You are on page 1of 22

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.

htm

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ


TOÁN
Nợ
I. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
1. Khái niệm phương pháp tài khoản kế toán:
Phương pháp chứng từ có ưu điểm là cung cấp thông tin nhanh, tuy nhiên đó là những
thông tin chưa được tổng hợp theo từng loại tài sản, nguồn vốn, từng quá trình kinh doanh, đồn
thời chưa thể hiện được mối quan hệ giữa các đối tượng hạch toán kế toán trong từng nghiệp v
kinh tế xảy ra.
Xuất phát từ 2 tồn tại đó đòi hỏi kế toán phải xây dựng phương pháp khắc phục nhược
điểm của phương pháp chứng từ để thỏa mãn nhu cầu thông tin cho quản lý gọi là phương pháp
tài khoản và ghi kép.

Phương pháp tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra quá trình vận động của tài
sản theo từng loại dựa trên các mối quan hệ vốn có của đối tượng hạch toán kế toán.
Phương pháp tài khoản và ghi kép thể hiện dưới hình thức là hệ thống tài khoản kế toán và
ghi kép vào tài khoản.
2. Ý nghĩa của phương pháp tài khoản kế toán:
Giúp cho việc quản lý tài sản,vật
tư tiền vốn, các quan hệ kinh tế phát sinh mà còn là bước thực hiện nhiệm vụ cơ bản không th
thiếu trước khi lập các báo cáo kế toán bằng phương pháp tổng hợp – cân đối.

II. NỘI DUNG KẾT CẤU CHUNG CỦA TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
1. Khái niệm tài khoản kế toán:
Để theo
dõi tình hình và sự biến động của từng đối tượng kế toán cụ thể, kế toán phải tiến hành ghi ch
riêng cho từng đối tượng kế toán vào một trang sổ, trang sổ đó gọi là tài khoản kế toán.
Tài khoản kế toán là cách phân loại hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
theo từng đối tượng của hạch toán kế toán như: là theo từng loại tài sản, từng loại nguồn
vốn và từng quá trình kinh doanh.
2. Nội dung kết cấu của tài khoản kế toán:
2.1. Cơ sở thiết kế tài khoản: căn cứ trên 3 cơ sở:
- Căn cứ vào đặc điểm:
của đối tượng hạch toán kế toán thể hiện tính hai mặt, tính đa dạng và tính vận động. VD: tiền
mặt thì có thu
và chi, nguyên vật liệu thì có nhập và xuất…Do vậy tài khoản kế toán phải được thiết kế theo
kiểu 2 bên để theo dõi đặc thù này.
- Căn cứ vào nội dung:
của đối tượng hạch toán kế toán là nhiều loại và đa dạng, do vậy khi thiết kế tài khoản thì phải
bao gồm nhiều loại tài khoản để phản ánh đầy đủ các đối tượng hạch toán kế toán. Mặt khác, tài
khoản kế toán cần phải thiết kế nhiều cấp khác nhau, mỗi cấp cung cấp những thông tin ở nhữn
mức độ khác nhau.
- Căn cứ vào yêu cầu quản lý:
để cung cấp thông tin cho quản lý, bên cạnh những tài khoản cơ bản phản ánh tài sản, nguồn vốn,
quá trình kinh doanh, đòi hỏi kế toán phải thiết kế được những tài khoản điều chỉnh cho các tài
khoản cơ bản để cung cấp được những chỉ tiêu xác thực về đối tượng kế toán.
2.2. Nguyên tắc thiết kế tài khoản: Kết cấu tài khoản phản ánh tài sản ngược với kết cấu
tài khoản phản ánh nguồn vốn, kết cấu của tài khoản điều chỉnh phải có kết cấu ngược với kết
cấu loại tài khoản cơ bản điều chỉnh.

1 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

Số hiện có của đối tượng hạch toán kế toán lúc đầu kỳ hay cuối kỳ thì được phản ánh cùng
một bên với sự biến động tăng trong kỳ của đối tượng hạch toán kế toán, còn số biến động giảm
thì được phản ánh ở bên còn lại.
2.3. Kết cấu chung của tài khoản:
+ Tên tài khoản: phản ánh đối tượng mà tài khoản theo dõi.
VD: Tài khoản tiền mặt dùng để theo dõi tiền mặt,…
+ Số hiệu tài khoản:
là con số được đặt cho mỗi tài khoản để thuận tiện cho việc ghi chép và xử lý thông tin. VD:
khoản tiền mặt có số hiệu tài khoản là: TK 111
+ Một tài khoản được chia làm hai bên: bên trái của tài khoản được gọi là bên Nợ,
bên phải của tài khoản được gọi là bên Có dùng để theo dõi sự biến động của đối tượng hạch
toán kế toán.
+ Số hiện có
của đối tượng hạch toán kế toán đầu kỳ hay cuối kỳ được phản ánh vào tài khoản thì được gọi là
số dư đầu kỳ (SDĐK) và số dư cuối kỳ (SDCK)
+ Số biến động làm tăng đối tượng hạch toán kế toán trong kỳ phản ánh vào tài khoản thì
được gọi là số phát sinh tăng, ngược lại gọi là số phát sinh giảm.
Quy ước: Số dư của tài khoản phản ánh tài sản được ghi ở bên Nợ
Số dư của tài khoản phản ánh nguồn vốn được ghi ở bên Có

Trong học tập, trong nghiên cứu người ta sơ đồ hoá tài khoản theo hình thức chữ T

Nợ Tên tài khoản ……… Có

+ Trong thực tế tài khoản thể hiện dưới dạng sổ như sau:

Sổ Cái tài khoản:………


Tháng……..năm……….
Chứng từ Tài khoản Số tiền
Số Ngày Diễn giải đối ứng Nợ Có
Số dư đầu kỳ:
Số phát sinh:
………………
Cộng phát sinh:
Số dư cuối kỳ:

III. PHÂN LOẠI TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:


1.Sự cần thiết phải phân loại tài khoản kế toán:
Do tài khoản kế toán có nhiều loại, với nội dung, kết cấu, công dụng và mức độ phản án
khác nhau nên để vận dụng có hiệu quả hệ thống tài khoản vào công tác hàng ngày, phù hợp vớ
đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của DN, cần thiết phải phân loại tài khoản.
Phân loại tài khoản là việc sắp xếp các tài khoản khác nhau vào từng nhóm, từng loại theo
những đặc trưng nhất định. Về mặt lý luận cũng như trên thực tế công tác kế toán, tài khoản
thường được phân theo các cách sau:
2. Phân loại tài khoản kế toán:
2.1.Phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế:

2 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

a) Loại tài khoản phản ánh tài sản:


gồm các tài khoản phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện có ở DN:
Loại 1: loại tài khoản phản ánh tài sản ngắn hạn:là những tài sản có thời hạn thu hồi
trong vòng 1 năm, gồm: Tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản phải thu, giá trị đầu tư tài
chính ngắn hạn, các hàng tồn kho,…
Loại 2:
loại tài khoản phản ánh tài sản dài hạn: là những tài sản có thời hạn thu hồi vốn dài, luân chuy
chậm (thường từ 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh trở lên): gồm có các tài khoản phản ánh TSC
hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, bất động sản đầu tư
...

b) Loại tài khoản phản ánh nguồn vốn: gồm các tài khoản phản ánh các nguồn vốn
hình thành nên toàn bộ tài sản của DN.
Loại 3: loại tài khoản phản ánh nợ phải trả: gồm các TK phản ánh tiền vay, phải trả người
bán, người nhận thầu, phải trả người lao động, phải nộp Ngân sách Nhà nước...
Loại 4: loại tài khoản phản ánh nguồn vốn chủ sở hữu: gồm những tài khoản phản
nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn XDCB,các quỹ xí nghiệp, lợi nhuận chưa phân phối ...

VD 1:
Tiền mặt tồn quỹ ngày 1/1/2003 tạI DN X là 50.000.000. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau: (ĐVT:1.000đ)
1.Ngày 11/1: Mua nguyên vật liệu nhập kho trả bằng tiền mặt: 20.000

3 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

2.Ngày 15/1: Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt: 30.000


3.Ngày 25/1: Chi tiền mặt trả lương cho CNV: 35.000
Yêu cầu : Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên vào tài khoản tiền mặt, tính lượng tiền mặt cuối kỳ.
VD 2:
Vay ngắn hạn ngân hàng hiện có ngày 1/10/2006 tại DN X là 50.000.000. Trong tháng có cá
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1.000đ)
1.Ngày 5/10: Đã trả vay ngắn hạn bằng tiền gửi ngân hàng: 40.000
2.Ngày 15/10: Lập hồ sơ vay ngắn hạn ngân hàng nhập quỹ tiền mặt: 30.000
Yêu cầu: Phản ánh các ngh.vụ kinh tế trên vào tài khoản vay ngắn hạn ngân hàng
Xác định tiền vay ngắn hạn ngân hàng hiện có cuối tháng

c) Loại tài khoản phản ánh quá trình kinh doanh: gồm ba nhóm tài khoản
Tài khoản phản ánh doanh thu:
Loại 5, 7: loại tài khoản phản ánh doanh thu (thu nhập) từ các hoạt động ( hoạt động SX –
KD, hoạt động tài chính, hoạt động khác)

Nhóm tài khoản này cuối kỳ không có số dư


Tài khoản phản ánh chi phí:
Loại 6, 8: loại tài khoản phản ánh chi phí: gồm các tài khoản phản ánh chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng,…

Nhóm tài khoản này cuối kỳ không có số dư


VD 3: Trong tháng 10 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1.000 đồng)

1. Ngày 15/10: Xuất bán hàng hoá có giá vốn hàng bán là: 200.000, giá bán hàng là: 270.000
khách hàng mua chưa trả tiền.

4 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

2. Ngày 16/10: Khách hàng trả số hàng kém phẩm chất trị giá bán là 2.700, giá vốn là 2.000 đư
bên bán chấp nhận
Yêu cầu: Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế trên vào tài khoản doanh thu, chi phí.
Loại 9: loại tài khoản phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh: là tài khoản “ Xác định kết
quả kinh doanh” (Kết cấu tài khoản ở trang 29)

2.2. Phân loại tài khoản theo công dụng và kết cấu:
a) Loại tài khoản cơ bản:
phản ánh trực tiếp tình hình biến động của tài sản và nguồn vốn
* Nhóm tài khoản phản ánh tài sản (có số dư Nợ): gồm các tài khoản tài sản thuộc
Loại 1 trừ các TK nhóm 13X, các TK dự phòng (129, 139, 159) và Loại 2 trừ các TK 214 “ Hao
mòn TSCĐ”, TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn”
* Nhóm tài khoản phản ánh nguồn vốn (có số dư Có): gồm các tài khoản thuộc Loại
3 trừ các TK nhóm 33X và Loại 4 trừ các TK 412, TK 413, TK 421
* Nhóm tài khoản hỗn hợp
(vừa có số dư Nợ - Có): gồm các tài khoản phản ánh tình hình thanh toán công nợ (nợ phải thu và
nợ phải trả)

5 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

Kết cấu tài khoản 131 “ Phải thu của khách hàng”

Các tài khoản phản ánh nợ phải thu: thường các TK này có số dư Nợ nhưng trong một số
trường hợp đặc biệt các TK này có số dư Có.
Lưu ý:
mọi mối quan hệ giữa DN với khách hàng mua hàng đều được phản ánh trên TK 131 “Phải thu
của khách hàng”. Các mối quan hệ xảy ra chủ yếu là:
+ DN bán chịu cho khách hàng, tức là khách hàng mua hàng nhưng chưa trả tiền cho DN,
sau đó khách hàng trả tiền cho
DN.

+ Khách hàng ứng trước tiền mua hàng cho DN: đây là một khoản có tính chất phải trả của DN và
sẽ được thanh toán cho K/ hàng = việc chuyển hàng cho K/ hàng.

VD: 1. Khách hàng trả nợ cho DN bằng chuyển khoản: 100.000.000.


2.Khách.hàng ứng trước tiền cho DN bằng tiền mặt: 50.000.000.

Các tài khoản phản ánh các khoản nợ phải trả: thường các tài khoản này có số
dư Có nhưng trong một số trường hợp đặc biệt các TK có số dư Nợ.

Kết cấu tài khoản 331 “Phải trả người bán”

6 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

VD: 1. DN trả trước cho người bán hàng bằng tiền gửi ngân hàng: 15.000.000
2. DN ứng trước cho người bán hàng bằng tiền mặt: 3.000.000.

b) Loại tài khoản điều chỉnh:


là tài khoản được sử dụng để tính toán lại chỉ tiêu đã được phản ánh ở các tài khoản cơ bản nh
cung cấp số liệu xác thực về tình hình tài sản tại thời điểm tính toán.
Phải sử dụng các tài khoản điều chỉnh là do đặc điểm của một số tài sản sử dụng lâu dài
nên bên cạnh giá ban đầu (nguyên giá), còn phải xác định gía trị còn lại sau quá trình sử dụng.
Bên cạnh đó giá trị của tài sản có thể thay đổi do 1 số tác động bên ngoài (do giá cả tài sản thay đổi,
do tỉ giá ngoại tệ thay đổi…)
Loại tài khoản này chia thành 2 nhóm:
· Nhóm tài khoản điều chỉnh gián tiếp giá trị của tài sản. Dựa vào những TK này
để tính ra giá trị còn lại của tài sản hay giá trị thực của tài sản.

* TK điều chỉnh giảm cho TK tài sản:


VD: TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”, TK 2141 “Hao mòn TSCĐ hữu hình”

7 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

Quan hệ điều chỉnh trên tài khoản này được thể hiện:

Các TK dự phòng như TK Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn, TK Dự phòng
phải thu khó đòi, TK Dự phòng giảm giá hàng tồn kho để điều chỉnh giảm cho các TK cần lập dự
phòng:

VD: Các TK hàng tồn kho và các TK dự phòng giảm giá hàng tồn kho

8 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

Quan hệ điều
chỉnh được thể hiển:

* TK điều chỉnh giảm trừ doanh thu:

VD: TK Chiết khấu thương mại (TK 521), TK Hàng bán bị trả lại (TK 531), TK Giảm giá hàng
bán (TK 532), trong kỳ khi chưa kết chuyển vào TK doanh thu đươc xem là TK điều chỉnh giảm
cho TK doanh thu để xác định được chỉ tiêu xác thực về doanh thu bán hàng là doanh thu thuần.

Nhóm tài khoản này cuối kỳ không có số dư

· Nhóm TK điều chỉnh trực tiếp giá trị của tài sản:
Dựa vào những TK này, kế toán tiến hành điều chỉnh giá trị tài sản tăng thêm (hoặc giảm
đi) do những tác động bên ngoài.
Thuộc nhóm này bao gồm các tài khoản như: TK 412: “Chênh lệch đánh giá lại tài
sản”, TK 413 “Chênh lệch tỉ giá hối đoái”.

c) Loại tài khoản nghiệp vụ:


Công dụng:
để tập hợp số liệu cần thiết, sau đó kế toán sử dụng các phương pháp mang tính nghiệp vụ kỹ

9 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

thuật để xử lý số liệu theo yêu cầu của quản lý.


* Nhóm TK phân phối: dùng để tập hợp chi phí rồi sau đó phân bổ và kết
chuyển cho các đối tượng có liên quan.

- Các tài khoản tập hợp phân phối chi phí: gồm các TK dùng để tập hợp chi phí rồi kết
chuyển cho các đối tượng có liên quan. VD: TK Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK Chi phí
nhân công trực tiếp, TK Chi phí sản xuất chung, TK Chi phí bán hàng, TK Chi phí quản lý
Doanh nghiệp…

Nhóm tài khoản này cuối kỳ không có số dư

- Các TK phân phối chi phí theo dự toán: gồm các TK phản ánh các chi phí đã phát sinh
cần lập dự toán phân phối nhiều lần cho các đối tượng sử dụng hoặc các chi phí dựa theo dự toán
được tính trước vào các đối tượng sử dụng sau đó mới phát sinh
VD: TK 142, 242, 335.
+ Chi phí trả trước (142): là chi phí thực tế đã phát sinh, liên quan đến nhiều kỳ kinh
doanh, do vậy chưa được tính hết vào chi phí kinh doanh của kỳ này mà cần lập kế hoạch để phân
bổ cho các đối tượng có liên quan trong những kỳ tiếp theo.

VD: Xuất công cụ thuộc loại phân bổ 3 lần sử dụng tại bộ phận quản lý DN: 2.400.000

+ Chi phí phải trả (TK 335): là chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng dự kiến sẽ phát sinh liên
quan đến nhiều kỳ kinh doanh, do đó được tính trước vào các đối tượng có liên quan theo dự toán
chi phí.

10 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

* Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa chi phí trả trước và chi phí phải trả
+ Giống nhau:
cả 2 TK đều phản ánh những khoản chi phí lớn cần phải phân phối vào nhiều kỳ có liên quan
nhằm ổn định chi phí qua các kỳ hoạt động của DN.
+ Khác nhau:
- Đối với chi phí trả trước:
TK này được dùng để tập hợp phân phối các chi phí lớn đã phát sinh có liên quan đến nhiều kỳ
do đó được phân phối vào chi phí nhiều kỳ có liên quan sau đó.
- Đối với chi phí phải trả: TK này được dùng để phân phối những chi phí lớn dự kiến sẽ
phát sinh được tính trước vào nhiều kỳ kinh doanh để tạo nguồn bù đắp cho những khoản chi p
thực tế sẽ phát sinh trong tương lai.
· Nhóm TK tính giá: dùng để tập hợp các chi phí thực tế phát sinh để
xác
định giá thành của sản phẩm sản xuất hay sản phẩm hoàn thành. VD: TK Chi phí sản xuất kin
doanh dở dang, TK Xây dựng cơ bản dở dang.

* Nhóm TK theo dõi và kết chuyển doanh thu, thu nhập: gồm các TK tập hợp doanh
thu, thu nhập phát sinh trong kỳ. Xác định doanh thu, thu nhập thuần để xác định kết quả kinh
doanh

Nhóm tài khoản này cuối kỳ không có số dư

11 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

12 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

* Nhóm TK so sánh:
là những TK có công dụng so sánh giữa SPS bên Nợ và SPS bên Có để tính ra các chỉ tiêu kinh
tế cần thiết phục vụ cho việc đánh giá kết quả quá trình kinh doanh. VD: TK 911

Tài khoản này cuối kỳ không có số dư


2.3. Phân loại tài khoản theo mức độ phản ánh đối tượng kế toán trên TK:
TK được chia thành 2 loại: TK tổng hợp và TK chi tiết.
2.4. Phân loại tài khoản theo mối quan hệ với báo cáo kế toán:
- Loại TK sử dụng để lập bảng cân đối kế toán có 2 nhóm: nhóm TK phản ánh tài sản và
nhóm TK phản ánh nguồn vốn.
- Loại TK sử dụng để lập báo cáo kết quả kinh doanh: gồm các TK không có số dư

IV. PHƯƠNG PHÁP GHI CHÉP (PHẢN ÁNH) VÀO TÀI KHOẢN KẾ TOÁN:
1. Phương pháp ghi đơn:
Khái niệm: Ghi đơn
vào tài khoản là việc phản ánh nghiêp vụ kinh tế phát sinh vào tài khoản kế toán mà chỉ một
khoản thôi.
Ví dụ:
Doanh nghiệp X thuê 01 tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thời gian thuê
là 3 tháng và nguyên giá là 120 triệu đồng. Gỉa định sau 03 tháng Doanh nghiệp X trả lại tài sản
cố định cho đơn vị cho thuê.Với nghiệp vụ này kế toán phản ánh vào tài khoản như sau:
Nợ TK Tài sản thuê ngoài Có

120.000.000 120.000.000
(khi thuê) (khi trả)

Nhận xét:
+ Ghi đơn
vào tài khoản kế toán mà chỉ phản ánh được sự vận động riêng biệt độc lập của từng đối tượng kế
toán mà chưa phản ánh được mối quan hệ giữa các đối tượng kế
toán.
+ Kết cấu chung của các tài khoản ghi đơn:
Số phát sinh tăng ghi bên Nợ;
Số phát sinh giảm ghi bên Có;
Số dư cuối kỳ ghi bên Nợ.

+ Tài khoản ghi đơn bao gồm những tài khoản phản ánh các đối tượng kế toán là tài sản khôn

13 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

thuộc quyền sở hữu của đơn vị, đơn vị chỉ có quyền sử dụng nó như tài sản thuê ngoài; vật tư,
hàng hoá nhận bán đại lý, ký gửi; vật tư, hàng hoá nhận gữi hộ, nhận gia công;…, hoặc phản án
các chỉ tiêu nhằm giải thích cho những chỉ tiêu đã phản ánh trên tài khoản tài sản như nguyên
nguồn vốn khấu hao…

Các tài khoản ghi đơn không thuộc Bảng cân đối kế toán và còn được gọi là tài khoản ngoài
bảng.
2. Phương pháp ghi kép (Ghi theo quan hệ đối ứng tài khoản):
2.1.Các quan hệ đối ứng kế toán:
a) Khái niệm:
Quan hệ đối ứng kế toán là khái niệm dùng để biểu thị mối quan hệ mang tính hai mặt giữa tài
sản và nguồn vốn, giữa tăng và giảm của các đối tượng kế toán cụ thể trong mỗi nghiệp vụ kinh
tế cụ thể.
VD: mua nguyên vật liệu nhập kho chưa trả tiền cho người bán.
b) Các quan hệ đối ứng:
Loại 1: Tài sản tăng – Tài sản giảm (cùng một lượng giá trị).
VD: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.

Loại quan hệ đố ứng kế toán này chỉ tác động đến một mặt của tài sản, kết quả làm thay đổi kết
cấu tài sản của đơn vị, còn tổng giá trị tài sản của đơn vị thì không đổi, do vậy loại quan hệ đối
ứng kế toán này vẫn duy trì được tính cân bằng của phương trình kế toán.
Loại 2: Nguồn vốn tăng - Nguồn vốn giảm (cùng một lượng giá trị).
VD: Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ cho người bán.

Loại quan hệ đối ứng kế toán này chỉ tác động nguồn vốn, kết quả làm thay đổi kết cấu của nguồn
vốn, còn tổng nguồn vốn thì không thay đổi, do vậy nó vẫn duy trì được tính cân bằng của
phương trình kế toán.
Loại 3: Tài sản tăng - Nguồn vốn tăng (tương ứng với một lượng giá trị).
VD: Nhà nước bổ sung vốn kinh doanh cho DN bằng chuyển khoản.

Loại quan hệ đối ứng kế toán này tác động đến cả 2 mặt của tài sản, kết quả làm cho tổng tài sản
và tổng nguồn vốn tăng với cùng một lượng giá trị. Do vậy, loại quan hệ đối ứng này vẫn duy trì
được tính cân bằng của phương trình kế toán.
Loại 4: Tài sản giảm - Nguồn vốn giảm (với cùng một lượng giá trị).
VD: Chi tiền mặt để trả lương cho nhân viên

Loại quan hệ đối ứng kế toán này tác động đến cả 2 mặt của tài sản, kết quả làm cho tổng tài sản
và tổng nguồn vốn giảm xuống với cùng một lượng giá trị. Do vậy, loại quan hệ đối ứng này vẫn
duy trì được tính cân bằng của phương trình kế toán.

Trong quá trình hoạt động của DN, khi có nghiệp vụ kinh tế xảy ra, nó làm ảnh hưởng đến tài sản
và nguồn vốn nhưng vẫn duy trì đựoc tính cân bằng của phương trình kế toán.
2.2.Ghi kép vào tài khoản:
a) Khái niệm:
Là việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất 2 tài khoản có liên quan, một
tài khoản ghi Nợ và một tài khoản ghi Có, với số tiền bằng nhau.
b) Một số khái niệm trong ghi kép:
Định khoản
là khái niệm dùng để chỉ việc xác định một nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi Nợ và ghi Có
vào những tài khoản nào với số tiền là bao nhiêu.

14 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

Có 2 loại định khoản:


+ Định khoản giản đơn: là định khoản chỉ liên quan đến 2 tài khoản.
VD 1: Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt: 100.000.000.
Nợ TK Tiền mặt 100.000.000
Có TK TGNH 100.000.000
+ Định khoản phức tạp thông thường: là định khoản trong đó kế toán ghi Nợ
vào 1 TK đối ứng Có nhiều TK hay ngược lại.
VD 2: Xuất tiền mặt mua NVL: 50.000.000, mua Hàng hoá: 35.000.000.
Nợ TK NVLiệu 50.000.000
Nợ TK HHoá 35.000.000
Có TK Tiền mặt 85.000.000
+ Định khoản phức tạp đặc biệt: là định khoản trong đó kế toán ghi Nợ vào
nhiều TK đối ứng Có nhiều TK.
VD 3:
Mua NVL nhập kho có giá chưa thuế giá trị gia tăng: 50.000.000, thuế giá trị gia tăng là 10%
mua, đã trả tiền mặt là 15.000.000, số còn lại trả bằng TGNH.
Nợ TK NVLiệu 50.000.000
Nợ TK Thuế GTGT 5.000.000
Có TK Tiền mặt 15.000.000
Có TK TGNH 40.000.000
* Một số chú ý trong ghi kép:
+ Theo
thông lệ quốc tế thì kế toán được quyền lập các định khoản phức tạp đặc biệt.
+ Không được gộp các định khoản giản đơn thành 1 định khoản phức tạp.
+ Chế độ kế toán cho phép có thể tách 1 định khoản phức tạp thành nhiều định
khoản giản đơn nếu nó vẫn đảm bảo ý nghĩa của NVKT.
Kết luận: *
Trong cùng 1 định khoản kế toán thì số tiền ghi bên Nợ luôn luôn bằng số tiền ghi bên Có
của các tài khoản.

* Việc ghi kép vào tài khoản dẫn đến tổng số phát sinh bên Nợ của các tài khoản bằng tổng số
phát sinh bên Có của tất cả các tài khoản

. VD: Công ty ABC có tài liệu như sau:


I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản như sau: (ĐVT:1.000 đ)
TK Tiền mặt: 80.000 TK Vay ngắn hạn: 200.000
TK TGNH: 700.000 TK Phải trả người bán: 150.000
TK Phải thu KH: 100.000 TK Phải trả CNV: 40.000
TK NLVLiệu: 50.000 TK TSCĐ hữu hình:
3.000.000

II. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh: (ĐVT:1.000 đ)


1. Khách hàng trả nợ cho DN bằng TGNH: 50.000
2. Trả lương còn nợ cho CNV bằng tiền mặt.
3. Chuyển TGNH trả nợ cho người bán: 80.000
4. Mua TSCĐ chưa trả tiền : 200.000
5. Dùng tiền mặt mua NVL nhập kho: 70.000
6. Nhà Nước bổ sung thêm vốn kinh doanh cho DN: 150.000 bằng TGNH
7. Chuyển TGNH trả hết nợ vay ngắn hạn.

15 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

Yêu cầu: 1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên.


2. Phản ánh tình hình trên vào các tài khoản có liên quan.
3.Tính ra số dư cuối kỳ trên các tài khoản.

V. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP - HẠCH TOÁN CHI TIẾT


1.Khái niệm, nội dung hạch toán tổng hợp, hạch toán chi tiết:
1.1.Tài khoản tổng hợp và tài khoản chi
tiết:
« TK tổng hợp: là TK phản ánh đối tượng kế toán theo từng loại nhất định.
VD: TK 111 “Tiền mặt”, TK 331 “Phải trả người bán”,…
Những TK tổng hợp gọi là TK cấp 1 được quy định sẵn trong hệ thống TK kế toán.
« TK chi tiết: là TK phản ánh chi tiết hơn đối tượng kế toán đã được theo dõi trên TK
tổng hợp. VD: TK 1111 “Tiền Việt nam”, TK 1112 “Tiền ngoại tệ”…
1.2.Hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết:
« Hạch toán tổng hợp: là việc sử dụng các tài khoản tổng hợp để theo dõi và phản ánh
các đối tượng kế toán có nội dung kinh tế dạng tổng quát. Hạch toán tổng hợp chỉ sử dụng thước
đo giá trị.
« Hạch toán chi tiết: là việc sử dụng chi tiết để phản ánh và theo dõi một cách cụ thể và
chi tiết hơn đối tượng kế toán đã được phản ánh trên TK tổng hợp nhằm cung cấp những thông
tin chi tiết về các đối tượng đó. Hạch toán chi tiết sử dụng cả 3 loại thước đo
2.Mối quan hệ giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết:
+ Về mặt ghi chép:
Hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp được thực hiện đồng thời, nghĩa là khi có nghiệp vụ kinh
tế phát sinh trước hết kế toán ghi vào TK tổng hợp và nếu cần theo dõi chi tiết đồng thời ghi vào
TK chi tiết có liên quan nhằm tạo cơ sở cho việc đối chiếu, kiểm tra số liệu kế toán.
+ Về mặt số liệu:

* Tổng số dư đầu kỳ hay cuối kỳ của TK tổng hợp thì bằng số dư đầu kỳ hay số dư cuối kỳ của
tất cả các TK chi tiết của TK tổng hợp đó.
* Tổng số phát sinh Nợ hay Có của tất cả các TK chi tiết phải bằng tổng
số phát sinh Nợ hay Có của TK tổng hợp tương ứng.
VD: Một DN có tình hình số liệu như sau: (Đvt: 1.000)
Số dư đầu kỳ: TK TGNH: 500.000
TK phải thu khách hàng: 250.000
Trong đó: Khách hàng A: 150.000
Khách hàng B: 100.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế như sau:
1.Khách hàng A trả nợ cho Cty bằng TGNH: 100.000
2.Khách hàng B trả nợ cho Cty bằng tiền mặt: 50.000
Yêu cầu: Phản ánh tình hình trên vào các TK có liên quan, sau đó tính ra số dư cuối k
trên các TK phải thu khách hàng.

VI.KIỂM TRA, ĐỐI CHIẾU TRÊN TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


1. Sự cần thiết phải kiểm tra, đối chiếu số liệu kế
toán:
Việc ghi chép vào TK kế toán xảy ra nhiều sai sót do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
ghi sai định khoản, ghi sai số tiền, ghi bỏ sót nghiệp vụ,…Do vậy, để đảm bảo tính chính xác của
thông tin kế toán thì cần phải kiểm tra thường xuyên việc ghi chép trên TK
- Để kiểm tra việc ghi chép trên TK tổng hợp người ta lập bảng cân đối TK.
- Để đối chiếu số liệu ghi chép

16 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

ghi chép trên TK tổng hợp với số liệu chi tiết trên TK chi tiết người ta sử dụng bảng tổng hợp c
tiết.
2. Phương pháp kiểm tra số liệu kế toán:
2.1. Kiểm tra bằng bảng đối chiếu số phát sinh tài khoản:
a) Khái niệm: Bảng cân đối TK là một bảng kê liệt kê tất cả các số liệu của
tất
cả các TK tổng hợp sử dụng trong kỳ tại đơn vị, trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh
trong kỳ, số dư cuối kỳ và mỗi TK chỉ phản ánh ở một dòng.
b) Kết cấu:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN
Số Tên tài Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ
TT khoản Nợ Có Nợ Có Nợ Có
1 TK 111
2 TK 112
3 TK 113
.. …
Tổng cộng xxx xxx yyy yyy zzz zzz

c) Căn cứ ghi:
Căn cứ vào số liệu trên tài khoản tổng hợp (Sổ Cái và sổ tổng hợp công nợ) mỗi TK tổng hợp
được ghi trên một dòng.của bảng cân đối tài khoản
Phương pháp ghi:
- Cột số thứ tự: đánh số thứ tự theo hệ đếm thập phân.
- Cột tên tài khoản: ghi tên hay số hiệu TK theo thứ tự TK có số hiệu nhỏ nhất đến TK có số
hiệu lớn nhất.
- Cột số dư đầu kỳ:
+ Nếu TK có SDĐK bên Nợ thì ghi vào bên Nợ của cột số dư đầu kỳ.
+ Nếu TK có SDĐK bên Có thì ghi vào bên Có của cột số dư đầu kỳ.
- Cột số phát sinh trong kỳ:
+ Căn cứ vào tổng SPS bên Nợ của từng TK để ghi vào cột SPS trong kỳ bên Nợ
+ Căn cứ vào tổng SPS bên Có của từng TK để ghi vào cột SPS trong kỳ bên Có
- Cột số dư cuối kỳ: tương tự SDĐK.
d) Phương pháp kiểm tra: dựa trên nguyên tắc ghi kép, kiểm tra:
Tổng số dư Nợ đầu kỳ = Tổng số dư Có đầu kỳ
Tổng số phát sinh Nợ = Tổng số phát sinh Có
Tổng số dư Nợ cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ.

- Trường hợp bảng cân đối TK không cân bằng điều đó chứng tỏ số liệu kế toán sai cần phải kiểm
tra lại bằng cách:
+ Cộng lại các cột Nợ, Có.
+ Kiểm tra lại số liệu kế toán ở sổ Cái và bảng cân đối TK.
+ Kiểm tra lại khâu ghi chép từ chứng từ kế toán đến khâu ghi vào sổ
Cái.

VD: I. Số dư đầu kỳ của 1 số tài khoản như sau: (ĐVT: 1.000 đ)


1. Tiền mặt 100.000 7. Phải trả cho người bán 180.000
2. Tiền gửi ngân hàng 500.000 8. Thuế,các khoản phải nộp NN 70.000
3. Phải thu khách hàng 150.000 9. Phải trả công nhân viên 50.000
4. Nguyên liệu, VL 250.000 10. Nguồn vốn kinh doanh 3.800.000
5. TSCĐ hữu hình 4.000.000 11. Quỹ đầu tư, phát triển 100.000

17 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

6. Vay ngắn hạn 200.000 12. Hao mòn TSCĐ hữu hình 600.000
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (ĐVT: 1.000 đ)
1. Mua NVL trị giá 100.000 nhập kho, chưa trả tiền cho người bán.
2. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt chuẩn bị trả lương 50.000.
3. Chi tiền mặt trả hết nợ lương tháng trước cho CNV
4. Nhà nước cấp thêm vốn cho DN bằng chuyển khoản qua ngân hàng 200.000.
5.Chuyển TGNH nộp thuế cho NS 70.000 và trả nợ vay ngắn hạn NH 100.000.
6. Khách hàng trả tiền còn nợ DN bằng chuyển khoản qua ngân hàng 150.000.
7. Dùng TGNH trả hết nợ tháng trước cho người bán.
Yêu cầu: 1. Định khoản kế toán tình hình trên:

2. Mở các TK liên quan, phản ánh số dư đầu tháng, số phát sinh trong tháng và rút ra số dư cu
tháng của các TK.
3. Lập bảng cân đối TK.

2.2. Kiểm tra bằng bảng tổng hợp chi tiết:

- Bảng tổng hợp chi tiết là một trang sổ liệt kê toàn bộ SDĐK, tổng SPS Nợ, tổng SPS Có, SDCK
của TK chi tiết.

- Số liệu tổng cộng của các TK chi tiết, sổ chi tiết, thẻ chi tiết được ghi trên một dòng vào bảng
này.

- Số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết được biểu hiện bằng thước đo hiện vật và thước đo giá trị.
- Bảng tổng hợp chi tiết được mở cho các đối tượng được theo dõi trên TK cấp 1 mà số liệu
chi tiết trên các TK chi tiết mở cho TK tổng hợp đó chỉ ghi chép bằng thước đo giá trị.

- Bảng tổng hợp chi tiết được mở cho các đối tượng kế toán mà số liệu ghi chép trên TK chi tiết
của TK tổng hợp theo dõi đối tượng kế toán đó ghi chép bằng thước đo hiện vật

18 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

SỔ CHI TIẾT VẬT LIỆU,CÔNG CỤ DỤNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Tên vật liệu
Quy cách, chủng loại
hứng từ Nội ĐVT Tồn kho ĐK Nhập trong Xuất trong Tồn kho CK
dung kỳ kỳ
ố Ngày SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT SL ĐG TT
05/01 Tồn Kg 20 10
kho
ĐK
Mua
NVL
NK

Cộng x x x x

BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT VẬT LIỆU


STT Tên vật liệu SDĐK Nhập Xuất SDCK
SL TT SL TT SL TT SL TT
01 Vật liệu A
02 Vật liệu B
… …………
Cộng x x x x

2.3. Kiểm tra bằng bảng đối chiếu kiểu bàn cờ: kiểm tra số liệu trên TK tổng hợp, áp
dụng cho những DN có quy mô nhỏ. (tham khảo thêm)
Các TK ghi
Có SD Nợ Tiền mặt TGNH ….. Vay ngắn …….. Cộng số PS SD Có
đầu kỳ hạn Nợ cuối kỳ
Các TK ghi Nợ
SD Có đầu kỳ
Tiền mặt
TGNH
……
Cộng số PS Có
SD Nợ cuối kỳ

V. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN


1. Khái niệm và ý nghĩa:
1.1.Khái niệm:
Hệ thống tài khoản kế toán là danh mục các tài khoản kế toán mà đơn vị phải sử dụng đủ để ph
ánh toàn bộ tài sản của đơn vị và sự vận động của tài sản trong quá trình hoạt động SXKD, sử
dụng kinh phí, đủ để cung cấp số liệu phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính.
1.2.Ý nghĩa:
v Đối với Nhà nước:
- Tạo sự thống nhất về sự quản lý của Nhà nước đối với công tác kế toán.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra kinh tế tài chính.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính ra các chỉ tiêu thống kê kinh tế của tất cả các DN phục v
cho việc quản lý của Nhà nước.

19 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

v Đối với Doanh nghiệp:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp thông tin, đảm bảo thông tin cung cấp được tốt nhất
và nhanh nhất.

- Số liệu ghi chép vào TK kế toán ở DN do Nhà nước quy định cho nên nó được đảm bảo về m
pháp lý.
2.Nội dung cơ bản của hệ thống TK kế toán hiện hành:
2.1. Tổng quan về hệ thống TK kế toán thống nhất hiện hành:
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất hiện hành được ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Hệ thống TK kế toán áp dụng cho các DN được sắp xếp theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản
và nguồn vốn, phù hợp với các chỉ tiêu phản ánh trên các báo cáo tài chính.
Hệ thống TK kế toán thống nhất gồm 92 TK và được xếp thành 10 loại chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 6 tài khoản loại 0.

+ Nhóm các tài khoản thuộc bảng cân đối kế toán có 66 tài khoản: gồm các tài khoản loạii 1, loại
2 (nhóm tài khoản tài sản có 38 tài khoản) và các tài khoản loạii 3, loại 4 (nhóm tài khoản nguồ
vốn có 28 tài khoản)

+ Nhóm các tài khoản thuộc báo cáo kết quả kinh doanh có 20 tài khoản: gồm các tài khoản ph
ánh chi phí (loại 6, loại 8 có 12 tài khoản), các tài khoản phản ánh doanh thu - thu nhập (loại 5,
loại 7 có 7 tài khoản) và tài khoản xác định kết quả kinh doanh (loại 9)
Toàn bộ 92 TK được xếp thành 10 loại như sau:
Loại tài khoản 1: Tài sản ngắn hạn 24 tài khoản, chia 6 nhóm
Loại tài khoản 2: Tài sản dài hạn 14 tài khoản, chia 3 nhóm
Loại tài khoản 3: Nợ phải trả 16 tài khoản, chia 4 nhóm
Loại tài khoản 4: Vốn chủ sở hữu 12 tài khoản, chia 5 nhóm
Loại tài khoản 5: Doanh thu 6 tài khoản, chia 3 nhóm
Loại tài khoản 6: Chi phí sản xuất, kinh doanh: 10 tài khoản, chia 4 nhóm
Loại tài khoản 7: Thu nhập khác 1 tài khoản
Loại tài khoản 8: Chi phí khác 2 tài khoản, chia 2 nhóm
Loại tài khoản 9: Xác định kết quả kinh doanh: 1 tài khoản
Loại tài khoản 0: Tài khoản ngoài bảng 6 tài khoản
2.2. Nội dung cơ bản của hệ thống tài khoản kế toán
- Tên gọi tài khoản:
Mỗi tài khoản kế toán (TK) có một tên gọi phản ánh nội dung kinh tế của đối tượng kế toán mà
TK đó phản ánh.
- Số hiệu tài khoản: Với hệ thống TK kế toán hiện hành:
Mỗi TK cấp 1: được ký hiệu bằng 3 chữ số:
Chữ số thứ nhất: phản ánh loại TK
Chữ số thứ hai: phản ánh nhóm TK trong loại.
Chữ số thứ ba: phản ánh chi tiết các đối tượng trong nhóm TK
Ví dụ: TK 112 : Tiền gửi ngân hàng
Chữ số thứ nhất: phản ánh TK loại 1: Tài sản ngắn hạn
Chữ số thứ hai: phản ánh nhóm TK : là nhóm Vốn bằng tiền
Chữ số thứ ba: phản ánh đối tượng chi tiết trong nhóm là TGNH
Mỗi TK cấp 2: gồm 4 chữ số, 3 chữ số đầu là là ký hiệu của TK cấp 1
Ví dụ : TK 1121: Tiền Việt nam (chi tiết TGNH bằng tiền Việt nam)
TK 1122 : Ngoại tệ (chi tiết TGNH bằng ngoại tệ)

20 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

TK 1123 : Vàng, bạc, đá quý (chi tiết TGNH bằng vàng, bạc, đá quý)
Để tiện cho việc sử dụng số hiệu của TK, có một số điểm đặc biệt như sau:
* Các con số tận cùng trong các TK là số 8 chỉ các nội dung khác của từng nhóm TK
Ví dụ: TK 138: Phải thu khác , TK 338 Phải trả khác…
* Các con số tận cùng trong các TK là số 9 để chỉ các TK dự phòng.
Ví dụ : TK 129 - Dự phòng đầu tư ngắn hạn
TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

2.3. Danh mục TK kế toán thống nhất hiện hành (Có bảng hệ thống TK kèm theo)

21 of 22 4/2/2008 11:17 AM
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÀI KHOẢN KẾ TOÁN http://www.dayhoctructuyen.com/file.php/23/CHUONG_III.htm

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG III:

1.Tài khoản kế toán là gì ? Sự cần thiết khách quan của việc hình thành phương pháp tài khoản ?
2. Trình bày nội dung và kết cấu chung của tài khoản ?
3.
Trình bày nguyên tắc ghi chép các loại tài khoản: tài khoản phản ánh tài sản, tài khoản phản
nguồn vốn ?
4.
Trình bày cách phân loại tài khoản theo nội dung kinh tế, theo công dụng và kết cấu, ý nghĩa c
cách phân loại này ?
5.Trình bày các quan hệ đối ứng kế toán ? Cho ví dụ minh họa - nhận xét về các ví dụ
6.Ghi sổ kép là gì ? Nguyên tắc ghi sổ kép ? Cho ví dụ minh họa ?
7.Ghi
sổ đơn có điểm gì khác biệt với ghi sổ kép về nguyên tắc ghi và phạm vi áp dụng trong thực tế ?
8. Kế toán tổng hợp là gì ? Kế toán chi tiết là gì ? Tác dụng của kế toán tổng hợp và kế toán chi
tiết. Mối quan hệ giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết ?
9. Tại sao phải kiểm tra số liệu ghi chép trên các tài khoản kế toán ? phương pháp kiểm tra số liệu
tài khoản bằng bảng cân đối tài khoản ?
10. Tài khoản và hệ thống tài khoản hiện
hành (nguyên tắc sắp xếp, phân loại và đánh ký hiệu các tài khoản ?

22 of 22 4/2/2008 11:17 AM

You might also like