You are on page 1of 5

Sâu bệnh chính trên cây cao su

Để chăm sóc vườn cao su có hiệu quả xin giới thiệu với bà con
một số biện pháp phòng trị sâu bệnh chính trên cây cao su.

I. Sâu hại

1.Câu cấu xanh lớn:

Bọ trưởng thành chủ yếu ăn khuyết lá, có thể ăn trụi lá, cắn ngọn
cây và nụ hoa, thời gian phá hại cả tháng.

* Biện pháp phòng trừ:

- Dùng tay và vợt bắt bọ trưởng thành.

- Khi câu cấu xanh phát sinh nhiều, phun thuốc vào buổi chiều bằng các thuốc trừ sâu:

+Hopsan 75ND, Nurelled 25/2.5EC, Oncol 20EC, Sumithion 50EC: Pha 0,6 lít/thùng
phuy 200 lít nước (30 ml/bình 10 lít)

+ Mospilan 3EC: Pha 300 ml/thùng phuy 200 lít nước (15 ml/bình 10 lít)

+ Mospilan 20SP: 30 g/thùng phuy 200 lít nước (1,5 g/bình 10 lít)

2. Mối:

Mối sống quần thể trong tổ ngầm dưới đất, một bộ phận của mối thợ và mối lính đi kiếm
ăn. Thời tiết thích hợp cho mối phát triển là nhiệt độ 20-25 độ C, ẩm độ khoảng 90%.
Mưa nhiều hoặc nắng quá mối ít gây hại.

* Biện pháp phòng trừ:

- Khi làm cỏ không gây vết thương ở cổ rễ cây cao su.

- Không lấp cỏ rác xuống hố, tủ cỏ giữ ẩm phải cách xa gốc cao su.

- Trong vườn ươm dùng thuốc trừ sâu Mospilan 3EC (pha 15 ml/bình 10 lít) hoặc
Mospilan 20SP (pha 2 g/bình 10 lít), phun ướt đều phần gốc cây cao su con.

- Rải xuống hố trước khi trồng thuốc trừ sâu Lorsban 15G (lượng thuốc 20-30 g/hố) để
ngừa mối. Bón vào đất xung quanh gốc cây khi có triệu chứng mối bị hại (lượng thuốc
20-30 g/cây).

3. Rệp sáp giả cam:


Rệp sáp sinh học là loài đa thực, phá hại nhiều loại cây. Rệp sống tập trung thành đám ở
ngọn và lá non. Rệp chích hút nhựa, cây chậm phát triển, lá vàng, cây còi cọc, khi mật độ
rệp cao có thể làm khô ngọn, khô cành.

* Biện pháp phòng trừ:

- Phun trừ rệp sáp giả cam khi phát sinh nhiều:

+ Dầu khoáng Citrole 96.3EC: Pha 1 lít/ thùng phuy 200 lít nước, phun kỹ ướt đều cây,
lượng nước 1.000-2.000 lít/ha (50 ml/bình 10 lít).

+ Applaud 10 WP: 0,6 kg/thùng phuy 200 lít nước (30 g/bình 10 lít) hoặc Applaud 25SC:
250 ml/ thùng phuy 200 lít (12,5 ml/bình 10 lít).

+ Cori 23EC: 0,5 lít/thùng phuy 200 lít (25 ml/bình 10 lít).

+ Nurelle d 25/2.5EC: 0,6 lít/thùng phuy 200 lít nước (30 ml/bình 10 lít).

+ Oncol 20EC: 0,8 lít/thùng phuy 200 lít nước (40 ml/bình 10 lít).

+ Mospilan 3EC: 360 ml/thùng phuy 200 lít nước hoặc Mospilan 20SP: 50 g/ thùng phuy
200 lít.

4. Rệp sáp nâu (rệp sáp hình bán cầu):

- Rệp sáp nâu hút nhựa ở lá, ngọn và cành, cây chậm phát triển, lá vàng, mật độ cao có
thể làm khô ngọn, khô cành. Vườn ươm trồng dày thường bị hại nặng.

* Biện pháp phòng trừ:

- Khi rệp sáp nâu phát sinh nhiều dùng các thuốc phun trừ như rệp sáp giả cam.

II. Bệnh hại:

1.Bệnh phấn trắng:

* Triệu chứng gây hại:

- Bệnh phát sinh chủ yếu trên các lá non. Sau khi nấm bệnh tấn công 7-10 ngày, bào tử
được hình thành trên vết bệnh có màu trắng ở hai mặt lá, vết bệnh có hình dạng không cố
định. Bệnh làm lá vàng, khô héo và rụng sớm, cây sinh trưởng kém.

- Hoa bị bệnh thì nhỏ và thối rụng.

* Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:


- Nấm bệnh phấn trắng phát triển thích hợp ở nhiệt độ 20-25 độ C, ẩm độ cao trên 90%.
Nhiệt độ thấp và có sương mù thích hợp cho bệnh phát triển.

- Bệnh gây thiệt hại nặng trên cây cao su trong mùa ra lá mới từ tháng 1-3.

* Biện pháp phòng trừ:

- Trồng giống chống chịu bệnh.

- Bón tăng phân đạm và kali vào giai đoạn cao su bắt đầu ra lá mới giúp lá sớm ổn định
sẽ giảm mức độ bệnh.

- Căn cứ vào tình hình mức độ nhiễm bệnh trên lá mới để quyết định phun thuốc trừ bệnh
trong mùa bệnh 3-6 lần, với chu kỳ 7-10 ngày/lần:

+ Sumi-eight 12.5 WP: 60 g/ thùng phuy 200 lít nước (3 g/10 lít nước)

+ Kumulus 80DF: 800-1400 g/ thùng phuy 200 lít nước (40-70 g/10 lít nước)

+ Bavistin 50FL: 200 ml/thùng phuy 200 lít nước (10 ml/10 lít nước)

2. Bệnh loét sọc mặt cạo:

* Triệu chứng gây hại:

- Bệnh phát sinh gây hại trên thân chỗ mặt cạo mủ. Vỏ cây cao su chỗ mặt cạo biến màu
nâu và thối loét.Vết bệnh lan dọc theo mạch dẫn trên thân làm mạch dẫn cũng hóa nâu,
hạn chế khả năng tiết mủ, giảm sản lượng mủ rất lớn. Chỗ vết cạo bị bệnh đôi khi sinh
cục mủ thối.

* Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

- Nấm phát triển thích hợp ở nhiệt độ 26-28 độ C, ẩm độ không khí hơn 90%. Bào tử lan
truyền qua nước và gió, xâm nhập vào vết cạo.

- Bệnh phát triển nhiều trong mùa mưa, từ tháng 8-10 ở miền Nam, tháng 10-2 ở miền
Trung và miền Bắc nước ta.

- Mức độ nhiễm bệnh khác nhau ở các giống cao su.

* Biện pháp phòng trừ:

- Tạo cho vườn thông thoáng, không để tán cây quá thấp.

- Trồng giống cao su chống chịu bệnh.


- Không cạo mủ khi cây còn ướt, không cạo gần mặt đất trong mùa mưa.

- Quét thuốc Acrobat MZ 90/600 WP: Pha 30 g/1lít nước, dùng cọ quét lên miệng cạo
sau khi thu mủ. Dùng dao sắc cắt bỏ phần vỏ bị bệnh, cạo nhẹ chỗ gỗ bị thâm đen, lau
sạch mủ rồi quét thuốc.

- Khi bị bệnh loét sọc mặt cạo nặng nên giảm chu kỳ cạo hoặc nghỉ cạo trong thời gian
mưa dầm cho đến khi khỏi bệnh.

3. Bệnh héo đen đầu lá:

* Triệu chứng gây hại:

- Bệnh chủ yếu gây hại trên lá. Vết bệnh lúc đầu là những đốm nhỏ màu nâu xuất hiện ở
mép lá hoặc chóp lá, sau đó vết bệnh lan rộng vào trong phiến lá thành vết đen lớn làm
khô một mảng lá. Xung quanh vết bệnh già có quầng đen phân cách rõ rệt với phần mô
khỏe.

- Chóp lá bị bệnh héo đen và khô, lá biến vàng, rụng, cây con phát triển chậm.

- Trên chồi non và trái vết bệnh có màu nâu đến nâu đậm gây chết chồi và khô trái.

* Điều kiện phát sinh phát triển bệnh:

- Nhiệt độ thích hợp cho bệnh phát triển 26-32 độ C, ẩm độ từ 80-100%.

-Trong thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, các vườn ươm trồng quá dày, ít ánh nắng bị gây hại
lớn.

* Biện pháp phòng trị:

- Mật độ cây trong vườn ươm vừa phải, thoáng gió, không ẩm thấp và đọng nước.

- Trồng giống chống chịu bệnh.

- Diệt cỏ dại và vệ sinh vườn cây để giảm ẩm độ và nguồn bệnh từ những ký chủ khác.

- Tiến hành phun thuốc khi có 10-15% tầng lá non mới xuất hiện hoặc khi bệnh mới phát
sinh, phun ướt đều tán lá với chu kỳ xử lý 10-14 ngày/lần:

+ Bavistin 50FL hoặc Carbenda 50SC: Pha 250 ml/phuy 200 lít nước (12,5 ml/bình 10
lít).

+ Polyram 80DF: Pha 0,5 kg/thùng phuy 200 lít nước (25 g/bình 10 lít).
+ Manozeb 80WP hoặc Dithane M - 45 80WP: Pha 0,8 kg/thùng phuy 200 lít nước (40
g/bình 10 lít).

You might also like