You are on page 1of 13

KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM


1. Nguyễn Hữu Vinh (Trưởng nhóm)
2. Lục Thị Thúy
3. Nguyễn Thị Hồng Thúy
4. Hoàng Thị Diệu Thúy
5. Nghiêm Huyền Trang
6. Lại Thị Trang
7. Trần Thị Trang
8. Ma Thị Tuy
9. Bùi Ngọc Tuyên
10.Vũ Thị Tuyết
11.Phạm Bích Vân
12. Lưu Thị Vân (Người trình bày)
13.Dương Thị Yên
14.Mai Thị Hải Yến

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 1 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
Kiểm toán chu trình mua hàng, hàng tồn kho và giá vốn

1. Khái quát về chu trình mua hàng, hàng tồn kho và giá vốn
1.1. Nội dung của chu trình
1.1.1. Chu trình mua hàng:
- Chu trình mua vào và thanh toán gồm các quyết định và các quá trình cần thiết
để có hàng hoá và dịch vụ cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
VD: Nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, vật tư điện nước, sửa chữa và bảo trì...
- Chu trình thường bắt đầu bằng sự khởi xướng của đơn đặt mua của người có
trách nhiệm cần hàng hoá hay dịch vụ đó và kết thúc bằng việc thanh toán cho nhà
cung cấp về hàng hoá hay dịch vụ nhận được.
1.1.2. Chu trình hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái
vật chất. Hàng tồn kho có thể được mua từ bên ngoài hoặc từ sản xuất để dùng vào
mục đích sản xuất kinh doanh. Thông thường, chúng bao gồm những loại là: Nguyên
vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa. Ngoài ra còn
bao gồm một số hàng hóa thuộc quyền sở hữu của đơn vị nhưng vì những lý do khác
nhau nên không nằm trong kho đơn vị như hàng đang đi đường, hàng gửi bán….
Giá vốn hàng bán của thành phẩm, hàng hóa, lao vụ cung cấp trong kỳ. Giữa giá
vốn hàng bán và hàng tồn kho có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
1.2. Đặc điểm của chu trình:
- Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị - nhất là
đối với doanh ngiệp thương mại và có thể được dự trữ ở nhiều địa điểm khác nhau
- Các khoản mục hàng tồn kho thường đa dạng và có thể chịu ảnh hưởng lớn bởi
hao mìn hữi hình và hao mòn vô hình như là mau hỏng, dễ bị lỗi thời…
- Gía trị nhập kho của hàng tồn kho thường được cộng (hoặc trừ) các chi phí
mua, các khoản được giảm giá, bớt giá…

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 2 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
- Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá hàng tồn kho, vì thế sẽ dẫn đến
kết quả khác nhau về lợi nhuận, về giá trị hàng tồn kho…
- Khi khóa sổ hàng tồn kho, việc tách biệt giữa các niên độ cũng là một vấn đề
phức tạp đối với khoản mục này.
1.3. Mục tiêu của kiểm toán chu trình:
Mục đích chung của kiểm toán chu trình mua vào và thanh toán là đánh giá xem các
số dư tài khoản có bị ảnh hưởng bởi chu trình này, có được trình bày trung thực và phù
hợp với các nguyên tắc kế toán được thừa nhận hay không.
Mục tiêu đặc thù của chương trình kiểm toán mua hàng và thanh toán bao gồm
các mục tiêu sau:
- Có căn cứ hợp lý - mọi khoản ghi sổ về tài khoản công nợ đều phải có chứng từ,
hoá đơn hợp lý hợp lệ.
- Tất cả các chi phí mua hàng hay dịch vụ được hạch toán chính xác (tính đầy đủ,
tính chính xác).
- Nguyên tắc hạch toán các chi phí được áp dụng chính và phù hợp với các chuẩn
mực áp dụng trong khuôn khổ kiểm toán (giá trị, cách trình bày).
- Chia cắt niên độ được thực hiện chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu).
- Các tài khoản phải trả người bán hàng bao gồm các giá trị hàng dịch vụ mua trả
chậm và các khoản nợ khác đối với nhà cung cấp đã thực sự cung cấp hàng hay dịch vụ
cho doanh nghiệp (tính hữu hiệu, tính sở hữu).
- Tất cả các khoản tiền đã trả được hạch toán chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác).
- Các giấy báo có và bút toán đều là có cơ sở ( tính hữu hiệu, tính chính xác).
Đối với chu trình hàng tồn kho thì việc kiểm soát nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
Dựa vào các mục tiêu kiểm toán tổng quát, có thể xá định mục tiêu kiểm toán đặc thù
của khoản mục này như sau:
- HTK cuối kỳ phải được chứng minh rằng thật sự tồn tại và thật sự thuộc quyền
sở hữu của doanh nghiệp

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 3 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
- Các nghiệp vụ HTK phải được ghi đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày trên báo
cáo tài chính.
- Việc đánh giá HTK đã tuân thủ đúng chuẩn mực kế toán và luật pháp, lập dự
phòng giảm giá khi cần thiết
- Việc trình bày khai báo trên báo cáo tài chính trình bày đúng đắn giá trị HTK.
2. Kiểm soát nội bộ đối với chu trình
2.1. Mục đích kiểm soát chu trình:
- Đảm bảo cho việc xử lý các đơn đặt mua hàng hóa hay dịch vụ được hợp lý.
Ví dụ. Đảm bảo sự phê chuẩn đúng đắn nghiệp vụ mua hàng, số lượng hàng hóa
là đúng theo yêu cầu, tránh cho việc mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàng không
cần thiết, trên các đơn đặt mua hàng có chữ ký của các bên có liên quan.
- Đảm bảo cho việc nhận hàng hóa dịch vụ đúng và hợp lý.
Đảm bảo cho số lượng hàng hóa, giá cả là hợp lý giữa hóa đơn và đơn đặt mua
hàng. Để ngăn ngừa sự ăn cắp và lạm dụng thì điều quan trọng là hàng hóa phải được
kiểm soát một cách chặt chẽ từ lúc nhận chúng cho đến khi chúng được chuyển đi.
Nhân viên trong phòng tiếp nhận phải độc lập với nhân viên kho và phòng kế toán.
Mục đích của kiểm soát nội bộ trong chu trình hàng tồn kho và giá vốn hàng bán:
- Đối với quá trình kiểm soát vật chất:
Việc xây dựng tốt hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ ngăn ngừa việc mất mát, ăn cắp tài
sản.Việc sử dụng các khu vực kho hàng riêng biệt, hạn chế ra vào kho nguyên vật liệu,
hàng hoá, sản phẩm dở dang, thành phẩm là một thủ tục kiểm soát chủ yếu để bảo vệ tài
sản.Ngoài ra trong nhiều trường hợp thì sự phân chia trách nhiệm cụ thể trong quản lý
hàng tồn kho cho những cá nhân cũng hết sức càn thiết.
- Đối với quá trình kiểm soát ghi chép:
Các chứng từ được đánh số trước, được xét duyệt trước khi cho phép hàng vận động
sẽ có tác dụng bảo vệ tài sản như không để sử dụng sai mục đích.Mặt khác quá trình ghi
chép sổ sách hàng tồn kho phải tách biệt với người bảo vệ, quản lý tài sản. Sổ sách tổng
hợp và chi tiết hàng tồn kho phải theo dõi cả về số lượng, chất lượng của hàng tồn kho

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 4 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
đầu kỳ, nhập xuất, hàng tồn kho cuối kỳ cũng như phải rách biệt trách nhiệm của các bộ
phận quản lý để có cơ sở điều tra khi phát sinh chênh lệch giữa kiểm kê và sổ sách.
2.2. Một số thủ tục kiểm soát chu trình mua hàng và hàng tồn kho
2.2.1. Quá trình hình thành đơn đặt hàng
Đối với một quá trình kiểm soát nội bộ tốt thì công ty cần lập một bộ phận
mua hàng để xét duyệt mọi nghiệp vụ mua và đảm bảo hợp lý về giá cả, chất lượng
của nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ được mua. Như vậy, việc mua hàng luôn phải
có sự phê chuẩn đúng đắn để đảm bảo rằng hàng hóa mua sẽ đúng theo mục đích của
công ty tránh tình trạng mua quá nhiều hoặc mua các mặt hàng không cần thiết….
Các chứng từ mua hàng cần thiết:
- Phiếu mua hàng: Là phiếu yêu cầu cung ứng về hàng hóa của bộ phận có trách
nhiệm. Phiếu này có thể được lập khi có nhu cầu đột xuất hay thường xuyên
- Đơn đặt hàng: Căn cứ theo phiếu đề nghị mua hàng, bộ phận mua hàng sẽ phê
chuẩn hành vi mua và lập đơn dặt hàng để gửi cho người bán.
Nó phải ghi rõ mọi thông tin có liên quan đến hàng hoá mà công ty có ý định
mua như: số lượng, chủng loại, chất lượng, quy cách, giá cả,…
2.2.2 Nhận hàng hoá
Khi nhận hàng hoá một bộ phận nhận hàng sẽ phải kiểm tra về mẫu mã, số
lượng, thời gian đến và các điều kiện khác và lập báo cáo nhận hàng, các nhân viên
nhận hàng phải độc lập với thủ kho và phòng kế toán, điều quan trọng là hàng hoá
phải được kiểm soát chặt chẽ từ lúc nhận hàng cho đến khi chuyển đi nhập.
2.2.3. Tồn trữ hàng hoá tại kho:
Là quá trình từ khi nhận hàng về được tồn trữ tại kho cho đến khi xuất ra để bán
hoặc để sản xuất sản phẩm. Cần chú ý xác lập quy trình bảo quản ,tồn trữ để hàng hoá
giảm hao hụt ,không bị giảm phẩm chất.
Chứng từ cần thiết khi đưa hàng tồn kho vào sản xuất là phiếu xin lĩnh vật tư. Căn
cứ vào nhu cầu sản xuất, người phụ trách tại những bộ phận sản xuất sẽ lập phiếu xin lĩnh
vật tư, trong đó nêu số lượng, chất lượng của nguyên vật liệu cần thiết. Phiếu này được sử

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 5 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
dụng để ghi vào sổ chi tiết và để hạch toán từ tài khoản nguyên vật liệu sang tài khoản
sản phẩm dở dang.
2.2.4. Sản xuất sản phẩm:
Phương thức sản xuất sẽ tuỳ thuộc vào từng công ty, ví dụ: Sản xuất theo kế hoạch,
theo định mức, theo nhu cầu của nền kinh tế và dự báo kinh doanh hay đơn đặt hàng…
Tại các phân xưởng sản xuất khác nhau cần thiết lập các nội quy và quy trình sản xuất để
theo dõi sản lượng, kiểm soát phế liệu, chất lượng, bảo vệ nguyên vật liệu…
Trong mọi công ty có hoạt động sản xuất, chế biến thì kiểm soát nội bộ đối với kiểm
toán chi phí là một phần quan trọng của chức năng sản xuất. Cơ cấu kiểm soát đó giúp
người quản lý vạch kế hoạch, kiểm soát và đánh giá hàng tồn kho xác thực.
2.2.5. Tồn kho thành phẩm:
Khi sản phẩm hoàn thành, các phân xưởng sản xuất sẽ chuyển cho kho thành
phẩm.Ở đây cũng cần có những quy chế bảo quản, tồn trữ. Để kiểm tra nội bộ tốt, thành
phẩm cần được theo dõi trên sổ chi tiết theo từng mặt hàng.
2.2.6. Tiêu thụ:
Mọi hành vi giao hàng hoặc bán sản phẩm đều phải được phê chuẩn là lập đầy đủ
những thủ tục và chứng từ cần thiết:
- Đơn đặt hàng và quá trình xử lý đơn đặt hàng của khách hàng: Trước khi hàng hoá
được gửi đi, người có quyền hạn phải xét duyệt để phê chuẩn phương thức bán chịu áp
dụng đối với từng khách hàng.Ở đây nếu kiểm soát nội bộ yếu kém sẽ dẫn đến gia tăng
các khoản nợ khó đòi.
- Chứng từ vận chuyển: là tài liệu chứng minh hàng hoá đã được chuyển giao cho
khách hàng và dùng để ghi nhận doanh thu. Chứng từ này là cơ sở để đảm bảo việc tính
tiền là đúng đắn về số hàng đã gửi cho khách hàng. Các chứng từ vận chuyển phải được
cập nhật thường xuyên vào sổ theo dõi hàng tồn kho.
- Hoá đơn bán hàng: Chứng minh về khoản nợ phải thu đối với người mua và là cơ
sở để lập bút toán ghi Nợ TK phải thu và ghi Có TK Doanh thu bán hàng.

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 6 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
3. Chương trình kiểm toán chu trình mua hàng, hàng tồn kho và giá vốn
3.1. Chu trình mua hàng:
3.1.1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ.
3.1.1.1. Tìm hiểu kiểm soát nội bộ
- Tìm hiểu những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình mua hàng và thanh
toán như: Đơn đặt hàng, phương thức thanh toán ……
- Tìm hiểu các rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp không thể khắc phục được trong
quá trình mua hàng và thanh toán.
- Tìm hiểu quá trình luân chuyển chứng từ của quy trình.
3.1.1.2. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản.
- Kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát cho các cơ sở dẫn liệu chủ yếu của
nợ phải trả. Đây là cơ sở để kiểm toán viên chọn lựa các thử nghiệm cơ bản cần thiết để
kiểm tra các khỏan phải trả vào thời điểm khóa sổ.
- Mức rủi ro kiểm soát thấp đối với nợ phải trả là khi kiểm toán viên nhận
thấy rằng các phiếu nhập được đánh số một cách liên tục và được lập tức thời cho mỗi
hàng hóa nhập kho, các chứng từ được lập và ghi chép kịp thời vào sổ nhật ký, các
khoản thanh toán được thực hiện đúng hạn và ghi chép kịp thời vào nhật ký và các sổ chi
tiết.
- Mức rủi ro kiểm soát cao được đưa ra khi kiểm toán viên phát hiện rằng sổ
chi tiết không thống nhất với sổ cái, phiếu nhập và các chứng từ không được đánh số liên
tục và được sử dụng một cách tùy tiện, các nghiệp vụ mua hàng không được ghi chép mà
để đến khi trả tiền mới ghi, các khoản phải trả thường thanh toán chậm trễ, quá hạn…
Trong trường hợp này, kiểm toán viên phải mở rộng các thử nghiệm cơ bản để có thể
xác định xem báo cáo tài chính có phản ánh trung thực mọi khoản phải trả của đơn vị
vào thời điểm khóa sổ hay không.
3.1.1.3. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
 Kiểm tra sự hiện diện của chứng từ trên biên lai.
+ Kiểm tra dấu hiệu của sự phê chuẩn.

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 7 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
+ Kiểm tra dấu hiệu của việc hủy bỏ.
+ Kiểm tra dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.
 Theo dõi một chuỗi các đơn đặt mua.
+ Theo dõi một chuỗi các báo cáo nhận hàng.
 Theo dõi một chuỗi các biên lai
+ Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ
 Kiểm tra các thủ tục thủ công và sơ đồ tài khoản.
+ Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ
 Kiểm tra các thủ tục thủ công và quan sát liệu có hóa đơn nào của người bán
chưa được ghi vào sổ hay không
+ Kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra nội bộ
3.1.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản.
 Xem xét lại sổ nhật ký mua hàng, sổ cái tổng hợp, và sổ phụ các khoản phải
trả đối với các số tiền lớn và không bình thường.
+ Kiểm tra tính hợp lý và tính xác thực của các chứng từ chứng minh. Đối
chiếu hàng tồn kho mua vào với các sổ sách thường xuyên.
 Kiểm tra tính đúng đắn của chứng từ.
 Đối chiếu một hồ sơ các báo cáo nhận hàng với sổ nhật ký mua vào.
+ Đối chiếu một hồ sơ các biêm lai với sổ nhật ký mua vào.
 So sánh các nghiệp vụ ghi sổ trên sổ nhật ký mua vào với số hóa đơn của
người bán, báo cáo nhận hàng và các chứng từ chứng minh khác.
+ Tính lại để kiểm tra tính chính xác về mặt giấy tờ của các hóa đơn của người bán
kể cả các khoản chiết khấu và chi phí vận chuyển.
 So sánh sự phân loại với tài khoảntham chiếu theo hóa đơn của người bán.
 So sánh ngày của báo cáo nhận hàng và hóa đơn của người bán với ngày trên
sổ nhật ký mua vào.

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 8 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
 Khảo sát tính chính xác về mặt giấy tờ bằng cách cộng tổng số nhật ký và theo
dõi quá trình chuyển sổ vào sổ cái tổng hợp với sổ phụ Các khoản phải trả vào sổ kho.

3.2. Chu trình hàng tồn kho và giá vốn


3.2.1. Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
3.2.1.1. Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
- Xem xét đánh giá những nhân tố chung có tầm quan trọng đặc biệt cho hàng
tồn kho: năng lực của nhân viên, tổ chức các bộ phận kế toán kho, kế toán mua hàng,
quản lý thành phẩm, xem xét hoạt động của kiểm toán nội bộ…
- Tìm hiểu về các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của khách hàng như rủi ro liên
quan đến sản phẩm như do: lỗi thời, hư hỏng do quá hạn, mất phẩm chất, cạnh
tranh…
- Tìm hiểu quy trình luôn chuyển chứng từ kể cả giai đoạn mua vào cho đến khi
tiêu thụ sản phẩm. Tìm hiểu xem các chứng từ có được lập đúng đắn hay không? Có
được ghi chính xác, đầy đủ hay không?
- Tìm hiểu các sơ đồ hạch toán, loại tài khoản sử dụng và các loại sổ sách sử
dụng trong chu kỳ. Qua đó đánh giá xem các loại sổ sách này có đảm bảo cung cấp
thông tin tài chính chính xác, đáng tin cậy cho công tác quản lý không? Hay có giúp
cho việc kiểm tra khi cần truy cập chứng từ không?
- Hệ thống sổ sách chi tiết được mở ra có đảm bảo cung cấp số liệu chi tiết cho
công việc điều hành cụ thể chưa?
- Xem xét các rủi ro liên quan đến việc đánh giá hàng tồn kho, xem xét khả năng
của kế toán trong việc theo dõi và tính giá thành sản phẩm.
Tóm lại: Kiểm toán viên cần đánh giá là kiểm soát nội bộ có ngăn ngừa được
việc thất thoát tài sản hay không? Có tuân thủ các nguyên tắc phân công phân nhiệm,
nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn không?
3.2.1.2. Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 9 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
Ở mỗi hệ thống kiểm soát nội bộ, đều có thể sử dụng các thử nghiệm kiểm soát
liên quan để xem xét tính hữu hiệu của hệ thống.
Ví dụ như để kiểm tra sự hiện hữu hoặc phát sinh liên quan đến việc lưu kho
hàng hoá thì các thử nghiệm kiểm soát là kiểm tra các phiếu nhập kho, báo cáo giao
nhận hàng hoá; kiểm tra sự đính kèm giữa phiếu xuất kho với các lệnh xuất, phiếu
lĩnh vật tư hay là quan sát kiểm kê hàng tồn kho, thực hiện kiểm kê lại.
3.2.1.3. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
- Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua hàng, thực hiện các kiểm tra như kiểm tra về
sự xét duyệt các nghiệp vụ, đối chiếu giữa đơn đặt hàng, báo cáo nhà hàng, hoá đơn
người bán về số lượng và giá cả…, kiểm tra việc ghi chép trên sổ sách.
- Trong trường hợp đơn vị áp dụng phương pháp KKTX, kiểm tra hệ thống sổ
chi tiết hàng tồn kho để đảm bảo sự ghi chép đầy đủ và chính xác trên sổ này.
3.2.1.4. Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm cơ bản
Sau khi đã thực hiện các thủ tục nêu trên, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát
cho từng cơ sở dẫn liệu
Nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp thì các thử nghiệm cuối năm có thể
chỉ là đối chiếu giữa các loại sổ sách. Nếu đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát là trung
bình thì có thể áp dụng thêm một số thủ tục nhằm phát hiện gian lận. Nếu đánh giá rủi
ro kiểm soát là tối đa thì KTV phải mở rộng thủ tục kiểm tra chi tiết các khoản mục.
3.2.2. Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
3.2.2.1. Yêu cầu đơn vị cung cấp số liệu chi tiết hàng tồn kho, đối chiếu sổ cái
và sổ chi tiết
- Xem xét tính hợp lý chung giữa các loại sổ sách hàng tồn kho bằng cách xem
xét số dư tồn kho trên báo cáo tài chính và đối chiếu với sổ cái, xem xét đối chiếu số
dư với số tổng cộng từ các sổ chi tiết trên bảng liệt kê hàng tồn kho
- Thực hiện các thử nghiệm về ghi chép để đảm bảo rằng hảng tồn kho trên
bảng liệt kê hàng tồn kho phù hợp với các số liệu kiểm kê vật chất hàng tồn kho, sổ
tổng cộng được cộng đúng và phù hợp với sổ cái.

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 10 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
- Thử nghiệm tính đầy đủ hàng tồn kho bằng cách đối chiếu các thẻ kho với các
bảng liệt kê danh sách hàng tồn kho và đảm bảo rằng hàng tồn kho trên các thẻ kho
đều được ghi chép.
- Xem xét sự phân chia của các loại nguyên vật liệu, sản phẩm đang chế tạo và
thành phẩm bằng cách so sánh các thẻ kho, biên bản kiểm kê với bảng liệt kê danh
sách hàng tồn kho để xem sự phân loại có được thực hiện đúng không?
- Đối chiếu các thẻ kho đã được nhận diện là không thuộc quyền sở hữu của đơn
vị trong quá trình quan sát vật chất với bảng liệt kê danh sách hàng tồn kho. Xem lại
các hợp đồng với bên cung ứng và với bên khách hàng..
3.2.2.2. Quan sát kiểm kê hàng tồn kho
Thực hiện các thủ tục quan sát kiểm kê hàng tồn kho, bao gồm:
 Kiểm tra các hường dẫn về kiểm kê hàng tồn kho
 Thực hiện kiểm kê chọn mẫu hàng tồn kho
 Thu thập và kiểm tra thẻ kho
 Thu thập các thông tin về khoá sổ
 Nhận định hàng tồn kho hư hỏng, lỗi thời
 Hoàn tất
Khi quan sát vất chất hàng tồn kho, kiểm toán viên cần chú ý một số vấn đề sau:
- Quan sát xem có sự chuyển dịch hàng tồn kho từ nơi này sang nơi khác không?
- Để đánh giá xem hàng tồn kho được ghi trên thẻ kho thực sự thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp hay không thì kiểm toán viên cần phải điều tra về hàng ký gửi
hoặc hàng của khách còn gửi trong phạm vi kho bãi của công ty.
- Đánh giá sự chính xác của kiểm kê bằng cách kiểm tra lại các số liệu kiểm kê
của doanh nghiệp để đảm bảo là số kiểm kê được ghi sổ chính xác vào thẻ kho
- So sánh kết quả kiểm kê vật chất với sổ chi tiết, điều tra các nguyên nhân của
các sai phạm trọng yếu

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 11 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
- Khảo sát tính lạc hậu của hàng tồn kho bằng cách thẩm vấn các nhân viên phân
xưởng, nhân viên quản lý, qua đó báo động những mặt hàng bị hư hỏng bị xếp vào
những vị trí không thích hợp.
- Đánh giá về tính hợp lý của tỷ lệ phần trăm hoàn thành ghi trên thẻ kho của sản
phẩm đang chế tạo
- Vào lúc gần hoàn tất của kiểm kê, phải theo dõi tất cả các sai lệch để đảm bảo
là chúng đã được giải quyết thoả đáng.
3.2.2.3. Xem xét chất lượng hàng tồn kho
Thông qua quá trình quan sát trực tiếp hàng tồn kho, kiểm toán viên cần đánh
giá chất lượng hàng tồn kho:
- Thẩm vấn nhân viên phân xưởng , nhân viên quản lý và thủ kho về thời gian và
trình tự của các lần nhập kho, xuất kho. Qua đó kiểm toán viên biết được hàng mới
nhập hay nhập đã lâu và xem xét chất lượng hàng tồn kho tại các kho bãi.
- Xem xét các loại hàng tồn kho vào thời điểm cuối năm về tuổi thọ, về các đặc
điểm lý, hoá, dễ hư hỏng của từng chủng loại. Xem xét các điều kiện lưu kho, bảo
quản, xắp xếp tại kho có đảm bảo, hay có phù hợp với các tiêu chuẩn hay không?
- Thẩm vấn các nhân viên kho hàng về các mặt hàng bán được nhiều nhất trong
năm.

3.2.3. Kiểm tra việc đánh giá hàng tồn kho


Việc đánh giá đúng đắn hàng tồn kho là một trong những thủ tục quan trọng
nhất khi kiểm toán hàng tồn kho. Trong quá trình kiểm tra việc đánh giá, có 2 vấn đề
quan trọng liên quan đến việc đánh giá hàng tồn kho của khách hàng:
+ Phương pháp đánh giá đó phải được chuẩn mực, hoặc chế độ kế toán hiện
hành cho phép.
+ Phương pháp đó phải được áp dụng nhất quán.
 Kiểm tra việc đánh giá hàng mua (nguyên vật liệu, hàng hoá…)

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 12 http://www.k3ktthb.tk/


KHOA KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QTKD
Công việc đầu tiên là xác định phương pháp đánh giá đơn vị sử dụng (nhập
trước xuât trước, nhập sau xuất trước, …)và các chi phí cấu thành giá trị hàng nhập
kho (giá mua, chi phí mua hàng,chiết khấu…). Qua đó, kiểm toán viên xem xét
phương pháp mà đơn vị chọn có được phép sử dụng không và áp dụng có nhất quán
với năm trước hay không?
Trước hết kiểm toán viên nên kê ra các mặt hàng sẽ kiểm tra việc đánh giá, sau
đó sẽ yêu cầu đơn vị cung cấp các hoá đơn của người bán có liên quan. Kiểm toán
viên cần chú ý đến số lượng ghi trên hoá đơn, vì điều này ảnh hưởng lớn đến việc áp
dụng phương pháp đánh giá hàng tồn kho. Để kiểm tra, tuỳ theo phương pháp đánh
giá mà kiểm toán viên có cách kiểm tra thích hợp.
Trong kiểm tra đánh giá hàng tồn kho, kiểm toán viên cũng cần lưu ý đến việc
lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Thông thường các hàng tồn kho bị giảm giá
nhiều, lỗi thời, mất phẩm chất cần phải được lập dự phòng để phản ánh hàng tồn kho
theo giá trị thuần tuý có thể thực hiện.
 Kiểm tra việc đánh giá hàng sản xuất (sản phẩm dở dang và thành phẩm)
Việc kiểm tra những loại này khá phức tạp, vì ngoài việc phải làm tương tư như
mua hàng, kiểm toán viên còn phải tìm hiểu rõ về các chi phí cấu thành đó là:
- Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Kiểm toán viên phải kiểm tra cả đơn
giá và số lượng nguyên vật liệu sử dụng. Việc kiểm tra đơn giá tương tự như việc

NHÓM 5 – K3KTTHB Trang 13 http://www.k3ktthb.tk/

You might also like