You are on page 1of 12

DỰ THẢO BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2007-2008

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Năm học 2007-2008 là năm học tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ sau
đại học, tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo
và nghiên cứu khoa học từng bước đạt chuẩn quốc tế, triển khai thực hiện lộ trình
chuyển đổi các chương trình đào tạo đại học và sau đại học phù hợp với phương
thức đào tạo tín chỉ.
I. Công tác chính trị tư tưởng, tổ chức cán bộ, bồi dưỡng đội ngũ, quản lý nhà
trường và công tác đoàn thể
1. Thành tích cơ bản
1.1. Trong năm 2007-2008, trường ĐHNN-ĐHQGHN tiếp tục thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Đại hội Đảng bộ Tp Hà Nội lần thứ
XIV, Đại hội Đảng bộ ĐHQGHN lần thứ III và thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ lần thứ XVI của trường. Nhà trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với đào tạo
không đạt chuẩn và không đáp ứng nhu cầu xã hội.
a. Tổ chức tốt tuần sinh hoạt chính trị đầu năm học, tổ chức quán triệt và triển
khai kế hoạch, phương hướng nhiệm vụ năm học của nhà trường tới toàn thể cán
bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh, sinh viên.
b. Đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nội quy, quy chế, kỷ luật
lao động, nền nếp dạy và học, thông qua các phong trào thi đua các hoạt động
tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị
nội bộ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong nhà trường. Đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ma túy
học đường.
c. Thực hiện nghiêm túc Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của nhà
trường. Thực hiện dân chủ, công khai, công bằng các chế độ chính sách đối với
cán bộ, công chức, người lao động, đối với HSSV. Tổ chức Hội nghị cán bộ,
công chức và đối thoại thường kỳ hàng năm của đại biểu sinh viên với Hiệu
trưởng và Lãnh đạo nhà trường.
d. Đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm 40 năm thành lập Trường Đại học Sư phạm
Ngoại ngữ Hà Nội (1967-2007).
1.2. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ
theo tiêu chuẩn cán bộ công chức nhà nước, ĐHQGHN và chỉ tiêu kế hoạch
chiến lược phát triển của nhà trường giai đoạn 2006-2010. Chú trọng công tác
tuyển dụng, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, chủ động lập kế hoạch xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu đáp ứng nhiệm vụ
năm học. Trường đã
a. Hoàn tất thủ tục việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm giới thiệu Hiệu trưởng; Bộ
GD&ĐT đã quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 2008-2013.
b. Hoàn thành tốt công tác tuyển viên chức năm 2007 và ký hợp đồng làm việc
với 24 cán bộ trúng tuyển; đang hoàn tất các thủ tục về kế hoạch, chỉ tiêu và tiêu
chuẩn thi tuyển viên chức nhà nước năm 2008, dự kiến tổ chức vào đầu tháng
10/11/2008.
c. Thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn, bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghiệp vụ: 08 cán bộ giảng dạy tham gia lớp bồi dưỡng về giáo dục đại học và 07
cán bộ chuyên viên tham gia lớp bồi dưỡng quản lý nhà nước do ĐHQGHN tổ
chức, 14 giảng viên bộ môn Mác Lênin tham dự lớp bồi dưỡng giảng dạy theo
kết cấu chương trình, giáo trình mới các môn Lý luận chính trị. Hoàn tất thủ tục
cử 07 cán bộ đi học thạc sỹ, 11 cán bộ đi học NCS, 01 cán bộ đi nghiên cứu sau
TS, 37 cán bộ đi trao đổi hợp tác và hội thảo, 59 cán bộ đi bồi dưỡng chuyên
môn, nghiệp vụ.
d. Thực hiện nâng bậc lương thường xuyên cho 154 cán bộ, nâng bậc lương trước
thời hạn cho 14 cán bộ do lập thành tích xuất sắc trong nhiệm vụ, 03 cán bộ nâng
bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu, nâng bậc lương thường
xuyên cho 06 cán bộ giảng dạy hợp đồng có đóng BHXH, 52 cán bộ được phụ
cấp thâm niên vượt khung, 13 cán bộ hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Xếp lương cho 01 Giáo sư và 04 Phó giáo sư.
e. Hoàn thành việc xét duyệt phụ cấp ưu đãi giáo dục cho 35 nhà giáo và 47 giáo
viên trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, phụ cấp ưu đãi y tế cho 05 cán bộ. Hoàn
thành việc ký duyệt tờ khai cấp sổ Bảo hiểm xã hội cho 150 cán bộ đã, đang làm
việc tại trường tính đến thời điểm hết tháng 9/2008, hoàn thành công tác cấp 658
thẻ Bảo hiểm y tế cho cán bộ toàn trường và kịp thời làm bổ sung 21 thẻ Bảo
hiểm y tế cho các cán bộ đi học tập và công tác ở nước ngoài về tiếp tục công tác
hoặc mới ký hợp đồng đóng bảo hiểm xã hội trong quý I/2008. Hoàn thành tốt
công tác báo tăng, giảm BHXH theo tháng và theo quý; giải quyết thủ tục các
trường hợp ốm đau, không tiếp tục công tác, chuyển sang hưởng tiền lương
BHXH; giải quyết tốt chế độ thai sản cho cán bộ nữ sinh con; giải quyết các chế
độ chính sách chấm dứt hợp đồng, thôi việc, chế độ 1 lần kịp thời và đúng theo
quy định hiện hành của Nhà nước.
f. Đã hoàn thiện đề án thành lập Trường THPT Chuyên ngoại ngữ trên cơ sở đảm
bảo đào tạo chất lượng cao và cơ chế phối hợp chặt chẽ sử dụng đội ngũ cán bộ
giảng dạy ở các khoa đào tạo chuyên ngành của Trường.
1.3. ĐƯ quan tâm chỉ đạo Đảng bộ và các chi bộ thực hiện chương trình hành
động của Đảng bộ, tiếp tục thực hiện tốt công tác xây dựng và phát triển đảng.
Chú trọng đổi mới công tác sinh hoạt chi bộ, chú trọng công tác phát triển đảng,
nhất là phát triển đảng trong sinh viên. Trong năm học 2007-2008 kết nạp 51đảng
viên, trong đó có 22 là sinh viên, xét công nhận đảng viên chính thức cho 21 đảng
viên dự bị, tổ chức 02 lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng cho 202 cán bộ, giáo
viên, sinh viên - đoàn viên thanh niên ưu tú.
1.4. Hoạt động của Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Hội sinh viên ngày càng đa
dạng, thiết thực, luôn theo sát sự chỉ đạo của Đảng uỷ.
a. Công tác Đoàn Thanh niên - Hội sinh viên với nhiều hoạt động thiết thực, hiệu
quả, mở rộng các hình thức nội dung hoạt động, chú trọng công tác tuyên truyền,
giáo dục chính trị, lối sống qua các hoạt động văn hoá- thể thao, tập trung các
hoạt động hỗ trợ học tập- nghiên cứu khoa học, tiếp tục đẩy mạnh các công tác
tình nguyện và cộng đồng, tăng cường tham gia công tác xây dựng Đảng. Một số
hoạt động trọng tâm trong năm học: Sinh hoạt theo chủ đề "tuổi trẻ ĐHNN học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Phát động phong trào NCKH
trong sinh viên; tổ chức chương trình Dạ hội tiếng, thi hùng biện bằng tiếng nước
ngoài; Tham gia tình nguyện viên phục vụ Đại lễ Phật đản Liên hiệp quốc năm
2008 tại Việt Nam; tổ chức các đội tình nguyện dạy học tại Làng trẻ Birla, tại Hội
người mù thành phố Hà Nội, tình nguyện hè tại Sơn La, Hà Tây, Thanh hóa. Trao
tặng trên 50 xuất học bổng từ Quỹ học bổng Ước mơ xanh; quyên góp ủng hộ
đồng bào khó khăn của huyện Sơn Dương - Tuyên Quang với số tiền trên 10 triệu
đồng; tổ chức 2 đợt Hiến máu nhân đạo với số lượng máu nhận được là trên 200
đơn vị; phối hợp tổ chức 01 chương trình “Bình chọn cho Vịnh Hạ Long” với
trên 4000 sinh viên tham gia bình chọn…
1.5. Quan tâm thực hiện công tác tư vấn việc làm cho sinh viên, đã tổ chức được
08 cuộc hội thảo, tư vấn tuyển dụng việc làm cho sinh viên, giới thiệu sinh viên
tốt nghiệp cho 14 cơ quan, doanh nghiệp, công ty. Trường đã phối hợp với Văn
phòng Đại sứ quán Tây Ban Nha tại Hà Nội tổ chức Ngày Sách thế giới; phối hợp
với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức khám mắt và phát thuốc miễn phí cho
HSSV; Tổ chức tốt cuộc thi "Nhịp cầu Hán ngữ" lần thứ VII cho sinh viên các
trường ĐH khu vực phía Bắc với kết quả sinh viên của Trường đạt 01 giải nhất,
01 giải nhì, 01 giải ba, và cuộc thi vòng sơ loại "Nhịp cầu Hán ngữ" lần thứ nhất
cho học sinh THPT tại Hà Nội: tất cả 6 HS của trường PTCNN đạt tòan bộ các
giải của cuộc thi.
1.6. Tiếp tục chú trọng cải tiến công tác thi đua - khen thưởng, thực hiện nghiêm
túc và đầy đủ các yêu cầu, quy định của cấp trên về đăng ký thi đua, đối tượng,
tiêu chuẩn, quy trình tổ chức bình xét. Năm học 2007-2008 có 01 nhà giáo được
phong chức danh Giáo sư, 04 nhà giáo được phong chức danh Phó Giáo sư.
2. Một số tồn tại chính
2.1. Việc triển khai công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong HSSV ở các khoa
đào tạo còn chậm, thiếu đồng bộ, thiếu sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo đơn vị.
2.2. Cán bộ chuyên trách công tác HSSV chưa làm việc theo tính chuyên nghiệp,
còn nặng về sự vụ. Công tác quản lý HSSV ngoại trú chưa sâu sát, chất lượng.
Một số giáo viên chủ nhiệm lớp, khối chưa hoạt động tích cực. Sinh viên thiếu ý
thức và thói quen cập nhật thông tin về đào tạo, công tác HSSV.
2.3. Một số cán bộ Đoàn TN - Hội SV còn thụ động, chưa thực sự sáng tạo; một
số HSSV thờ ơ với các hoạt động, các phong trào tập thể.
2.4. Sự phối hợp về công tác quản lý cán bộ của các đơn vị còn hạn chế. Chưa có
sự đồng bộ trong việc điều hành của lãnh đạo các đơn vị cơ sở và phòng ban chức
năng.
II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
1. Thành tích cơ bản
1.1. Năm học 2007-2008 là năm học triển khai thực hiện các chương trình đào
tạo đại học và sau đại học chuyển đổi phù hợp với phương thức đào tạo theo tín
chỉ theo lộ trình và yêu cầu của ĐHQGHN. Tổ chức thực hiện các chương trình
đào tạo theo tín chỉ ở năm thứ nhất và năm thứ hai, thực hiện các yếu tố tích cực
của phương thức đào tạo theo tín chỉ ở năm thứ 3 và năm thứ 4. Đã tham gia và
hoàn thành việc xây dựng mã số các môn học trong chương trình đào tạo của
Trường. Quán triệt quy định đào tạo mới do ĐHQGHN ban hành, và đa số các
giảng viên và sinh viên đã nắm bắt được chủ trương và phương pháp tiến hành
chuyển đổi sang phương thức đào tạo tín chỉ, thực hiện đề cương môn học.
1.2. Các đơn vị đào tạo đã cơ bản hoàn thành việc biên soạn đề cương môn học
các môn học bắt buộc trong khung chương trình đào tạo Đại học đã được
ĐHQGHN phê duyệt và công bố, cụ thể:
+ Khoa NN&VH Anh-Mỹ (04 CT): có 110 môn học, đã hoàn thành 60 đề cương
môn học, đang xây dựng 30, chưa xây dựng 11môn lựa chọn.
+ Khoa NN&VH Nga (04 CT): đã hoàn thành 97 đề cương môn học/ 97 môn
học.
+ Khoa NN&VH Pháp (03 CT): có 52 môn học, đã hoàn thành 44 đề cương môn
học, đang xây dựng 08.
+ Khoa NN&VH Trung Quốc (03 CT): có 71 môn học, đã hoàn thành 42 đề
cương môn học, đang xây dựng 29.
+ Khoa NN&VH Phương Tây (02 CT): có 52 môn học, đã hoàn thành 41 đề
cương môn học, đang xây dựng 11.
+ Khoa NN&VH Phương Đông (03 CT): có 93 môn học, đã hoàn thành 87 đề
cương môn học, đang xây dựng 06.
+ Bộ môn Tâm lý - Giáo dục: đã hoàn thành 06 đề cương môn học/ 06 môn học.
1.3. Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá một
cách sâu rộng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Áp dụng công nghệ thông tin
vào giảng dạy, các phòng học sử dụng với tần suất cao. Đã nghiệm thu 08 hợp
đồng đổi mới PPGD và 05 hợp đồng xây dựng tư liệu chuyên đề phục vụ thực tập
phiên dịch.
1.4. Tăng cường đổi mới công tác quản lý học vụ, tăng cường công tác kiểm tra
nền nếp giảng dạy và học tập, thực hiện quy chế đào tạo trong toàn trường. Tổ
chức nghiêm túc các kỳ thi học phần, kỳ thi cuối khoá, bảo vệ khóa luận tốt
nghiệp theo đúng quy chế, quy định của ĐHQGHN.
1.5. Hòan thành xét công nhận tốt nghiệp cho 969/1122 (86,36%) sinh viên hệ
chính quy khóa 2004-2008 (trong đó có 60 sinh viên CLC) và 114 sinh viên hệ
chuyên tu. Có 02 sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc (0,18%), 105 giỏi (9,36%),
606 khá (54,1%), 239 TBK (21,3%) 17 TB (1,52%), 153 sinh viên chưa đủ ĐK
xét tốt nghiệp đợt này.
1.6. Tập trung nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo sau đại học: Đã
mở 01 lớp (17 học viên) liên kết đào tạo thạc sĩ 1+1 tiếng Anh với Đại học
Southern New Hampshire, Hoa Kỳ; tham gia đào tạo thạc sĩ cho dự án phát triển
giáo viên THPT&TCCN của Bộ GD&ĐT và Ngân hàng Á Châu tổ chức, hiện
đang tuyển sinh cho lớp đầu tiên vào tháng 8/2008. Mở rộng đào tạo liên kết thạc
sĩ và các lớp bồi dưỡng sau đại học với các Sở và các trường ĐH Hải Phòng,
Vinh, Thanh Hóa, Sơn La, Thái Nguyên, Vũng Tàu. Từng bước điều chỉnh hình
thức, phương pháp và nội dung đào tạo SĐH để đáp ứng nhu cầu đào tạo quy mô
lớn (trên 200 học viên/khóa) và liên kết đào tạo tại địa phương, mô hình đào tạo
đa dạng (đào tạo nghề nghiệp, đào tạo nghiên cứu), đổi mới nội dung và nâng cao
chất lượng đào tạo bước đầu đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước.
Năm học 2007-2008, trường có 28 nghiên cứu sinh, 580 học viên cao học tại Hà
Nội, 89 học viên cao học tại các lớp liên kết của các trường đại học Vinh, Tây
Bắc, Hải Phòng, Thái Nguyên. O2 NCS bảo vệ luận án TS cấp nhà nước, 02 bảo
vệ cấp cơ sở và 145 HV cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ.
1.7. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác đào tạo, thi - kiểm tra và quản lý đào
tạo tại chức. Năm học 2007-2008, hoàn thành việc xét công nhận tốt nghiệp cho
1.265 sinh viên. Tổ chức đào tạo hơn 500 học viên lớp bổ túc kiến thức tại Hà
Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Bình, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú
Thọ.
1.8. Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ tiếp tục duy trì hoạt động dạy - học, quản
lí có nền nếp và đạt chất lượng, hiệu quả cao. Trong kỳ thi Học sinh giỏi quốc gia
năm học 2007-2008, Trường PTCNN đạt 01 giải Nhất, 01 giải Nhì, 07 giải Ba,
04 giải Khuyến khích trong số 13 em dự thi. Năm học 2007-2008, trường có 38
hs xếp loại xuất sắc; 682 hs giỏi; 228 hs tiên tiến; 03 tập thể lớp đạt danh hiệu
xuất sắc; 03 lớp tiên tiến, 16 lớp tuyên dương từng mặt hoạt động. Tỷ lệ tốt
nghiệp PT đạt 100%. Trường PT CNN đã tổ chức 01 đoàn học sinh tham gia giao
lưu Thanh niên Nhật Bản Đông Á; 01 đoàn học sinh dự Hội thảo các nhà lãnh
đạo trẻ Châu Á tại Singapore; 03 học sinh đi giao lưu văn hóa tại Nhật Bản và 04
học sinh đi giao lưu văn hóa tại CHLB Đức trong thời gian 01 năm.
Nhà trường đã tổ chức nghiêm túc kỳ thi tuyển sinh SĐH và lớp 10 THPT
Chuyên Ngoại ngữ Điểm mới của tuyển sinh CNN năm học 2008-2009 là thí sinh
có thể dự thi bằng tiếng Anh vào học lớp chuyên tiếng Pháp.
1.9. Hoàn thành việc tổ chức đợt bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm cho giáo
viên ngoại ngữ THPT toàn quốc. Có 337 giáo viên của 11 tỉnh tham gia Dự án
phát triển Trung học phổ thông. Kết quả đợt bồi dưỡng được học viên và các cơ
quan chức năng của Bộ đánh giá cao.
2. Một số tồn tại chính

• Cần chú trọng các biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra
đánh giá theo tín chỉ.
• Chưa đưa vào sử dụng phần mềm Quản lý đào tạo và Quản lý sinh viên
theo như kế hoạch đặt ra từ đầu năm học.
• Thực hiện giảng dạy, làm luận văn thạc sĩ còn một số khâu chưa hợp lý,
đôi khi thiếu đồng bộ giữa các ngành, các chuyên ngành, thiếu sự tiếp nối
liên tục giữa các môn học, nên một số môn học còn chậm so với dự kiến.
• Trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ phụ trách công tác đào tạo và công
tác HSSV chưa đáp ứng được yêu cầu. Còn để xảy ra sai sót trong công tác
chuyên môn, nghiệp vụ.
• Đối với hệ đào tạo ĐHTC, giờ lên lớp của giáo viên chưa đảm bảo, đặc
biệt là giáo viên các lớp tiếng Nhật.

III. CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


1. Thành tích cơ bản
Nâng cao chất lượng khoa học và giá trị thực tiễn của hoạt động khoa học, gắn
kết chặt chẽ hoạt động khoa học với đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học, đó là
mục tiêu để công tác NCKH có những bước phát triển quan trọng.
1.1. Trong năm học 2007-2008, cán bộ và giáo viên thực hiện nhiều đề tài nghiên
cứu khoa học: 30 đề tài cấp Trường, 14 đề tài cấp ĐHQG mã số QN do Trường
quản lý. Trong hệ thống đề tài NCKH các cấp đặc biệt chú ý tới các nghiên cứu
về hoạt động đổi mới phương pháp dạy-học. Ngoài ra, tổ chức thực hiện các đề
tài NCKH các năm học trước: 01 đề tài trọng điểm, 09 đề tài đặc biệt, 47 đề tài
cấp ĐHQG mã số QN do trường quản lý, 14 đề tài cấp trường.
1.2. Đã tổ chức thành công 02 hội thảo quốc tế. Hội thảo "Nghiên cứu và dạy học
tiếng Nhật" với hơn 70 báo cáo khoa học. Hội thảo khoa học quốc tế Hoa Kỳ học
với chủ đề "Triết lý giáo dục đại học Hoa Kỳ" đã thu hút được sự tham gia của
nhiều chuyên gia hàng đầu về ngành Hoa Kỳ học của trường Đại học Temple
(Mỹ). Trường tổ chức hội nghị khoa học cấp trường với 83 báo cáo; 40 hội nghị
khoa học cấp đơn vị trực thuộc trường với 375 báo cáo. Ngoài ra, nhiều cán bộ
của trường còn tham gia các Hội nghị, Hội thảo khoa học của ngành, quốc gia và
quốc tế do các đơn vị khác tổ chức.
1.3. Năm học 2007-2008, phong trào NCKH sinh viên tiếp tục phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Toàn trường có 510sv/4574 (chiếm 11,15%) tham gia
nghiên cứu khoa học, trong đó có 55 đề tài NCKH tham gia cấp trường. Trường
đã trao 02 giải thưởng tập thể cho khoa Nga và khối 071- khoa Nga, 07 giải nhất,
20 giải nhì, 12 giải ba và 14 giải khuyến khích cho các công trình NCKH sinh
viên.
1.4.Chuyên san ‘Ngoại ngữ’ thuộc "Tạp chí Khoa học" của Đại học Quốc gia Hà
Nội đã phát hành được 04 số với tổng số bài được đăng là 24 bài. Tổ chức biên
tập và phát hành được 05 số "Thông tin khoa học" với là 200 cuốn mỗi số. Thực
hiện tốt việc công bố các kết quả nghiên cứu khoa học trên website của Trường
(http://www.cfl.vnu.edu.vn vào mục "Nghiên cứu khoa học"), đây là nguồn tham
khảo hữu ích trong nghiên cứu.
1.5. Công tác sinh hoạt chuyên đề chuyên sâu và hoạt động của các nhóm
"Nghiên cứu trẻ" đều thực hiện theo quy định về chế độ, chế tài đối với các thành
viên các nhóm "Nghiên cứu trẻ".Tổ chức được 03 báo cáo chuyên đề cho các
nhóm nghiên cứu trẻ. Các chuyên đề này cũng giúp ích rất nhiều cho thành viên
các nhóm nghiên cứu trẻ trong việc xác định, lựa chọn đề tài nghiên cứu và
phương pháp, kỹ thuật thực hiện nghiên cứu.
1.6. Công tác tổ chức - điều hành các hoạt động NCKH: Nhà trường đã có những
chỉ đạo, điều chỉnh kịp thời, hợp lý trong công tác điều hành hoạt động NCKH.
Thực hiện có hiệu quả việc truyền đạt các chủ trương, quyết định đến từng đơn
vị, từng cán bộ giảng dạy và cán bộ nghiên cứu bằng thông báo trực tiếp tại các
cuộc họp, bằng văn bản cụ thể, qua mạng nội bộ và trên mạng Internet. Việc thực
hiện tốt công tác này đã góp phần rất lớn vào việc tránh được các ách tắc, trì trệ
trong tổ chức - điều hành, đảm bảo tiến độ công việc, hoàn thành kế hoạch
NCKH của năm học.
2. Một số tồn tại chính
2.1. Một số đề tài đã nghiệm thu nhưng chậm tiến hành làm thủ tục thanh lý.
2.2. Việc theo dõi, đôn đốc, quản lý NCKH và kinh phí NCKH liên quan đến
những cán bộ đi nước ngoài, thuyên chuyển công tác hoặc nghỉ hưu chưa chặt
chẽ, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa ba phòng Quản lý NCKH, TCCB và
TCKT.
2.3. Còn nhiều cán bộ chưa có đề tài NCKH. Một số báo cáo có chất lượng chưa
cao. Công tác thống kê công trình NCKH của cán bộ GV tại các Hội nghị, hội
thảo còn chưa đầy đủ.
IV. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI
1. Thành tích cơ bản
1.1. Thực hiện tốt các quy tắc, quy chế hợp tác quốc tế, đảm bảo công tác quản lý
người nước ngoài một cách chặt chẽ và đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo an
ninh chính trị trong hợp tác quốc tế.
1.2. Ký một số thoả thuận hợp tác như với Trường ĐHSP Quảng Tây - Quế Lâm
- Trung Quốc về đào tạo tiếng Việt, ĐHSP Hoa Đông - Thượng Hải - Trung
Quốc về xây dựng trạm giảng dạy trên mạng, Trường ĐH Nhân văn thuộc ĐH
Inha - Hàn Quốc về ngành Hàn Quốc học. Ký bản thỏa thuận với Hàn Quốc
thành lập phòng học tiếng đặt tại Trường do Ngân hàng Kookmin và Quỹ giao
lưu quốc tế Hàn Quốc tài trợ.
Thu hút được nhiều sinh viên nước ngoài đến học tập tại trường dưới nhiều hình
thức ngắn hạn, dài hạn: 246 lưu học sinh Trung Quốc học tiếng Việt 01 năm, 23
thực tập sinh của ĐHSP Quảng Tây - Trung Quốc và hơn 20 thực tập sinh thuộc
các trường Đại học Ewha, Kookmin, Hansung - Hàn Quốc, đồng thời gửi 46 sinh
viên của trường sang học chuyển tiếp ở các trường Đại học Dân tộc Quảng Tây,
Đại học Thiểm Tây, Học viện Ngô Châu - Trung Quốc. Ngoài ra, trường tiếp
nhận 01 sinh viên sang học tập theo chương trình trao đổi với Đại học Kumamoto
Gakuen- Nhật Bản, 02 sinh viên với ĐH Văn Tảo - Nhật Bản.
1.3. Tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác mới nhằm đa dạng hóa các
loại hình hợp tác, bồi dưỡng công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong
năm học 2007-2008 đón tiếp gần 50 đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc
với trường, trong đó có các đoàn Đại sứ Vương quốc Anh, Đại sứ Tây Ban Nha,
Tham tán văn hóa ĐSQ Trung Quốc, cơ quan phát triển Quốc tế thuộc Bộ Ngoại
giao Thái Lan (TICA), Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc; trên 10 trường đại học
của Trung Quốc và trên 10 trường đại học và các tổ chức của các nước Nhật Bản,
Nga, Thái Lan, Pháp, Singapore, Úc, Hàn Quốc, HK
1.4. Tiếp nhận 20 chuyên gia, giáo viên nước ngoài đến giảng dạy tại trường với
các thứ tiếng: Hàn Quốc, Ả Rập, Nhật, Đức, Thái Lan, Pháp, Trung Quốc, Anh,
Tây Ban Nha. Mời các chuyên gia có trình độ cao sang giảng dạy chuyên đề cho
giáo viên các khoa và học viên Sau đại học.
1.5. Tiếp nhận 02 suất học bổng đi học Sau đại học (Thạc sĩ và Tiến sĩ) tại Hạ
Môn - Trung Quốc cho giáo viên và 02 suất học bổng cho sinh viên khoa Trung
đi học tại Sơn Đông - Trung Quốc.
2. Một số tồn tại chính
2.1. Công tác hợp tác quốc tế chưa hỗ trợ đồng đều cho tất cả các khoa đào tạo
trong nhà trường.
2.2. Một số thỏa thuận chưa được triển khai; còn ít các chương trình đào tạo liên
kết.
V. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH - TÀI CHÍNH, CƠ SỞ VẬT CHẤT, ĐỜI SỐNG
VÀ MÔI TRƯỜNG
1. Thành tích cơ bản
1.1. Công tác quản lý tài chính - kế toán: Tăng cường quản lý mọi nguồn thu của
các hệ đào tạo, tiền dịch vụ, các nguồn viện trợ và tài trợ của các tổ chức quốc tế,
các cá nhân trong và ngoài nước. Lập dự toán, phân bổ dự toán, quản lý nguồn
kinh phí Ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp công khai, dân chủ theo
các thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn của
ĐHQGHN. Tập trung quản lý chi tiêu kinh phí theo Luật Ngân sách Nhà nước,
các quy định hiện hành của Nhà nước, của ĐHQGHN và chi đúng theo quy chế
chi tiêu nội bộ của Trường.
a. Tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo hướng phục vụ mục tiêu phát
triển nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời nâng cao đời sống của
cán bộ, giáo viên, công nhân viên toàn trường. Quan tâm chỉ đạo xây dựng kế
hoạch ngân sách và triển khai thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt. Đáp ứng
kịp thời kinh phí cho các hoạt động đào tạo, NCKH, bồi dưỡng cán bộ, tăng
cường cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị…nhằm không ngừng nâng cao chất
lượng đào tạo và phát triển nhà trường.
b. Lập báo cáo tài chính hàng quý và năm kịp thời, đảm bảo đúng biểu mẫu quy
định, đáp ứng được yêu cầu quản lý và cơ quan tài chính cấp trên. Hoàn thiện và
đưa vào sử dụng phần mềm kế toán đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện kế toán
cho Ban Quản lý xây dựng Trường tại Hòa Lạc. Tiếp tục hoàn thiện phần mềm
kế toán đáp ứng yêu cầu của chế độ kế toán mới ban hành.
c. Tiếp tục điều chỉnh, bổ sung để ngày càng hoàn thiện về Quy chế chi tiêu nội
bộ của nhà trường. Tập trung xây dựng phương án tăng thu nhập cho toàn thể cán
bộ, công nhân viên.
1.2. Công tác xây dựng và cải tạo cơ sở vật chất:
a. Hoàn thành đúng tiến độ và quy trình thực hiện Dự án tăng cường cơ sở vật
chất với tổng kinh phí gần 1,1 triệu USD của Bộ GD&ĐT. Đang tiến hành mời
dự thầu và tổ chức đấu thầu gói thầu "Nâng tầng nhà B2, B3 và cải tạo nội thất
Hội trường Vũ Đình Liên" và gói thầu "Tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo
giáo viên ngoại ngữ". Hoàn thành cải tạo đường thoát nước, sân trước, sân sau và
mạng điện khu vực B4, cải tạo 02 phòng nhà trẻ-mẫu giáo cũ thành văn phòng
Hội sinh viên và văn phòng khoa GDQP; cải tạo và đưa vào sử dụng 02 phòng
học của khoa Sau đại học (tầng 1 nhà B3), "Phòng thực nghiệm ngôn ngữ', 02
phòng thí nghiệm và 01 phòng học chất lượng cao, 01 phòng học tiếng. Hoàn
thành các dự án xây dựng nhỏ cải tạo cảnh quan, môi trường.
b. Thực hiện các biện pháp cụ thể và tích cực trong việc tiết giảm tiêu thu điện;
định kỳ kiểm tra thiết bị điện nước, lên kế hoạch tổng hợp và thay thế, kịp thời
khắc phục hỏng hóc. Hoàn thành tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ các
kỳ thi tuyển sinh trong năm.
c. Hoàn thành kế hoạch mua sắm trang thiết bị theo nhu cầu của các đơn vị đã
được Ban giám hiệu phê duyệt. Hiện đã lắp đặt bổ sung thêm thiết bị cho 15 hội
trường giảng đường B2,A2. Lắp đặt hoàn chỉnh và đưa vào sử dụng 01 phòng
học vi tính với 26 máy được nối mạng LAN và có thể kết nối Internet, 01 phòng
học chất lượng cao tại Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ. Chuẩn bị thực hiện dự
án "Tăng cường trang thiết bị phục vụ đào tạo học sinh THPT Chuyên Ngoại
ngữ" đã được ĐHQG phê duyệt.
d. Triển khai theo lộ trình Dự án xây dựng cơ sở đào tạo tại Hoà Lạc. Nhiệm vụ
quy hoạch đã được BXD phê duyệt
e. Đang tích cực triển khai công việc bố trí sắp xếp chỗ ở cho cán bộ việc theo
hướng dẫn của UBND Quận Cầu Giấy và ĐHQGHN (sẽ có báo cáo riêng).
1.3. Công tác đời sống và môi trường:
a. Hoàn thành tốt nhiệm vụ khám chữa bệnh ban đầu cho cán bộ, giáo viên, sinh
viên, học sinh. Tổ chức khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho 2262 lượt học
sinh, sinh viên có thẻ BHYT. Tổ chức khám sức khoẻ đa khoa định kỳ cho 437
cán bộ, giáo viên. Đảm bảo đủ thuốc điều trị ban đầu theo danh mục của BHYT
và đáp ứng quyền lợi của người có thẻ BHYT. Đặc biệt chú trọng công tác vệ
sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh. Làm tốt công tác tuyên truyền, tổ
chức xét nghiệm định kỳ mẫu nước sạch dùng trong nhà trường, tổ chức phun
thuốc diệt muỗi.
b. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường. Cải tạo cơ sở hạ tầng khu vực
công sở, khu vực học tập trong khuôn viên nhà trường ngày càng sạch sẽ và hiện
đại. Giữ vững trật tự an toàn xã hội trong nhà trường.
c. Công tác phúc lợi, đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, công chức tiếp tục
được cải thiện.
2. Một số tồn tại chính
2.1. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị trong nhà trường về công tác
lập kế hoạch, quản lý thu chi tài chính, mua sắm trang thiết bị, tăng cường cơ sở
vật chất phục vụ đào tạo, bồi dưỡng và NCKH nhằm đạt hiệu quả cao và tránh
lãng phí.
2.2. Một số cá nhân chưa thanh toán dứt điểm các khoản tạm ứng (nhiều nhất là
các đề tài NCKH), tình trạng để quá hạn hoặc kéo dài thời gian thực hiện không
đúng các quy định của công tác quản lý tài chính làm ảnh hưởng đến công tác
quyết toán tài chính của nhà trường.
2.3. Việc sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ đào tạo do các đơn vị quản lý
chưa kịp thời do chưa có kế hoạch kiểm tra thường xuyên.
VI. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
Đánh giá một cách toàn diện các hoạt động trong năm học và căn cứ những kết
quả, thành tích đã đạt được, dù còn một số thiếu sót, tồn tại, bất cập cần được
nghiêm túc xử lý, khắc phục và điều chỉnh, có thể khẳng định, Trường Đại học
Ngoại ngữ - ĐHQGHN đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2007-2008.
I. Tổng kết năm học 2007–2008
1. Đánh giá tình hình hoạt động của đơn vị căn cứ kế hoạch năm học
2007-2008 của đơn vị và của Nhà trường (nêu rõ những việc đã làm
được và những hạn chế) trên các mặt các công tác sau:

• Công tác chính trị tư tưởng.


• Công tác tổ chức và bồi dưỡng cán bộ (có số liệu thống kê cụ thể
những cán bộ, viên chức không hoàn thành kế hoạch đào tạo, học
tập nâng cao trình độ; ý thức tổ chức kỉ luật; vai trò của bộ môn/tổ
chuyên môn).
• Công tác đào tạo (bao gồm hoạt động đào tạo của các hệ, việc biên
soạn đề cương môn học, giáo trình/bài giảng, áp dụng các yếu tố
tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ; chấp hành thời gian
lên lớp, chấm bài...).
• Công tác nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế (chú ý tiến độ và
chất lượng của đề tài/công trình).
• Công tác tài chính, cơ sở vật chất (chú ý việc thực hiện các quy
định về tài chính, sử dụng và bảo quản thiết bị ).
• Các công tác khác.

2. Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu năm học 2008-2009
- Căn cứ để xây dựng:

• 6 chương trình hướng tới mục tiêu chuẩn hoá, hiện đại hoá các
hoạt động của Nhà trường
• Phương hướng kế hoạch năm học 2008-2009 trong báo cáo của
Ban Giám hiệu tại Hội nghị cán bộ chủ chốt (5/2008)

- Nội dung: Xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng lĩnh vực công tác, phù
hợp với tình hình đặc điểm của đơn vị.
- Kế hoạch phân công công tác cho từng cán bộ, viên chức trong năm
học tới.
3. Kiến nghị, đề xuất với nhà trường (nếu có).
4. Kê khai lí lịch cán bộ (có mẫu kèm theo)
II. Bình xét các danh hiệu thi đua và đề nghị khen thưởng
1. Bình xét các danh hiệu thi đua năm học 2007 – 2008, căn cứ vào
Hướng dẫn công tác thi đua – khen thưởng do Hiệu trưởng ban hành
ngày 17 tháng 5 năm 2007.
2. Xét đề nghị khen thưởng các tập thể và cá nhân với các hình thức:
Giấy khen của Hiệu trưởng, Bằng khen của Giám đốc Đại học Quốc gia
Hà Nội, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Huân chương các loại/các
hạng.
3. Lập danh sách các tập thể, cá nhân (kèm theo bản khai đề nghị tặng
kỉ niệm chương) đủ niên hạn được tặng Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp
phát triển Đại học Quốc gia Hà Nội và Kỉ niệm chương Vì sự nghiệp Giáo
dục.
4. Những đơn vị có kế hoạch tổ chức kỉ niệm năm chẵn thành lập (từ
tháng 9/2008 – 2/2009) đủ điều kiện đề nghị khen thưởng các cấp, làm
hồ sơ đề nghị khen thưởng trong dịp tổng kết năm học để Hội đồng Thi
đua – Khen thưởng cấp tương ứng xét tặng.
5. Thời gian thực hiện
- Từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 10 tháng 7 năm 2008, các đơn vị tổ chức
tổng kết năm học trên cơ sở bản tự đánh giá của cá nhân và tổng kết của
các bộ môn/tổ chuyên môn.
- Các văn bản nộp về trường (qua phòng Tổ chức cán bộ) gồm:

• Báo cáo tổng kết năm học 2007 –2008 và phương hướng nhiệm vụ
năm học 2008 – 2009;
• Hồ sơ khen thưởng và bản đăng kí danh hiệu thi đua năm học 2008
– 2009 (kèm theo file ghi trên đĩa mềm);
• Bản tự đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 và
kế hoạch công tác năm 2008-2009 của tất cả cán bộ, viên chức
trong đơn vị;
• Biên bản họp đơn vị, biên bản kiểm phiếu (kèm phiếu bầu) bình xét
các danh hiệu thi đua và xét khen thưởng;
• Danh sách đề nghị xét các danh hiệu thi đua và danh sách đề nghị
khen thưởng (theo mẫu trong văn bản hướng dẫn công tác thi đua
– khen thưởng, gửi kèm theo file ghi trên đĩa mềm);
• Danh sách đề nghị xét tặng Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp Giáo
dục” và Kỉ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ĐHQGHN” (kèm
theo bản khai cá nhân, tập thể);
• Lí lịch cán bộ.

- Thời gian nộp hồ sơ thi đua – khen thưởng: chậm nhất là 16h30 ngày
11 tháng 7 năm 2008. (Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường dự
kiến họp vào 8h thứ Ba, ngày 15/7/2008. Đề nghị thủ trưởng các đơn vị
sắp xếp thời gian dự họp).
- Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Nhà trường không xem xét các trường
hợp (cá nhân hoặc tập thể) nộp chậm hoặc thiếu hồ sơ.

You might also like