You are on page 1of 5

Các bạn thân mến.

Nhắc đến ba chữ: Toàn cầu hóa chắc hẳn ai trong chúng ta
đều nhận thức được rằng Toàn cầu hoá có thể là một thời cơ lớn, một cú hích lớn đối
với sự phát triển của đất nước. Tại sao ở đây tôi lại dùng chữ “có thể”? Bởi ngoài tác
động tích cực không thể phủ nhận như: tăng trưởng kinh tế, tăng vốn đầu tư, khoa học
công nghệ phát triển thì toàn cầu hóa còn có mặt tiêu cực ảnh hưởng trên tất cả
phương diện của đời sống xã hội. Đặc biệt là ở những nước đang phát triển thì tác
động tiêu cực lại càng được thể hiện rõ nét hơn bao jờ hết.
Trong phạm vi bài thuyết trình này tôi xin phân tích những tác động tiêu cực
của toàn cầu hóa tới kinh tế, chính trị, văn hóa đời sống và môi trường ở những nước
đang phát triển. Hay nói cách khác đó là những vấn đề mặt trái của toàn cầu hóa.
Đầu tiên phải kể tới là các tác động tiêu cực về kinh tế.
Thứ nhất: cùng với sự hội nhập sâu rộng cũng đồng nghĩa là nền kinh tế bị phụ
thuộc vào tác động của nền kinh tế thế giới. Nghĩa là dễ bị biến động khi nền kinh tế
thế giới thay đổi. Minh chứng là năm 1998 xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á nhưng Việt Nam gần như không bị ảnh hưởng, còn ngược lại năm 2008 kinh tế
Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự đi xuống của nền kinh tế thế giới.
Thứ hai: là tăng trưởng kinh tế không bền vững do bị phụ thuộc nhiều vào xuẩt
khẩu Mà xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả
quốc tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước
phát triển... do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.

Thứ ba: Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần.

Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế
tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các nước ĐPT như tài
nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp... sẽ yếu dần đi, còn ưu thế
về kỹ thuật - công nghệ cao, về sản phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn lớn... lại đang là ưu
thế mạnh của các nước phát triển. . Cuộc cách mạng công nghệ sinh học, tin học, điện
tử... làm giảm tầm quan trọng của các mặt hàng công nghệ thô. Do đó, các nước ĐPT,
trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay
đang trở thành những nước nghèo. Sự tiến bộ về khoa học - công nghệ không chỉ làm
thay đổi cơ cấu, mà còn làm thay đổi về lợi thế so sánh giữa các nước phát triển và
đang phát triển.
Thứ tư: Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên. Sau một thời gian tham
gia TCH, KVH nợ nần của nhiều nước ĐPT ngày càng thêm chồng chất. Khoản nợ
quá lớn là gánh nặng đè lên nền kinh tế của các nước ĐPT.Có những nước khoản vay
mới không đủ dể trả lời những khoản vay cũ. Điều đó càng làm cho nền kinh tế một số
nước ĐPT lâm vào bế tắc, không có đường ra, dẫn đến vỡ nợ, phá sản. TCH như cỗ xe
khổng lồ nghiền nát nền kinh tế một số nước bị vỡ nợ.
Thứ năm: Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém. TCH, KVH đã làm cho vấn
đề cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng quyết liệt. Xuất phát điểm và sức mạnh của
mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi ro của các nước là không ngang nhau. Nền
kinh tế của các nước ĐPT dễ bị thua thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không
ngang sức này. Càng phải phá bỏ hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước ĐPT
càng lớn. Chính sự yếu kém về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế
của các nước ĐPT sẽ làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước ĐPT với
các nước phát triển sẽ ngày càng cách xa hơn. Từ đó cho thấy rằng: việc áp dụng
nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng cho các nước có trình độ kinh tế khác xa nhau thực
chất là một sự bất bình đẳng. Trên một sân chơi ngang bằng, cạnh tranh ‘’bình đẳng’’
những nền kinh tế lớn mạnh, những công ty có sức mạnh nhất định sẽ chiến thắng
những nền kinh tế còn kém phát triển, những công ty còn nhỏ yếu. Tính chất bất bình
đẳng trong cạnh tranh quốc tế hiện nay đang đem lại những thua thiệt cho các nước
ĐPT.
Ngoài tác động tiêu cực tới nền kinh tế toàn cầu hòa còn ảnh tác động lớn tới
xã hội. Biểu hiện cụ thể như là:
Sự phân hóa giàu nghèo giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển.lí
do: Hiện nay các nước phát triển đang nắm giữ 3/4 sức sản xuất của toàn thế giới, 3/4
phân ngạch mậu dịch quốc tế, là nơi đầu tư và thu hút chủ yếu các luồng vốn FDI
(năm 1999 trong 827 tỷ USD tổng vốn FDI của thế giới, các nước phát triển chiếm
609 tỷ USD, riêng EU gần 300 tỷ USD, Mỹ gần 200 tỷ USD). Các Công ty xuyên
quốc gia lớn nhất thế giới cũng chủ yếu nằm ở các nước phát triển. Các nước này cũng
nắm giữ hầu hết các công nghệ hiện đại nhất, các phát minh, sáng chế, bí quyết và các
sản phẩm chất xám khác. Đây cũng là nơi liên tục thu hút được "chất xám" của toàn
thế giới. Ngoài ra các thiết chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế như
WTO. IMF, WB... đều nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ.
Với những sức mạnh kinh tế to lớn như vậy, các nước phát triển đang chi phối nền
kinh tế toàn cầu. Còn các nước ĐPT thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ được
vòng xoáy của cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy mà các nước ĐPT ngày
càng bị nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh của các nước phát triển. Năm 1998, 24 quốc
gia phát triển chiếm khoảng 17% dân số thế giới thì chiếm tới 79% giá trị tổng sản
lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; còn các nước ĐPT chiếm 83% dân số thế giới thì
chỉ chiếm 21% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; 20% số dân thế
giới sống ở những nước thu nhập cao tiêu dùng 86% số hàng hoá của toàn thế giới.
20% số dân nghèo nhất thế giới năm 1998 chỉ chiếm 1,1% thu nhập toàn thế giới, tỷ lệ
đó năm 1991 là 1,4%, năm 1996 là 2,3%. Hiện nay, tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu thế
giới đã đạt 133 tỷ USD tương đương với 1,5 lần thu nhập quốc dân của tất cả các nước
ĐPT.
Sự phân hóa giàu nghèo ngay trong chính mỗi quốc gia cũng ngày càng gia
tăng. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và người nghèo ngày
cang được nới rộng ra. Những người có tay nghề và trình độ sẽ được trả lương rất cao
còn người có tay nghề thấp thì hg lương thấp, thậm chí còn thất nghiệp.

Có thể nói rằng, chưa từng có lúc nào trong lịch sử thế giới mà bọn buôn lậu
các loại và các băng nhóm tội phạm ma tuý với các khoản tiền khổng lồ lại có thể gây
áp lực tới hệ thống chính trị, tới các cơ quan bảo vệ pháp luật, các phương tiện thông
tin đại chúng, đồng thời làm mất ổn định và phá hoại an ninh xã hội như trong điều
kiện toàn cầu hoá hiện nay.

Biểu hiện mặt trái toàn cầu hóa trong xã hội cũng hết sức nghiêm trọng đối với
tất cả các quốc gia. Sự phát triển của giao thông vận tải, thông tin, Internet, ngân hàng,
tài chính… cùng các tệ nạn xã hội dễ dàng và nhanh chóng vượt ra khỏi biên giới quốc
gia lan ra toàn cầu. Đó là nạn ma tuý, đại địch HIV-AIDS, nàn tham nhũng, nạn buôn
lậu xuyên quốc gia, nạn các tà giáo, nạn di dân bất hợp pháp. sự gia tăng tội phạm có
tổ chức, nạn khủng bố quốc tế…

Tác động của toàn cầu hóa tới văn hóa dân tộc: Bản sắc truyền thống dân tộc
ngày càng bị mai một và thay váo đó là sự du nhập các nền văn hóa khác đặc biệt là
văn hòa phương tây.

Một thực tế là ngày nay, hiện tượng hay đấu hiệu toàn cầu hoá về ngôn ngữ bộc
lộ khá rõ trong việc tiếng Anh ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Các nước phương Tây lấy toàn cầu hoá làm công cụ, ra sức truyền bá quan
điểm về giá trị, về văn hoá và tư tưởng của họ cho các nước và các dân tộc khác, thực
hiện chính sách “thực dân văn hoá", gây ảnh hưởng đối với nhân dân các nước, làm
suy yếu ý chí dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc và cơ sở tồn tại của các nước
đó, biến họ thành những nước lệ thuộc. Quá trình toàn cầu hoá hiện nay, và hơn thế
nữa trong tương lai, sẽ tạo ra cơ hội cực kỳ thuận lợi cho các nước phương Tây sử
dụng hệ thống truyền thông hiện đại của họ nhằm thực hiện đa nguyên hoá về chính
trị, phi chính trị hoá quân đội, phương Tây hoá lối sống.

Ảnh hưởng về chính trị:Làm thu hẹp quyền lực , phạm vi và hiệu quả tác động
của nhà nước tới sự phát triển của quốc gia. Nhà nước phải chia sẻ quyền lực cho các
tổ chức thế giới hoặc các tập đoang xuyên quóc gia: WTO, IMF …Đặc biệt các nước
đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn nếu vượt qua được và thắng lợi thì
cái được là rất lớn, nhưng nếu không vượt qua được thì cái mất cũng không nhỏ.
Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi
Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên...
nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước ĐPT; việc các
nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước ĐPT ngày càng trở nên xấu đi nhanh
chóng. Hơn nữa, trong quá trình TCH sự phát triển của các nước phát triển không chỉ
dựa vào tài nguyên giá rẻ, sức lao động rẻ, thị trường giá rẻ, hàng hoá và dịch vụ rẻ;
mà còn dựa vào đầu độc môi trường sinh thái ở các nước ĐPT. 2/3 rừng của thế giới
đang bị phá huỷ và đang mất đi với tốc độ mỗi năm 16 triệu ha. Lượng gỗ dùng cho
sản xuất giấy (gần như toàn bộ lấy từ các nước ĐPT) thập kỷ 90 gấp đôi thập kỷ 50,
mà tiêu dùng chế phẩm giấy của Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu chiếm 2/3 thế giới. Toàn thế
giới mỗi năm có 2,7 triệu người chết vì không khí bị ô nhiễm, thì 90% số người đó là
ở các nước ĐPT. Ngoài ra, mỗi năm còn có khoảng 25 triệu người bị trúng độc vì
thuốc trừ sâu, 5 triệu người bị chết vì nhiễm bệnh do nước bị nhiễm bẩn...

Do bị ô nhiễm nặng nề mà khí hậu và thời tiết toàn cầu đang thay đổi thất
thường, trái đất đang nóng dần lên qua từng năm. Đây thực sự là mối nguy lớn và khó
lường trước hết các hậu quả.

Tình trạng các nguồn nước sông, hồ, biển nội địa đang trở nên tồi tệ. Hiện nay
đã có tới 80 nước, chiếm 40% số dân trên trái đất, bị thiếu nước, có nước thiếu một
cách trầm trọng. Đại đương thì vẫn tiếp tục biến thành cái bể lắng khổng lồ chứa các
chất thải ô nhiễm của đất liền thải vào và các sản phẩm phân rã của chúng, là nơi chôn
lấp phế thải có độc tố cao. Chỉ riêng các tai nạn tàu chở dầu hàng năm cũng đã đổ vào
biển và đại dương hàng triệu tấn dầu.
Cuối cùng, tôi có thể có thể khẳng định rằng, toàn cầu hoá đang có hàng loạt những
mặt trái hết sức khó khăn cho các nước đang phát triển. Nhận thức cho được các vấn đề này
và tìm ra đối sách để giải quyết chúng là nhiệm vụ không dễ dàng, nhưng đó lại là việc không
thế không làm một cách tích cực, từng bước và làm một cách khoa học. Có vượt qua được
điều đó, chúng ta mới có cơ hội phát triển nhanh hơn trong tương lai.

You might also like