You are on page 1of 13

Câu1 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau về bảng HTTH.

1. Nguyên tố thuộc phân nhóm phụ chỉ có từ chu kì 4.


2. Số electron lớp ngoài cùngbằng số hạng của cột (nhóm) đối với các nguên tố thuộc phân nhóm chính.
3. Số lớp electron bằng số hạng của chu kì.
4. Hóa trị tính đối với H của các nguyên tố luôn bằng số hạng của cột (nhóm).
a. 1, 2 đúng b. 3, 4 đúng c. 1, 2, 3 đúng d. Tất cả đều đúng.
Câu2 Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
1. Bán kính nguyên tử tăng dần từ trên xuống dưới.
2. Bán kính nguyên tử giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì.
3. Trong một chu kì, các nguyên tố nhóm IA có bán kính nguyên tử lớn nhất.
4. Bán kính nguyên tử càng lớn, độ âm điện càng nhỏ.
a. 1, 2 đúng b. 2, 3, 4 đúng c. 1, 2, 3 đúng d. Tất cả đều đúng.
Câu3 Trong bảng HTTH, nhóm chứa các nguyên tố có độ âm điện lớn nhất là:
a. Nhóm VIIA b. Nhóm VIA c. Nhóm IA d. Nhóm khí trơ.
Câu4 So sánh độ mạnh của các axit sau: H3PO4, H3AsO4, H2SO4
a. H3PO4, H3AsO4, H2SO4 b. H3AsO4, H3PO4, H2SO4
c. H2SO4,H3AsO4, H3PO4. d. H3PO4, H2SO4, H3AsO4.
Câu5 Hấp thụ hết 2,24 lít khí NO2 (đktc) vào 500ml dd NaOH 0,2M. Thêm tiếp vào đó vài giọt quỳ tím
thì dd sẽ có màu gì?
a. Không màu b. Xanh c. tím d. đỏ.
Câu6 Phải thêm bao nhiêu ml dung dịch HCl 1M vào 90 ml H2O để được 1 dd có pH = 1.
a. 20ml b. 100ml c. 10ml d. 80ml.
Câu7 Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 10 ml dung dịch NaOH có pH = 13 để được dung dịch có pH =
12?
a. 90ml b. 100ml c. 20ml d. 50ml.
Câu8 Trộn 100ml dd H2SO4 aM với 100ml dd NaOH có pH = 12 được dd có pH = 2, giá trị của a là:
a. 0,02 b. 0,04 c. 0,015 d. 0,03.
Câu9 Phải thêm bao nhiêu ml dd Ba(OH)2 0,1M vào 10ml dd HCl 0,1M để được dd có pH = 7?
a. 10ml b. 20ml c. 5ml d. 25ml.
Câu10 Thêm 25ml dd NaOH 2M vào 100ml dd H2SO4 aM, dd thu được tác dụng với Na 2CO3 dư thu được
2,8l CO2 (đktc). Giá trị của a là:
a. 1,5 b. 1,75 c. 3 d. 1.
Câu11 Cho 0,5l dd A chứa MgCl2 aM và Al2(SO4)3 bM tác dụng với dd NH3 dư, lấy kết tủa đem nung đến
khối lượng không đổi được 14,2 gam chất rắn. Còn nếu cho A tác dụng với dd NaOH dư, kết tủa thu được
đem nung đến khối lượng không đổi được 4g chất rắn. Giá trị của a, b lần lượt là:
a. 0,1; 0,1 b. 0,2; 0,2 c. 0,1; 0,2 d. 0,15; 0,15.
Câu12 Cho 1 lít dd CuSO4 aM tác dụng vừa đủ với 100ml dd Ba(OH)2 1M, kết tủa thu được đem nung đến
khối lượng khổi đổi được m gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là:
a. 0,1; 33,1 b. 0,1; 31,3 c. 0,12; 23,3 d. 0,08; 28,2.
Câu13 Cho 250ml dd A chứa Na2CO3 aM và NaHCO3 bM tác dụng với H2SO4 dư cho ra 2,24 lít CO2
(đktc). Còn nếu cho 500ml dd A tác dụng với dd CaCl2 dư thì được 16 gam kết tủa. Giá trị a, b lần lượt là:
a. 0,08; 0,02 b. 0,04; 0,06 c. 0,16; 0,24 d. 0,32; 0,08.
Câu14 Trong các chất sau: Cl2, KMnO4, HNO3, H2S(k), FeSO4, chất nào chỉ có tính oxi hóa, chất nào chỉ
có tính khử?
a. Cl2, KMnO4 chỉ có tính oxi hóa, H2S(k) chỉ có tính khử.
b. KMnO4 chỉ có tính oxi hóa, H2S(k) chỉ có tính khử.
c. KMnO4, HNO3 chỉ có tính oxi hóa, H2S(k) chỉ có tính khử.
d. HNO3 chỉ có tính oxi hóa, FeSO4 chỉ có tính khử.
Câu15 Cho các chất sau: SO2, CO2, CH4, C2H4, chất nào làm mất màu dd Brôm?
a. SO2, CO2 b. Chỉ có C2H4 c. SO2, C2H4 d. CO2, C2H4.
Câu16 Điện phân 100ml dd CuSO4 0,1M cho đến khi vừa bắt đầu sủi bọt bên catôt thì ngừng điện phân.
Tính pH của dung dịch ngay khi ấy. Biết hiệu suất phản ứng đạt 100% và thể tích dd thay đổi không đáng kể
trong quá trình điện phân.
a. pH = 1 b. pH = 0,7 c. pH = 2 d. pH = 1,3.
Câu17 Điện phân 200ml dd CuSO4 0,1M và MgSO4 0,1M cho đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catôt thì
dừng lại. Khối lượng kim loại bám trên catôt và lượng khí (ở đktc) thoát ra bên anôt lần lượt là:
a. 1,28g; 2,24lít b. 0,64g; 1,12lít c. 1,28g; 1,12lít d. 0,64g; 2,24lít.
2+
Câu18 Cho m gam Fe vào 100ml dd Cu(NO3)2 aM thì nồng độ của Cu còn lại trong dung dịch giảm đi
một nửa và thu được chất rắn có khối lượng bằng m + 0,16 gam. Giá trị của m và a lần lượt là:
a. 1,12; 0,3 b. 2,24; 0,2 c. 1,12; 0,4 d. 2,24; 0,3.
Câu19 Cho 4,48 lít CO (đktc) tác dụng với FeO ở t0 cao. Sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng bé
hơn 1,6 gam so với khối lượng FeO ban đầu. Xác định khối lượng Fe thu được và thành phần % theo thể
tích của CO có trong hỗn hợp sau phản ứng.
a. 11,2g Fe, 40% CO b. 5,6g Fe, 50% CO c. 5,6g Fe; 60% CO d. 2,8g Fe; 75% CO.
Câu20 Khi thêm Na2CO3 vào dd Al2(SO4)3 sẽ có hiện tượng gì xảy ra?
a. nước vẫn trong suốt b. có kết tủa Al2(CO3)3
c. có kết tủa và giải phóng khí. d. có kết tủa, sau đó tan trở lại.
Câu21 Trộn 6,48 g Al với 1,6 g Fe2O3 rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thì thu được chất rắn A, cho A
tác dụng với dd NaOH dư thì được 1,344 lít khí ở đktc. Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm.
a. 100% b. 85% c. 80% d. 75%.
Câu22 Một nguyên tố Y thường bị gán cho là nguyên nhân của bệnh mất trí nhớ. Trong các hợp chất, Y
thể hiện số oxi hóa duy nhất là +3 thì Y là nguyên tố nào sau đây?
a. Fe b. Cr c. Al d. B
Câu23 Khử hoàn toàn 17,6g hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 cần 4,48 lít CO (đktc) được khối lượng Fe là:
a. 14,5g b. 15,5g c. 14,4g d. 16,5g.
Câu24 Hỗn hợp E gồm Fe và oxit của nó có khối lượng 2,6g. Cho khí CO dư đi qua E đun nóng, khí đi ra
sau phản ứng được dẫn vào dd Ca(OH)2 thì thu được 5 gam kết tủa, đun sôi dung dịch sau phản ứng thì
được 2,5 gam kết tủa nữa. Khối lượng Fe có trong E sẽ là:
a. 1g b. 1,1g c. 1,2g d. 2,1g
Câu25 Khi mở vào nước máy, nếu chú ý một chút sẽ phát hiện mùi lạ. Đó là vì nước máy còn lưu giữ vết
tích của chất sát trùng clo và người ta giải thích khả năng diệt trùng của clo là do:
a. clo độc nên có tính sát trùng. b. clo có tính oxi hóa mạnh
c. có HClO, chất này có tính oxi hóa mạnh. d. có NaCl, chất này có khả năng diệt trùng.
Câu26 Người ta có thể sát trùng bằng dd muối ăn NaCl, chẳng hạn như hoa quả tươi, rau sống được ngâm
trong dd NaCl từ 10 – 15 phút. Khả năng diệt khuẩn của NaCl là do:
a. dd NaCl có thể tạo ra ion Cl- có tính khử b. Vi khuẩn bị mất nước do thẩm thấu.
c. Dung dịch NaCl độc d. dd NaCl có thể tạo ra Na+ nên độc.
Câu27 Axit HCl có thể tham gia phản ứng oxi hóa khử với vai trò:
a. là chất khử b. là chất oxi hóa c. là môi trường d. a, b, c đều đúng.
Câu28 Brôm lỏng và hơi đều độc. Để hủy hết lượng brôm lỏng chẳng may bị đổ với mục đích bảo vệ môi
trường, ta có thể dùng một hóa chất thông thường, dễ kiếm nào sau đây?
a. dd NaOH b. dd nước vôi c. dd NaI d. dd KOH.
Câu29 Dịch vị dạ dày thường có pH khoảng từ 2 – 3. Những người nào bị mắc bệnh viêm loét dạ dày, tá
tràng thường có pH < 2. Để chữa căn bệnh này, người bệnh thường uống trước bữa ăn chất nào sau đây?
a. Một ít dd NH3 b. dd NaHCO3 c. Nước đường d. Một ít NaOH loãng.
Câu30 Một cốc thủy tinh chịu nhiệt, dung tích 20ml, đựng khoảng 5g đường saccarozơ. Thêm vào cốc
khoảng 10ml dd H2SO4 đậm đặc, dùng đũa thủy tinh trộn đều hỗn hợp. Hãy chọn phương án sai trong số các
miêu tả hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm:
a. Đường saccarozơ chuyển từ màu trắng sang màu đen.
b. Có khí thoát ra làm tăng thể tích của khối chất rắn màu đen.
c. Sau khoảng 30 phút, khối chất rắn xốp màu đen tràn ra ngoài miệng cốc.
d. Đường saccarozơ tan vào dd axit tạo thành dd không màu.
Câu31 Các khí sinh ra rong thí nghiệm phản ứng của saccarozơ với dung dịch H2SO4 đặc gồm:
a. H2S; CO2 b. H2S; SO2 c. SO3; CO2 d. CO2; SO2.
Câu32 Cho V lít SO2 (đktc) tác dụng hết với dd Brôm dư. Thêm dd BaCl2 dư vào dd sau phản ứng thu
được 2,32g kết tủa. Giá trị của V là:
a. 0,112 b. 0,224 c. 1,12 d. 2,24
Câu33 Để xác định thành phần % của nitơ rong hopự hcất hữu cơ, người ta dẫn liên tục khí CO 2 tinh khiết
đi qua thiết bị nung chứa hỗn hợp nhỏ chất hữu cơ với CuO. Sau đó nung hỗn hợp và dẫn sản phẩm oxi hóa
lần lượt qua bình đựng dd H2SO4 đặc và bình đựng dd NaOH đặc dư. Khí còn lại là Nitơ được đo thể tích
chính xác, từ đó tính được % của Nitơ. Nhận xét về thiết bị thí nghiệm, điều khẳng định nào sau đây sai?
a. Bình đựng dd H2SO4 có mục đích giữ hơi nước trong sản phẩm.
b. Bình đựng dd NaOH có mục đích giữ CO2 trong sản phẩm.
c. Thiết bị này định lượng được nguyên tố C.
d. Thiết bị này định lượng được nguyên tố H.
Câu34 Tính bazơ của metylamin mạnh hơn của anilin vì lí do nào sau đây là đúng nhất?
a. Khối lượng phân tử của metylamin nhỏ hơn.
b. Nhóm metyl làm tăng mật độ electron trên nguyên tử nitơ của metylamin.
c. Nhóm phenyl làm giảm mật độ electron trên nguyên tử nitơ của anilin.
d. Anilin không tan trong nước còn metyl amin thì tan được.
Câu35 Cho 1,24g hỗn hợp hai axit cacboxylic tác dụng với Na vừa đủ thấy thoát ra 336ml khí H 2 (đktc) và
thu được m gam muối. Giá trị của m là:
a. 1,93 b. 2,93 c. 1,9 d. 1,47
Câu36 Cho 3,38g hỗn hợp Y gồm CH3OH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với Na thấy thoát ra
672ml khí (đktc) và dung dịch. Cô cạn dd thì được m gam hỗn hợp rắn, giá trị của m là:
a. 3,61 b. 4,7 c. 4,76 d. 4,04.
Câu37 Sau khi ozon hóa 100ml khí oxi, đưa về trạng thái ban đàu thì áp suất giảm 5% so với áp suất ban
đầu. Thành phần % thể tích của ozon trong hỗn hợp sau phản ứng là:
a. 10% b. 10,53% c. 15,3% d. 20,3%.
Câu38 Hiện tượng nào xảy ra khi đưa một dây đồng mảnh, được uốn thành lò xo, đã được đót nóng đỏ vào
trong lọ thủy tinh chứa đầy khí clo, đáy lọ chứa một lớp nước mỏng?
a. Đồng không cháy.
b. Đồng cháy mạnh, có khói màu nâu, lớp nước ở đáy lọ sau phản ứng vẫn không màu.
c. Đồng cháy mạnh, có khói màu nâu, khi khói tan, lớp nước ở đáy lọ có màu xanh nhạt.
d. Không có hiện tượng gì xảy ra.
Câu39 Khi mở một lọ đựng dd HCl 37% trong không khí ẩm, thấy có khói trắng bay ra, khói đó là:
a. do HCl phân hủy thành H2 và Cl2.
b. do HCl dễ bay hơi tạo thành.
c. do HCl dễ bay hơi, hút ẩm tạo ra các giọt nhỏ axit HCl.
d. do HCl phản ứng với NH3 trong không khí tạo thành NH4Cl.
Câu40 HF có nhiệt độ sôi cao nhất trong các HX (X: Cl, Br, I) vì lí do nào sau đây?
a. Liên kết hidro giữa các phân tử HF là bền nhất.
b. HF có phân tử khối nhỏ nhất.
c. HF có độ dài liên kết ngắn nhất.
d. HF có liên kết cộng hóa trị bền nhất.
Câu41 Ở vùng đồng bằng bắc bộ nước ta, nguồn nước ngầm bị ô nhiễm bởi Fe2+. Hãy giới thiệu phương
pháp đơn giản, rẻ tiền để có thể loại Fe2+ ra khỏi nước sinh hoạt trong số các cách sau:
a. Dùng giàn mưa để oxi hóa hợp chất Fe2+ thành hợp chất Fe3+ ít tan hơn, rồi lọc để loại bỏ kết tủa.
b. Dùng chất khí Clo để oxi hóa hợp chất Fe2+ thành hợp chất Fe3+ ít tan hơn, rồi lọc để loại bỏ kết tủa.
c. Dùng nước javel để oxi hóa hợp chất Fe2+ thành hợp chất Fe3+ ít tan hơn, rồi lọc để loại bỏ kết tủa.
d. Phương pháp khác.
Câu42 Trong các nguyên tử, các electron quyết định tính chất hóa học của một nguyên tố hóa học là:
a. Các electron lớp ngoài cùng. b. Các electron hóa trị.
c. Các electron trên phân lớp s và p. d. Các electron trên phân lớp d và f.
Câu43 Tinh thể nước đá cứng và nhẹ hơn nước lỏng, điều giải thích nào su dây là sai:
a. Nước lỏng gồm các gồm các phân tử nước chuyển động dễ dàng và ở gần nhau.
b. Nước đá có cấu trúc tứ diện đều rỗng, các phân tử nước được sắp xếp ở đỉnh của tứ diện đều.
c. Tinh thể nước đá có liên kết hydro, một loại liên kết yếu.
d. Nước cũng như các chất khác, nở ra khi nóng và co lại khi lạnh.
Câu44 Tính lượng vôi sống cần dùng để tăng pH của 100m3 nước thải từ 4 lên 7, giả sử rằng vôi nguyên
chất và điện li hoàn toàn trong nước.
a. 280Kg b. 560Kg c. 28Kg d. 56Kg.
Câu45 Cho Zn vào dd HNO3 thu được hỗn hợp khí E gồm N2O và N2. Khi kết thúc, cho thêm NaOH vào
thì lại giải phóng ra hỗn hợp khí F, hỗn hợp khì F đó là:
a. H2, NO2 b. H2, NH3 c. N2, N2O d. NO, NO2.
Câu46 Tại sao dd H2S trong nước để lâu ngày trở nên vẩn đục?
a. H2S tác dụng với N2 trong nước, tạo ra S không tan.
b. H2S tác dụng với O2 trong nước, tạo ra S không tan.
c. H2S tác dụng với H2O, tạo ra S không tan.
d. Nguyên nhân khác.
Câu47 Khí H2S rất độc, được tạo ra từ hoạt động của núi lửa, sự phân hủy của xác động vật chết…nhưng
không có sự tích tụ khí này trong không khí. Điều này được giải thích là:
a. H2S tác dụng với N2 trong không khí, tạo ra S không tan.
b. H2S tác dụng với O2 trong không khí, tạo ra S không tan.
c. H2S tác dụng với H2O, tạo ra S không tan.
d. Nguyên nhân khác.
Câu48 Phải thêm bao nhiêu gam H2O vào 200g dd KOH 20% để được dd KOH 16%?
a. 50g b. 25g c. 100g d. 150g.
Câu49 Ở 120C có 1335g dd CuSO4 bão hòa, đung nóng dd đến 900C, hỏi phải thêm vào dd bao nhiêu gam
CuSO4 để được dd bão hòa ở nhiệt độ này. Biết rằng, độ tan của CuSO4 ở 120C và 900C lần lượt là 33,5 và
80.
a. 46,5g b. 465g c. 232,5g d. 546g.
Câu50 Ở 800C có 1877g dd bão hòa CuSO4. làm lạnh dd xuống còn 250C. Hỏi có bao nhiêu gam
CuSO4.5H2O tách ra khỏi dd, biết độ tan của CuSO4 ở 850C và 250C lần lượt là 87,7 và 40.
a. ≈ 961,75g. b. ≈ 962g c. ≈ 916,75 d. không xác định được.
Câu51 Sản phẩm của phản ứng: SO2 + H2O + KMnO4 là:
a. MnO2, KOH, SO3 b. MnO2, K2SO4, KOH c. MnSO4, KHSO4 d. MnSO4,K2SO4, H2SO4.
Câu52 Hóa chất thích hợp để điều chế clo trong phòng thí nghiệm là:
a. MnO2, dd HCl loãng b. MnO2, dd H2SO4 loãng và NaCl tinh thể
c. KMnO4, dd H2SO4 đậm đặc và tinh thể NaCl d. KMnO4 tinh thể, dd HCl đậm đặc.
Câu53 Cho các chất sau: HClO, HClO2, HClO3, HClO4. Theo chiều tăng dần của khối lượng phân tử, tính
oxi hóa biến đổi như thế nào?
a. không thay đổi b. tăng dần c. giảm dần d. không theo quy luật.
Câu54 Dung dịch E có chứa các ion sau: Mg2+, Ba2+, Ca2+, 0,1mol Cl- và 0,2mol NO-3. Thêm dần V lít dd
K2CO3 1M vào dd E đến khi kết tủa thu được lớn nhất thì giá trị của V là:
a. 150 b. 300 c. 200 d. 250
Câu55 Khi nhỏ từ từ dd HCl đến dư vào dd NaAlO2 thì có hiện tượng gì xảy ra?
a. không có hiện tượng gì. b. Ban đầu xuất hiện kết tủa, sau đó tan một phần.
c. Kết tủa tăng dần đến cực đại rồi tan hết. d. Có kết tủa keo, không tan.
Câu56 Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách nào sau đây để rửa sạch dụng cụ thủy tinh?
a. Rửa bằng nước, sau đó tráng lại bằng dd kiềm. b. Rửa bằng dd kiềm, sau đó tráng lại bằng nước.
c. Rửa bằng dd axit rồi sau đó tráng lại bằng nước. d. Rửa bằng nước, sau đó tráng lại bằng dd axit.
Câu57 Một cách tổng quát, có thể phát biểu chiều diễn biến của phản ứng giữa các ion trong dd theo cách
nào sau đây là đúng nhất? Phản ứng diễn ra theo chiều:
a. Tạo ra chất điện li yếu. b. Tạo ra chất khí bay ra khỏi dung dịch.
c. Tạo ra chất ít tan, tách ra thành kết tủa. d. Làm giảm nồng độ của các ion trong dung dịch.
Câu58 Câu ca dao: Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên,
Nói về hiện tượng hóa học nào?
a. mưa cung cấp nước cho lúa
b. Phản ứng của O2 thành O3.
c. Không có hiện tượng hóa học nào.
d. Phản ứng giữa N2 và O2, sau đó biến thành phân đạm.
Câu59 Phát biểu nào sau đây đúng?
a. tơ polime thiên nhiên hoặc tổng hợp có thể kéo thành sợi dài và mảnh.
b. tơ nhân tạo là loại tơ được điều chế từ những polime tổng hợp.
c. Tơ visco, tơ axetat đều là loại tơ thiên nhiên.
d. Tơ visco, tơ đòng – amoniac, tơ axetat là những loại tơ tổng hợp.
Câu60 Đem nung một lượng Cu(NO3)2 một thời gian, dừng lại, để nguội, lấy chất rắn đem cân thì thấy
khối lượng giảm 0,54g. Vậy khối lượng Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân là:
a. 0,54g b. 0,5g 0,94g d. 9,4g.
Câu61 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO 3 bằng dd HNO3 được hỗn hợp khí E gồm 2 khí X và Y có
tỷ khối so với hidro bằng 22,85. X, Y lần lượt là:
a. N2, CO2 b. CO2, N2O c. NO2, CO2 d. NO, CO2.
Câu62 Một bình cầu dung tích 448ml được nạp đầy oxi rồi cân. Phóng điện để ozôn hóa, sau đó nạp thêm
oxi cho đầy rồi lại đem cân. Khối lượng ở 2 lần cân chênh lệch nhau 0,03g. Biết các thể tích khí đều được
nạp ở đkct, thành phần % về thể tích của ozôn trong hỗn hợp được cân lần sau là:
a. 11,375% b. 8,375% c. 10,375% d. 9,375%.
Câu63 Cho H2SO4 đặc tác dụng vừa đử với 58,5g NaCl, sản phẩm sinh ra được dẫn vào 146g H2O. Giả sử
trong sản phẩm không có hơi nước thì nồng độ % của dd thu được là:
a. 30% b. 20% c. 50% d. 25%.
Câu64 Dung dịch X chứa hai chất tan H2SO4 và CuSO4 có pH = 1. Cho từ từ dd NaOH 1M vào 100ml dd
X cho đến khi kết tủa cực đại thì dùng hết 250ml dd NaOH. Nồng độ mol/l của H2SO4 và CuSO4 lần lượt là:
a. 0,05M, 1,2M b. 0,5M, 1,2M c. 0,05M, 2,4M d. 0,5M, 2,4M.
Câu65 Nếu không may bị bỏng do vôi bột thì người ta sẽ chọn phương án nào sau đây là tối ưu để
sơ cứu?
a. Rửa sạch vôi bột bằng nước rồi rửa lại bằng dd NH4Cl 10%
b. Lau khô sạch bột rồi rửa lại bằng dd NH4Cl 10%
c. Chỉ rửa sạch vôi bột bằng nước rồi lau
d. Lau khô sạch bột rồi rửa bằng nước xà phòng loãng.
Câu66 Vạn lí trường thành của Trung Quốc, dài khoảng 5000Km, được xây dựng từ hàng ngàn
năm trước, nhằm chống lại sự xâm lược của Hung nô. Vữa để xây dựng trường thành chủ yếu gồm
vôi, cát và nước. Vì sao, vữa vôi lại đông cứng dần và gắn chặt vào gạch, đá? Lí do nào sau đây là
hợp lí?
a. Vì có phản ứng giữa cát (SiO2) và vôi tôi thành canxisilicat (CaSiO3).
b. Vì phản ứng giữa vôi tôi với CO2 trong không khí tạo thành đá vôi.
c. Vì Ca(OH)2 mất nước tạo thành vôi sống.
d. a và b đúng.
Câu67 Có bệnh nhân phải tiếp đường (tiêm hoặc truyền dd đường vào tĩnh mạch), đó là loại đường
nào?
a. Saccarozơ b. Mantozơ c. Glucozơ d. Đường hóa học.
Câu68 Câu nào sau đây sai?
a. Chế hóa dầu mỏ làm biến đổi cấu tạo hóa học các chất.
b. Xăng A92 chống kích nổ sớm tốt hơn xăng A95.
c. Refominh có thể chuyển ankan mạch thẳng thành ankan mạch nhánh và xicloankan.
d. Crackinh xúc tác sẽ thu được xăng có chất lượng cao hơn crackinh nhiệt.
Câu69 Phôtpho đỏ được lựa chọn để sản xuất diêm an toàn thay cho photpho trắng vì lí do nào sau
đây?
a. P đỏ không độc hại đối với con người. b. P đỏ có điểm cháy cao hơn P trắng.
c. P trắng là hóa chất độc hại. d. Cả 3 câu đều đúng.
Câu70 Trộn lẫn dd chứa 0,1mol Ba(OH)2 với dd chứa 0,2mol HCl, pH của dd thu được là:
a. pH = 7 b. pH > 7 c. pH < 7 d. Không tính được.
Câu71 Hoà tan hoàn toàn 0,002 mol FeS2 và 0,003 mol FeS bằng dd H2SO4 đậm đặc, nóng. Hấp
thụ hết khí sinh ra vào một lượng vừa đủ dd thuốc tím thì thu được dd Y có pH = 2. Thể tích (lít)
của dd Y là:
a. 2,85. b. 5,7. c. 2,28. d. 1,14.
Câu72 Cho Cu2S phản ứng hết với dd HNO3 đun nóng sinh ra dd A1 và khí A2 (không màu, hoá
nâu trong không khí). Cho A1 tác dụng với dd BaCl2 dư thì được kết tủa A3, còn khi cho A1 tác dụng
với dd NH3 dư thì được dd A4 có màu xanh đậm. A2, A3, A4 lần lượt là:
a. NO, BaSO3, [Cu ( NH 3 ) 4 ] SO 4 . b. NO, BaSO4, [Cu ( NH 3 ) 4 ] SO 4 .

c. NO, BaSO4,
[ C (uN 3H)4 ] (O )H2 . d. NO, BaSO4, [Cu (NH 3 ) 4 ] .
2+
Câu73 Số đồng phấn mạch hở của hydrocacbon A có tỉ khối với N2 bằng 2 là:
a. 3. b. 4. c. 5. d. 6.
Câu74 Một dd có chứa 0,1 mol Fe , 0,2 mol Al , 0,2 mol Cl và x mol SO 42 − thì giá trị của x là:
2+ 3+ -

a. 0,1. b. 0,3. c. 0,6. d. 0,4.


Câu75 Nung m gam hỗn 2 muối ACO3 và BCO3 thì thu được 3,36 lít khí (đktc) và hỗn hợp X. Cho
X tác dụng với dd HCl dư được khí và dd Y, dẫn khí sinh ra và dd Ca(OH) 2 dư thì thu được 15g kết
tủa. Phần dd Y đem cô cạn thì được 32,5g chất rắn khan. Giá trị của m là:
a. 39,85. b. 29,2. c. 43,15. d. Không xác định.
Câu76 Cho các nguyên tố: P, Si, Cl, S. Trật tự tăng dần tính phi kim cua chúng như sau:
a. P, Si, Cl, S. b. S, Si, Cl, P. c. Si, P, S, Cl. d. P, S, Si, Cl.
Câu77 Bốn chất hữu cơ A, B, C, D đều có công thức dạng (CH)n. Biết A điều chế trực tiếp được B;
B có thể điều chế được anilin; C có thể điều chế trực tiếp được nhựa PS còn D có thể điều chế được
cao su Buna. A, B, C, D lần lượt là:
a. C2H2, C6H6, C8H8, C4H4. b. C2H2, C4H4, C8H8, C6H6.
c. C2H2, C6H6, C4H4, C8H8. d. C2H2, C4H4, C10H10, C6H6.
Câu78 Cho 1,92 gam Cu và 100ml dd chứa đồng thời KNO 3 0,16M và H2SO4 0,4M, sinh ra khí
NO và dd A. Thể tích (lít) dd NaOH 0,5M tối thiểu để kết tủa toàn bộ ion Cu2+ trong dd A là:
a. 0,096. b. 0,12. c. 0,128. d. 0,112.
Câu79 Cho các dung dịch được đánh số như sau:
1. KCl; 2. Na2CO3; 3. CuSO4; 4. CH3COONa; 5. Al2(SO4)3; 6. NH4Cl; 7. NaBr; 8. K2S
Dung dịch có pH < 7 là:
a. 1; 2; 3. b. 3; 4; 6. c. 6; 7; 8. d. 2; 4; 6.
Câu80 Cho các ion và chất sau:
1. HCO3− ; 2. K2CO3; 3. H2O; 4. Cu(OH)2; 5. HPO 24− ; 6. Al2O3; 7. NH4Cl; 8. HSO3−
Theo Bronsted, các chất và ion có tính lưỡng tính là:
a. 1; 2; 3. b. 4; 5; 6. c. 1; 3; 5; 6; 8. d. 2; 4; 6; 7.
+ 2+ + - 2+ 2+
Câu81 Cho dd chứa các ion: Na ; Ca ; H ; Cl ; Ba ; Mg . Nếu không đưa ion lạ vào dd, dùng
chất nào sau đây để tách nhiều ion nhất ra khỏi dd?
a. dd Na2SO3 vừa đủ. b. dd K2CO3 vừa đủ. c. dd NaOH vừa đủ. d. dd Na2CO3 vừa đủ.
Câu82 Điện phân dd CuSO4 với anot bằng đồng nhận thấy màu xanh của dd không đổi. Chọn một
trong các lý do sau:
a. Sự điện phân không xảy ra.
b. Thực chất là nước điện phân.
c. Đồng vừa tạo ra ở catôt đã tan ngay.
d. Lượng đồng bám vào catôt bằng lượng đồng tan ra ở anôt nhờ diện phân.
Câu83 Chất náo dưới đây góp phần nhiều nhất vào sự hình thành mưa axit?
a. CO2. b. SO2.
c. O3. d. Dẫn xuất flo của hydrocacbon.
Câu84 Hãy chọn câu đúng nhất trong các định nghĩa sau đây về phản ứng axit – bazơ. Phản ứng
axit – bazơ là:
a. Do axit tác dụng với bazơ. b. Do oxit axit tác dụng với oxit bazơ.
c. Do có sự nhường, nhận prôtôn. d. Do có sự chuyển electron.
Câu85 Khi thủy phân C4H6O2 trong môi trường axit, ta thu được hỗn hợp 2 chất đều có phản ứng
tráng gương. Vậy công thức cấu tại của C4H6O2 là một trong các công thức nào sau đây?
a. CH3COO-CH=CH2 b. HCOO-CH2-CH=CH2
c. HCOO-CH=CH-CH3 d. CH2=CH-COO-CH3
Câu86 Đốt cháy hoàn toàn một ete X no đơn chức ta thu được khí CO2 và hơi H2O theo tỉ lệ mol
nH O : nCO = 5 : 4. Ete X được tạo ra từ:
2 2

a. Rượu etylic. b. Rượu metylic và n – propylic.


c. Rượu metylic và iso – propylic. d. A, B, C đều đúng.
Câu87 Cho 0,25 mol SO3 tan hoàn toàn vào nước được 500ml dd, giá trị pH của dd thu được là:
a. pH = 0,3 b. pH = 1 c. pH < 7 d. pH > 7.
Câu88 Hòa tan đồng thời K2SO4 và NH4Cl vào nước được dd X, cô cạn dd X để nước bay hoiư thì
thu được:
a. Hỗn hợp 2 muối: K2SO4 và NH4Cl b. Hỗn hợp 2 muối: (NH4)2SO4 và KCl
c. Một muối KCl d. Hỗn hợp 4 muối: K2SO4 và NH4Cl (NH4)2SO4 và KCl.
Câu89 Muốn mạ đồng lên lột vật bằng sắt bằng phương pháp điện hóa thì phải tiến hành điện phân
với điện cực gì và dd nào sau đây?
a. cực âm là đồng, cực dương là Fe, dd muối sắt.
b. cực âm là Cu, cực dương là Fe, dd muối đồng.
c. cực âm là Fe, cực dương là Cu, dd muối sắt.
d. cực âm là Fe, cực dương là Cu, dd muối đồng.
Câu90 Thủy phân 1 mol este X cần 2 mol KOH, thu được glixerol, axit axetic, axit propyonic, số
đồng phân của X thỏa mãn điều kiện trên là:
a. 1 b. 4 c. 3 d. 5.
Câu91 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào dd HNO 3 đặc nóng thì thu được 22,4 lít
khí màu nâu. Nếu thay HNO3 bằng dd H2SO4 đặc nóng thì thể tích khí SO2 là:
a. 22,4l b. 11,2l c. 2,24l d. 33,6l.
Câu92 Cho hỗn hợp gồm FeO, CuO, Fe3O4 đều có số mol như nhau tác dụng với dd HNO3 thu
được 0,09mol NO2 và 0,05mol NO. Số mol mỗi chất là:
a. 0,12mol b. 0,24mol c. 0,21mol d. 0,36mol.
Câu93 Lớp ozôn ở tầng bình lưu của khí quayển là tấm lá chắn tia tử ngoại của mặt trời, bảo vệ sự
sống trên trái đất. Hiện tượng suy giảm tầng ozôn đang là một vấn đề môi trường toàn cầu. Nguyên
nhân của hiện tượng này chủ yếu là do:
a. Sự thay đổi khí hậu b. Chất thải CFC do con người gây ra.
c. Các hợp chất hữu cơ d. Một nguyên nhân khác.
Câu94 Lấy đũa thủy tinh chấm vào hỗn hợp H2SO4 đặc và tinh thể KMnO4 rồi quệt vào bấc đèn
cồn thì đèn sẽ cháy. Đó là một trong những thí nghiệm hóa học vui, lấy lửa khong cần diêm. Điều
khẳng định nào sau đây là đúng? Phản ứng cháy xảy ra là do:
a. phản ứng hóa học giữa KMnO4 và H2SO4 sinh ra nhiệt.
b. hỗn hợp H2SO4 đặc và KMnO4 chỉ khơi mào cho phản ứng cháy giữa oxy không khí và cồn.
c. phản ứng hóa học giữa hỗn hợp H2SO4 đặc, tinh thể KMnO4 với cồn.
d. chưa xác định được nguyên nhân.
Câu95 Cacbon vô định hình được điều chế từ than gỗ hay gáo dừa, có tên là than hoạt tính. Tính
chất nào sao đây của than hoạt tính giúp cho con người chế tạo các thiết bị phòng độc, lọc nước?
a. đốt cháy thanh sinh ra khí CO2 b. hấp phụ các chất khí, các chất tan trong nước.
c. khử các khí độc, các chất tan trong nước. d. oxi hóa các chất độc.
Câu96 Mùa đông khi mất điện lưới quốc gia, nhiều gia đình phải sử dụng động cơ điezen để phát
điện, phục vụ nhu cầu thắp sáng, chạy tivi…Tại sao không nên chạy động cơ điezen trong phòng
đóng kín các cửa? Bởi vì:
a. tiêu thụ nhiều O2 sinh ra CO2 là không duy trì sự sống.
b. tiêu thụ n hiều khí O2, sinh ra khí CO là một khí độc.
c. nhiều hydrocacbon chưa cháy hết là những khí độc.
d. trong dầu điezen có kim loại nặng nên độc.
Câu97 Chất lỏng Boocdo (là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lện nhất định), chất
này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại cho cây). Boocđô là
một chất diệt nấm cho cây rất có hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa, việc pha
chế cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng nào sau đây?
a. glyxerol tác dụng với CuSO4 trong kiềm b. NH3 tạo phức với CuSO4
2+
c. Cu làm quỳ hóa đỏ vì nó có tính axit. D. Sắt tác dụng với CuSO4.
Câu98 Cho vào bình kín 2 chất khí là N2 và NH3 và chất xúc tác thích ở 4800C, áp suất trong bình
lúc đầu là P1. Giữ nguyên nhiệt độ của bình cho đến khi áp suất đạt đến giá trị ổn định là P2. Chọn
câu đúng trong các câu sau:
a. P1 = P2 b. P2 > P1 c. P2 < P1 d. P2 = 2P1.
Câu99 Sục V lít khí CO2 (đktc) vào 100ml dd Ba(OH)2 có pH = 14 thì tạo thành 3,94g kết tủa. Giá
trị của V là:
a. 0,448 b. 1,792 c. 0,672 d. 0,448 hoặc 1,792.
Câu100 Nếu nung nóng 63,2g CaCO3 một thời gian rồi cho HCl dư vào thi thu được 7,17 lít khí
(đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt phân CaCO3 là:
a. 50% b. 60% c. 75% d. 80%.
Câu101 Tính thể tích dd KOH 1M tối thiểu cần để hấp thụ hết 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm H 2S và
CO2 (dX/H2 = 19,5)?
a. 50ml b. 100ml hoặc 200ml c. 200ml d. 100ml.
Câu102 Cô cạn 150ml dd CuSO4 (d = 1,2g/ml) thu được 56,25g CuSO4.5H2O. Nồng độ của CuSO4
là:
a. 37,5% b. 31,25% c. 24% d. 20%.
Câu103 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thì được dd A và có 6,72 lít khí bay
ra. Tính thể tích dd HCl 1M để trung hòa hoàn toàn 1/10 dd A?
a. 60ml b. 600ml c. 40ml c. 750ml.
Câu104 Cho dd NH3 dư vào dd A chứa ZnCl2, AlCl3, FeCl2 rồi lấy kết tủa thu được đem nung trong
không khí đến khối lượng không đổi thì chất rắn tu được là:
a. ZnO, Fe2O3 b. Al2O3, Fe2O3 c. ZnO, Al2O3, Fe2O3 d. FeO, Al2O3.
Câu105 Điện phân dung dịch NaF, sản phẩm thu được là:
a. H2, F2, dd NaOH b. H2, O2, dd NaOH c. H2, O2, dd HF d. H2, F2, dd NaFO.
Câu106 Bình kín, thể tích 11,2lít có chứa 0,5 mol H2 và 0,5mol Cl2. Chiếu ánh sáng khuếch tán để
phản ứng xảy ra, sau một thời gian, đưa bình về 00C, hãy tính áp suất trong bình biết hiệu suất phản
ứng là 30%.
a. 0,7at b. 1at c. 1,4at d. 2at.
Câu107 Cho 6,4g Cu vào 120ml dd HNO3 1M được V1 lít khí NO; còn nếu cho lượng Cu trên vào
120ml dd hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M được V2 lít NO. Mối quan hệ giữa V1 và V2 là:
a. V1/V2 = 1/3 b. V1/V2 = ½ c. V1/V2 = 1/1 d. V2/V1 = ½.
Câu108 Cho m gam hỗn hợp Na và Al vào H2O được dd chỉ chứa một chất tan duy nhất và giải
phóng 4,48lít khí ở đktc. Giá trị của m là:
a. 3,85g b. 5g c. 7,3g d. 7,7g
Câu109 Cho a gam Ba vào 150ml dd MgCl2 1M, sau phản ứng, nước lọc tác dụng đủ với 2,7g Al.
Giá trị của a là:
a. 13,7 b. 20,55 c. 34,25 d. 27,4.
Câu110 Chia 45,6 gam hỗn hợp X (gồm hai rượu đơn chức, đều là bậc 1) làm 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với Na dư thì thu được 3,36lít H2 (đktc).
Phần 2 đem đun nóng với CuO, lượng andehyt sinh ra đem thực hiện phản ứng tráng gương với dd
AgNO3/NH3 dư thì thu được 86,4 g Ag. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, công thức cấu tạo của
hai rượu là:
a. C2H5OH, CH3CH2CH2OH b. CH3OH, CH3CH2OH
c. CH3CH2OH, CH3CH2CH2CH2OH d. CH3OH, CH3CH2CH2OH.
Câu111 Hòa tan hoàn toàn một lượng bột Al bằng một lượng vừa đủ dd HNO 3 được dd X. Hòa tan
5,75 gam một kim loại kiềm M vào 500ml dd HCl aM được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dd Y. Trộn dd X
với dd Y thì được dd Z (có chứa 2 anion) và 1,56 gam kết tủa T. Kim loại M và giá trị của a là:
a. Na; 0,5 b. K; 0,38 c. Na; 0,38 d. K; 0,5.
Câu112 Hòa tan hoàn toàn 5,8 gam FeCO3 vào dd HNO3 vừa đủ, khi phản ứng xong, thêm vào dd
tạo thành một lượng dư dd HCl thì được dd X. X có thể hòa tan được tối đa bao nhiêu gam Cu?
a. 14,4g b. 1,6g c. 16g d. 4,8g.
Câu113 Đốt cháy hoàn toàn 1,04g một hợp chất hữu cơ X cần vừa đủ 2,24lít O2 (đktc) thì chỉ thu
được CO2 và hơi nước theo tỉ lệ VCO : VH O = 2 :1 ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Biết X có
2 2

chứa vòng benzen và X có thể làm mất màu dd Brôm. Công thức cấu tạo của X là:
a. C6H5-CH=CH-CH3 b. C6H5-C≡CH c. C6H5-CH2-CH=CH2 d. C6H5-CH=CH2.
Câu114 Đốt cháy hoàn toàn 33,4g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Cu ngoài không khí được 41,4 gam hỗn
hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y bằng dd H2SO4 20% (d = 1,14g/ml). Thể tích dd H2SO4 tối thiểu cần
dùng là:
a. ≈ 430ml b. ≈ 200ml c. ≈ 215ml d. ≈ 210ml.
Câu115 Số phản ứng tối đa có thể xảy ra khi cho khí H 2S lần lượt tác dụng với các khí O2, SO2, khí
Cl2 (trong nước)?
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5.
Câu116 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm 0,04 mol FeCO 3 và 0,02mol FeS2 bằng dd HNO3 đặc,
nóng, dd tu được sau phản ứng tác dụng với dd Ba(OH) 2 dư được kết tủa X, lấy X đem nung đến
khối lượng không đổi được m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
a. 4,8 b. 8,4 c. 14,12 d. 9,46.
Câu117 Trộn m gam bột Al với Fe2O3 rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí một thời
gian thì được hỗn hợp rắn X gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO, Fe và Al dư. Hòa tan hoàn toàn X trong dd
HNO3 đặc, nóng thì được 6,72 lít khí NO2 (đktc). Giá trị của m là:
a. 8,1g b. 4,05g c. 2,7g d. 5,4g.
Câu118 Có 4 dung dịch: Ba(OH)2, NaOH, NH3, CH3COOH đều có nồng độ 1M. Giả sử rằng độ
điện ly của NaOH và Ba(OH)2 là như nhau thì trị pH của 4 đung dịch trên được xếp theo thứ tự
giảm dần từ trái sang phải là:
a. CH3COOH, NH3, NaOH, Ba(OH)2 b. Ba(OH)2, NaOH, CH3COOH, NH3
c. NH3, CH3COOH, NaOH, Ba(OH)2 d. Ba(OH)2, NaOH, NH3, CH3COOH.
Câu119 Trộn 3 dd H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M theo tỉ lệ thể tích bằng nhau được dd X.
Lấy 300ml dd X trộn với V lít dd Y chứa NaOH 0,2M và Ba(OH) 2 0,29M thì được dd có pH = 2.
Giá trị của V là:
a. ≈ 6,348lít b. ≈ 7,584lít c. ≈ 0,085 lít d. ≈ 0,1 lít.
Câu120 Trộn 200ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300 ml dd Ba(OH)2 aM thì thu
được m gam kết tủa và dd có pH = 13. Giá trị của a và m lần lượt là:
a. 0,3 và 10,485 b. 0,15 và 2,33 c. 0,15 và 10,485 d. 0,3 và 2,33.
Câu121 Chia hỗn hợp X gồm Al và Ba thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với nước (dư)
thì được 0,896 lít H2 (đktc); phần 2 cho tác dụng với NaOH dư thì thu được 1,568 lít H2 (đktc). Khối
lượng của Al và Ba lần lượt là:
a. 1,26; 5,84 b. 1,08; 5,84 c. 1,26; 5,84 d. 1,08; 1,37.
Câu122 Hợp chất A có công thức phân tử C7H8. Cho A tác dụng với dd AgNO3/NH3 (dư) được kết
tủa B. Biết khối lượng phân tử của B lớn hơn A là 214 đvc. Số công thức cấu tạo có thể có của A là:
a. 2 b. 3 c. 4 d. 5.
Câu123 Khử hoàn toàn m gam một oxit của kim loại M có hóa trị không đổi bằng CO, khí CO 2 sinh
ra được dẫn vào dd Ca(OH)2 dư thì được 10 gam kết tủa. Lượng kim loại M sinh ra trong phản ứng
trên đem hòa tan trong dd HNO3 thì được V lít khí N2O (đktc). Giá trị của V là:
a. 2,24 b. 0,28 c. 4,48 d. 0,56.
Câu124 Lần lượt thực hiện 3 thí nghiệm:
Thí nghiệm 1: nhỏ dd Brôm vào benzen.
Thí nghiệm 2: nhỏ dd Brôm vào anilin.
Thí nghiệm 3: nhỏ dd Brôm vào phenol.
Tìm phát biểu đúng về hiện tượng xảy ra trong 3 thí nghiệm trên?
a. cả 3 thí nghiệm đều làm mất màu dd Brôm và xuất hiện kết tủa trắng.
b. chỉ có thí nghiệm 1 và 2 làm mất màu dd Brôm và xuất hiện kết tủa trắng.
c. thí nghiệm 2 và 3 đều làm mất màu dd Brôm và xuất hiện kết tủa trắng.
d. không có hiện tượng gì xảy ra trong 3 thí nghiệm trên.
Câu125 Một axit A có cấu tạo mạch hở, không phân nhánh, có công thức đơn giản là (C3H5O2)n, giá
trị có thể có của n là:
a. 6 b. 5 c. 4 d. 2.
Câu126 Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam hỗn hợp X gồm 2 muối cacbonat trung hòa (của 2 kim loại A, B
kế tiếp nhau trong phân nhóm chính nhóm II) bằng dd HCl, khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn bởi
3 lít dd Ca(OH)2 0,015M thì thu được 4 gam kết tủa. Hai kim loại A, B đó là:
a. Be, Mg b. Mg, Ca c. Mg, Ca hoặc Sr, Ba d. Be, Mg hoặc Mg, Ca.
Câu127 Cho m gam Al tác dụng hoàn toàn với NaOH dư sinh ra a mol khí H2, còn nếu cho cũng
lượng Al này vào dd HNO3 loãng dư thì thu được b mol khí N 2 (sản phẩm khử duy nhất). Quan hệ
giữa a và b là:
a. a = 5b b. a = 2,5b c. a = 2b d. a = b.
Câu128 Xác định hàm lượng CaCO3.MgCO3 có trong quặng đôlomit, biết khi nhiệt phân hoàn toàn
40g quặng này thì được 11,2 lít khí CO2 (00C, 0,8at).
a. 42% b. 46% c. 50% d. 92%.
Câu129 Thể tích của m gam O2 gấp 2,25 lần thể tích của m gam hydrocacbon A ở cùng điều kiện.
Khi clo hóa (theo tỉ lệ mol 1:1) A chỉ cho một sản phẩm thế duy nhất. A có tên là:
a. metan b. etan c. neopentan d. propan.
Câu130 Tính chất nào sau đây là tính chất mà saccarozơ và manto không đồng thời có được:
a. tính chất của rượu đa chức. b. tính chất của andehyt
c. khả năng bị thủy phân d. tan tốt trong nước.
Câu131 Tính lượng kết tủa sinh ra khi cho 9 gam glucozơ tác dụng với lượng dư Cu(OH)2/NaOH?
a. 1,44g b. 3,60g c. 7,2g d. 14,4g.
Câu132 Hỗn hợp A gồm CH3COOH và CH3COOR (R là gốc hydrocacbon). Cho m gam A tác dụng
với dd NaHCO3 (dư) tạo thành 3,36 lít khí CO2 (đktc). Cùng lượng A trên phản ứng vừa đủ với
100ml dd NaOH 2,5M, tạo ra 6 gam ROH. ROH là:
a. CH3OH b. C2H5OH c. C3H7OH d. C4H9OH.
Câu133 Cho 0,1 mol phèn sắt – amoni có công thức (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O tác dụng với lượng
dư dd Ba(OH)2 thì được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
a. 21,4 b. 57,3 c. 93,2 d. 114,6.
Câu134 Nhiệt phân hoàn toàn mỗi chất dưới đây trong các bình kín riêng biệt, không có không khí.
Sau đó thêm HNO3 đặc vào sản phẩm thu được. Trường hợp nào có khí màu nâu đỏ thoát ra?
a. Fe(NO3)2 b. Fe(OH)2 c. FeSO4 d. Fe2(SO4)3.
Câu135 Cho 2,7 gam Al vào 100ml dd NaOH 2M thu được dd A, thêm vào dd A 0,45 mol axit HCl
thì lượng kết tủa thu được bằng:
a. 1,3g b. 3,9g c. 7,8g d. 11,7g.
Câu136 Khác với nguyên tử Clo, ion Cl- có…
a. bán kính lớn hơn và ít electron hơn b. bán kính bé hơn và nhiều electron hơn
c. bán kính bé hơn và ít electron hơn d. bán kính lớn hơn và nhiều electron hơn.
Câu137 Hòa tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp A gồm FeS2 và Cu2S vào dd H2SO4 đặc nóng thu được
dd X và khí SO2. Cho X tác dụng với dd NH3 dư, lấy kết tủa thu được đem nung trong không khí
đến khối lượng không đổi rồi dẫn luồng khí H2 dư đi qua thì được 2,24 gam chất rắn. Thành phần %
theo khối lượng của Cu2S trong A là:
a. 75% b. 25% c. 40% d. 60%.
Câu138 Một hỗn hợp X gồm H2, ankan và ankin. Nung nóng hỗn hợp 100ml hỗn hợp X với xúc tác
Ni (chiếm thể tích không đán kể) để phản ứng xảy ra hoàn toàn, sau phản ứng thu được 70ml một
hydrocacbon duy nhất. Thành phần % về thể tích của H2 và ankin lần lượt là:
a. 30%; 30% b. 30%; 60% c. 70%; 10% d. 30%; 15%.
Câu139 Hòa tan hoàn toàn 3,38g một oleum vào nước thu được dd X, trung hòa dd X cần vừa đủ
800ml dd KOH 0,1M. Xác định công thức của oleum đã dùng.
a. H2SO4.SO3 b. H2SO4.2SO3 c. H2SO4.3SO3 d. H2SO4.4SO3.
Câu140 Hỗn hợp A gồm 2 este no, đơn chức đồng phân của nhau. Trộn 0,1 mol A với một lượng
oxi vừa đủ rồi đem đốt hoàn toàn thì được 0,6mol hỗn hợp gồm CO 2 và hơi nước. Công thức phân
tử của 2 este là:
a. C3H4O2 b. C3H6O2 c. C4H8O2 d. C3H10O2.
Câu141 Hỗn hợp A gồm 2 axit no, hai chức, đồng phân của nhau. Trộn 0,1mol A với một lượng vừa
đủ oxi rồi đem đốt cháy hoàn toàn thì thu được 0,3 mol hơi nước. Công thức phân tử của 2 axit là:
a. C4H8O4 b. C4H4O4 c. C4H6O4 d. C5H8O4.
Câu142 Cho dd có chứa a mol NaAlO2 vào dd có chứa b mol HCl. Điều kiện để thu được kết tủa lớn
nhất và bé nhất lần lượt là:
a. a = b và b > a b. a = b và b > 3a c. b = a và b ≥ 4a d. b > 2a và b ≥ 4a.
Câu143 Cho dd có chứa a mol AlCl3 vào dd có chứa b mol NaOH, điều kiện để có kết tủa lớn nhất
và bé nhất lần lượt là:
a. b = 3a và b = 4a b. b = 4a và b = 3a c. b = 3a và b ≥ 4a d. b > a và b ≥ 4a.
Câu144 Cho dd có chứa a mol Al2(SO4)3 vào dd chứa b mol NaOH, điều kiện để thu được kết tủa
lớn nhất và bé nhất lần lượt là:
a. b = 3a và b ≥ 4a b. b = 4a và b ≥ 5a c. b = 6a và b > 7a d. b = 6a và b ≥ 7a.
Câu145 Hợp chất hữu cơ A (chứa C, H, O) có 50% oxi về khối lượng. Cho m gam A qua ống đựng
10,4 gam CuO rồi nung nóng thì thấy trong ống còn lại 8,48g chất rắn và thu được hỗn hợp B gồm
2 chất hữu cơ. Cho B tác dụng với dd AgNO3/NH3 dư thì thu được 38,88g Ag. Giá trị của m là:
a. 3,84g b. 4,6g c. 3,2g d. 6,4g.
Câu146 Đun nóng 18g CH3COOH với 82,8g C2H5OH, có mạt H2SO4 đậm đặc làm xúc tác. Chia hỗn
hợp sau phản ứng làm hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với BaCl 2 dư được 4,66g kết tủa.
Phần hai tác dụng với NaHCO3 dư thì được 2,106 lít khí (đktc). Vậy khi phản ứng đạt cân bằng thì
khối lượng este sinh ra là:
a. 20,24g b. 17,6g c. 22g d. 4,4g.
Câu147 Một hợp chất hữu cơ B chứa C, H, O. Khi phân tích a gam chất B thấy tổng khối lương C
và H là 0,46g. Để đốt cháy hoàn toàn a gam chất này cần 0,896 lít khí O2 (đktc), sản phẩm cháy dẫn
qua bình đựng dd KOH đặc thì khối lượng bình tăng 1,9g. Giá trị của a là:
a. 0,62 b. 1,26 c. 0,82 d. 1,04.
Câu148 Hỗn hợp X gồm 2 andehyt no, đơn chức. Khử hoàn toàn 16g X bằng H2 dư được hỗn hợp
Y, cho Y tác dụng với Na dư thu được 3,36lít khí (đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn 16 gam hỗn hợp Y
thì khối lượng CO2 và nước thu được lần lượt là:
a. 41,8g và 17,1g b. 35,2g và 14,4g c. 31,6g và 14,1g d. 25,3g và 7,6g.
Câu149 Sục từ từ cho đến hết 3,36lít (đktc) khí CO2 qua 1 lít dd chứa đồng thời Na2CO3 1M và
NaOH 1M thì không thấy khí thoát ra. Giả sử thể tích dd không thay đổi, nồng độ các chất tan có
trong dd sau phản ứng là:
a. Na2CO3: 0,5M và NaHCO3: 2M b. Na2CO3: 1M và NaHCO3: 0,5 M
c. Na2CO3: 1M và NaHCO3: 1M d. Na2CO3: 0,5M và NaHCO3: 0,5M.
Câu150 Cho a gam hợp kim Na-K tác dụng với nước dư được 2 lít khí H2 (00C, 1,12at) và dd X.
Trung hòa ½ dd X bằng dd HCl dư rồi cô cạn thì được 6,65g hỗn hợp muối khan. Giá trị của A là:
a. 6,2 b. 9,75 c. 3,1 d. 3,4.
Câu151 Một dd có chứa a gam NaOH và 0,3mol NaAlO2, cho từ từ dd HCl 2M vào dd trên cho đến
khi vừa thu được 15,6g kết tủa thì dừng lại thấy đã dùng hết 500ml dd HCl. Xác định giá trị của a?
a. 12 b. 32 c. 16 d. 22.
Câu152 Hòa tan 2,7g Al trong 150ml dd NaOH 1M. Sục CO 2 vào dd sau phản ứng cho đến khi kết
tủa cực đại thì hết V lít khí CO2 (đktc), giá trị của V là:
a. 2,24 b. 3,36 c. 4,48 d. 5,6.
Câu153 Cho 7,52g hỗn hợp Fe-Cu vào bình A chứa dd H2SO4 loãng, dư, thu được 2,24lít khí (đktc).
Cho tiếp dd chứa m gam NaNO3 vào bình A thấy thoát ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
Xác định giá trị nhỏ nhất của m để V lớn nhất?
a. 6,8 b. 1,7 c. 2,6 d. 4,5.

Câu154 Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình kín, có chứa chất xúc tác ( chiếm thể tích không đáng kể)
thích hợp để xảy ra phản ứng tổng hợp NH3. Sau khi phản ứng đạt cân bằng thì thấy NH3 chiếm 6%
thể tích hỗn hợp khí. Hiệu suất của phản ứng là:
a. 12,75% b. 25,5% c. 50,5% d. 35,5%.
Câu155 Hỗn hợp E gồm một rượu đơn chức X, một axit cacboxylic đơn chức Y và este Z tạo ra từ
X và Y. Lấy 0,13 mol E cho phản ứng vừa đủ với 50ml dd NaOH 1M, đun nóng để phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được m gam rượu. Đun nóng lượng rượu này với CuO để chuyển hóa hoàn toàn
thành anđehyt rồi thực hiện phản ứng tráng gương với dd AgNO3/NH3, thu được 43,2g Ag. Giá trị
của m là:
a. 2,4 b. 3,2 c. 6,4 d. 4,8.
Câu156 Caroten (chất màu da cam có trong củ cà rốt) có công thức phân tử là C 40H56, chứa liên kết
đôi và mạch vòng. Khi hydro hóa hoàn toàn Caroten ta thu được hydrocacbon no có công thức
C40H78. Số nối đôi và số vòng no có trong Caroten lần lượt là:
a. 12; 2 b. 12; 1 c. 11; 2 d. 12; 3.
Câu157 Cho dd NaOH 25% (d = 1,28g/ml). Thể tích khí CO2 (đktc) nhiều nhất có thể bị hấp thụ bởi
150 ml dd NaOH đó là:
a. 13,44lít b. 22,4lít c. 26,88lít d. 16,8lít.
Câu158 Một aminoaxit A có chứa 2 nhóm chức amin, một nhóm chức axit. 100ml dd có chứa A với
nồng độ 1M phản ứng vừa đủ với 100ml dd HCl aM được dd X, dd X phản ứng vừa đủ với 100ml
dd NaOH bM. Giá trị của a, b lần lượt là:
a. 2; 1 b. 1; 2 c. 2; 2 d. 2; 3.
Câu159 Cho 10lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm N2 và CO2 đi chậm qua 2 lít dd Ca(OH)2 0,02M thu
được 1 gam kết tủa. % theo thể tích của CO2 có trong X là:
a. 8,96% hoặc 2,24% b. 15,68% hoặc 8,96% c. 2,24% hoặc 15,68% d. 8,96%.
Câu160 Một mẫu vật bằng nhôm để lâu trong không khí ẩm. Cho mẫu vật đó vào dd NaOH thì sẽ có
phản ứng nào xảy ra trong số các phản ứng cho sau đây:
(1) 2Al + 6H2O  2Al(OH)3 + 3H2;
(2) Al2O3 + 2NaOH  2NaAlO2 + H2O;
(3) Al(OH)3 + NaOH  NaAlO2 + H2O;
(4) Al + NaOH + H2O  NaAlO2 + 3/2H2;
a. phỉ xảy ra (4) b. phản ứng xảy ra theo thứ tự: (1), (3), (2)
c. phản ứng xảy ra theo thứ tự: (2), (1), (3) d. phản ứng xảy ra theo thứ tự: (1), (2), (3).
Câu161 Hợp chất hữu cơ A (có chứa C, H, O) tác dụng với Na giải phóng H2, tác dụng với Cu(OH)2
tạo dd có màu xanh, có thể tham gia phản ứng tráng gương. Xác định CTCT của A biết rằng nếu đốt
hoàn toàn 0,1mol A bằng lượng vừa đủ oxi thì thu được không quá 7lít khí (136,50C, 1 atm)?
a. C OOH b . C H2OH c . HCHO d . HC OOH
CHO CHO
Câu162 Cho sơ đồ chuyển hóa sau: (A)  HCOONa → (B) 
35%
→ CH3OH.
Hãy xác định A?
a. HCOOCH3 b. HCOOH c. HCOONH4 d. HCHO.
Câu163 Dung dịch nào sau đây được dùng để bảo quản xác động vật, chống thối rữa:
a. cồn 900 b. Giấm loãng c. ancol 300 d. fomalin.
Câu164 35 lít Butan dưới tác dụng của nhiệt xảy ra các phản ứng sau:
(1) C4H10  CH4 + C3H6;
(2) C4H10  C2H6 + C2H4;
(3) C4H10  H2 + C4H8;
Sau phản ứng thu được 67 lít hỗn hợp khí. Biết các thể tích khí đo cùng điều kiện, tính % C 4H10
tham gia phản ứng?
a. 90, 17% b. 91,43% c. 86,75% d. 93,65%.
Câu165 Cho 0,672 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 hydrocacbon mạch hở A, B đi chậm qua 100ml
dd nước Brôm 0,4M thì không thấy khí thoát ra. Thể tích của A, B lần lượt là:
a. 0,006; 0,024 b. 0,012; 0,018 c. 0,0075; 0,0225 d. 0,01; 0,02.
Câu166 Hỗn hợp khí A gồm C2H2 và H2 có thể tích là 2,24lít, tỉ khối của A đối với H2 bằng 5,8.
Nung nóng A với xúc tác Ni, sau một thời gian, dẫn hỗn hợp khí qua bình đựng nước Brôm lấy dư
thì thấy bình Brôm tăng lên m gam và có 0,896 lít hỗn hợp khí B đi ra, tỉ khối của B đối với H 2
bằng 4,5. Biết các thể tích khí đều đo ở đktc, giá trị của m là:
a. 0,68 b. 0,6 c. 0,8 d. 0,86.
Câu167 Nhiệt phân 8,4gam NaHCO3 một thời gian, lấy chất rắn sau phản ứng cho tác dụng với dd
Ca(OH)2 lấy dư thì được 8 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng nhiệt phân là:
a. 20% b. 40% c. 25% d. 35%.
3
Câu168 Dẫn từ từ 112 cm khí CO2 (đktc) qua 200ml dd nước vôi nồng độ aM thì thấy không có khí
thoát ra và tu được 0,1gam kết tủa trắng. Giá trị của a là:
a. 0,01 b. 0,015 c. 0,02 d. 0,025.
Câu169 Cho từ từ cho đến hết 5,6 gam bột Fe vào 50ml dd H2SO4 aM (đậm đặc, nóng). Khí SO2
sinh ra làm mất màu vừa đủ 120ml dd nước Brôm 1M. Giá trị của a là:
a. 5,4 b. 6,0 c. 4,8 d. 6,2.
Câu170 Người ta sản xuất cao su Buna từ gỗ theo sơ đồ sau:
Gỗ  35%
→ glucôzơ  80%
→ rượu etylic 60%
→ Butađien-1,3  100%
→ Cao su Buna.
Tính lượng gỗ cần thiết để sản xuất được 1 tấn cao su, giả sử trong gỗ chứa 50% xenlulozơ?
a. 35,714 tấn b. 17,857 tấn c. 8,9285 tấn d. 18,365 tấn.
Câu171 Dung dịch X có chứa: 0,16mol NaAlO2; 0,56mol Na2SO4; 0,66mol NaOH. Tính thể tích dd
HCl 2M cần cho vào X để được 7,8gam kết tủa?
a. 0,41 lít hoặc 0,38 lít b. 0,38 lít hoặc 0,5 lít c. 0,5 lít hoặc 0,41 lít d. 0,25lít hoặc 0,5 lít.

You might also like