợ và dự kiến sẽ sản xuất thử nghiệm vào cuối
năm nay. Điều này thực sự ý nghĩa khi trong thời điểm này, giá gas đang tăng và nguy cơ thiếu điện vẫn
là vấn đề nóng trong những năm tiếp theo.

(Theo SGGP Online)

Các tin khác


• Trước nguy cơ thiếu điện : Nhiều giải pháp tiết kiệm khả thi
• Tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp :: Giải pháp đơn giản nhất
• Thay đổi nhỏ, tiết kiệm lớn
• Biogas - Giải pháp tiết kiệm năng lượng
• Làm thế nào tiết kiệm điện cho máy hút bụi
• Tiết kiệm điện cho động cơ và máy bơm
1.Gi ới thiệu :
Hiện nay tình hình ô nhiễm môi trường diễn biết hết sức phức tạp: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm không
khí,…
Một trong những nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm là do: rác thải, nước thải từ các khu công nghiệp hay
chất thải và nước thải từ các khu chăn nuôi, và nước và chất thải sinh họat gia đình thải ra.
Để giải quyết một phần ô nhiễm môi trường trên thì vấn đề sử dụng công nghệ Biogas là hết sức cần
thiết trong tình hình hiện nay. Một mặt nó giải quyết vấn đề nước thải và chất thải từ các khu công
nghiệp và các khu chăn nuôi; hay các chất thải và nước thải sinh họat gia đình gây ô nhiễm, mặt khác các
hợp chất này trong điều kiện nóng ẩm sẽ bị phân hóa nhanh sinh ra năng lượng và các chất hữu cơ phân
tử nhỏ hơn hoặc các chất vô cơ, đây là nguồn năng lượng tái sinh hữu ích mà con người sử dụng nó
mang lại hiệu quả kinh tế từ Gas thu được để làm chất đốt hay chạy máy phát điện thay thế nguồn điện
còn thiếu hụt hiện nay, đồng thời nó còn tạo các chất dinh dưỡng dễ hấp thu hơn cho cây trồng và vật
nuôi.
2. Tạ o Bi og as : có nhiều cách tạo Biogas nhằm giải quyết vấn đề môi trường và tạo gas để sử dụng. Số
lượng và chất lượng chất thải chăn nuôi phụ thuộc vào đàn gia súc, theo TS Nguyễn Dương Khang thì
trâu, bò: một ngày lượng phân thải ra là 14kg/con; heo 2,5kg/con. Lượng khí sinh ra ở trâu bò 260-280
m3/tấn phân; heo 561m3/tấn phân, như vậy nếu biết tận dụng nguồn năng lượng này sẽ giảm được một
lượng chi phí đáng kể trong việc nhập khẩu xăng dầu của cả nước, giảm áp lực cho nền kinh tế đồng thời
có thể chủ động được nguồn năng lượng.

Tình trạng năng lượng ngày càng khan hiếm trên thế giới, đặc biệt là các loại năng lượng hoá
thạch (fossil fuels) như dầu khí và than đá. Hiện nay, giá dầu thô đã bước qua ngưỡng cửa 90 Mỹ
kim và có nhiều chỉ dấu sẽ tăng lên 100 Mỹ kim trong một tương lai không xa cũng như trữ
lượng dầu ước ước tính sẽ cạn kiệt vào năm 2050. Tương tự, các mõ than cũng đang được khai
thác tối đa tăng theo nhu cầu năng lượng của các nước trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc và Ấn
Độ. Trung Quốc hiện tại là một nước tiêu thụ dầu hoả đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ
với mức tiêu thụ trên 16 triệu thùng dầu một ngày.

Trước tình trạng trên, từ hơn 20 năm qua, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu truy tìm
loại năng lượng khác nhất là các loại năng lượng tái lập (renewables). Bài viết nầy tập trung vào
một loại năng lượng gần gũi với chúng ta nhất, đó là năng lượng có được từ rác hữu cơ từ gia
đình và phân chuồng của gia súc như trâu, bò ngựa vân vân…
Theo định nghĩa biogas hay khí sinh học là hỗn hợp khí methane và một số khí khác phát sinh từ
sự phân huỷ các vật chất hữu cơ. Methane cũng là một khí tạo ra ảnh hưởng nhà kính gấp 21 lần
hơn khí carbonic. Theo ước tính của Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, nếu sử dụng tất cả nguồn nguyên
liệu có thể tạo ra khí sinh học để dùng trong vận chuyển thì lượng năng lượng nầy có thể làm
giảm 500 triệu tấn khí carbonic hàng năm, tương đương với với số lượng 90 triệu xe dùng trong
một năm.

Năng lượng Biogas


Biogas được xem như là một loại năng lượng sinh học có được từ sự nén hoặc khữ (digestion)
hay lên men (fermentation) trong điều kiện yếm khí (anaerobic) của những vật chất có nguồn gốc
hữu cơ như phân chuồng, bùn (sludge) trong hệ thống cống rãnh), rác phế thải gia cư, hoặc các
loại rác hữu cơ có thể bị sinh phân huỷ (biodegradable waste). Các biogas chính yếu trong những
điều kiện kể trên gồm khí methane và khí carbonic (CO2) và một số khí thải khác như nitrogen
(N2), Hydrogen (H2), hydrogen sulphide (H2S) và oxygen (O2). Tuỳ theo nguồn gốc phát sinh ra
khí , những loại năng lượng sinh học có nhiếu tên khác nhau như: khí ẩm ướt (swamp gas), khí
ẩm từ cây cỏ (marsh gas), khí bãi rác (landfill gas), và khí nén (digester gas).
Trong tất cả khí phát thải qua phương pháp nén yếm khí (anaerobic digestion), methane là khí
hữu dụng nhất , là một loại năng lượng tái tạo cho việc chạy xe, hay chạy máy phát điện.
Methane còn dùng trong việc nấu ăn, đốt lò sưởi, làm đèn , hay tạo ra sức nóng v.v…

Sau đây là vài số liệu về mức sản xuất khí biogas. 22 quốc gia trong Liên Hiệp Âu Châu (EU)
năm 2006 đã sản xuất 62.000 GWh, trong đó 32.000 GWh đến từ khí bãi rác và 11.000 đến từ khí
ẩm ướt từ bùn trong hệ thống cống rãnh. Có 17.000 GWh đã được hoán chuyển thành điện năng.
Đức là quốc gia sản xuất biogas nhiều nhất với 22.000 GWh.

Tại Hoa Kỳ, lượng biogas sản xuất chiếm 6% khí đốt thiên nhiên sử dụng cho toàn quốc vào năm
2006, tương đương 10 tỷ Gallons xăng. Ngày 4/8/2007 vừa qua quốc hội Hoa Kỳ mới vừa mang
dự luật Khuyến khích sản xuất khí sinh học 2007 (Biogas Production Incentive Act 2007) nhằm
mục đích: 1- dùng quỷ dự trử nông nghiệp để trả cho nhà sản xuất khí sinh học trước năm 2013;
2- tạo điều kiện thuận lợi cho việc vay nơ đầu tư, trợ cấp cho những nhà sàn xuất mới…Từ đây,
dự luật một khi thành luật sẽ khuyến khích nông dân đẩy mạnh các dự án biến phế thải thành khí
sinh học, giảm thiểm một số lượng không nhỏ trong việc sử dụng năng lượng và hạn chế sự hâm
nóng toàn cầu qua việc giảm thiểm khí carbonic thải hồi vào không khí.

Phương pháp nén kỵ khí

Như đã nói trên, đây là một phương pháp dựa theo nguyên tắc phân huỷ sinh học của những vật
chất hữu cơ trong điều kiện không có không khí. Do đó hệ thống nén yếm khí được chế tạo để
khử tất cả phế thải hữu cơ, bùn hữu cơ, cùng phân chuồng để cho ra khí methane và một số khí
khác. Tuỳ theo nguyên liệu sử dụng (phế thải) khí methane thu hoạch được chiếm khoảng từ 50
đến 75% tổng lượng khí hình thành, khí carbonic chiếm 25-50%, Nitrogen 0-10%, Hydrogen 0-
1%, Hydrogen sulphide 0-3%, và Oxygen 0-2%. Khí sinh học từ phân chuồng cho 65% khí
methane, lá cây khô cho 58%, và lá cây tươi được 70% methane.

Lượng khí sinh học sản xuất tuỳ theo nguyên uỷ của phế thải và phương pháp lên men, điều kiện
nhiệt độ, các chủng loại lò khữ yếm khí, và thời gian phản ứng (retention time). Điều kiện tối ưu
cho mức sản xuất khí là ở nhiệt độ 33oC và thời gian phản ứng là 100 ngày. Thí dụ: 1 Kg phân
chuồng (bò, ngựa, trâu) cho được 15 lít khí sinh học trong thời gian phản ứng 30 ngày dưới nhiệt
độ 20oC. Nếu thời gian phản ứng kéo dài lên 100 ngày dưới nhiệt độ 33oC, lượng phân nầy sẽ
cho 54 lít khí sinh học.
Lợi điểm trong việc sản xuất khí sinh học

Việc sản xuất khí sinh học tạo ra rất nhiều thuận lợi cho người dân nhất là nông dân, giải quyết
được một số vần để năng lượng cho địa phương và ngay cả trên bình diện quốc gia, chính quyền
trung ương có thể quân bình được cán cân phân phối và quân bình năng lượng và giảm thiểu
được ngoại tệ do nhập cảng xăng dầu. Do đó, hai lãnh vực môi trường và kinh tế gặt hái được
nhiều phúc lợi nhất.

Tại Hoa kỳ tính đến năm 2006 đã có 380 bãi rác lớn có hệ thống thu hồi khí methane và chuyển
tải thành điện năng. Trong vài năm tới ước tính có đến 700 bãi rác sẽ lấp đặt hệ thống nầy. Một
thí dụ điển hình tại Irvine, CA khí methane từ bãi rác Bowerman sẽ được dùng làm nguyên liệu
cho hệ thống chuyên chở công cộng cho thành phố.

Về lợi ích môi trường, khí methane sinh hoc (biomethane) là một loại năng lượng sạch nhất tính
đến ngày hôm nay. Nếu methane không được thu hồi từ các bãi rác, các đầm (lagoons) phế thải
v.v… sẽ là một nguồn ô nhiễm ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính nhiếu nhất. Nếu dùng methane
thay thế các loại năng lượng hoá thạch có được nhiều lợi điểm vì phóng thích các loại khí thải ít
hơn khi sử dụng. Và một lợi ích không nhỏ cho môi trường nữa là, hệ thống sinh khí sẽ giải toả
được diện tích phế thải và tạo thêm nguồn thu nhập mới cho nông dân.

Đứng về phương diện kinh tế, khí sinh học ngày càng tăng trưởng sẽ giúp cho nhu cầu sử dụng
năng lượng trong nước ổn định hơn và lần lần thay thế một số lượng không nhỏ các loại năng
lượng hoá thạch đang dùng. Kỹ thuật sản xuất không phức tạp do đó có thể trãi rộng khắp nông
thôn. Đặc biệt nông dân có thể dùng nguồn khí sinh học trong phạm vi gia đình để có được độc
lập về khí đốt và phó phẩm của việc chuyển đổi phân chuồng thành khí sẽ là một nguồn phân bón
hữu cơ rất thích hợp trong việc trồng tĩa.
Kết luận
Ngày nay, đối với các quốc gia đang phát triền trong đó có Việt Nam, khí đốt hiện vẫn đang là
một khó khăn cho chính quyền trong việc phân phối đến những vùng sâu và xa. Vì vậy phát triển
kỹ thuật tạo ra khí sinh học từ phân chuồng qua hệ thống nén yếm khí sẽ giúp cho nông dân tự
túc được nhu cầu năng lượng nầy. Vấn đề được đặt ra là chính quyền cần hướng dẫn kỹ thuật là
làm thế nào để che kính hầm phân hay các hồ phân (lagoon) đối với phân lõng vì đây là một phàn
ứng sinh phân huỷ trong điều kiện không có không khí.

Tiến thêm lên một bước nữa, đối với những vùng có chăn nuôi kỹ nghệ, địa phương hay trung
ương cần giúp tài chính ban đầu để thiết lập hệ thống nén kỵ khí có quy mô như một nhà máy. Từ
đó sinh khí methane sẽ được phân phối đến tận nhà như ở thành phố.

Riêng tại Việt Nam, kỹ nghệ ủ phân chuồng hay lấp đặt hệ thống thu hồi khí hầu như còn trong
tình trạng phôi thai và chưa được phổ biến, do đó, đây là một thất thoát lớn đối với nguồn năng
lượng nầy. Thêm nữa, trong kỹ nghệ sản xuất rượu cồn (alcohol) qua quy trình lên men yếm khí
cho ra một số lượng lớn khí methane nhưng cũng không được thu hồi. Ở một nhà máy sản xuất
cồn tại Sài Gòn với công suất 20.000 lít/ngày, lượng sinh khí phát thải được ước tính khoảng
10.600 m3 phóng thích vào không khí, làm ô nhiễm môi trường và phí phạm một nguồn năng
lượng không nhỏ. Mỗi mét khối sinh khí sinh ra 5.300 Kcal, hay nhà máy có khả năng sản xuất
56 triệu Kcal/ngày, tương đương với việc sử dụng 7,4 tấn dầu FO dùng để đốt lò hơi.

Nếu Việt Nam biết tận dụng và khai triển nguồn năng lượng sinh khí biogas, Việt Nam sẽ không
còn lệ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng hóa thạch như dầu hoả và than đá như hiện nay trong
khi nhu cầu ngày càng tăng theo đà phát triển quốc gia.
West Covina, 11/2007

Phát điện từ chất thải chăn nuôi


Trong thời buổi xăng dầu lên giá, việc biến chất thải trong chăn nuôi thành nguyên
liệu chạy máy phát điện là một sáng kiến đáng trân trọng. Đáng quý hơn, tác giả của
sáng kiến này là một người nông dân ít học.
Đến thăm trang trại chăn nuôi heo của anh nông dân Nguyễn Văn Dục ở xã Giang Điền, huyện Trảng
Bom, tỉnh Đồng Nai, với quy mô trên 1.000 con heo, chúng tôi hoàn toàn không phát hiện ra mùi hôi thối,
và cảnh quan môi trường chung quanh sạch đẹp. Đó là nhờ ý tưởng sáng tạo của anh, sử dụng công
nghệ biogas ống bê tông để khỏi làm ô nhiễm môi trường đồng thời làm lợi nhiều nguồn nhờ sử dụng khí
sinh học để thắp sáng và chạy máy. Một giải pháp hữu ích cho ruộng vườn trang trại.

Từ ý thức về ô nhiễm môi trường

Một vấn nạn thường xuyên phải đối mặt với các trại
chăn nuôi heo có quy mô lớn là tình trạng ô nhiễm
không khí. Mùi hôi thối của phân, nước thải thường
xuyên gây phiền hà, đe doạ sức khoẻ cho những
người sống chung quanh khu vực chăn nuôi.

Anh nông dân Dục đã có ý thức chống lại sự ô nhiễm


môi trường đó từ những năm 2003. Anh đã tự học hỏi
thiết kế hệ thống ống bê tông, ống nhựa composite
nhằm "khống chế" mùi và không cho khí bẩn thoát ra
ngoài. Hệ thống ống thoát này được chôn sâu dưới
đất theo phương châm chuồng trại thoáng ấm, chăm
sóc và quản lý kỹ thuật tốt, môi trường sạch sẽ không
hôi thối ruồi nhặng, luôn cải thiện đàn giống cho năng
Nông dân Nguyễn Văn Dục suất và chất lượng cao, ổn định nhằm đáp ứng yêu
cầu của người tiêu dùng.
Từ năm 2003, anh Dục đã xử lý thành công việc ô nhiễm môi trường, trang trại heo sạch sẽ, thoáng mát...
Anh đã tự học hỏi từ sách vở, thực tế tham quan. Bằng kinh nghiệm, anh đã thiết kế và xây dựng mô hình
hầm biogas phủ bạt có nhiều ưu điểm như giá thành thấp, cho khí CH4 nhiều, chất lượng gas ổn định, áp
suất điều hoà nên chạy máy rất tốt đặc biệt là khắc phục được tình trạng ô nhiễm không khí. Từ khi sử
dụng khí biogas cho thắp sáng toàn trang trại, anh đã tiết kiệm được chi phí về điện và chất đốt rất nhiều.

Đôi lần thất bại...

Tại trang trại của anh hiện có 3 động cơ dùng để kéo


máy phát điện dùng cho sinh hoạt và máy nghiền
thức ăn gia súc. Hiện tại trang trại heo có xây dựng
một hầm biogas có sức chứa khoảng 15m3 và thông
qua hệ thống nước thải của trại heo, khí gas được lọc
tách hơi nước để qua hệ thống lưu trữ bằng túi nylon
có dung tích khoảng 20m3. Cả hệ thống này xử lý
được chất thải cho khoảng 100 con heo. Hệ thống
ống dẫn gas được nối vào một động cơ để làm nhiên
liệu vận hành, động cơ này được đấu nối trực tiếp
vào một máy phát điện với công suất 10kW điện áp
220V dùng cho điện sinh hoạt gia đình, chăn nuôi
như thắp sáng, chạy máy nghiền thức ăn gia súc,
bơm nước, nấu ăn v.v... Với lượng khí biogas sinh ra
Heo nái, nguồn cung cấp biogas
trong hệ thống hầm chứa như trên, đủ để chạy một
động cơ có công suất 10kW cung cấp được lượng
điện tiêu dùng cho khoảng 4 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Động cơ chạy bằng khí biogas của anh được sử dụng từ một động cơ xăng của xe hơi, chỉ cải tạo lại bộ
chế hoà khí để điều chỉnh lượng nhiên liệu cho phù hợp bằng một mạch điện tử điều khiển lượng nhiên
liệu (tăng, giảm gas) tự động cho phù hợp với quá trình tăng tải hoặc giảm tải của động cơ. Một bình ắc
quy dùng để khởi động động cơ, ống xả hãm thanh nhằm giảm tiếng ồn, bộ truyền tải từ động cơ đến
máy phát điện 10kW và các thiết bị điều khiển khác. Anh Dục tâm sự: "Tôi đã thất bại trên năm lần khi sử
dụng khí biogas để chạy máy phát điện. Lần đầu tiên tôi thất bại là gặp sự cố do bộ chế hoà khí mua từ
các động cơ xe hơi cũ đủ loại về lắp ráp. Động cơ cái thì xăng, cái thì dầu v.v... vì không đồng bộ như vậy
nên chạy một thời gian ngắn máy lại ngừng, phải nạp lại nhiều lần máy chạy rồi lại ngắt... Vừa hại bu gi
vừa hao gas".

Một máy phát điện 10kW do anh chế tạo bao gồm
thiết bị và công lắp đặt bảo hành 6 tháng có giá trị 14
triệu đồng. So với giá thành cùng loại trên thị trường,
đây là một giá hấp dẫn, có sức cạnh tranh và dễ
chuyển giao công nghệ biogas ống bê tông cho các
trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, máy phát điện của anh
còn có nhiều cải tiến hơn so với các máy trên thị
trường như có cần dịch chuyển, có tính cơ động, có
thể thay thế các chức năng khác, dễ bảo trì, công
suất máy đa dạng có thể kéo máy phát điện từ 2 -
2,5kW, 5kW, 10kW nhằm đáp ứng phù hợp với quy
mô của từng hầm sinh khí biogas.

Khi được hỏi về lần thất bại thứ năm, anh cho biết:
Mô hình hầm biogas "Các máy xe hơi 4 thì chạy bằng xăng, dầu rất đa
dạng, nhiều kiểu dáng, nhiều hãng khác nhau... Do
đó khi "mày mò" lắp ráp xong, động cơ không đồng bộ nên không chịu "hợp tác" trong khi thị trường lại
không có phụ kiện phù hợp. Thất bại nhiều lần, sau đó tôi nảy ra ý tự đo, vẽ và nhờ các cơ sở điện tử gia
công riêng các bảng mạch điện tử của mình theo thiết kế kỹ thuật... sau đó lắp ráp đồng bộ máy mới chịu
chạy".
Một mơ ước rất... đời thường

Anh Dục quê ở Quảng Ngãi, vào Đồng Nai từ 1980


lập nghiệp ở xã Giang Điền, sản xuất theo mô hình
trang trại chăn nuôi kết hợp trồng trọt năng suất cao.
Anh đã được bình chọn là mô hình nông dân sản xuất
giỏi năm 2007. Anh có 3 con, một con gái đã tốt
nghiệp đại học Quản trị kinh doanh hiện đang làm
việc tại TP. HCM, một con trai đang du học tại Úc, một
con trai đang học phổ thông trung học và một mẹ già
83 tuổi đang sống chung với anh.

Hiện nay, anh Dục đang tham gia sinh hoạt tại Hội
nông dân xã Giang Điền, Đồng Nai. Anh tâm sự: "Tôi
có một ước muốn duy nhất là làm sao có đủ vốn để
Máy phát điện tiếp tục tìm tòi chế tạo ra hệ thống lọc khí biogas
thành khí sạch không gây hại cho môi trường và sức
khoẻ. Theo tôi biết trong biogas có chứa nhiều khí như CH4, H2S, CO, SO2, NO, O2, SO, H2... Đặc biệt,
khí SO2 không màu và có mùi trứng thối, là loại khí rất độc. Tôi rất mong muốn các nhà khoa học đồng
hành cùng ý tưởng giúp đỡ tôi".

Có một thực tế là hiện nay vẫn chưa có cơ sở nào để đánh giá độ bền và tính ổn định của những chiếc
máy phát điện từ chạy bằng xăng sang khí biogas này như độ an toàn, quá trình đốt nhiên liệu có cháy
hết hay không, các tạp chất trong khí có được lọc sạch hay không... Vì vậy, thiết nghĩ cần nên có sự đánh
giá của các cơ quan chức năng, nếu xét thấy đạt yêu cầu kỹ thuật thì có thể hỗ trợ để nhân rộng mô hình
này trong bà con nông dân.

2.1.5. Chất thải rắn (Solid waste): các chất thải rắn nội địa là một vấn đề chính trong
xã hội tiêu dùng của chúng ta. Việc loại bỏ chúng được theo dõi thường xuyên bởi liên
quan đến ô nhiễm nước ngầm và không khí. Tuy nhiên, chúng bao gồm một phần lớn
là các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Vì vậy, nguồn được phân biệt là chất thải
sinh học có thể được chuyển thành một nguồn tài nguyên có giá trị bởi việc ủ và phân
giải kỵ khí. Trong những năm gần đây, quá trình này đã có những bước phát triển đáng
ghi nhận về cả thiết kế và điều chỉnh quá trình. Cụ thể là, sự phân giải kị khí các chất
thải rắn trong các bể phân giải kị khí tốc độ cao đã đạt được sự chấp nhận ngày càng
tăng của công chúng bởi nó cho phép phục hồi một số lượng lớn khí sinh học có giá trị
cao cùng với các cặn bã hữu cơ ổn định có chất lượng cao và điều này không làm tăng
sự khó chịu cho môi trường. Hơn thế nữa, sự phân giải kỵ khí của các chất thải rắn
hỗn hợp đang được tập trung phát triển bởi vì trong tương lai gần, nó có thể là một
bước quan trọng trong vòng tuần hoàn của chất thải rắn và là một giải pháp được chọn
lựa cho sự phân huỷ rác.
ĐA LỢI ÍCH CỦA CÔNG NGHỆ
KHÍ SINH HỌC
THS. LÊ THOA
VĂN PHÒNG DỰ ÁN KHÍ SINH HỌC - BỘ NN&PTNT

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống ở vùng nông thôn. Sản xuất
nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Những năm qua, ngành chăn
nuôi phát triển khá mạnh cả về số lượng lẫn quy mô. Tuy nhiên, việc chăn nuôi thiếu quy hoạch,
đặc biệt ở các vùng dân cư đông đúc đã gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng. Các
chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí, đất và ảnh hưởng xấu đến môi
trường sống của con người. Theo tính toán của các chuyên gia trong nước thì hàng năm, tổng đàn
gia súc, gia cầm Việt Nam sẽ thải vào môi trường khoảng 73 triệu tấn chất thải rắn. Ước tính một
tấn phân chuồng tươi với cách quản lý, sử dụng truyền thống như hiện nay sẽ phát thải vào không
khí khoảng 0,24 tấn CO2 quy đổi thì với khối lượng chất thải chăn nuôi nêu trên sẽ phát thải vào
không khí 17,52 triệu tấn CO2 nếu không được xử lý.
Việc xử lý chất thải chăn nuôi là một yêu cầu cấp thiết nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm nguồn nước và nguồn dịch bệnh gây ra cho con người và động vật... Do vậy, việc áp dụng
các biện pháp nhằm xử lý chất thải chăn nuôi là một trong những vấn đề cấp bách của ngành
nông nghiệp nước ta hiện nay. Một trong những giải pháp đem lại đa lợi ích cho người chăn nuôi
đó là công nghệ khí sinh học.
Công nghệ khí sinh học được nghiên cứu và ứng dụng ở Việt Nam từ những năm 1960. Kể từ đó,
công nghệ này luôn được cải tiến và ứng dụng rộng rãi ở những quy mô khác nhau. Công nghệ
này đã và đang đem lại những hiệu quả đáng mừng về kinh tế - xã hội và môi trường cho người
dân. Với những lợi ích mà công nghệ này mang lại, dự án “Chương trình khí sinh học cho ngành
chăn nuôi Việt Nam, giai đoạn 2007 - 2011” được xây dựng với mục tiêu phát triển ngành khí
sinh học bền vững theo hướng thị trường và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Dự án do Cục
Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và Tổ chức Phát triển Hà Lan ở Việt Nam
(SNV-VN) thực hiện.
Theo “Báo cáo khảo sát người sử dụng khí sinh học năm 2006” do Dự án thực hiện, lợi ích của
công trình khí sinh học đối với cuộc sống người dân được thể hiện ở các mặt sau:
Về kinh tế: Khí sinh học cung cấp năng lượng sạch cho các hoạt động như đun nấu và thắp sáng.
Trước khi có công trình khí sinh học, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng loại nhiên liệu phổ biến
là điện, củi, rơm rạ, trấu, cành cây khô, than và khí hóa lỏng. Sau khi các hộ gia đình này xây
dựng công trình khí sinh học, việc thay thế các loại nhiên liệu thường dùng thay đổi khá rõ rệt.
Cụ thể, số hộ sử dụng củi giảm 70%, số hộ sử dụng than giảm 47%, số hộ sử dụng rơm, trấu,
cành cây khô giảm 49% và số hộ sử dụng khí hóa lỏng giảm 11,5%. Căn cứ vào loại, số lượng
nhiên liệu được thay thế và giá cả mua bán thì mức độ tiết kiệm nhiên liệu bình quân đối với mỗi
hộ gia đình ước tính từ 85.000 - 90.000 đồng/tháng. Đặc biệt, đối với những hộ gia đình sử dụng
khí sinh học thay thế hoàn toàn nhiên liệu khác trong việc đun nấu thì tiết kiệm được khoảng
100.000 đồng/tháng.
Bên cạnh đó, việc sử dụng phụ phẩm khí sinh học giúp giảm chi phí mua phân bón cho cây trồng.
Chi phí mua phân bón hóa học cho cây trồng của hộ gia đình sau khi có công trình khí sinh học
giảm đi đáng kể (khoảng từ 18 - 30%) so với trước khi có công trình khí sinh học. Tuy nhiên,
khác với các loại cây lương thực,
rau hoặc cây ăn quả thì hầu hết các
hộ gia đình không sử dụng phụ
phẩm khí sinh học để bón cho cây
công nghiệp vì những cây công
nghiệp thường được trồng ở xa nhà
mà việc vận chuyển phụ phẩm khí
sinh học không mấy thuận tiện.
Nhìn chung, việc sử dụng phụ phẩm
khí sinh học không những tăng năng
suất cây trồng, góp phần cải thiện
chất lượng sản phẩm mà còn góp
phần giảm việc sử dụng các loại
thuốc trừ sâu và phân bón hóa học.
Về xã hội: Đối với các gia đình
nông thôn, trước khi có công trình
khí sinh học, hộ dân thường dùng
củi, rơm rạ, than hoặc khí hóa lỏng
để đun nấu. Để có được những
nhiên liệu này, hộ dân thường phải
đi tìm kiếm, nhặt nhạnh hoặc tìm mua. Sau khi có công trình khí sinh học, hộ dân đã gần như sử
dụng khí sinh học để thay thế hoàn toàn cho các nhiên liệu phục vụ cho hoạt động đun nấu trước
đây và tính trung bình, mỗi hộ dân có thể tiết kiệm 3 - 4 giờ/tuần cho việc tìm kiếm hoặc mua các
nhiên liệu. Ngoài ra, việc sử dụng khí sinh học trong đun nấu thuận tiện và sạch sẽ cũng đã góp
phần giải phóng phụ nữ và trẻ em khỏi gánh nặng vất vả của công việc nội trợ và kiếm củi, tiết
kiệm thời gian cho việc học tập và nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, khi đầu tư xây dựng công trình khí sinh học, thông thường các hộ gia đình thường
kết hợp nâng cấp chuồng trại, khu công trình phụ, nhà vệ sinh… Chính vì thế xây dựng công
trình khí sinh học trực tiếp mang lại cuộc sống tiện nghi cho người dân như sử dụng chất đốt có
chất lượng cao, khu công trình phụ, chuồng trại vệ sinh, sạch đẹp và thuận tiện như cuộc sống ở
thành thị.
Về môi trường: Trước khi có công trình khí sinh học thì 54% hộ gia đình có thói quen ủ phân
trước khi bón cho cây trồng, 16% hộ dân bón phân chuồng trực tiếp cho cây và 15% hộ gia đình
đổ trực tiếp chất thải chăn nuôi ra cống rãnh hoặc mương thoát nước. Cách giải quyết chất thải
vật nuôi như trên đã tác động xấu đến môi trường sống, gây ra mùi hôi thối quanh khu vực sống
và ảnh hưởng đến những hộ dân bên cạnh. Sau khi có công trình khí sinh học, 72% lượng chất
thải vật nuôi được nạp vào công trình khí sinh học, 20% hộ gia đình sử dụng sau khi ủ phân,
4,8% lượng chất thải vật nuôi được các hộ gia đình bán hoặc cho hàng xóm và chỉ còn 2,1%
lượng chất thải vật nuôi được thải trực tiếp vào cống rãnh.
Tóm lại, việc sử dụng các công trình khí sinh học góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do chất thải chăn nuôi (ước tính xử lý được 7,5 - 8 triệu tấn chất thải chăn nuôi). Phụ
phẩm khí sinh học được sử dụng làm phân bón cho đồng ruộng và hoa màu có tác dụng cải tạo
đất, nâng cao độ phì chống bạc màu và xói mòn đất, góp phần bảo vệ và cải tạo nguồn tài nguyên
đất canh tác, giúp cho cây trồng tăng sản lượng từ 20 - 30%. Thêm vào đó, sử dụng khí sinh học
làm chất đốt nhằm giảm tiêu thụ gỗ củi phục vụ các mục đích khác nhau và cũng góp phần giảm
các bệnh về mắt và phổi do khói bụi gây ra khi đun nấu.
Thực tế triển khai Dự án từ giai đoạn I (2003 - 2005) đã chứng minh rằng, công nghệ khí sinh
học là một công nghệ thích hợp cho giải pháp xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta hiện nay và
mang lại đa lợi ích cho người dân. Điều kiện cho các hộ dân tham gia dự án khá đơn giản, thủ tục
thuận lợi và dễ dàng. Các hộ gia đình nếu nuôi từ 6 đầu lợn trở lên (hoặc một con lợn nái; hai con
trâu, bò) đều có thể đăng ký với cán bộ của dự án (thường là khuyến nông viên của xã) để được
tư vấn và tiến hành ký hợp đồng xây dựng công trình. Với giá vật liệu xây dựng tại thời điểm này,
chi phí cho mỗi công trình khí sinh học trung bình 10 m3 khoảng 6 - 8 triệu đồng. Khi tham gia
dự án, người dân không những được hưởng lợi từ những lợi ích mà công trình khí sinh học mang
lại mà còn có thể nhận được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của dự án như:
- Trước khi xây dựng công trình khí sinh học, cán bộ dự án sẽ khảo sát thực tế và tư vấn cho hộ
dân lựa chọn kiểu loại công trình sao cho phù hợp với điều kiện, mục đích sử dụng và quy mô
chăn nuôi của gia đình.
- Trong quá trình xây dựng, hộ dân sẽ được cung cấp bản vẽ kỹ thuật của công trình. Trong bản
vẽ này, các thông số của công trình đã được tính toán một cách tối ưu dựa trên phần mềm máy
tính giúp cho công trình hoạt động một cách hiệu quả. Đội ngũ thợ xây của Dự án là những người
trực tiếp xây dựng và lắp đặt thiết bị khí sinh học cho hộ dân. Các đội thợ xây này đều là thợ xây
lành nghề và đã được tham gia đào tạo về kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học do Dự án tổ
chức và cấp chứng chỉ. Hơn nữa kỹ thuật viên huyện và tỉnh luôn sẵn sàng hỗ trợ giám sát kỹ
thuật khi cần thiết và là người kiểm tra chất lượng, nghiệm thu công trình để đảm bảo công trình
được xây dựng đúng thiết kế. Do vậy, người dân hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng công
trình khí sinh học.
- Ngoài ra, mỗi công trình khí sinh học đều được tổ thợ xây bảo hành miễn phí trong một năm
đầu hoạt động.
- Sau khi xây dựng xong công trình, các hộ dân sẽ được tham gia tập huấn về công nghệ khí sinh
học, về cách thức vận hành và bảo dưỡng công trình khí sinh học.
Vì những đóng góp to lớn của Dự án trong các lĩnh vực nêu trên, tháng 4/2007, Dự án đã được
trao giải thưởng Năng lượng toàn cầu năm 2006 tại Brussel, Bỉ. Đây là giải thưởng danh giá trao
cho các Dự án được ghi nhận là có đóng góp to lớn trong việc giảm thiểu hiện tượng nóng lên của
Trái đất.

You might also like