You are on page 1of 3

01: Một con lắc lò xo treo có chiều dài tự nhiên l0 , ở VTCB lò xo giãn ∆l0 , nếu lò xo được cắt ngắn

chỉ còn
bằng l0/4 thì chu kì dao động của con lắc lò xo bây giờ là (biết độ cứng tỉ lệ nghịch với chiều dài tự nhiên)
π ∆l0 ∆l0 ∆l0 ∆l0
A. B. π C. 2π D. 4π
2 g g g g
02: Một vật dao động điều hoà với chu kì T=2(s),biết tại t = 0 vật có li độ x=-2 2 (cm) và có vận tốc
2π 2 (cm / s ) đang đi ra xa VTCB. Lấy π 2 = 10 . Gia tốc của vật tại t = 0,5(s) là:
A. -20 2 (cm/s2) B. 20 (cm/s2) C. 20 2 (cm/s2) D. 0.
03:Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, tại vị trí cân bằng lò xo giãn 4(cm). Bỏ qua
mọi ma sát, lấy g= π 2 = 10 (m / s 2 ). Kích thích cho con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng thì thấy
thời gian lò xo bị nén trong một chu kì bằng 0,1(s). Biên độ dao động của vật là:
A. 4 2 (cm) B.4(cm). C.6(cm). D.8(cm).
04:Chọn câu sai:
A. Sóng cơ học là sự truyền pha dao động của các phần tử môi trường vật chất.
B. Hai điểm trên phương truyền sóng dao động vuông pha cách nhau 1/2 bước sóng.
C. Sóng ngang là sóng mà các phần tử vật chất của môi trường có phương dao động vuông góc với
phương truyền sóng.
D. Bước sóng là quãng đường truyền sóng trong thời gian một chu kì.
05: Độ cao của âm được xác định bởi:
A.cường độ âm. B. tần số âm. C. biên độ âm. D. tần số và biên độ.
06: Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp A, B có cùng biên độ a=2(cm), cùng tần số f=20(Hz), ngược
pha nhau. Coi biênđộ sóng không đổi, vận tốc sóng v=80(cm/s). Biên độ dao động tổng hợp tại điểm M có
AM=12(cm), BM=10(cm) là:
A. 4(cm) B. 2(cm). C. 2 2 (cm). D. 0.
07: Sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi có tần số f=50(Hz). Khoảng cách giữa 3 nút sóng liên tiếp là 30(cm).
Vận tốc truyền sóng trên dây là:
A.15(m/s). B.10(m/s). C.5(m/s). D.20(m/s).
08: Nguồn phát sóng S trên mặt nước tạo dao động với tần số f = 100Hz gây ra các sóng tròn lan rộng trên mặt
nước. Biết khoảng cách giữa 7 gợn lồi liên tiếp là 3cm. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước bằng bao nhiêu?
A. 25 (cm/s). B. 50 (cm/s). C. 100 (cm/s). D. 150 (cm/s).
09. Trong dao động cưỡng bức, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào chu kỳ của ngoại lực tuần hoàn.
B. Chu kỳ của dao động cưỡng bức là chu kỳ dao động riêng.
C. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.
D. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.
10. Một dao động có phương trình y = A cos(40π t ) , trong đó t tính bằng s. Sau thời gian 1,7s thì sóng tạo ra
bởi dao động này sẽ truyền đi được quãng đường bằng bao nhiêu lần bước sóng?
A. 17 lần. B. 26 lần. C. 40 lần. D. 34 lần.
11: Khi sóng âm truyền từ môi trường không khí vào môi trường nước thì
A chu kỳ của nó tăng B.tần số của nó không thay đổi
C. bước sóng của nó giảm. D. bước sóng của nó không thay đổi.
12: Trên mặt nước nằm ngang, tại hai điểm S1, S2 cách nhau 8,2 cm, người ta đặt hai nguồn sóng cơ kết hợp,
dao động điều hòa theo phương thẳng đứng có tần số 15 Hz và luôn dao động đồng pha. Biết vận tốc truyền
sóng trên mặt nước là 30 cm/s, coi biên độ sóng không đổi khi truyền đi. Số điểm dao động với biên độ cực đại
trên đoạn S1S2 là
A. 11. B. 8. C. 5. D. 9
13: Tại một nơi, chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn là 2,0 s. Sau khi tăng chiều dài của con lắc thêm 21
cm thì chu kì dao động điều hòa của nó là 2,2 s. Chiều dài ban đầu của con lắc này là
A. 101 (cm) B. 99(cm) C. 100 (cm) D. 98 (cm)

14.Âm sắc là đặc trưng sinh lí của âm cho ta phân biệt được hai âm:
1/3 MÃ 101
A. có cùng biên độ phát ra do cùng một loại nhạc cụ.
B. có cùng biên độ do hai loại nhạc cụ khác nhau phát ra.
C. Có cùng tần số phát ra do cùng một loại nhạc cụ.
D. Có cùng tần số do hai loại nhạc cụ khác nhau phát ra.
15: Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A, chu kì dao động T, ở thời điểm ban đầu t o = 0 vật đang ở vị trí
biên. Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = T/4 là
A. A/4 B. 2A C. A D. A/2
16: Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hòa. Nếu khối
lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng
A.200 g. B. 800 g. C. 100 g D. 50 g
17: Trên một sợi dây có chiều dài l hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Trên dây có một bụng sóng. Biết vận
tốc truyền sóng trên dây là v không đổi. Tần số của sóng là
A. v/2l B. v/4l C. 2v/l D. v/l
18: Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng ( coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số
dao động điều hoà của nó sẽ
A. tăng vì chu kì dao động điều hoà của nó giảm
B. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường
C. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao
D. không đổi vì chu kì dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường
π
19: Cho hai dao động điều hòa cùng phương có các phương trình lần lượt là x 1 = 4 cos(π t − )(cm ) và x2=
6
π
4 cos(π t − )(cm ) . Dao động tổng hợp của hai dao động này có biên độ là
2
A. 8 (cm). B. 4 3 (cm). C. 2(cm). D. 4 2 (cm).
20: Một sóng truyền theo trục Ox với phương trình u = acos(4π t – 0,02π x) (u và x tính bằng cm, t tính bằng
giây). Tốc độ truyền của sóng này là
A. 100 (cm/s). B. 150 (cm/s). C. 200 (cm/s). D. 50 (cm/s).
21: Một sóng cơ có chu kì 2 s truyền với tốc độ 1 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên một
phương truyền mà tại đó các phần tử môi trường dao động ngược pha nhau là
A. 0,5 (m). B. 1,0 (m). C. 2,0 (m). D. 2,5 (m).
22: Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng.
C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
23.Chọn phát biểu đúng về âm thanh.
A. Chỉ truyền trong chất khí.
B. Truyền được trong chất rắn, lỏng và chất khí.
C. Truyền được trong chất rắn, lỏng , chất khí và cả chân không
D. Không truyền được trong chất rắn.
24.Để hai sóng trên mặt nước giao thoa được với nhau thì chúng bắt buộc phải có:
A. Cùng tần số, cùng biên độ và cùng pha.
B. Cùng tần số, cùng biên độ và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
C. Cùng tần số và cùng pha.
D. Cùng tần số và hiệu số pha không đổi theo thời gian.
25: Tại nơi có gia tốc trọng trường là 9,8 m/s 2, một con lắc đơn dao động điều hòa với biên độ góc 6 0. Biết khối
lượng vật nhỏ của con lắc là 90 g và chiều dài dây treo là 1m. Chọn mốc thế năng tại vị trí cân bằng, cơ năng
của con lắc xấp xỉ bằng
A. 6,8.10-3 (J). B. 3,8.10-3 (J). C. 5,8.10-3 (J). D. 4,8.10-3 (J).
26: Trên một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m, hai đầu cố định, đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây có tần số
100 Hz và tốc độ 80 m/s. Số bụng sóng trên dây là
2/3 MÃ 101
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
27: Một con lắc lò xo (độ cứng của lò xo là 50 N/m) dao động điều hòa theo phương ngang.Ban đầu vật nặng
có v≠ 0. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất là 0,05 s thì vật nặng của con lắc lại cách vị trí cân bằng một
khoảng như cũ. Lấy π 2 = 10. Khối lượng vật nặng của con lắc bằng
A. 25 g. B. 12,5 g C. 3,125 g. D. 50 g.
28: Ở mặt nước có hai nguồn sóng dao động theo phương vuông góc với mặt nước, có cùng phương trình
u = Acosω t. Trong miền gặp nhau của hai sóng, những điểm mà ở đó các phần tử nước dao động với biên độ
cực đại sẽ có hiệu đường đi của sóng từ hai nguồn đến đó bằng
A. một số lẻ lần nửa bước sóng. B. một số nguyên lần bước sóng.
C. một số nguyên lần nửa bước sóng. D. một số lẻ lần bước sóng.
29.Để tăng độ cao của âm thanh do một dây đàn phát ra ta phải :
A. Kéo căng dây đàn . B. Làm chùng dây đàn .
C. Gảy đàn mạnh hơn. D. Gảy đàn nhẹ hơn.
30.Lượng năng lượng được sóng âm truyền trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc
với phương truyền âm gọi là:
A. Cường độ âm. B. Độ to của âm. C. Mức cường độ âm. D. Năng lượng âm

Đ ÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15

B C A B B A A B D D B D C D C

16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

D A C B C B A B D D A D B A A

3/3 MÃ 101

You might also like