You are on page 1of 10

UBND TỈNH ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số : 933 /SGDĐT-TCCB Biên Hòa, ngày 29 tháng 5 năm 2009

HƯỚNG DẪN
Thực hiện Thông tư Liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC
ngày 09 tháng 9 năm 2008 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ
và Bộ Tài chính về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo
trong các cơ sở giáo dục công lập.

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09


tháng 9 năm 2008 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong
các cơ sở giáo dục công lập;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 1
năm 2005 của Liên Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế
độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên
chức;
Căn cứ Quyết định số 79/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm 2008
của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành Quy định chế độ chi tiêu
đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;
Được sự thống nhất của Sở Nội vụ và Sở Tài chính tại văn bản số
783/STC-HCSN ngày 21 tháng 4 năm 2009. Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn
thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục
công lập như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG:
1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc
biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ
sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu
từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp
luật);
b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc
biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách
đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công
lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
2. Điều kiện áp dụng
Đối tượng quy định tại khoản 1 mục này được hưởng tiền lương dạy thêm
giờ phải đảm bảo đủ các điều kiện sau:

1
- Đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng
12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên
chức và lực lượng vũ trang vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo
(các ngạch có hai chữ số đầu của mã số ngạch là 15). Riêng đối tượng quy định
tại điểm b và điểm c khoản 1 mục này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch
viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo;
- Phải hoàn thành đủ số giờ tiêu chuẩn và các nhiệm vụ công tác khác theo
chế độ làm việc của nhà giáo quy định tại các văn bản sau:
a) Đối với ngành học mầm non:
- Thực hiện theo Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày
28 tháng 11 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định
mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Cụ thể: Hiệu
trưởng trực tiếp lên lớp 2 giờ/ tuần; Phó hiệu trưởng trực tiếp lên lớp 4 giờ/ tuần;
Giáo viên dạy 8 giờ trong 1 ngày.
Các chức danh kiêm nhiệm trong nhà trường như Bí thư chi bộ, Chủ tịch
công đoàn, thanh tra nhân dân, tổ khối trưởng ... thực hiện chế độ kiêm nhiệm,
không miễn giảm tiết dạy (do trung ương chưa có văn bản hướng dẫn giảm số giờ
cho các chức danh này đối với ngành học mầm non).
Đối với trường mầm non 01 buổi nếu bố trí đủ số giáo viên theo quy định(
01giáo viên/01 lớp) thì không được tính phụ cấp tăng giờ (ngoại trừ có giáo viên
đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ theo chỉ tiêu,
nghỉ ốm, thai sản, ... theo chế độ bảo hiểm xã hội quy định mà phải bố trí giáo
viên dạy thay).
- Thực hiện Quyết định số 79/2008/QĐ-UBND ngày 21 tháng 11 năm
2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành Quy định chế độ chi
tiêu đặc thù của ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thì đối với
các trường mầm non bán trú (lớp 02 buổi/ngày) thì ngoài giờ lên lớp 8 giờ /01
ngày giáo viên còn phải trực 02 giờ để trông cháu ngủ trưa. 02 giờ này là 02 giờ
làm thêm của giáo viên nên được tính để trả phụ cấp tăng giờ. Nguồn kinh phí chi
trả phụ cấp tăng giờ cho giáo viên và chế độ tăng giờ của nhân viên cấp dưỡng
thực hiện theo công văn số 4074/LS.GDĐT-TC ngày 29/12/2008 của Liên Sở
Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính về triển khai nội dung chi, mức chi cho các
kỳ thi và chế độ chi tiêu đặc thù của ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
b) Đối với ngành học phổ thông (trừ trường chuyên biệt) và bổ túc
văn hóa:
Thực hiện theo Thông tư số 49/TT ngày 29 tháng 11 năm 1979 của Bộ
Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định chế độ công tác giáo viên
trường phổ thông và Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23
tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định
mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập. Cụ thể như sau:
Giờ tiêu chuẩn của cán bộ quản lý và giáo viên trường phổ thông được quy
định:

2
- Hiệu trưởng trường tiểu học, trung học cơ sở (THCS), trung học phổ
thông (THPT), trường phổ thông có nhiều cấp học dạy 2 tiết/tuần; Phó hiệu
trưởng dạy 4 tiết/tuần.
- Định mức giờ lên lớp của giáo viên:
Giáo viên tiểu học dạy 23 tiết/tuần, giáo viên trung học cơ sở dạy 19 tiết/tuần,
giáo viên trung học phổ thông dạy 17 tiết/tuần.
Giáo viên trong thời gian thử việc (tập sự), nữ giáo viên có con nhỏ từ 12
tháng trở xuống, nữ giáo viên dạy môn thể dục có thai từ 6 tháng trở lên, mỗi
tuần được giảm 2 tiết (tính cho cả ba cấp học: Tiểu học THCS và THPT) trừ
trường hợp y, bác sĩ cho nghỉ sớm hơn.
Chức danh kiêm nhiệm giảm giờ:
- Giáo viên chủ nhiệm lớp ở cấp tiểu học được giảm 3 tiết/tuần, cấp THCS
và THPT được giảm 4 tiết/tuần.
Các chức danh kiêm nhiệm khác theo quy định tại Thông tư số 49/TT ngày
29 tháng 11 năm 1979 cụ thể như sau:
- Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch công đoàn nhà trường được tính 3 tiết/tuần đối
với trường có dưới 28 lớp và 4 tiết/tuần nếu trường có từ 28 lớp trở lên; Tổ
trưởng chuyên môn (khối trưởng chuyên môn) được tính 3tiết/tuần; Thư ký hội
đồng giáo dục nhà trường được tính 2tiết/tuần; giáo viên phụ trách văn nghệ, thể
dục toàn trường, giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm (nếu chưa có cán bộ
chuyên trách) được tính 2 đến 3 tiết/tuần tùy theo khối lượng công việc.
- Bí thư, Phó bí thư đoàn trường thực hiện giảm giờ tiêu chuẩn theo Quyết
định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ
về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Cụ
thể: Thời gian làm công tác Đoàn của Bí thư (hoặc trợ lý Thanh niên, cố vấn
Đoàn) các trường dưới 28 lớp được tính bằng 70% định mức giờ chuẩn/tuần; các
trường từ 28 lớp trở lên dạy 2 tiết/ tuần. Thời gian làm công tác Đoàn của Phó Bí
thư các trường dưới 28 lớp được tính bằng 35% định mức giờ chuẩn/tuần; các
trường từ 28 lớp trở lên được tính bằng 50% định mức giờ chuẩn/ tuần.
Ngoài ra, các chức danh khác mà Thông tư số 49/TT ngày 29 tháng 11
năm 1979 của Bộ Giáo dục và Đào tạo không quy định được giảm số tiết dạy thì
không thực hiện giảm tiết như: Trưởng ban thanh tra nhân dân; Hội chữ thập đỏ;
Trưởng ban nữ công. Giáo viên được điều động làm công tác thanh tra giáo dục
được hưởng chế độ theo quy định tại Thông tư liên bộ số 16/TT/LB ngày 23
tháng 8 năm 1995 (không được giảm giờ dạy).
Mỗi giáo viên phụ trách không quá 02 chức danh công tác kiêm nhiệm.
Nếu được phân công chức danh công tác kiêm nhiệm thứ 3 cũng chỉ được hưởng
2 chức danh kiêm nhiệm có số tiết cao nhất.
Số giờ tiêu chuẩn và các chức danh kiêm nhiệm trên là căn cứ để xác định
số giờ làm thêm mỗi tháng (đối với bậc tiểu học), mỗi học kỳ đối với bậc trung
học) để thanh toán tiền làm thêm giờ cho giáo viên.
c) Ngành học bổ túc văn hóa và giáo dục thường xuyên:
Thực hiện định mức giờ dạy của cán bộ quản lý, giáo viên và các chức danh kiêm
nhiệm giống như ở ngành học phổ thông.
d) Các trường chuyên biệt:
3
Thực hiện theo Thông tư số 59/2008/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 10 năm
2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp giáo
dục ở các trường chuyên biệt công lập. Cụ thể:
Cán bộ quản lý:
Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
Giáo viên:
Giáo viên trường phổ thông dân tộc nội trú cấp THCS dạy 17 tiết/tuần, cấp
THPT dạy 15 tiết/tuần.
Giáo viên trường phổ thông dân tộc bán trú cấp tiểu học dạy 21 tiết/tuần,
cấp THCS dạy 17 tiết/tuần.
Giáo viên trường chuyên dạy 17 tiết/tuần; riêng đối với giáo viên dạy môn
chuyên, 01 tiết dạy môn chuyên được tính bằng 1,5 tiết môn không chuyên để
quy đổi thành định mức giờ dạy.
Giáo viên trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật cấp tiểu học dạy
21 tiết/tuần; cấp THCS dạy 17 tiết/ tuần.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ
thông dân tộc bán trú, trường chuyên được tính 4 tiết chủ nhiệm/tuần.
Giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật
được tính 3 tiết chủ nhiệm/ tuần.
Cán bộ chuyên trách làm công tác Đoàn, Hội trong các trường chuyên biệt
được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg ngày 24 tháng
3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối với cán bộ Đoàn
Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
e) Các trường trung cấp chuyên nghiệp:
Thực hiện theo Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ công tác
giáo viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp. Cụ thể:
Cán bộ quản lý:
Hiệu trưởng: giảng dạy 30 tiết/năm; Phó Hiệu trưởng dạy 45 tiết/ năm;
Trưởng phòng đào tạo dạy 60 tiết/ năm; Phó phòng đào tạo dạy 80 tiết/năm.
Giáo viên:
Giáo viên các lớp trung cấp dạy 430 đến 510 giờ (tiết) chuẩn/ năm. Hiệu
trưởng căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, tính chất của mỗi môn học,
trình độ của giáo viên để định mức giờ giảng dạy của từng giáo viên trong năm
học cho phù hợp.
Định mức giờ giảng dạy của giáo viên dạy các môn văn hóa phổ thông
trong trường trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Thông tư liên
tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23 tháng 8 năm 2006 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở
giáo dục phổ thông công lập.
Đối với giáo viên giảng dạy môn giáo dục quốc phòng thực hiện theo quy
định tại Thông tư số 43/2003/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 9 năm 2003 của Bộ
Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chế độ làm việc của giáo viên giáo dục quốc
phòng.
Chế độ giảm định mức giờ dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm:
4
- Giáo viên chủ nhiệm lớp được giảm 10% số giờ định mức giảng dạy;
- Giáo viên kiêm phụ trách phòng thực hành thí nghiệm được giảm 10% số
giờ định mức giảng dạy (nếu có nhân viên chuyên trách); giảm 15% số giờ định
mức giảng dạy (nếu không có nhân viên chuyên trách);
- Giáo viên kiêm phụ trách thư viện giảm 15% số giờ định mức giảng dạy
- Giáo viên kiêm Bí thư Đảng bộ, Chủ tịch công đoàn trường có cán bộ
chuyên trách công tác Đảng, cán bộ chuyên trách công tác công đoàn giảm 15%
số giờ định mức giảng dạy( Nếu không có cán bộ chuyên trách công tác Đảng,
cán bộ chuyên trách công tác công đoàn thì được giảm không quá 25% số giờ
định mức giảng dạy). Giáo viên kiêm Bí thư chi bộ nhà trường (không tính Bí thư
trực thuộc Đảng bộ) được giảm không quá 15% số giờ định mức giảng dạy.
- Giáo viên kiêm Phó Bí thư Đảng bộ, Phó bí thư Chi bộ, Phó Chủ tịch
công đoàn trường được giảm ½ so với số giờ giảm của cấp trưởng.
Đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch Hội,
Đoàn Thanh niên ... thực hiện theo quy định tại Quyết định số 61/2005/QĐ-TTg
ngày 24 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ chính sách đối
với cán bộ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Ngoài các chức danh kiêm nhiệm được quy định tại Quyết định số
18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2007, Quyết định số 61/2005/QĐ-
TTg ngày 24 tháng 3 năm 2005 nhà trường không tự đặt ra các chức danh khác
để được giảm giờ dạy tiêu chuẩn. Giáo viên kiêm nhiệm nhiều chức vụ, chỉ được
hưởng một chế độ cao nhất.
f) Trường Cao đẳng sư phạm:
Thực hiện giờ giảng định mức theo Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT
ngày 28 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy
định chế độ làm việc đối với giảng viên.

II CĂN CỨ, NGUYÊN TẮC, CÁCH TÍNH VÀ NGUỒN KINH PHÍ


1. Căn cứ và nguyên tắc
a) Căn cứ
Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của
nhà giáo bao gồm mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp
lương (bao gồm: phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp theo
lương có trích nộp BHXH) và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có);
Số giờ tiêu chuẩn làm cơ sở tính trả tiền lương dạy thêm giờ được căn cứ
vào chế độ làm việc của nhà giáo theo các văn bản nêu tại điểm b khoản 2 mục I.
Thời gian không trực tiếp tham gia giảng dạy nhưng được tính hoàn thành đủ số
giờ giảng dạy gồm: thời gian nghỉ ốm, thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm
xã hội.
Đối với nhà giáo công tác ở các cơ sở giáo dục có nhiều cấp học, thì số giờ
tiêu chuẩn được tính theo số giờ tiêu chuẩn quy định cho cấp học cao nhất mà
nhà giáo đó trực tiếp tham gia giảng dạy theo sự phân công của thủ trưởng cơ sở
giáo dục.
b) Nguyên tắc

5
Đối với cơ sở giáo dục mầm non thì tiền lương dạy thêm giờ được tính trả
theo tháng;
Đối với cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo
dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì tùy theo điều kiện cụ thể của từng
đơn vị để thực hiện tạm ứng tiền lương dạy thêm giờ theo tháng hoặc theo học kỳ
cho phù hợp và quyết toán vào cuối năm tài chính;
Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo
theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức
biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ
ốm, thai sản theo quy định, đi công tác, học tập bồi dưỡng nghiệp vụ theo
quyết định của cấp có thẩm quyền được cử đi đào tạo nên phải bố trí nhà giáo
khác dạy thay;
Số giờ dạy thêm được tính trả tiền lương dạy thêm giờ không quá
200 giờ (tiết) tiêu chuẩn/năm.
2. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ
a) Công thức chung:
Tiền lương Số giờ Tiền lương
dạy thêm giờ = dạy thêm x dạy thêm 1 giờ

Tiền lương Tiền lương


dạy thêm 1 giờ = 1 giờ dạy x 150%

Số giờ Số giờ tiêu chuẩn Số giờ tiêu


dạy thêm = thực hiện - chuẩn định mức

Số giờ Số giờ thực tế Số giờ thực hiện các


tiêu chuẩn = giảng dạy được quy + công việc khác được
thực hiện đổi theo giờ tiêu chuẩn (kể quy đổi theo giờ tiêu
cả chấm bài) chuẩn.
Cách quy đổi bài chấm:
Thực hiện theo Thông tư số 49/TT ngày 29 tháng 11 năm 1979 của Bộ
Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định chế độ công tác giáo viên
trường phổ thông. Cụ thể:
Mỗi tháng, giáo viên ngữ văn trường phổ thông trung học(gồm THCS và
THPT) phải chấm số bài kiểm tra loại 15 phút và loại từ 1 tiết trở lên không quá
90 bài cho mỗi loại. Nếu chấm quá số bài quy định trên thì cứ 45 bài loại 15 phút,
quy đổi thành 3 tiết tiêu chuẩn, 45 bài loại từ 1 tiết trở lên, quy đổi thành 7 tiết
tiêu chuẩn.
Giáo viên các bộ môn còn lại mỗi tháng phải chấm số bài kiểm tra không
quá 135 bài cho mỗi loại. Nếu chấm quá số bài quy định đó thì cứ 45 bài loại 15
phút, quy đổi thành 2 tiết tiêu chuẩn, 45 bài loại từ 1 tiết trở lên, quy đổi thành 4
tiết tiêu chuẩn.
6
Giáo viên các trường bổ túc, các trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo viên
dạy văn hóa của các trường trung cấp chuyên nghiệp cũng chấm bài và thực hiện
quy đổi ra tiết chuẩn để tính tiết tăng giờ theo quy định của từng cấp học (THCS
& THPT). Đối với giáo viên tiểu học không thực hiện quy đổi bài chấm vì chưa
có văn bản nào quy định.
b)Công thức tính cho từng cấp học
- Đối với cơ sở giáo dục mầm non:
Tiền lương Tiền lương của 1 tháng
= 22 (ngày làm việc) x 8 (giờ)
1 giờ dạy
Ví dụ: Tiền lương dạy thêm 1 giờ của giáo viên mầm non, mã ngạch
15115; đang hưởng lương bậc 2, hệ số 2,06. Số giờ dạy thêm trong tháng là 10
giờ. Tiền lương dạy thêm giờ được trả tính như sau:
Tiền lương 2,06 x 540.000
dạy thêm 1 giờ = x 1,5 = 9.480đ
22ngày x 8giờ
Tiền lương dạy thêm trong tháng = 10 giờ x 9.480 = 94.800đ
- Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên:

Tiền lương Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm tài chính
1 giờ dạy =
Số giờ tiêu chuẩn trong tuần x 52 (tuần)/năm
Ví dụ: Giáo viên dạy trung học phổ thông có số giờ quy định là 17giờ(tiết)/
tuần. Tiền lương dạy thêm 1 giờ của giáo viên trung học phổ thông; mã ngạch
15113, phụ trách tổ trưởng chuyên môn; đang hưởng lương bậc 5, hệ số lương
3,66 và hệ số phụ cấp chức vụ tổ trưởng 0,25. Số giờ dạy thêm trong năm được
quy đổi là 150 giờ. Tiền lương dạy thêm giờ được tính trả như sau:

Tiền lương (3,66 + 0.25) x 540.000 x 12 tháng


dạy thêm 1 = x 1,5 = 42.992 đ
giờ 17 giờ x 52 tuần

Tiền lương dạy thêm trong năm= 150 giờ x 42.992 = 6.448.800đ
Trường hợp giáo viên có thay đổi hệ số lương và các khoản phụ cấp lương
trong năm như sau: từ tháng 1 đến tháng 8/ 2008 giáo viên hưởng lương bậc 5; hệ
số 3,66 hệ số phụ cấp chức vụ 0,25; từ tháng 9/2008 được nâng bậc lương lên
bậc 6; hệ số 3,99 và thôi giữ chức vụ tổ trưởng chuyên môn thì tiền lương dạy
thêm 1 giờ của giáo viên trên được tính như sau:

Tiền [(3,66 + 0.25) x 540.000 x 8 tháng] +


lương [3,99 x 540.000 x 4 tháng]
dạy = x 1,5 = 43.285 đ
thêm 1 17 giờ x 52 tuần
giờ
7
Tiền lương dạy thêm trong năm= 150 giờ x 43.285= 6.492.750đ
- Đối với trường trung cấp chuyên nghiệp:
Căn cứ Quyết định số 18/2007/QĐ-BGDĐT ngày 24 tháng 5 năm 2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định chế độ công tác giáo
viên giảng dạy trung cấp chuyên nghiệp thì thời gian làm việc của giáo viên
giảng dạy tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp là 44 tuần/năm, từ đó có công thức tính
tiền lương một giờ dạy là:
Tổng tiền lương của 12 tháng 44 tuần
Tiền lương trong năm tài chính x
=
1 giờ dạy 52 tuần
Số giờ tiêu chuẩn trong năm
Ví dụ: Giáo viên dạy ở trường trung cấp kỹ thuật công nghiệp có số giờ
quy định là 510 giờ (tiết)/năm. Tiền lương dạy thêm 1 giờ của giáo viên trung
cấp; mã ngạch 15113, phụ trách trưởng khoa; đang hưởng lương bậc 5, hệ số
lương 3,99 và hệ số phụ cấp chức vụ trưởng khoa 0,35. Số giờ dạy thêm trong
năm được quy đổi là 200 giờ (tiết). Tiền lương dạy thêm giờ được tính trả như
sau:
Tiền
lương (3,99 + 0.35) x 540.000 x 12 tháng
dạy thêm = x 44 x 1,5 = 69.989 đ
1 giờ 510 giờ 52

Tiền lương dạy thêm trong năm = 200 giờ x 69.989= 13.997.800 đồng
- Đối với trường Cao đẳng, Đại học:
Căn cứ Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28 tháng 11 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc quy định chế độ làm việc đối với
giảng viên thì thời gian làm việc của cán bộ giảng dạy đại học là 46 tuần/năm, từ
đó có công thức tính tiền lương một giờ dạy là:

Tiền Tổng tiền lương của 12 tháng 46 tuần


lương 1 giờ = trong năm tài chính x
dạy 52 tuần
Số giờ tiêu chuẩn trong năm
- Đối với các đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 mục I như Hiệu
trưởng, Phó hiệu trưởng các trường, Giám đốc, Phó giám đốc trung tâm giáo dục
thường xuyên ... (những người làm công tác quản lý), việc trả lương làm thêm
giờ (bao gồm cả tiền lương dạy thêm giờ) thực hiện theo Thông tư liên tịch số
08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ
đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Ví dụ: Phó hiệu trưởng của một trường trung học phổ thông loại I, có số
giờ quy định là 4 giờ (tiết) / tuần. Tiền lương dạy thêm 1 giờ của Phó hiệu trưởng
trường trung học phổ thông; mã ngạch 15113, đang hưởng lương bậc 6, hệ số
8
lương 3,99 và hệ số phụ cấp chức vụ 0,55. Số giờ làm thêm (dạy thêm) trong năm
được quy đổi là 50 giờ. Tiền lương làm thêm giờ ( không phải ngày chủ nhật,
ngày lễ) được tính trả như sau:
Tiền lương (3,99 + 0,55) x 540.000
làm thêm 1 giờ x 1,5 = 20.900đ
(trong tháng) = 8 giờ x 22 ngày

Tiền lương làm thêm (dạy thêm) giờ trong năm = 50 giờ x 20.900 = 1.045.000đ
Nếu làm thêm vào ngày chủ nhật thì nhân cho 200% và 300% đối với ngày nghỉ
lễ.
Lưu ý: từ 01/5/2009 các đơn vị tính tiền dạy thêm giờ theo mức lương tối thiểu
650.000đ
3. Nguồn kinh phí
a) Các cơ sở giáo dục công lập được ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ
kinh phí hoạt động thường xuyên, nguồn kinh phí chi trả tiền lương dạy thêm giờ
do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp hiện hành, trong dự toán chi ngân
sách được giao hàng năm;
b) Các cơ sở giáo dục công lập đã được giao tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính, nguồn kinh phí chi trả
tiền lương dạy thêm giờ từ các nguồn thu hợp pháp của cơ sở giáo dục công lập
đó và trong phạm vi nguồn kinh phí được giao tự chủ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm bố trí nhà giáo giảng dạy bảo đảm
đủ định mức theo quy định, hạn chế việc bố trí nhà giáo dạy thêm giờ (vượt quá
200 giờ tiêu chuẩn/năm theo quy định). Trường hợp các trường, đơn vị đóng trên
địa bàn vùng sâu, vùng xa khó tuyển giáo viên hoặc đã thuê người thỉnh giảng
nhưng vẫn còn thiếu giáo viên thì ngay từ đầu năm học ( từ ngày 10 đến ngày 15
tháng 9 ) các đơn vị phải báo cáo tình hình thực hiện biên chế và có kế hoạch
phân công giáo viên dạy vượt 200giờ/năm ( nhưng không quá 300giờ/năm ) gửi
về Sở Giáo dục và Đào tạo ( Phòng Tổ chức cán bộ) để Sở tổng hợp xin ý kiến
UBND tỉnh xem xét giải quyết.
Từ năm học 2008-2009 trở đi, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục từ mầm non,
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung tâm
kỹ thuật hướng nghiệp tổng hợp, trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật, trường PT dân
tộc nội trú; trường cao đẳng sư phạm, trường trung cấp chuyên nghiệp có trách
nhiệm kiểm tra phê duyệt và chịu trách nhiệm về số giờ làm thêm của giáo viên,
nhân viên cơ quan mình quản lý và cuối năm (tài chính) tổng hợp số giờ tăng
thêm báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Tổ chức – Cán bộ) đối với các
đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và báo cáo về Phòng Giáo dục và Đào tạo (Bộ
phận Tổ chức) đối với các đơn vị trực thuộc Phòng Giáo dục để kiểm tra tình
hình thực hiện biên chế của đơn vị.

9
Trên đây là hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện
Thông tư Liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09 tháng 9 năm
2008 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính. Đề nghị thủ
trưởng các đơn vị thực hiện nghiêm túc. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu
có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, các đơn vị phản ánh về Sở Giáo
dục và Đào tạo để xem xét giải quyết./.

Nơi nhận: GIÁM ĐỐC


- UBND tỉnh;
- Sở Nội vụ;
- Sở Tài chính;
- UBND Huyện, Thị xã, TP;
- Các Phòng GD-ĐT;
- Phòng Tài chính – KH địa phương;
- Phòng Nội vụ các địa phương;
- Các trường THPT và trực thuộc; Lê Minh Hoàng
- Lưu: VT, TCCB.

10

You might also like