You are on page 1of 4

Trích dẫn

1. Toàn cầu hóa thông tin

Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế
giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các
cá nhân ở góc độ văn hoá, kinh tế, v.v. trên quy mô toàn cầu.

Toàn cầu hóa thông tin đó là quá trình thông tin ở khắp mọi nơi trên thế giới được truyền tải
liên tục, nhiều chiều và dễ dàng tới cho công chúng.

Ngày nay, ở bất kì đâu bạn cũng đều có thể nắm bắt được toàn bộ thông tin của thế giới trong
ngày qua. Đó là kết quả của quá trình toàn cầu hóa thông tin. Thông tin tại mọi ngóc ngách của
trái đất được các hãng truyền thông cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác tới cho mỗi
công dân. Bạn đang ngồi ở nhà và có thể theo dõi tình hình đang diễn ra ở Iraq hay ở Mĩ, hay
như tình hình giá xăng dầu trên thế giới hiện nay… điều sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn

1.1 Điều kiện hình thành toàn cầu hóa thông tin

Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong các lĩnh vực đăng tải, in ấn tạp
chí, báo, sự phát triển các công nghệ phát thanh truyền hình và đặc biệt là internet đã cho phép
những thông tin từ một quốc gia có thể được biết đến trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hóa
thông tin được gắn với những thành tựu mới nhất trong kỹ thuật thông tin liên lạc và điện tử.
Thông tin trong khoảnh khắc được truyền tải tức thời tới cho người xem và người đọc. Điều đó
cho phép hàng triệu người được chứng kiến và tham gia vào các sự kiện.

Mạng internet bao phủ toàn cầu, nhờ đó mà người sử dụng có khả năng nhận được thông tin cần
thiết từ các hãng tin một cách dễ dàng. Sự xâm nhập của tiến bộ khoa học kĩ thuật vào các hoạt
động báo chí là điều rõ ràng và dễ nhận thấy. Việc áp dụng rộng rãi kỹ thuật điện tử, truyền tải
dữ liệu xuyên biên giới, việc hình thành mạng lưới thông tin toàn cầu đã góp phần đưa tin tức
nhanh chóng tới công chúng. Điều đó là cần thiết cho một xã hội đang phát triển nhanh.

Một điều kiện thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa nữa là nhu cầu thông tin của công chúng ngày
một gia tăng. Các cơ quan báo chí muốn đáp ứng nhu cầu đó thì cần phải đẩy mạnh việc khai
thác sự đa dạng của thông tin, không thể bó hẹp thông tin trong phạm vi một quốc gia hay một
khu vực.

1.2 Biểu hiện của toàn cầu hóa thông tin

Biểu hiện rõ nhất là việc hình thành rất nhiều hãng thông tấn, hãng tin chuyên khai thác tin tức
trên khắp thế giới rồi bán lại cho các cơ quan thông tấn trên thế giới. Với sự chuyên biệt này,
các cơ quan báo chí chỉ cần mua lại tin từ các hãng thông tấn đó là có thể có đủ tin tức trên thế
giới cung cấp cho công chúng của mình.

Biểu hiện thứ hai đó là thông tin ở mọi nơi được cập nhật liên tục và nhiều chiều. Nếu như trước
kia, chỉ những thông tin quan trọng và có ảnh hưởng lớn mới được đề cập, thì ngày nay những
thông tin về những con người bình thường ở mọi nơi đều có thể được nhắc tới. Thông tin về
những nhân vật nổi tiếng không còn chỉ là thông tin riêng của một quốc gia mà đã trở nên nguồn
tin nóng cho những người quan tâm trên thế giới.
Tuy nhiên một vấn đề đặt ra là liệu các thông tin được toàn cầu hóa đó liệu có trung thực? Các
chuyên gia đã nhận xét, quốc gia nào làm chủ được thông tin thì quốc gia đó sẽ giành chiến
thắng. Không ai dám chắc những thông tin mà các hãng tin đưa ra không mang màu sắc chính
trị, phục vụ cho một đảng phái, một nền chính trị nào đó. Điều đó là dễ hiểu trong thời đại thông
tin có vai trò quan trọng như ngày nay. Các chính phủ phải điều tiết các dòng thông tin trong
tầm kiểm soát của họ, đưa ra những tin tức có lợi và theo những mưu đồ chính trị được tính toán
kĩ.

Không thể phủ nhận những thành tựu của công cuộc toàn cầu hóa thông tin đem lại. Truyền
hình, phát thanh, internet, báo chí đã và đang tác động về tình cảm, tư tưởng của công chúng
tiếp nhận thông tin, bất kể khoảng cách từ họ tới nguồn thông tin là bao nhiêu. Sự kết hợp giữa
thông tin toàn cầu và lợi ích khu vực làm cho hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng
trở nên hữu hiệu hơn nếu xét từ góc độc hình thành và thao túng công luận.

2. Quốc tế hóa báo chí

Trong bối cảnh thông tin toàn cầu đang phát triển, các tập đoàn truyền thông, các cơ quan báo
chí đều muốn đẩy mạnh ảnh hưởng của mình tở các quốc gia khác. Chính vì vậy mà họ cố gắng
đưa tờ báo của mình ra khỏi khuôn khổ của một quốc gia.

Quốc tế hóa báo chí là hình thức mà một tờ báo, ấn phẩm báo chí được phát hành ở nhiều quốc
gia, hoặc phát hành ở quốc gia này nhưng được bán ở quốc gia khác.

2.1 Biểu hiện của quốc tế hóa trong lĩnh vực báo in

• Báo chí in ấn ở nước này, nhưng lại được phát hành ở nhiều nước trên thế giới.

• Báo chí in ấn ở nhiều nước cùng một lúc (thí dụ Nhân dân Nhật báo của Trung quốc, tạp chí
Tuyển tập (Readers Digest)

• Hai nước liên kết với nhau xuất bản một số báo

• Cơ quan báo chí mở nhiều chi nhánh ở nước ngoài

• Các tập đoàn báo chí phát triển những tờ báo cho khu vực riêng với ngôn ngữ của khu vực đó.

2.2 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực phát thanh

• Biểu hiện lớn nhất trong lĩnh vực phát thanh đó là xu hướng phát sóng ra nước ngoài của các
tổ hợp truyền thông.

• Có tổng số: 80 đài phát thanh ra nước ngoài, phát thanh tới 20.000 giờ trong tuần, bằng 48
thứ tiếng, phủ sóng toàn cầu.

• Một số đài tiêu biểu như :

- VOA của Mỹ phát 2001 giờ/ tuần với 40 thứ tiếng


- BBC của Anh phát khoảng 120 giờ/ ngày với 38 thứ tiếng

- Làn sóng Đức phát 100 giờ/ ngày, với 40 thứ tiếng

- Đài CRI (Trung quốc) phát sóng 680 giờ/ngày với 43 thứ tiếng

• Những điểm cần chú ý về nội dung:

- Đài phát thanh ra nước ngoài của các nước không có lợi cho nước chủ nhà về mặt kinh tế
nhưng quan trọng về mặt chính trị nên được nhà nước quan tâm

- Về cơ cấu tổ chức có nét đặc biệt (có phòng PR - nghiên cứu nhu cầu công chúng, ban dạy
tiếng nước ngoài)

- Những nội dung cần chú ý trong thông tin của các nước tư bản qua đài phát thanh:

• Mô tả các nước tư bản giàu có thanh bình, là mô hình của nhiều nước vươn tới.

• Không đưa ra đầy đủ những mặt trái, mặt tiêu cực của xh TBCN để công chúng phê phán

• Đồng nhất mục tiêu chế độ tư bản chủ nghĩa với chủ nghĩa cộng sản

• Phê phán chủ nghĩa Mác , chống phá các nước XHCN, tăng cường các chiến lược diễn biến
hòa bình

2.3 Biểu hiện quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực truyền hình

• Lợi thế của thông tin trong lĩnh vực truyền hình đó là sử dụng hình ảnh

• Xu thế nhiều đài truyền hình trên thế giới phát các chương trình truyền hình đối ngoại

• Tăng cường các chương trình phát hình gắn với lồng tiếng hoặc có chữ dịch hiện trên màn
hình

• Hình thành nhiều đài truyền hình của khu vực, đài truyền hình cho châu lục, hoăc đài của các
tập đoàn báo chí dành riêng cho khu vực.

2.4 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực thông tấn

• Thu thập thông tin nước ngoài đầy đủ, chính xác là nghĩa vụ và trách nhiệm của các hãng
thông tấn

• Đa dạng hóa các loại hình thông tin: hình ảnh, âm thanh, các văn bản...

• Số lượng ấn phẩm báo ảnh càng ngày càng phát triển

• Liên kết các hãng thông tấn quốc tế


2.5 Biểu hiện của quốc tế hóa báo chí trong lĩnh vực báo mạng

• Hình thành những trang web của các cơ quan báo chí.

• Các phiên bản của báo in được cập nhật thông tin nhanh chóng

• Hình thành những dịch vụ thông tin mới như chat, thư điện tử, điện thoại qua mạng

• Thông tin nhanh chóng, vượt qua mọi trở ngại về không gian và thời gian,

• Cần có trình độ cao để có thể loại bỏ thông tin nhiễu, thông tin không có độ tin cậy, thông tin
rác rưởi.

You might also like