You are on page 1of 22

HƯỚNG DẪN

CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN CẤP CƠ SỞ

PHẦN THÚ NHẤT:


CÔNG TÁC CHUẨN BỊ ĐẠI HỘI
1/ Bước 1: Thành lập và phân công nhiệm vụ các tiểu ban : Hình thành 4 tiểu ban cơ bản sau:
1.1- Tiểu ban nội dung : có nhiệm vụ:
- Xây dựng dự thảo văn kiện của Đại hội gồm : báo cáo tổng kết, phương hướng công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ mới, báo cáo kiểm điểm Ban chấp
hành, diễn văn khai mạc, bế mạc, Nghị quyết Đại hội.
- Xây dựng hệ thống các vấn đề cần thảo luận.
- Chuẩn bị một số mô hình giải pháp và tham luận tại Đại hội.
- Tổng hợp các ý kiến đóng góp vào dự thảo văn kiện Đại hội.
1.2- Tiểu ban nhân sự : có nhiệm vụ:
- Xây dựng đề án nhân sự Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
- Tổ chức thăm dò và giới thiệu nhân sự trong Ban chấp hành đương nhiệm và cán bộ
Đoàn chủ chốt.
- Tổng hợp danh sách xin ý kiến cấp ủy và Ban Thường vụ Quận Đoàn.
- Lập danh sách trích ngang (theo mẫu) các đồng chí dự kiến ứng cử Ban chấp hành.
- Xây dựng phương án nhân sự đoàn đại biểu dự Đại hội Đoàn cấp trên (theo cơ cấu
phân bổ).
- Xây dựng các văn bản phục vụ cho Đại hội như triệu tập đại biểu (đoàn viên), nội quy
Đại hội….
1.3- Tiểu ban tuyên truyền : có nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền chào mừng Đại hội.
- Chuẩn bị các khẩu hiệu, panô, ápphích tuyên truyền Đại hội.
- Chuẩn bị chương trình Đại hội, chương trình văn nghệ diễn ra tại Đại hội.
1.4- Tiểu ban hậu cần : có nhiệm vụ:
- Chuẩn bị tài liệu : văn kiện thư mời phục vụ Đại hội.
- Dự trù kinh phí (các khoản) cho Đại hội.
2/ Bước 2: Chuẩn bị cho việc xây dựng văn kiện Đại hội :
Để có cơ sở xây dựng nội dung văn kiện Đại hội sát với tình hình thực tế, đạt mục
đích, yêu cầu của Đại hội; cần chuẩn bị các bước sau :
- Xây dựng báo cáo số liệu của nhiệm kỳ qua.
- Xây dựng các chuyên đề gắn với các vấn đề trọng tâm tại địa phương, đơn vị.

1
- Xây dựng đề cương văn kiện và tổ chức lấy ý kiến về đề cương trong Ban Thường vụ,
Ban Chấp hành Đoàn, tham khảo ý kiến Ban phụ trách đối tượng của Quận Đoàn
trước khi chính thức viết dự thảo nội dung văn kiện.
- Phân công Tiểu ban nội dung chịu trách nhiệm dự thảo và hoàn chỉnh văn kiện (lần 1).
- Phân công thực hiện dự thảo các nội dung văn kiện.
3/ Bước 3: Các bước tổ chức lấy ý kiến góp ý cho văn kiện :
- Sau khi hoàn chỉnh dự thảo văn kiện Đại hội (lần 1) và xin ý kiến thông qua Ban
Chấp hành, các đơn vị cần tổ chức lấy ý kiến góp ý cho văn kiện bằng hình thức ở các
đối tượng sau :
1. Lấy ý kiến góp ý của các ngành, của các cấp ủy cơ sở.
2. Lấy ý kiến góp ý trong đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội, Đội cơ sở…
3. Lấy ý kiến góp ý trong đoàn viên, thanh niên của đơn vị, địa phương thông qua
đại hội, hội nghị các cơ sở Đoàn trực thuộc, thông qua các diễn đàn thanh niên,
các đợt sinh hoạt chính trị, sinh hoạt Chi đoàn, Chi hội…
4. Góp ý của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, đơn vị.
- Tổng hợp các ý kiến góp ý, báo cáo xin ý kiến Ban Thường vụ để quyết định những
nội dung cần điều chỉnh bổ sung dự thảo văn kiện.
- Hoàn chỉnh văn kiện xin ý kiến của Đoàn cấp trên và cấp ủy cùng cấp.
- Tiếp tục hiệu chỉnh văn kiện (lần 2) xin ý kiến Ban Chấp hành trước khi trình Đại hội.

PHẦN THỨ HAI:


XÂY DỰNG NỘI DUNG VĂN KIỆN ĐẠI HỘI

I/ BÁO CÁO TỔNG KẾT NHIỆM KỲ :


1- Nội dung tổng quát gồm :
- Đặc điểm tình hình thanh niên tại địa phương, đơn vị.
- Công tác giáo dục.
- Các phong trào hành động cách mạng của thanh niên.
- Công tác xây dựng Đoàn và tập hợp thanh niên.
- Công tác kiểm tra của Đoàn.
- Đoàn tham gia xây dựng Đảng.
- Đánh giá công tác chỉ đạo.
- Nhận định chung, thành công, hạn chế, nguyên nhân.
- Bài học kinh nghiệm.
2- Nội dung chi tiết như sau :
1.1- Về đặc điểm tình hình thanh niên :

2
- Chủ yếu đánh giá các yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động trực tiếp đến công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của đơn vị, những yếu tố tác động tích cực
hoặc tiêu cực đến thanh niên.
- Đánh giá tình hình thanh niên theo đặc thù của địa phương, đơn vị.
1.2- Công tác giáo dục :
Đánh giá giải pháp và hiệu quả thực hiện 4 nội dung của công tác giáo dục, hiệu quả
thực hiện các chỉ đạo của Đoàn cấp trên và công tác giáo dục tại đơn vị.
1.3- Kết quả thực hiện các phong trào hành động cách mạng trong thanh niên :
- Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Cụ thể:
+ Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị
+ Xung kích tình nguyện vì cộng đồng
+ Xung kích giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Xung kích thực hiện cải cách hành chính
+ Xung kích hội nhập kinh tế quốc tế
- Phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên trên đường mưu sinh lập nghiệp”. Cụ
thể:
+ Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn
nghiệp vụ.
+ Đồng hành với thanh niên trong mưu sinh lập nghiệp
+ Đồng hành với thanh thiếu nhi trong việc nâng cao sức khỏe thể chất, đời sống
văn hóa tinh thần.
+ Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng thực hành xã hội và xây
dựng nếp sống văn minh đô thị.
Đối với từng chương trình cần có nhận định, đánh giá hiệu quả của chương trình đối
với thực tế hoạt động tại địa phương, đơn vị.
* Kết quả thực hiện CTTN cấp Thành phố, cấp Quận và việc tổ chức thực hiện các
CTTN tại đơn vị:
- Đánh giá nhận thức của đoàn viên thanh niên trong quá trình thực hiện CTTN cấp
Thành phố, Quận : giải pháp thực hiện, đánh giá hiệu quả.
- Các giải pháp để thực hiện CTTN của đơn vị gắn với nhiệm vụ chính trị.
1.4- Công tác xây dựng Đoàn và tập hợp thanh niên :
a) Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên :
Tập trung đánh giá nâng cao chất lượng hoạt động của đội nhóm, CLB, việc tập hợp
và xây dựng các đội hình thanh niên đặc thù : thanh niên người Hoa, thanh niên tôn giáo;
việc tập hợp và xây dựng tổ chức Đoàn ở các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh; vai trò nòng
cốt của tổ chức Đoàn trong xây dựng Hội LHTN Việt Nam.

3
b) Công tác xây dựng Đoàn về tư tưởng chính trị :
Các hoạt động nâng cao bản lĩnh chính trị cho đoàn viên, các đợt sinh hoạt chủ điểm,
ngày chi đoàn cùng hành động, việc triển khai các đợt sinh hoạt chính trị trong toàn đoàn;
việc học tập 6 bài lý luận chính trị, các chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh; việc nắm bắt tư
tưởng và xử lý thông tin trong nội bộ Đoàn.
c) Công tác xây dựng Đoàn về tổ chức :
Hiệu quả việc thực hiện chương trình rèn luyện đoàn viên, công tác phát triển đoàn
viên mới, công tác bồi dưỡng và quy hoạch đào tạo cán bộ Đoàn, công tác huấn luyện cán bộ
gắn với hoạt động thực tiễn, xây dựng chi đoàn mạnh, chi đoàn ngoài quốc doanh.
d) Công tác kiểm tra :
Hiệu quả của công tác kiểm tra đối với việc thực hiện nguyên tắc điều lệ Đoàn và
việc thực hiện nghị quyết của Đoàn các cấp; hiệu quả hoạt động kiểm tra trong việc góp
phần xây dựng Đoàn.
e) Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng – chính quyền :
- Các hoạt động nâng cao chất lượng đoàn viên ưu tú, giới thiệu sang Đảng.
- Hoạt động của các nhóm Trung kiên.
- Hiệu quả của cuộc vận động “Người cộng sản trẻ”.
1.5- Công tác chỉ đạo :
- Đánh giá về hệ thống giải pháp thực hiện các phong trào gắn với công tác xây dựng
Đoàn – tập hợp thanh niên.
- Đánh giá việc thực hiện chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở.
- Các hoạt động liên tịch và phối hợp với các ngành.
- Việc thực hiện các chỉ tiêu.
1.6- Nhận định chung :
Nhận định những mặt đạt được và chưa được so với các mục tiêu của nhiệm kỳ trước
đề ra và phân tích nguyên nhân.
1.7- Bài học kinh nghiệm.

II/ PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC ĐOÀN VÀ PHONG TRÀO THANH THIẾU NHI
NHIỆM KỲ MỚI :
Xây dựng phương hướng trên cơ sở định hướng của cấp ủy Đảng, của Đoàn cấp trên
và tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.
1-Nội dung tổng quát :
- Dự báo những yếu tố tác động, xu hướng phát triển của phong trào thanh niên và
công tác Đoàn tại địa phương, đơn vị.
- Mục tiêu – khẩu hiệu hành động.
- Công tác giáo dục.

4
- Các chương trình hành động cách mạng.
- Công trình thanh niên.
- Công tác xây dựng Đoàn và tập hợp thanh niên.
+ Công tác mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên.
+ Công tác xây dựng Đoàn về tư tưởng chính trị.
+ Xây dựng Đoàn về tổ chức.
+ Công tác kiểm tra.
+ Công tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng – chính quyền.
- Công tác chỉ đạo.
2- Nội dung chi tiết (theo định hướng của Quận Đoàn) :
2.1- Công tác giáo dục : tập trung các nội dung :
- Giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên, đặc biệt là giáo dục ý thức độc lập dân
tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng, tham gia xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
- Giáo dục đạo đức lối sống, giáo dục nhân cách trong thanh niên.
- Giáo dục pháp luật, tập trung vào giáo dục ý thức công dân.
2.2- Các chương trình hành động của Đoàn : tập trung tổ chức các phong trào hành
động của Đoàn theo các nội dung sau :
- Phong trào “5 xung kích phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
+ Xung kích thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương đơn vị:
Chủ động đăng ký phần việc, công trình thanh niên gắn với thực hiện nhiệm vụ
chính trị của địa phương, đơn vị; thực hiện các nhiệm vụ do nghị quyết của cấp ủy Đảng đề
ra, phát huy chuyên môn nghiệp vụ của đoàn viên thanh niên tập trung đẩy mạnh thực hiện
cải cách hành chính…
+ Xung kích tình nguyện vì cộng đồng:
Tổ chức thực hiện công tác xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, tham gia xóa đói
giảm nghèo, chăm lo gia đình chính sách. Đẩy mạnh các hoạt động tình nguyện, phát huy
sức trẻ tham gia thực hiện nếp sống văn minh đô thị, vệ sinh môi trường…
+ Xung kích giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa:
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, tinh thần
trách nhiệm của đoàn viên thanh niên đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị - trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ Đảng, chính quyền,
vận động cán bộ, đoàn viên, thanh niên hăng hái, tình nguyện thi hành nghĩa vụ quân sự làm
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, làm tốt công tác hậu phương quân đội đối với thanh niên trước,
đang và sau khi tại ngũ.
5
+ Xung kích thực hiện cải cách hành chính:
Phát huy vai trò của đoàn viên cán bộ - công chức, viên chức trẻ đối với công
cuộc cải cách hành chính, thực hiện phong trào “3 trách nhiệm” (Trách nhiệm với bản thân,
trách nhiệm với nhân dân, trách nhiệm với công việc).
Nâng cao ý thức thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí trong giải quyết hồ sơ hành
chính, tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, biểu hiện tiêu cực, gây phiền hà sách
nhiễu nhân dân.
Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện các chính sách, quy định của pháp
luật, đề xuất sửa đổi bổ sung những điểm bất cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp
luật.
+ Xung kích hội nhập kinh tế quốc tế:
Tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước về hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thức rõ về những thời cơ và thách thức trong quá
trình hội nhập toàn diện của đất nước. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn,
báo cáo chuyên đề nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng hội nhập kinh tế quốc tế cho thanh niên,
đặc biệt là đội ngũ doanh nhân trẻ.
Tích cực học tập, trang bị kiến thức về luật quốc tế, nâng cao trình độ ngoại ngữ,
tin học, thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình kinh tế - chính trị thế giới. Tăng cường
các giải pháp hỗ trợ giúp thanh niên làm kinh tế, thoát nghèo, vượt lên làm giàu chính đáng
cho bản thân, gia đình và xã hội.
- Phong trào “4 đồng hành cùng thanh niên trên đường mưu sinh lập nghiệp”.
+ Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn nghiệp vụ:
Tổ chức các hoạt động hỗ trợ thanh niên nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
tham mưu cấp ủy Đảng và chính quyền tạo điều kiện để thanh niên học tập nâng cao trình độ
về mọi mặt. Tổ chức trao tặng học bổng khuyến tài cho đoàn viên thanh niên có hoàn cảnh
khó khăn.
+ Đồng hành với thanh niên trong mưu sinh lập nghiệp:
Tổ chức các hội thi tay nghề, giới thiệu các sản phẩm ngành nghề truyền thống,
phát huy tính sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong lao động sản xuất, cải tiến kỹ thuật,
nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất cho đơn vị.
+ Đồng hành với thanh thiếu nhi trong việc nâng cao sức khỏe thể chất, đời
sống văn hóa tinh thần.
Tổ chức các hoạt động nâng cao thể chất cho đoàn viên thanh niên, duy trì tổ chức
các sân chơi thể dục thể thao, tổ chức giải bóng đá, cầu lông, “Ngày hội thanh niên
khỏe”...Phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đầu tư, nâng chất các hoạt động văn hóa văn
nghệ, thể dục thể thao đáp ứng nhu cầu rèn luyện thể chất, tinh thần, thưởng thức văn hóa
văn nghệ trong thanh thiếu nhi và quần chúng nhân dân.
Duy trì tập luyện và phát huy vai trò của các đội hình văn nghệ xung kích tuyên
truyền ca khúc cách mạng tại cơ sở, thường xuyên tổ chức biểu diễn phục vụ các hoạt động
của Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể ở địa phương, đơn vị.
6
+ Đồng hành với thanh niên trong việc nâng cao kỹ năng thực hành xã hội và
xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
Vận động đoàn viên thanh niên thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc
tang, lễ hội; xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh nghĩa tình trong thanh thiếu nhi. Tiếp tục
thực hiện phong trào “3 không” (không xả rác nơi công cộng, không vi phạm luật giao thông
đường bộ, không hút thuốc lá nơi công cộng) trong toàn Đoàn.
Vận động thực hiện lối sống văn hóa trong thanh thiếu nhi, chú trọng nâng cao nhận
thức và khả năng thực hành về văn hóa trong ứng xử, trong giao tiếp, giữ gìn bản sắc văn hóa
truyền thống tốt đẹp của dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập quốc tế.
2.3- Về công trình thanh niên :
Tùy đặc thù của từng đơn vị, nên lựa chọn các CTTN gắn liền với nhu cầu thiết thân
của thanh thiếu nhi, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Tổ chức lấy ý kiến trong
rộng rãi thanh niên, các ngành và xin ý kiến cấp ủy trong việc lựa chọn và xác định công
trình thanh niên cho cả nhiệm kỳ.
2.4- Công tác xây dựng Đoàn và tập hợp thanh niên :
- Công tác tập hợp thanh niên : Tập trung thiết kế nội dung và giải pháp để tăng
cường công tác vận động, mở rộng mặt trận đoàn kết tập hợp thanh niên, thực hiện tốt vai trò
nòng cốt của tổ chức Đoàn trong xây dựng và phát triển các tổ chức Hội, đẩy mạnh việc tập
hợp thanh niên và xây dựng lực lượng nòng cốt chính trị trong các lĩnh vực, địa bàn, đối
tượng đặc thù (kinh tế ngoài quốc doanh : nhà trọ, tôn giáo, dân tộc…)
- Công tác giáo dục tư tưởng chính trị trong Đoàn : tập trung các nội dung nhằm
nâng cao nhận thức tư tưởng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đoàn viên.
- Xây dựng Đoàn về tổ chức : cần thiết kế trọng tâm của công tác xây dựng Đoàn về
tổ chức đi sâu về nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng sinh hoạt chi đoàn, chất lượng
cán bộ Đoàn ở cơ sở.
- Công tác kiểm tra của Đoàn : phát huy vai trò của Ủy viên phụ trách công tác
kiểm tra trong tham mưu thực hiện công tác kiểm tra của Đoàn.
- Đoàn tham gia xây dựng Đảng, chính quyền : tiếp tục thực hiện cuộc vận động
“Người cộng sản trẻ. Thực hiện đuáng quy trình giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng
2.5- Công tác chỉ đạo :
Xác định các giải pháp lớn cho công tác chỉ đạo về giáo dục, phong trào, xây dựng
Đoàn, chuyển trọng tâm hoạt động về cơ sở gắn với nâng cao chất lượng cơ sở, xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu thực hiện trong cả nhiệm kỳ, định hướng các hoạt động lớn trong nhiệm kỳ.

III/ BÁO CÁO KIỂM ĐIỂM BAN CHẤP HÀNH :


Tập trung đánh giá những mặt ưu điểm và khuyết điểm trong công tác lãnh, chỉ đạo
của Ban chấp hành nhiệm kỳ qua (theo quy chế làm việc của Ban chấp hành), cụ thể:
- Tình hình chung : Số lượng, cơ cấu, độ tuổi… từ đầu nhiệm kỳ, tình hình hiện nay.

7
- Trách nhiệm của tập thể Ban Thường vụ (nếu có), Ban chấp hành trong lãnh đạo thực
hiện nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, nghị quyết đại hội nhiệm kỳ qua, chỉ đạo, định
hướng của Đoàn cấp trên.
- Trách nhiệm của tập thể trong tổ chức, chỉ đạo, điều hành thực hiện quy chế, quy định
của Ban chấp hành, Ban Thường vụ; ý thức chấp hành kỷ luật, kỷ cương thực hiện
nguyên tắc tập trung dân chủ, các quy chế, quy định của Đảng, Đoàn, pháp luật của
Nhà nước.
- Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, khẳng định kết quả đạt được, những mặt hạn
chế, tồn tại nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.

PHẦN THỨ BA
XÂY DỰNG BỘ MÁY BAN CHẤP HÀNH ĐOÀN NHIỆM KỲ MỚI :
1- Tiêu chuẩn Ban chấp hành :
Căn cứ hướng dẫn số 64 – HD/BTC ngày 10/2/2004 của Ban tổ chức TW Đoàn về
thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII về
“công tác cán bộ trong thời kỳ mới” phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau :
1.1- Yêu cầu 1 : Đảm bảo tiêu chuẩn:
Đây là yêu cầu quan trọng, các cấp bộ Đoàn dựa vào những tiêu chuẩn chung dưới
đây để cụ thể hoá cho phù hợp với địa phương, đơn vị mình :
* Tiêu chuẩn chung : Có tinh thần yêu nước sâu sắc, lập trường chính trị vững vàng,
kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, quyết tâm thực hiện thắng lợi
công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo.
- Có đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ tốt; có lối sống trung
thực, lành mạnh, không cơ hội, cá nhân chủ nghĩa, có tinh thần đấu tranh với các hiện
tượng tiêu cực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi.
- Có khả năng tham mưu, xây dựng các nội dung, chương trình công tác, năng lực tổ
chức triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đoàn, chương trình công tác
của địa phương, đơn vị trong phạm vi trách nhiệm được giao; tác phong gần gũi thanh
thiếu nhi và khả năng đoàn kết tập hợp quần chúng. Có trình độ chuyên môn, kỹ năng
nghiệp vụ công tác thanh vận, ngoại ngữ, tin học phù hợp với vị trí công tác.
- Gương mẫu, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc; được rèn luyện từ thực tiễn phong
trào thanh thiếu nhi, được thanh thiếu nhi tín nhiệm.
- Có sức khoẻ tốt.
- Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc đoàn viên ưu tú.

* Tiêu chuẩn riêng :


• Đối với Bí thư Đoàn cơ sở – Chi đoàn cơ sở :
- Có trình độ văn hoá chuyên môn, tin học, ngoại ngữ và trình độ lý luận chính trị phù
hợp với mặt bằng trình độ chung của đoàn viên tại đơn vị.

8
- Có khả năng đoàn kết tập hợp thanh niên, được đoàn viên tín nhiệm.
+ Yêu cầu 2 : Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ.
Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với Ban chấp hành và từng Ủy viên Ban chấp hành
để đủ sức lãnh đạo công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, xây dựng tổ chức Đoàn
vững mạnh.
+Yêu cầu 3 : Đảm bảo tính kế thừa.
Trong Ban chấp hành, Ban thường vụ cần có tỷ lệ giũa các độ tuổi một cách hợp lý,
vừa có những cán bộ vững vàng, có nhiều kinh nghiệm, vừa có những cán bộ trẻ, vừa có cán
bộ cũ giúp sức kinh nghiệm, vừa bổ sung thêm những cán bộ mới …
+Yêu cầu 4 : Đảm bảo tính thiết thực.
Ban chấp hành gồm những người thực sự có năng lực, nhiệt tình công tác, có khả
năng hoàn thành nhiệm vụ được phân công.
+Yêu cầu 5 : Đảm bảo độ tuổi bình quân không quá 30 tuổi (đối với khu vực
CNLĐ).
2/ Số lượng Ủy viên Ban chấp hành Đoàn :
* Đối với Đoàn cơ sở :
- Số lượng Ủy viên Ban chấp hành Đoàn cơ sở có từ 5 đến 15 ủy viên.
- Nếu Ban chấp hành có dưới 9 ủy viên thì có Bí thư và một Phó Bí thư. Nếu Ban chấp
hành có từ 9 ủy viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và ủy
viên Thường vụ (số lượng ủy viên Thường vụ không quá 1/3 tổng số ủy viên Ban
Chấp hành).
* Đối với Chi đoàn cơ sở :
- Chi đoàn có từ 3 đến 8 đoàn viên : bầu Bí thư, nếu cần thiết có thể bầu 1 Phó Bí thư.
- Chi đoàn có 9 đoàn viên trở lên : bầu Ban chấp hành có từ 3 – 5 ủy viên, trong đó có
Bí thư và phó Bí thư.
3/ Cơ cấu Ban chấp hành :
Căn cứ vào tình hình đặc điểm và chức năng của cấp bộ Đoàn mà có cơ cấu thích hợp
số cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm, coi trọng số cán bộ trưởng thành từ phong trào thanh
niên, đảm bảo tỷ lệ cán bộ Nữ, dân tộc Hoa …
- Trong khi dự kiến cơ cấu Ban chấp hành, cần dự kiến cả nhiệm vụ sẽ được phân công
sau Đại hội, nhất là dự kiến Ban Thường vụ.
- Trong Ban chấp hành và Ban Thường vụ cần có những đồng chí am hiểu và có khả
năng làm việc trên từng mặt, từng lĩnh vực công tác quan trọng của Đoàn.
- Tùy theo tính chất, qui mô điều kiện và đặc điểm của đơn vị sẽ có cơ cấu hợp lý và
phải bảo đảm thống nhất một số cơ cấu sau:
 Tuổi bình quân của Ban chấp hành đảm bảo theo yêu cầu 5 (không quá
30 tuổi)
 Đảm bảo tỷ lệ Nữ ít nhất 30%.
9
 Đảm bảo trình độ học vấn, tối thiểu 12/12 (chú ý nên cơ cấu các đồng
chí có trình độ Đại học).
4- Qui trình chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành:
Bước 1 : Xây dựng đề án nhân sự Ban chấp hành nhiệm kỳ mới:
- Ban chấp hành Đoàn cơ sở xây dựng đề án nhân sự Ban chấp hành nhiệm kỳ mới,
trong đó cần nêu rõ:
 Yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
 Tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành, Ban Thường vụ.
 Số lượng, các yêu cầu về cơ cấu (đảm bảo tính thiết thực, tính kế thừa,
hoàn thành nhiệm vụ, độ tuổi bình quân và trẻ hoá cán bộ).
 Quy trình và thời gian chuẩn bị nhân sự.
- Ban chấp hành Đoàn cơ sở thảo luận và thông qua đề án nhân sự.
- Báo cáo xin ý kiến cấp ủy Đảng và Ban Thường vụ Quận Đoàn về đề án nhân sự.
Bước 2 : Tổ chức thăm dò và giới thiệu nhân sự Ban chấp hành nhiệm kỳ mới trong
Ban chấp hành đương nhiệm và Đoàn viên nồng cốt:
- Ban chấp hành Đoàn cơ sở hướng dẫn kỹ về tiêu chuẩn cơ cấu, những yêu cầu cần
thiết để cán bộ Đoàn cấp dưới thảo luận và giới thiệu nhân sự cụ thể.
- Yêu cầu phải cung cấp cho đối tượng thăm dò (danh sách Ban chấp hành đương
nhiệm, danh sách Ban Chấp hành Chi Hội LHTN (nế có), danh sách Bí thư, Phó Bí
thư chi đoàn trực thuộc để tham khảo về nhân sự.
Bước 3 : Tổng hợp xin ý kiến cấp ủy và Ban thường vụ Quận Đoàn:
- Tiểu ban nhân sự tổng hợp ý kiến góp ý cơ cấu và tổng hợp giới thiệu nhân sự trình
Ban Thường vụ, Ban chấp hành xem xét và đi đến kết luận về nhân sự dự kiến giới
thiệu.
- Báo cáo xin ý kiến cấp ủy và Ban Thường vụ Quận Đoàn về nhân sự Ban chấp hành,
Ban Thường vụ, Thường trực Đoàn cơ sở.
Hồ sơ cần chuẩn bị gồm có:
1. Kết quả tổng hợp ý kiến giới thiệu của cơ sở Đoàn.
2. Đề án nhân sự Ban chấp hành nhiệm kỳ mới.
3. Danh sách trích ngang Ban chấp hành dự kiến (theo mẫu), sơ yếu lý lịch các đồng
chí dự kiến là Bí thư, Phó Bí thư, Uy viên Thường vụ (theo mẫu).

Bước 4 : Lập hồ sơ nhân sự :


- Trên cơ sở kết luận của Ban Thường vụ Quận Đoàn và cấp ủy Đảng, Ban chấp hành
cơ sở Đoàn lập hồ sơ ứng cử viên gồm lý lịch tự khai và các phiếu xin ý kiến.

10
- Tổng hợp báo cáo với Ban chấp hành về kết quả chuẩn bị nhân sự.
- Ban chấp hành xem xét và quyết định giới thiệu với Đại hội đề án và nhân sự dự
kiến.

PHẦN THỨ TƯ:


PHÂN CÔNG CÁC CHỨC DANH ĐIỀU HÀNH ĐẠI HỘI
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BỘ PHẬN PHỤC VỤ ĐẠI HỘI
I/ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH, ĐOÀN THƯ KÝ, BAN THẨM TRA TƯ
CÁCH ĐẠI BIỂU :
1- Trách nhiệm của Đoàn Chủ tịch:
- Dự kiến chương trình, quy chế làm việc thông qua Đại hội và điều hành thực hiện
chương trình, quy chế, nội dung làm việc của Đại hội.
- Điều hành việc thảo luận văn kiện Đại hội: Báo cáo, phương hướng hoạt động nhiệm
kỳ tới, thảo luận phương án nhân sự của Ban chấp hành Đoàn (hoặc nhân sự Đại biểu
dự Đại hội Đoàn cấp trên).
- Chuẩn bị nội dung các vấn đề để Đại hội thảo luận và biểu quyết.
- Báo cáo với Đại hội : xem xét cho rút trên hoặc không cho rút tên khỏi danh sách bầu
cử, công bố danh sách bầu cử và tổ chức bầu cử đúng Điều lệ Đoàn.
- Giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình Đại hội.
- Tổng kết Đại hội.
2- Trách nhiệm của Đoàn Thư ký do Đoàn Chủ tịch giới thiệu :
- Ghi biên bản tổng hợp ý kiến phát biểu tại Đại hội, ý kiến thảo luận của các tổ.
- Tiếp nhận các văn bản gởi đến Đại hội và trình chủ tịch Đoàn xem xét giải quyết.
- Soạn thảo nghị quyết Đại hội.
3- Trách nhiệm của Ban Thẩm tra tư cách Đại biểu :
- Xem xét việc chấp hành các thủ tục, nguyên tắc bầu cử Đại biểu tại Chi đoàn, làm
báo cáo thẩm tra tư cách Đại biểu trình Đại hội.
- Tiếp nhận các đơn tố cáo, khiếu nại về tư cách Đại biểu và báo cáo Đại hội xem xét
quyết định.
- Tiếp nhận điểm danh của các đại biểu và báo cáo cho Chủ tịch đoàn vào đầu các buổi
làm việc.
4- Tổ bầu cử : do Chủ tịch Đoàn giới thiệu, đại hội biểu quyết thông qua.
- Làm phiếu bầu theo danh sách ứng cử viên ( xếp theo thứ tự A, B, C…)
- Hướng dẫn thể lệ bầu cử, kiểm tra thùng phiếu; phát phiếu bầu, hướng dẫn đại biểu
bỏ phiếu.
- Kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu và báo cáo kết quả kiểm phiếu.
II/ NGUYÊN TẮC – THỦ TỤC BẦU CỬ :

11
1- Nguyên tắc bầu cử :
- Việc bầu cử nhân sự Ban Chấp hành (đại biểu dự đại hội cấp trên) phải được tiến
hành bằng cách bỏ phiếu kín với yêu cầu phiếu bầu được in thống nhất, theo thứ tự A,
B, C và có đóng dấu của Ban Chấp hành.
- Người được trúng cử phải được quá nửa (1/2) tổng số phiếu bầu đồng ý (tổng số
phiếu bầu thu về, kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ) thì mới có giá trị.
- Trong quá trình bầu cử, nếu bầu lần thứ nhất mà chưa đủ số lượng định bầu; việc có
tiếp tục bầu lần thứ hai hay không sẽ do đại hội quyết định, nếu đại hội quyết định
bầu lần thứ 2 mà vẫn không đủ số lượng thì không tiến hành bầu tiếp nữa. (Trường
hợp bầu đại biểu dự đại hội đoàn cấp trên phải báo cáo xin ý kiến của BCH Đoàn cấp
trên).
- Nếu người được quá nửa (1/2) tổng số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu, thì chỉ
lấy đủ số lượng và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống. Trường hợp số cuối cùng
của số lượng định bầu có 2 người trở lên có số phiếu bằng nhau và đều quá nửa (1/2)
số phiếu bầu, thì phải tổ chức bầu lại trong số những người đó để chọn lấy người có
số phiếu cao hơn.
2- Thủ tục bầu cử :
2.1- Về phiếu bầu:
- Nội dung phiếu bầu được in sẵn danh sách ứng cử viên xếp theo thứ tự A, B, C có
đóng dấu của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội, do Ban tổ chức đại hội phát hành.
- Phiếu không hợp lệ là phiếu không do tổ bầu cử phát ra, không có dấu của Ban Chấp
hành, phiếu không bầu ai (phiếu trắng, xoá cả danh sách); Phiếu bầu nhiều hơn số
lượng định bầu; phiếu gạch giữa hai dòng chữ ghi họ tên người trong phiếu, không rõ
gạch ai, để ai; Phiếu viết tên người ngoài danh sách ứng cử viên đã được Đại hội
thông qua; phiếu có ký tên người bầu, đánh dấu ký hiệu riêng.
- Phiếu bầu hợp lệ là phiếu bầu do Tổ bầu cử phát hành, có đóng dấu của Ban Chấp
hành, phiếu bầu đủ số lượng phải bầu (cụ thể là bầu … đồng chí) hoặc ít hơn số lượng
định bầu, nhưng không được gạch hết tên người trong danh sách.
2.2- Về cách bầu :
- Đại biểu nhận phiếu bầu từ tổ bầu cử.
- Căn cứ vào danh sách ứng cử viên đã được Đại hội thông qua (bao gồm …. Đồng chí)
thì mỗi đại biểu được bầu chọn tối đa là …..đồng chí trên tổng số ứng cử viên.
- Đại biểu tín nhiệm ai thì để cả họ và tên người đó; không tín nhiệm ai thì gạch đè lên
( cả họ và tên), không gạch dưới, gạch giữa hai dòng , đánh chéo hay bất cứ dấu nào
khác. Tuyệt đối không được ký tên đại biểu hoặc đánh ký hiệu riêng vào phiếu bầu.
- Khi bầu xong đại biểu tự bỏ phiếu của mình vào thùng phiếu đã được đặt tại vị trí qui
định trong hội trường.
- Đại biểu bầu xong phải chờ nghe kết quả kiểm phiếu.

THỦ TỤC ĐỀ NGHỊ ĐOÀN CẤP TRÊN XÉT


12
CÔNG NHẬN BAN CHẤP HÀNH MỚI
***
Các hồ sơ Đoàn cấp trên xét công nhận:
1 – Biên bản Đại hội:
- Có chữ ký của Thư ký Đại hội và người thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban chấp hành cấp triệu tập Đại hội
2 – Biên bản bầu cử các loại:
- Có chữ ký của tổ trường tổ kiểm phiếu và thay mặt Đoàn Chủ tịch.
- Có đóng dấu treo của Ban chấp hành cấp triệu tập Đại hội
3 – Danh sách trích ngang Ban chấp hành mới:
- Có chữ ký của người thay mặt Đoàn Chủ tịch và đóng dấu treo (ghi theo thứ tự : Bí
thư, Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành).
4 – Văn bản đề nghị chuẩn y có ý kiến của cấp ủy Đảng cùng cấp:
* Lưu ý : Sau khi có kết quả Đại hội trong vòng 07 ngày Ban chấp hành Đoàn cơ sở hoàn
chỉnh các hồ sơ đề nghị công nhận Ban chấp hành mới gởi về Ban tổ chức Quận Đoàn 5.

13
CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI
***
I/- CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI :
1/ Phiên nội bộ:
- Nghi thức khai mạc (Chào cờ – Hát Quốc ca, Đoàn ca – Phút mặt niệm)
- Tuyên bố lý do.
- Giới thiệu Đại biểu
- Giới thiệu Ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu là Đại hội Đại biểu).
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo tình hình đại biểu và kết quả thẩm tra tư cách
đại biểu về dự Đại hội (hoặc báo cáo tình hình đoàn viên về dự Đại hội).
- Bầu Đoàn Chủ tịch và Đoàn Chủ tịch giới thiệu các Thư ký của Đại hội.
- Đoàn Chủ tịch công bố chương trình và thời gian làm việc.
- Trình bày báo cáo hoạt động nhiệm kỳ cũ, công tác nhiệm kỳ mới và bản kiểm điểm
của Ban chấp hành.
- Mời cấp ủy Đảng phát biểu định hướng.
- Đại hội thảo luận.
- Sinh hoạt về những yêu cầu cần chuẩn bị cho Đại hội công khai.
2/ Phiên công khai:
* Phần nghi thức khai mạc Đại hội : Do Ban tổ chức Đại hội điều hành
- Chào cờ, hát Quốc ca, Đoàn ca, phút mặc niệm.
- Phút truyền thống (nếu có).
- Tuyên bố lý do – Giới thiệu đại biểu tham dự.
- Giới thiệu Ban thẩm tra tư cách đại biểu (nếu là Đại hội Đại biểu).
- Ban thẩm tra tư cách đại biểu báo cáo tình hình đại biểu và kết quả thẩm tra tư cách
đại biểu về dự Đại hội (hoặc báo cáo tình hình đoàn viên về dự Đại hội).
- Giới thiệu Đoàn Chủ tịch, thư ký đoàn.
* Phần nội dung : Do Chủ tịch Đoàn điều hành.
- Đoàn Chủ tịch đọc lời khai mạc Đại hội.
- Thông qua chương trình làm việc của Đại hội.
- Báo cáo (tóm tắt) tổng kết, phương hướng nhiệm kỳ tới và báo cáo tổng hợp ý kiến
thảo luận.
- Thảo luận văn kiện công khai tại hội trường (hoặc các phát biểu tham luận) và biểu
quyết thông qua văn kiện Đại hội.
- Khen thưởng tổng kết nhiệm kỳ.
- Ban chấp hành cũ tuyên bố hết nhiệm kỳ.
14
- Tiến hành các thủ tục bầu cử.
- Phát biểu của cấp ủy Đảng và Thường trực Quận Đoàn.
- Tiếp thu ý kiến của Chủ tịch đoàn.
- Thư ký đoàn thông qua văn kiện, dự thảo nghị quyết của Đại hội.
- Chủ tịch đoàn điều khiển biểu quyết Nghị quyết Đại hội.
- Tổng kết, tuyên bố bế mạc Đại hội.
* Phần nghi thức bế mạc : Do Ban tổ chức Đại hội điều hành.
- Chào cờ bế mạc.
Lưu ý : trong Đại hội có thể thiết kế các hoạt động văn hoá – văn nghệ, các hoạt động thi
đua trong Đại hội…
- Đoàn Chủ tịch nên công bố thời gian tham luận tại hội trường.
- Thiết kế chương trình Đại hội phải có phần hành động (VD : Trao học bổng, trợ vốn
cho thanh niên nghèo…).
II- HÌNH THỨC TỔ CHỨC :
Đại hội Đoàn là sinh hoạt chính trị quan trọng, phải được thực hiện một cách nghiêm
túc, đúng nguyên tác điều lệ Đoàn, nhưng vẫn tạo không khí trẻ trung (cờ, panô, bandrol…).
• Thời gian : Căn cứ kế hoạch chỉ đạo của BTV Quận Đoàn 5 về tiến độ thời
gian thực hiện, chọn thời gian phù hợp với điều kiện địa phương, đơn vị; đảm bảo
đoàn viên tham dự Đại hội đầy đủ.
• Địa điểm : Đại hội Đoàn cần được tổ chức tại hội trường, phòng họp,
phòng học,… để tạo không khí nghiêm túc.
• Khách mời : Đại diện Đoàn cấp trên, Đại diện cấp ủy, các đoàn thể, các
đơn vị kết nghĩa…
• Trang trí buổi lễ : Phông trang trí gồm có : cờ Đảng, cờ nước, huy hiệu
Đoàn, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Mẫu:

Huy hiệu
Đoàn

ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU (ĐOÀN VIÊN)


ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH – (ĐƠN VỊ) – QUẬN 5
NHIỆM KỲ ____ (20__ - 20__)

Tháng __/ 2008


CHÂN
DUNG
BÁC

15
Các khẩu hiệu:
- “Sống chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”
- “Mỗi đoàn viên một việc làm thiết thực, mỗi Chi đoàn một công trình thanh niên vì
sự vững mạnh của tổ chức Đoàn”
- “Tập hợp thanh niên để xây dựng Đoàn – xây dựng Đoàn để tập hợp thanh niên”.
* Lưu ý : trên bàn chủ tọa, bàn thư ký, bàn đại biểu khách mới nên có bình hoa.

Chúc các đồng chí cán bộ Đoàn nhiều sức khỏe và lãnh đạo công tác tổ chức Đại hội
Đoàn cơ sở thành công tốt đẹp!

16
PHẦN THỨ NĂM:
MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC ĐẠI HỘI ĐOÀN

Tình huống 1 :
Tại Đại Hội Chi Đoàn X, Ban Kiểm phiếu sau khi công bố kết quả bầu cử đã mời BCH mới
lên ra mắt trước Đại hội. Trong Chi Đoàn có ý kiến :
- Đề nghị BTC Đại hội xem xét vấn đề này vì Ban kiểm phiếu đã thực hiện không đúng chức
năng nhiệm vụ của mình.
- Đề nghị Đoàn chủ tịch thực hiện lại việc mời Ban chấp hành mới ra mắt trước Đại hội.
Nếu bạn là Ban tổ chức bạn sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án :
Cần giải thích để các đ/c Đoàn viên thấy rõ việc làm của Ban kiểm phiếu là có sơ sót. Vì trách
nhiệm của ban kiểm phiếu là hướng dẫn nguyên tắc thủ tục và cách tiến hành bầu cử, phát phiếu
bầu, kiểm phiếu, làm biên bản bầu cử và công bố kết quả. Còn việc mời Ban chấp hành mới ra
mắt là trách nhiệm của Đoàn chủ tịch. Tuy nhiên, đây chỉ là một sơ sót nhỏ vì thế chỉ cần họp rút
kinh nghiệm để lần tổ chức sau được tốt hơn không nên tiến hành giới thiệu Ban chấp hành ra
mắt lại vì không cần thiết.
Tình huống 2 :
Chi Đoàn X Đại hội đến phần tiến hành biểu quyết một chỉ tiêu cần thực hiện trong nhiệm kỳ
mới. Số ý kiến đồng ý tán thành và số ý kiến không tán thành bằng nhau. Nếu bạn tham gia Đoàn
chủ tịch bạn sẽ xử lý ra sao ?
Đáp án:
Đối với tình huống trên, khi biểu quyết một chỉ tiêu chỉ có giá trị khi có quá nữa đại biểu có mặt
tại đại hội biểu quyết tán thành. Nếu tỷ lệ đồng ý và phản đối ngang nhau thì với tư cách là thành
viên Đoàn chủ tịch bạn cần phải hội ý Đoàn chủ tịch và cần có sự phân tích hướng dẫn đại hội
thảo luận về chỉ tiêu và tiến hành biểu quyết lần thứ 2 nếu kết quả cũng không thay đổi thì loại
bỏ chỉ tiêu này. Đồng thời đề nghị BCH mới xem xét trong hội nghị Chi Đoàn sẽ tiếp tục xem
xét và giải quyết.
Tình huống 3 :
Khi bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên, Chi Đoàn X tiến hành bầu đại biểu chính thức,
sau đó lựa chọn những đồng chí không trúng cử (chưa đạt qúa 1/2 số phiếu bầu) làm đại biểu dự
khuyết và gởi danh sách này lên Đoàn cơ sở đề nghị công nhận. Trong Chi Đoàn có đồng chí gởi
đơn phản ánh lên Đoàn cơ sở không đồng ý với cách làm của Ban chấp hành Chi Đoàn X. Nếu bạn
là Bí thư đoàn cơ sở bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án : Căn cứ khoản 6 mục I, phần thứ 2 của hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn có quy định:
“ Bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên cần thiết phải bầu đại biểu dự khuyết. Số lượng đại
biểu dự khuyết do đại hội quyết định. Không được lấy những người không được qúa nữa số
phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết mà không tiến hành
bầu cử”.
Trường hợp này, bạn không chuẩn y danh sách và đề nghị của Chi Đoàn X tiến hành cho đúng
thủ tục, quy trình bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên
17
Tình huống 4 :
Đại hội Chi Đoàn X đến phần bầu cử đã quyết định số lượng BCH nhiệm kỳ mới là 3 đồng
chí. Sau đó đã tiến hành ứng cử và đề cử (kể cả danh sách dự kiến bầu) thì danh sách bầu cử lên đến
11 đồng chí. Nếu bạn tham gia Đoàn chủ tịch bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án : Việc giới thiệu danh sách bầu cử tại đại hội lên đến 11 đồng chí sẽ gây khó khăn cho
công tác bầu cử. Bạn cần hội ý Chủ tịch Đoàn và trình bày rõ trước đại hội nguyên tắc của Đoàn:
“Đoàn được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ” do đó Đoàn viên được
quyền ứng cử, đề cử và bầu cử. Tuy nhiên, không vì thế mà giới thiệu tràn lan không tập trung.
Bạn cần trình bày rõ về đề án xây dựng BCH mới, trong đó lưu ý về số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn
Ủy viên BCH, danh sách dự kiến của BCH cũ giới thiệu người ra ứng cử, sự đồng ý của Chi Bộ
và Đoàn cấp trên.
Nếu có đồng chí xin rút tên khỏi danh sách ứng cử vào BCH thì Chủ tịch Đoàn xem xét, nếu
thầy cần thiết thì cho rút tên, sau đó tiến hành biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử vào BCH.
Nếu vẫn không có đồng chí nào xin rút tên khỏi danh sách ứng cử BCH thì Chủ tịch Đoàn tiến
hành biểu quyết từng trường hợp một, sau đó tiến hành biểu quyết thống nhất danh sách ứng cử
vào BCH.
Tình huống 5 :
Tại đại hội Chi Đoàn, đến phần bầu cử, các Đoàn viên biểu quyết hình thức bầu trực tiếp Bí
thư tại Đại hội, nhưng khi tổ chức bầu trực tiếp Bí thư thì ứng cử viên đó không đủ số phiếu tín
nhiệm. Nếu là chủ tịch Đoàn, bạn sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án : Căn cứ khoản 3, mục 1, phần thứ hai của hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn : “ Việc
bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội áp dụng với những Chi Đoàn, đoàn cơ sở được xếp loại chất
lượng từ khá trở lên (nếu được Đại hội đồng ý)
Nếu Chi Đoàn bạn đủ điều kiện tiến hành nhưng ứng cử viên chức danh bí thư không đủ số
phiếu tín nhiệm thì có 2 hướng giải quyết.
1) Đề nghị đại hội giới thiệu, thảo luận và biểu quyết danh sách ứng cử viên chức danh Bí thư
Chi Đoàn, sau đó tiến hành bầu cử theo quy định.
2 ) Biểu quyết lại hình thức bầu cử, bầu ban chấp hành trước, sau đó bầu Bí thư trong số ứng cử
viên chấp hành đã được bầu.
Tình huống 6 :
Khi bầu đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên, Chi Đoàn X tiến hành bầu Đại biểu chính thức ,
sau đó lựa chọn trong những đồng chí không trúng cử ( chưa đạt quá bán số phiếu bầu ) làm đại biểu
dự khuyết và gởi danh sách này lên Đoàn cơ sở đề nghị công nhận. Trong chi đoàn có đồng chí gởi
đơn phản ánh lên đoàn cơ sở và không đồng ý với cách làm của BCH chi đoàn X.
Nếu bạn là Bí Thư Đoàn cơ sở bạn sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án : Căn cứ khoản 6 mục I, phần thứ hai của hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn có quy
định : “ Bầu đại biểu đi dự đại hội đại biểu cấp trên cần thiết phải bầu đại biểu dự khuyết. Số đại
biểu dự khuyết do đại hội quyết định. Không được lấy những người không được quá nửa số
phiếu bầu trong danh sách bầu đại biểu chính thức làm đại biểu dự khuyết mà không tiến hành
bầu cử”
Trường hợp trên bạn không chuẩn y danh sách này và có văn bản đề nghị Chi Đoàn X tiến hành
cho đúng thủ tục, quy trình bầu đại biểu đi dự đại hội đoàn cấp trên.

18
Tình huống 7 :
Tại đại hội đoàn cơ sở, khi tiến hành bầu BCH mới một đại biểu đề cử đồng chí A vào danh
sách bầu cử trong khi đồng chí A không có mặt tại Đại hội. Có ý kiến đề nghị đoàn chủ tịch cho
đồng chí A rút tên khỏi danh sách bầu cử nhưng đại biểu đã đề cử đồng chí A không nhất trí để đồng
chí A rút tên khỏi danh sách. Nếu bạn tham gia đoàn chủ tịch bạn xử lý ra sao ?
Đáp án :Căn cứ điều 3, chương 1, Điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh xác định quyền của Đoàn
viên “được ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của đoàn” và tại khoản 2 mục V
phần thứ nhất hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn có ghi : “ Tại đại hội Đoàn viên, tất cả Đoàn
viên đều có quyền đề cử mọi đoàn viên để bầu vào BCH và bầu làm đại biểu đi dự đại hội đại
biểu cấp trên”, “ Tại đại hội đại biểu, các đại biểu chính thức của đại hội đều có quyền đề cử
những đoàn viên là đại biểu để bầu vào BCH ( trường hợp đề cử Đoàn viên ngoài tuổi đoàn thì
phải là đại biểu chính thức của Đại hội ) hoặc đề cử đại biểu chính thức của Đại hội vào danh
sách đoàn đại biểu đi dự đại hội Đoàn cấp trên.
Trong trường hợp này, với tư cách là chủ tịch đoàn bạn cần hội ý các thành viên đoàn chủ tịch
sau đó giải thích rõ :
Y kiến cho đồng chí A rút tên khỏi danh sách đề cử trong khi người giới thiệu vẫn giữ nguyên ý
kiến là sai khi người đề cử đồng chí A cung cấp đầy đủ hồ sơ đồng chí A cho đại hội . Chỉ đúng
khi người đề cử đồng chí A không cung cấp hồ sơ của đồng chí A cho đại hội vì theo khoản 2,
mục V hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn có ghi: “ Khi đề cử người vào danh sách bầu cử,
người đề cử phải cung cấp hồ sơ của người được đề cử cho đại hội, hội nghị”
Tình huống 8 :
Chi Đoàn X tổ chức Đại hội, đến phần bầu cử có 2 loại ý kiến khác nhau.
Một : Bầu BCH bằng cách bỏ phiếu kín, sau đại hội phiên họp BCH đầu tiên sẽ bầu Bí thư và
Phó bí thư và uỷ viên.
Hai : Bầu bí thư trực tiếp tại đại hội bằng cách bỏ phiếu kín, sau đó tiến hành bầu các uỷ viên
BCH còn lại. Nếu bạn tham gia chủ tịch đoàn, bạn sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án : Căn cứ khoản 2, điều 8, chương II Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , đồng thời căn
cứ khoản 3 mục I, nguyên tắc bầu cử ( phần thứ II ) trong hướng dẫn thực hiện điều lệ Đoàn,
việc bầu trực tiếp Bí thư tại Đại hội Chi đoàn được áp dụng với những Chi Đoàn được xếp loại
chất lượng đạt từ loại khá trở lên.
Trong trường hợp này, bạn cần căn cứ văn bản chính thức của Đoàn cấp trên thông báo kết quả
phân loại chất lượng Chi đoàn, nếu chi đoàn X đạt loại khá trở lên, bạn tổ chức biểu quyết lựa
chọn hình thức bầu cử, Chi Đoàn bầu trực tiếp bí thư nếu đại hội đồng ý. Trường hợp Chi Đoàn
X chưa đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định , bạn phải trình bày trước đại hội và chỉ đạo bầu Ban
chấp hành Chi Đoàn.
Tình huống 9 :
Tại đại hội Chi Đoàn, đến phần bầu cử đại biểu đi dự đại hội đoàn cơ sở. Có Đoàn viên giới
thiệu đồng chí A là uỷ viên BCH Chi Đoàn nhưng vắng mặt không dự Đại hội Chi Đoàn ( có lý
do chính đáng ). Nếu bạn tham gia chủ tịch Đại hội, bạn sẽ xử lý ra sao ?
Đáp án : Căn cứ khoản 2 điều 3, Điều lệ đoàn TNCS Hồ Chí Minh đoàn viên có quyền ứng cử,
đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn
Tại đại hội Đoàn viên thì tất cả đoàn viên đều có quyền ứng cử để bầu vào đoàn đại biểu đi dự
đại hội đoàn cấp trên dù Đoàn viên đó có mặt hay không có mặt tại đại hội.

19
Nếu có ý kiến giới thiệu đồng chí A vào danh sách đoàn đại biểu đi dự đại hội đoàn cơ sở và đồng
chí A không xin rút tên thì đồng chí A vẫn có tên trong danh sách bầu Đoàn đại biểu đi dự đại hội
đoàn cơ sở.
Tình huống 10 :
Tại đại hội Đoàn cơ sở X, sau khi ban kiểm phiếu đọc biên bản kiểm phiếu có đại biểu đề nghị
ban tổ chức đại hội xem xét lại vì không tin vào kết quả kiểm phiếu, cho rằng ban kiểm phiếu
gian lận. Nếu bạn tham gia đoàn chủ tịch bạn sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án :
Bạn cần hội ý đoàn chủ tịch và cho tiến hành kiểm tra thông tin, đề nghị đại biểu đó trình bày,
chứng minh tại sao không tin vào kết quả kiểm phiếu, nếu xét thấy xác đáng thì mời Ban kiểm
phiếu kiểm phiếu lại dưới sự giám sát của Đại biểu ( Đoàn cấp trên, cấp uỷ, hoặc cử 1 đại biểu
Đoàn viên ).
- Nếu kết quả kiểm phiếu không thay đổi : Đoàn chủ tịch nói rõ việc làm khách quan và đúng
quy định của Ban kiểm phiếu.
-Nếu kết quả khác kết quả kiểm phiếu lần 1 thì hủy kết quả kiểm phiếu lần 1 và công bố công
nhận kết quả kiểm phiếu lần 2. Sau đại hội Ban tổ chức cần họp rút kinh nghiệm và có hình thức
kỷ luật ban kiểm phiếu.
Tình huống 11 :
Khi tiến hành đại hội Chi Đoàn X, người dẫn chương trình quên không chào cờ bế mạc. Có đại
biểu đánh giá đại hội Chi Đoàn không nghiêm túc. Sau khi đại hội Chi Đoàn họp rút kinh
nghiệm về công tác đại hội có đồng chí Đoàn viên đề nghị Chi Đoàn kỷ luật đồng chí dẫn
chương trình. Nếu bạn là BTCĐ bạn sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án : Trong đại hội Chi Đoàn để bảo đảm tính nghiêm túc, cần làm đúng quy trình (có chào
cờ khai mạc và chào cờ bế mạc).
Tuy nhiên, đối với trường hợp của đồng chí dẫn chương trình, Chi Đoàn cần nhắc nhở để đồng
chí làm tốt hơn nhiệm vụ của mình. Không cần thiết phải có hình thức kỷ luật.
Tình huống 12 :
Trong đại hội Chi Đoàn X. đến phần bầu cử có 25 Đoàn viên tham gia bỏ phiếu nhưng khi kiểm
phiếu thì có đến 26 phiếu được thu về. Có Đại biểu đề nghị : nên cho tiến hành bầu lại nhưng
cũng có đại biểu đề nghị rút thăm và loại bỏ 1 phiếu trong 26 phiếu thu về . Nếu bạn là thành
viên Đoàn chủ tịch bạn sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án : Căn cứ khoản 3 điều 8 điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trường hợp phiếu bầu cử thu
về nhiều hơn số phiếu phát ra Bạn cần hội ý đoàn chủ tịch và xử lý như sau :
Thứ nhất : Loại bỏ số phiếu bầu không do BCH cấp triệu tập đại hội phát hành. Sau đó tiến hành
kiểm số phiếu hợp lệ.
Thứ hai : Trường hợp nếu toàn bộ phiếu bầu cử thu về đều do BCH cấp triệu tập đại hội phát ra
thì phải huỷ toàn bộ số phiếu đó và tiến hành bầu lại.
Tình huống 13 :
Đại hội Chi Đoàn quyết định bầu Bí thư Chi Đoàn trực tiếp tại đại hội theo phương pháp bầu
BCH Chi Đoàn sau đó tiến hành bầu Bí thư trong danh sách ban chấp hành. Nhưng khi bầu bí
thư thì không đạt tỷ lệ số phiếu quá bán. Có ý kiến đề nghị : Chọn trong số người được bầu ai có
số phiếu cao nhất sẽ chọn làm bí thư. Nếu bạn là thành viên đoàn chủ tịch bạn sẽ xử lý như thế
nào ?
20
Đáp án :Hội ý đoàn chủ tịch và giải thích trước Đại hội về tình huống trên như sau :
Căn cứ khoản 2, điều 9, chương III Điều lệ đoàn : “ Khi bầu cử hoặc biểu quyết phải có quá nữa
( ½ ) số phiếu bầu hoặc quá nữa ( ½ ) số người có mặt tán thành thì người bầu mới trúng cử và
nghị quyết mới có giá trị”. Vì vậy đại hội cần phải tiến hành bầu lần thứ hai. Trường hợp bầu
lần thứ hai vẫn không đạt tỷ lệ quá bán thì dừng lại. Giải quyết theo hướng Đại hội biểu quyết
cách bầu cử theo hình thức : Bầu BCH sau đó trong hội nghị BCH lần thứ nhất sẽ bầu Bí thư
trong số thành viên Ban chấp hành.
Tình huống 14:
Tại đại hội Chi Đoàn X, đến phần bầu cử BCH Chi Đoàn, danh sách bầu cử bằng số lượng được
bầu. Có ý kiến Đoàn viên cho rằng như vậy là mất dân chủ, cần phải giới thiệu danh sách bầu cử
nhiều hơn số lượng được bầu nhưng đại hội không đề cử thêm. Nếu bạn là thành viên đoàn chủ
tịch bạn sẽ giải quyết như thế nào ?
Đáp án : Bạn cần hội ý Đoàn chủ tịch và có trả lời chính thức trước đại hội.
Trường hợp danh sách bầu cử bằng số lượng được bầu cũng không trái với điều lệ đoàn. Vấn đề
dân chủ trong bầu cử được thể hiện trên các mặt : Quyền ứng cử, đề cử của Đoàn viên có được
tôn trọng không , khi bầu cử, người bầu cử có quyền gạch tên người mình không tín nhiệm trong
phiếu bầu, vì phiếu bầu đủ hoặc thiếu số lượng phải bầu đều hợp lệ, đại biểu có được thật sự
thảo luận và biểu quyết thông qua danh sách bầu cử hay không. Quá trình chuẩn bị nhân sự có
thực hiện việc lấy ý kiến của các Đoàn viên Chi Đoàn và xin ý kiến các cấp lãnh đạo hay không.
Trường hợp trên, đại hội tiến hành phần bầu cử là đúng quy định của Điều lệ Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh.

Tình huống 15:


Tại đại hội Chi Đoàn X, đến phần bầu cử. Có đại biểu được đề cử đã từ chối và xin rút tên
khỏi danh sách bầu cử . Đoàn chủ tịch hội ý và đồng ý cho đại biểu đó rút tên. Tuy nhiên có ý kiến
cho rằng đoàn chủ tịch không khách quan, trước khi quyết định cho đại biểu rút tên phải xin ý kiến
của Đại hội. Nếu bạn than gia đoàn chủ tịch bạn sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án: Bạn cần hội ý đoàn chủ tịch và trả lời cho đoàn viên rõ: Việc đoàn chủ tịch hội ý,
cân nhắc cho đại biểu rút tên là hoàn toàn đúng với quy định của điều lệ đoàn . Căn cứ khoản 3, điều
9, điều lệ đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có quy định: “ Đại hội, hội nghị của Đoàn bầu chủ
tịch hoặc chủ tọa để điều khiển công việc của Đại hội, hội nghị. Đoàn chủ tịch có quyền xem xét,
kết luận cuối cùng về việc cho rút tên hay không cho rút tên trong danh sách bầu cử hoặc công việc
của đại hội, hội nghị”.
Tình huống 16:
Một đồng chí uỷ viên BCH Chi Đoàn , sau đại hội Chi Đoàn 2 tháng , xin rút tên khỏi ban chấp
hành với lý do năng lực hạn chế, chưa đáp ứng với nhiệm vụ được ban chấp hành phân công….
Chi Đoàn giải thích, động viên nhưng đồng chí này vẫn cương quyết xin rút. Nếu bạn là Bí thư
Chi Đoàn bạn sẽ giải quyết như thế nào?
Đáp án : Căn cứ khoản 1 , mục IV phần 2 hướng dẫn thực hiện Điều lệ đoàn quy định : “ Việc
cho rút tên, xoá tên, thôi giữ chức vụ do hội nghị BCH thảo luận, xem xét quyết định và báo cáo
bằng văn bản lên đoàn cấp trên trực tiếp. Trong trường hợp cần thiết có thể do Ban thường vụ
thảo luận , xét quyết định và báo cáo bằng văn bản lên đoàn cấp trên nhưng sau đó ban thường
vụ có trách nhiệm báo cáo với ban chấp hành trong phiên họp gần nhất.”

21
Bạn cần họp BCH Chi Đoàn và xem xét kỹ động cơ xin rút tên khỏi BCH của đ/c đó. Nếu đồng
chí không có sai phạm gì , chỉ hạn chế về thời gian và có chuyện buồn cá nhân nào đó trong chi
đoàn hay do chi đoàn phân công nhiều việc. Thì Chi Đoàn tiếp tục động viên , thuyết phục tạo
điều kiện để đồng chí thực hiện nhiệm vụ đến cuối nhiệm kỳ. Nếu đồng chí vẫn khăng khăng xin
rút vì năng lực hạn chế thật sự thì BCH Chi Đoàn báo cáo trực tiếp lên đoàn cơ sở cho phép
đồng chí rút khỏi BCH và hội nghị Chi Đoàn bầu bổ sung đồng chí khác thay thế.
Nếu đồng chí đó rút để tránh khuyết điểm thì BCH Chi Đoàn cần kiểm điểm có kết luận về sai
phạm của đồng chí đó, xử lý đúng quy định theo Điều lệ đoàn.

22

You might also like