You are on page 1of 4

Babylon là một thành phố cổ ở Lưỡng Hà, nay là Al Hillah, Iraq.

Dấu
tích của nó có thể tìm thấy ở Babil Province cách Baghdad 50 dặm về
hướng nam. Vườn treo Babylon là một trong 7 kì quan của thế giới cổ
đại.
Từ Babylon được đề cập sớm nhất trong các bản khắc của triều đại
Sargon ở Akkad (thế kỷ 24 TCN). Vào khoảng thế kỷ 20 TCN nó bị thống
trị bởi người Amorite di cư đến miền nam Lưỡng Hà từ phía tây. Triều
đại đầu tiên được thiết lập bởi Sumu-abum. Nó chỉ khống chế một vùng
lãnh thổ nhỏ xung quanh cho đến khi trở thành thủ đô của đế chế của
Hammurabi. Hammurabi đã soạn ra bộ luật của Babylon, có ảnh hưởng
sâu rộng đến vương triều. Trải qua năm tháng nó vẫn là thủ đô của
Babylon cho dù trong suốt 449 năm thống trị của người Kassite, thành
phố bị đổi tên là Karanduniash.
Thành phố được xây dựng ở phía thượng Euphrate, chia hai bên trái
phải bằng nhau, với những con đê cao thẳng đứng kiềm chế mùa mưa
lũ. Babylon phát triển mạnh mẽ qua thời gian nhưng dần dần lại bị
Assyria cai trị.
Babylon được đánh giá là thành phố lớn nhất thế giới từ năm 1770
TCN đến năm 1670 TCN và từ 612 TCN đến 320 TCN. Nó có lẽ là thành
phố đầu tiên có dân số trên 200000 người.

Thời kì thuộc Assyria:


Suốt triều vua Sennacherib ở Assyria, Babylon tiến hành nổi dậy với
sự lãnh đạo của Mushezib-Marduk và chỉ bị đàn áp bởi sự sụp đổ hoàn
toàn của thành phố. Năm 689 TCN, các bức tường, đền thờ và cung
điện bị san bằng, và đống gạch vụn thì bị vất xuống con kênh Arakhtu.
Hành động này đã gây sốc với cư dân Lưỡng Hà. Esarhaddon, người kế
vị Sennacherib đã chuộc lỗi bằng cách cho xây dựng lại thành phố. Sau
khi ông chết, Babylon được lãnh đạo bởi Shamash-shum-ukin, sau này
đã lãnh đạo cuộc nổi dậy vào năm 652 TCN chống lại anh trai của mình
ở Nineveh là Assurbanipal.
Babylon được bao quanh bởi bức tường dài 91m, rộng 80m và có
chu vi 97km. Bức tường đã bị sụt mất 10,7m do bị quân địch tấn công.
Một lần nữa Babylon bị Assyria vây hãm và phải đầu hàng.

Đế quốc Babylon mới:


Dưới sự lãnh đạo của Nabopolassar, Babylon thoát khỏi sự thống trị
của Assyria vào năm 626 TCN và trở thành thủ đô của đế quốc Babylon
mới.
Với việc giành lại độc lập, nghệ thuật kiến trúc bước vào thời kì mới.
và con trai của Nabopolassar là Nebuchadnezzar II (605 TCN-562 TCN)
đã biến Babylon thành một trong những kỳ quan của thế giới cổ đại.
Nebuchadnezzar đã ra lệnh tái thiết lại các vùng đất, xây dựng lại ngôi
đền Etemenanki và Ishtar Gate – cánh cổng có 8 cái cửa kỳ vĩ. Ngày nay
Ishtar Gate được tái tạo ở bảo tàng Pergamon ở Berlin.
Nebuchadnezzar đã cho xây dựng vườn treo Babylon, một trong 7 kỳ
quan của thế giới cổ đại, dành tặng cho người vợ nhớ nhà Amyitis. Sự
tồn tại của ngôi vườn đến nay vẫn còn gây tranh cãi. Mặc dù cuộc khai
quật của nhà khảo cổ Robert Koldewey người Đức đã phát hiện ra nền
móng của khu vườn, nhưng các sử gia vẫn bất đồng về vị trí, nhiều
người cho rằng nó hãy còn nhập nhằng với khu vườn ở Nineveh.

Thời kỳ thuộc Ba Tư:


Năm 539 TCN, đế quốc Babylon mới bị Cyrus vua Ba Tư đánh bại.
Người ta kể rằng Cyrus đã đi bộ qua những cánh cổng của Babylon mà
không gặp phải bất kì sự kháng cự nào. Ông ta sau đó đã ban hành sắc
lênh cho phép người Do Thái trở về quê hương của họ và tu sửa các
ngôi đền.
Dưới thời Cyrus và Darius I, Babylon là thủ phủ tỉnh thứ 9 của Ba Tư
(Babylon ở phía nam và Athura ở phía bắc). Dưới thời Achaemenid,
thiên văn học và toán học rất phát triển. Các học giả Babylon đã hoàn
thành bản đồ các chòm sao. Thành phố trở thành thủ đô hành chính của
đế quốc Ba Tư, đóng góp một vai trò quan trọng trong khu vực trong hơn
2 thế kỷ. Rất nhiều phát hiện khảo cổ quý giá có thể giúp chúng ta hiểu
rõ hơn về thời kì này.
Các vị vua Ba Tư cố gắng kiểm soát các lễ hội tôn giáo nhưng vảo
triều vua Darius III, mức thuế quá cao và sự căng thẳng do các cuộc
chiến đã làm hỏng các điện thờ và kênh đào của Babylon. Bất chấp 3
cuộc nổi loạn vào các năm 522, 521 và 482 TCN, Babylon vẫn bị Ba Tư
thống trị cho đến khi Alexander xuất hiện năm 331 TCN.

Thời kỳ chịu ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp:


Năm 331 TCN, Darius III bị Alexander của Macedonia đánh bại ở trận
Gaugamela, và vào tháng mười Babylon rơi vào tay vị hoàng đế trẻ tuổi.
Dưới sự cai trị của Alexander, Babylon một lần nữa trở thành trung
tâm nghiên cứu và thương mại. Nhưng với cái chết của Alexander năm
323 TCN ở cung điện của Nebuchadnezzar, đế quốc của ông ta bị chia
cắt bởi các vị tướng của ông ta xung đột với nhau. Chiến tranh nổ ra và
Babylon bị kẹt ở giữa.
Sự bất ổn triền mien đã làm suy kiệt Babylon.Một tấm bia khắc năm
275 TCN cho thấy dân chúng Babylon đã chuyển đến Seleucia, nơi họ
xây dưng một cung điện và một đèn thờ tên là E-Saggila. Với sự kiện
này lịch sử của Babylon coi như chấm hết mặc dù trong hơn một thế kỷ
sau nó vẫn là một nơi cúng tế thiêng liêng.

Khảo cổ:
Các sử gia tìm hiếu về địa hình Babylon thong qua các bản khắc cổ
của thời Nebuchadnezzar và các cuộc khai quật bao gồm cả các cuộc
khai quật của Orientgesellschaft năm 1899. Các dấu tích của thành phố
cổ Babylon bị phá hủy bởi Sennacherib chỉ còn lại rất ít.
Hầu hết các vết tích còn lại nằm ở bờ tây của Euphrates. Chủ yếu là
ba gò đất: Babil ở phía bắc, Qasr ở trung tâm và Ishgn "Amran ibn" All ở
phía nam. Khu phía đông trải đến Ishgn el-Aswad, có 3 hàng lũy ở đó,
một trong số chúng bao quanh Babil ở phía bắc và đông. Phía tây
Euphrates là một hàng lũy khác, dấu tích của Borsippa.
Theo Herodotus (484 TCN-425 TCN) và Ctesias (khoảng thế kỷ 4
TCN) thì thành phố được xây dưng bên hai bờ song và được bao quanh
bởi những bức tường cao ngất. Ctesias miêu tả các bức tường có chu vi
tới 68km trong khi theo Herodotus thì nó cỡ 90 km với diện tích 520km2 .
Sự đánh giá của Ctesias gần giống với các học giả khác, cho rằng diện
tích của nó chỉ khoảng 260km2. Theo Herodotus thì bề ngang của bức
tường là khoảng 24m.

Sự tái thiết:
Năm 1985 Saddam Hussein bắt đầu cho xây dựng lại thành phố trên
ngững dấu tích cũ, đầu tư cho việc xây lại và cả xây mới. Bắt chước
Nebuchadnezzar, trên các viên gạch đều có tên Saddam và dòng chữ:
“Thành phố được xây dựng bởi SaddamHussein, con trai của
Nebuchadnezzar, vinh danh Iraq”. Điều này gợi nhớ đên Ur, nơi mà mỗi
viên gạch đều có khắc “Ur-Nammu, vua của Ur, người xây đền Nanna”.
Những viên gạch này được lùng kiếm sau sự sụp đổ của Saddam.
Saddam cũng cho dựng chân dung mình và Nebuchadnezzar ở lối vào
Processional Way, một đại lộ lớn với những viên đá cổ và các tác phẩm
điêu khắc khoảng 2600 năm tuổi.
Khi cuộc chiến Vùng Vịnh kết thúc, Saddam muôn xây một cung điện
xa hoa trên nền cung điện cũ, theo kiểu kim tự tháp của người Sumer.
Ông ta đặt tên nó là Saddam Hill. Một bài xã luận được công bố trên tờ
New York Times tháng 7 năm 2006 rằng Liên Hợp Quốc và chính phủ
Iraq có kế hoạch phục hồi Babylon, biến nó thành hòn ngọc của Iraq,
một trung tâm văn hóa với các khu phố buôn bán lớn, khách sạn và công
viên.
Quân đội Mỹ bị chỉ trích vì đã xây một sân bay quân sự trên nền
thành phố cổ Babylon năm 2003, thep lệnh của tướng James T. Conway.
Hoạt động của các may bay ở đây làm ảnh hưởng đến cấu trúc của
Babylon. Quân Mỹ thỉnh thoảng lại phá hỏng các ghi chép lịch sử. Trong
một báo cáo của bảo tàng Anh, tiến sĩ John Curtis viết rằng rất nhiều khu
di tích đã bị san bằng để lấy chỗ đậu cho máy bay và xe tải cỡ lớn.
Người đứng đầu Ban Di Sản Văn Hóa Iraq Donny George nói “phải mất
cả thập kỷ để phân loại”. Đại tá Coleman đã đưa ra lời xin lỗi về những
thiệt hại do binh sĩ dưới quyền gây ra vào tháng 4 năm 2006 và giải
thích rằng chúng đang được bảo vệ khỏi bọn trộm cắp mọc lên như nấm
sau sự sụp đổ của Saddam Hussein.

You might also like