You are on page 1of 6

GỬI LỚP TRƯỞNG LỚP K11A1, K11A2, K11A3

1. Em cho các bạn trong lớp chia thành 18 nhóm (4-5SV/nhóm, có thể tự do chọn
bạn trong nhóm để thuận tiện làm việc, cố gắng chia nhóm cho đều) và cho các
nhóm tiến hành bốc thăm để làm các vấn đề của môn học “Chuyên đề trang
thiết bị kỹ thuật”. Phải thực hiện gấp vì các nhóm chỉ có thời gian 02 tuần để
chuẩn bị.
2. Để cho việc chuẩn bị được tốt, sau khi nhận được hướng dẫn này, em liên
lạc gấp với thầy SƠN để xác nhận. Số điện thoại: 0918282214. Nhóm nào
có thắc mắc, liên lạc với thầy để được hướng dẫn
3. Các nhóm sẽ chuẩn bị vấn đề của mình (lên mạng tìm thông tin, hình ảnh hoặc
chụp hình từ những công trình thực tế) để trình bày trước lớp vào các buổi học
theo thời khoá biểu được phân công. Lưu ý: tất cả các bạn trong nhóm đều
phải trình bày trước lớp (mỗi người trình bày một phần, cần phân chia khối
lượng công việc cho phù hợp), tránh tình trạng chỉ có một vài người trong nhóm
làm việc. Mỗi nhóm có thời gian trình bày từ 20 – 30 phút (theo kinh nghiệm,
trung bình 1 slide trình bày trong 1 phút), sau đó các bạn còn lại sẽ đóng góp ý
kiến và đặt câu hỏi cho nhóm, cuối cùng là thầy sẽ tổng kết lại vấn đề. (Tổng
cộng mỗi nhóm có 1 tiếng).
4. Phần trình bày được thực hiện bằng PowerPoint; lưu ý chọn font chữ đơn
giản, nền màu sáng. (một trang powerpoint thường từ 6-10 dòng, kích cỡ font
tối thiểu 20). Nên kết hợp hình ảnh và nội dung để sinh viên dễ tiếp thu và bài
trình bày được sinh động. Ví dụ, nói về các loại trạm biến áp thì SV cần đưa ra
các hình ảnh về từng loại trạm biến áp để minh hoạ. Lớp trưởng và ban cán sự
lớp phân công nhau liên hệ với văn phòng để mượn máy chiếu trong suốt các
buổi học (nhớ đăng kí trước – mượn máy chiếu tốt để nhìn cho rõ). Cần chuẩn
bị máy sẵn sàng trước giờ học bắt đầu để khỏi mất thời gian của lớp.
5. Đánh giá:
- Thực hiện công việc này SV sẽ được tính từ 50% số điểm môn
học. Điểm đánh giá cho từng sinh viên khi trình bày và trả lời
câu hỏi
- Nhóm nào chép file từ các nhóm sinh viên khóa trước sẽ bị
điểm 0 (các em có thể tham khảo các file của những SV khóa
trước, nhưng chỉ được dùng những chỗ chính xác, hay)
- Khi một nhóm sinh viên trình bày, tất cả các bạn sinh viên
còn lại phải ngồi nghe và sau đó tham gia đóng góp ý kiến xây
dựng bài. Sinh viên nào tích cực đóng góp ý kiến sẽ được cộng
điểm
- Sinh viên nào vắng quá 02 buổi học thì sẽ không được tính
điểm phần này mặc dù có trình bày. Sinh viên không đạt môn
học này sẽ không có tổ chức thi lại lần 2 (chỉ có học lại)

1
- Những sinh viên vắng từ 1 đến 2 buổi thì phải làm lại tất cả
các nội dung của buổi học đã vắng đó (làm từng cá nhân,
không làm nhóm) và nộp lại sau khi môn học kết thúc 1 tuần
6. Tổng quan từng vấn đề, sinh viên cần nghiên cứu các vấn đề chính sau:
− Chủng loại, kích thước
− Cấu tạo (dạng khối, không cần trình bày chi tiết từng bộ phận nhỏ) và
nguyên tắc hoạt động của các hệ thống
− Vị trí bố trí, cách thức lắp đặt (quy chuẩn) các bộ phận của hệ thống
trong công trình
7. Từng nhóm sẽ thực hiện các vấn đề như sau:
Nhóm 1: Hệ thống năng lượng điện trong công trình. Sinh viên cần trình bày về
các phần:
− Nguồn điện (máy biến áp): các loại máy biến áp, các trạm biến áp, vị trí
lắp đặt trong công trình.
− Nguồn điện dự phòng (máy phát điện dự phòng): Trình bày về máy phát
điện dự phòng cho công trình
Nhóm 2: Hệ thống năng lượng điện trong công trình. Sinh viên cần trình bày về
các phần:
− Hệ thống dây dẫn: các loại dây dẫn điện, cáp điện; cách thức đi dây bên
trong công trình, bên ngoài công trình, đi ngầm, đi nổi
− Tủ điện và các bảng điều khiển, ổ cắm điện
− Các thiết bị điện: chỉ trình bày một vài loại thiết bị điển hình
Nhóm 3: Hệ thống năng lượng mặt trời trong công trình

Trình bày về 3 hình thức sử dụng năng lượng mặt trời trong công trình:
− Biến nhiệt năng thành điện năng thông qua hiệu ứng quang điện của tấm
pin mặt trời
− Dùng trực tiếp nhiệt năng: máy nước nóng dùng năng lượng mặt trời
− Nhà máy điện mặt trời
Nhóm 4: Hệ thống năng lượng gió
Sinh viên chủ yếu tập trung vào việc dùng năng lượng gió để tạo ra điện năng
cấp cho công trình (hệ thống quạt gió, không cần đề cập đến việc tại sao lại có gió).
Chỉ duy nhất nhóm này là không liên quan gì đến công trình
− Phân loại quạt gió: quạt trục đứng và quạt trục ngang
− Cấu tạo quạt gió
− Các thức lắp đặt: trên đất liền, trên biển
− Ưùng dụng năng lượng gió ở Việt Nam
− Ưùng dụng năng lượng gió trên thế giới

2
Nhóm 5: Hệ thống khí thiên nhiên (GAS) trong công trình
Sinh viên cần trình bày về
− Nguồn (bồn chứa) khí thiên nhiên
− Hệ thống đường ống dẫn khí: hệ thống đường ống bên ngoài công trình
(phần trong ranh giới đất của công trình) và hệ thống đường ống bên
trong công trình
− Van an toàn –vị trí tiêu thụ gas.
Nhóm 6: Hệ thống cấp nước bên trong công trình
Sinh viên cần trình bày về
− Sinh viên trình bày cụ thể về các bộ phận chính của hệ thống cấp nước
sinh hoạt: đồng hồ đo, bể chứa – két nước, máy bơm, hệ thống đường
ống đứng – ống ngang, van xả – vòi xả, … sau đó bổ sung thêm cho các
hệ thống cấp nước khác (chỉ trình bày thêm những phần khác với cấp
nước sinh hoạt)
− Hệ thống cấp nước cứu hoả
− Hệ thống cấp nước sản xuất
− Hệ thống cấp nước nóng
Nhóm 7: Hệ thống thoát nước bên trong công trình
Sinh viên cần trình bày về
− Sinh viên trình bày cụ thể về các bộ phận chính của hệ thống thoát nước
sinh hoạt: hệ thống đường ống đứng – ống ngang, hố ga – hầm chứa,
máy bơm, … sau đó bổ sung thêm cho các hệ thống thoát nước khác (chỉ
trình bày thêm những phần khác với thoát nước sinh hoạt)
− Hệ thống thoát nước ở những công trình công cộng, y tế
− Hệ thống thoát nước công nghiệp
Nhóm 8: Thiết bị thông gió cưỡng bức
Sinh viên cần trình bày về 2 loại quạt và ứng dụng
− Quạt hướng trục: định nghĩa, cấu tạo, cách lắp đặt trong công trình
− Quạt ly tâm: định nghĩa, cấu tạo, cách lắp đặt trong công trình
− Hệ thống thông gió tầng hầm
Nhóm 9: Máy điều hoà không khí 1 khối, máy điều hoà không khí 2 khối
Sinh viên cần trình bày về
− Máy điều hoà không khí 1 khối: cấu tạo, cách lắp đặt trong công trình
− Máy điều hoà không khí 2 khối: cấu tạo, cách lắp đặt từng khối trong
công trình
Nhóm 10: Hệ thống điều hoà không khí trung tâm (trình bày cả hệ thống: máy điều
hoà, hệ thống đường ống, miệng hút-miệng thổi)

3
Sinh viên nêu các bộ phân chính của hệ thống điều hòa không khí trung tâm,
sau đó trình bày về 2 hệ thống cụ thể điển hình
− Hệ thống điều hoà không khí trung tâm VRV
− Hệ thống điều hoà không khí trung tâm Water Chiller
Nhóm 11: Hệ thống điện thoại, hệ thống antenna trong công trình
− Hệ thống điện thoại: Trình bày về các bộ phận chính của hệ thống: tổng
đài, dây dẫn, hộp phân dây, jack cắm, … từng bộ phận trình bày về chức
năng, vị trí lắp đặt, quy tắc lắp đặt, …(không cần trình bày về điện thoại
không dây, điện thoại di động)
− Hệ thống antenna: Trình bày về các bộ phận chính của hệ thống:
Antenna, dây dẫn, hộp chia kênh, jack cắm, … từng bộ phận trình bày về
chức năng, vị trí lắp đặt, quy tắc lắp đặt, …(Chỉ trình bày về antenna thu
trong công trình cao tầng: antenna parabol, không trình bày về antenna
phát của các nhà cung cấp)
Nhóm 12: Hệ thống cáp truyền số liệu, hệ thống camera và các thiết bị tự động
khác
− Hệ thống cáp truyền số liệu: Trình bày về các bộ phận chính của hệ
thống: máy chủ, dây dẫn, HUB, jack cắm, … từng bộ phận trình bày về
chức năng, vị trí lắp đặt, quy tắc lắp đặt, …(không cần trình bày về
intenet không dây)
− Hệ thống camera: trình bày về tổng quan hệ thống camera, các loại
camera, các bộ phận chính của hệ thống và quy tắc lắp đặt, …
− Các thiết bị tự động trong công trình: trình bày về cửa tự động và các
thiết bị tự động khác SV thu thập được
Nhóm 13: Các trang thiết bị kỹ thuật khác trong công trình
Sinh viên cần trình bày về
− Các loại thiết bị bếp và nhà kho
− Các loại thiết bị vệ sinh
(Quan tâm đến việc cấp điện, cấp nước, thoát nước, vị trí lắp đặt ...)
Nhóm 14: Hệ thống phòng cháy trong công trình (báo cháy)
− Hiện tượng cháy, nguyên nhân và hậu quả
− Hệ thống phòng cháy
+ Thiết bị báo cháy thô sơ
+ Hệ thống báo cháy tự động (đây là phần chính của bài trình bày)
+ Lựa chọn và bố trí thiết bị báo cháy tự động
Nhóm 15: Hệ thống chữa cháy trong công trình
− Các chất chữa cháy
− Nguyên lý chữa cháy

4
− Thiết bị chữa cháy thô sơ
− Hệ thống chữa cháy vách tường
− Hệ thống chữa cháy tự động (đây là phần chính của bài trình bày)
− Lựa chọn và bố trí hệ thống chữa cháy tự động
Nhóm 16: Thang máy trong công trình
− Nhu cầu sử dụng thang máy trong công trình
− Phân loại thang máy
− Cấu tạo của các loại thang máy
− Bố trí thang máy trong công trình
− Tính toán lựa chọn thang máy
Nhóm 17: Thang cuốn, băng tải trong công trình
− Cấu tạo của thang cuốn, băng tải
− Bố trí thang cuốn, băng tải trong công trình
− Tính toán lựa chọn thang thang cuốn
Nhóm 18: Hệ thống chống sét cho công trình (cổ điển và hiện đại)
− Vị trí đặt kim thu sét, cầu thu sét
− Vị trí bố trí của dây dẫn sét
− Hệ thống nối đất chống sét
− Lựa chọn hệ thống thu sét phù hợp với yêu cầu cuả công trình
8. Thời khoá biểu
Các nhóm sẽ trình bày theo lịch sau: (từ 28/09/2009)
Tuần 1 Giảng đề, chia nhóm
Tuần 2 Nhoùm 1, nhoùm 2
Tuần 3 Nhóm 3, nhóm 4
Tuần 4 Nhóm 5, nhóm 6
Tuần 5 Nhóm 7, nhóm 8
Tuần 6 Nhóm 9, nhóm 10
Tuần 7 Nhóm 11, nhóm 12
Tuần 8 Nhóm 13, nhóm 14
Tuần 9 Nhóm 15, nhóm 16
Tuần 10 Nhóm 17, nhóm 18

9. Tài liệu học tập


[1]. Giáo trình “Trang thiết bị kỹ thuật công trình” – KS Trần Thị Mỹ Hạnh –
ĐH Kiến trúc TP.HCM - Nhà xuất bản xây dựng
[2]. Giáo trình “Trang thiết bị kỹ thuật công trình xây dựng” – KTS Phạm Việt
Anh - KTS Nguyễn Lan Anh – ĐH Kiến trúc Hà Nội - Nhà xuất bản xây
dựng.

5
[3]. Quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng và lắp đặt các thiết bị. Thông tin trên
mạng internet, hình ảnh chụp từ các công trình thực tế, …
[4]. Catologe các thiết bị của các nhà sản xuất, …
Tài liệu [1], [2] có thể mua ở phòng giáo trình ĐH Kiến Trúc hoặc mượn ở thư viện

You might also like