You are on page 1of 5

Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác

Khái niệm

Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bị cấm là hành vi trực
tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Hình thức xử lý

Doanh nghiệp có hành vi gây rối trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp khác sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Trong trường hợp hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác làm cho doanh
nghiệp bị gây rối không thể tiếp tục tiến hành hoạt động kinh doanh một cách bình thường, doanh
nghiệp vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Ngoài việc bị phạt tiền, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức
xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao gồm cả tịch thu
toàn bộ khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

- Buộc cải chính công khai.


Cạnh tranh không lành mạnh - Góc nhìn từ quyền lợi người tiêu dùng
Thứ hai, 27/10/2008, 23:34 (GMT+7)
Vài năm gần đây, thị trường hàng hóa tăng trưởng nhanh với sự hiện diện đa dạng các mặt hàng phục vụ
cho người tiêu dùng, chất lượng nhiều sản phẩm không ngừng được nâng cao. Để thành công, nhiều
doanh nghiệp đã áp dụng chính sách kinh doanh và phương pháp tiếp thị mới mẻ, mang lại hiệu ứng tốt từ
xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh vẫn tồn tại một số hình thức “đấu đá”
nhau trên thương trường. Thiết nghĩ, kiểu kinh doanh không lành mạnh này cần sớm được nhận diện để
giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Gần đây nhất, cùng lúc trên nhiều tờ báo xuất hiện những bài viết na ná nhau về bột ngọt và hạt nêm, trong
đó đề cập đến việc các loại hạt nêm trên thị trường chứa khoảng 30% bột ngọt kèm theo một số thông tin
kiểu như “dùng bột ngọt có thể gây dị ứng hoặc không nên dùng bột ngọt cho trẻ em dưới 3 tuổi” từ một số
người làm việc trong ngành liên quan.

Không trách các cơ quan báo chí bởi lẽ hầu hết các nguồn tin này được cung cấp từ những người có trách
nhiệm, và dĩ nhiên, hiệu ứng từ xã hội sẽ tạo ra một mối nghi ngờ về sự nguy hại của sản phẩm bột ngọt,
hạt nêm.

Ngay thời điểm đó, trên thị trường lại xuất hiện một loạt quảng cáo về sản phẩm hạt nêm mới tự công nhận
là “Đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Y tế”, “làm từ sườn non và hạt sen” khiến không ít
người tiêu dùng lầm tưởng đây là sản phẩm hạt nêm duy nhất đạt chất lượng và không chất bột ngọt.

Câu hỏi đặt ra là chiến dịch quảng bá sản phẩm hạt nêm này liệu có liên quan đến phương thức kinh
doanh, cạnh tranh hay không? Câu trả lời đã “hiện diện” ngay sau đó khi hàng loạt doanh nghiệp khác kinh
doanh trong lĩnh vực bột ngọt, hạt nêm “phản ứng” đến các cơ quan chức năng, cơ quan báo chí và cho
rằng doanh nghiệp trên đã thực hiện quảng cáo không đúng với sự thật.
Thông tin từ phía các doanh nghiệp này cho thấy: Ủy ban Hỗn hợp
các chuyên gia về Phụ gia thực phẩm của Tổ chức Y tế thế giới
(JECFA) và Tổ chức Lương thực thế giới (FAO) đánh giá bột ngọt là
an toàn cho mục đích sử dụng và có liều lượng sử dụng hàng ngày
là không xác định. “Các thí nghiệm mù kép có đối chứng được kiểm
soát không tìm ra được mối liên hệ giữa “Hội chứng Cao lâu Trung
Quốc” với việc hấp thụ bột ngọt”- các chuyên gia từ JECFA nhận
định.

Ngoài ra, quá trình chuyển hóa bột ngọt ở trẻ em và người lớn là
Khách hàng đang được tư vấn kiến thức về
phân biệt hàng thật - hàng giả tại một điểm
như nhau và không có khuyến cáo sử dụng bột ngọt đối với phụ nữ
kinh doanh hàng chính hãng.
mang thai và trẻ em. Riêng đối với trẻ em dưới 12 tuần tuổi thì
không nên cho dùng bất kỳ loại phụ gia thực phẩm nào.

Trong quá trình tiếp nhận khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ của
CLB Chống hàng giả và Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Báo SGGP (SACC), bên cạnh rất nhiều trường
hợp người tiêu dùng thực sự bức xúc vì lý do quyền lợi chính đáng của mình bị xâm hại thì cũng có một ít
trường hợp khiếu nại có dấu hiệu “bất bình thường”.

Đó là những vụ việc kiểu như: Một người tiêu dùng mang 1 hộp bánh Trung thu đến khiếu nại vì bánh bị
mốc nghiêm trọng (nhìn rất rõ bên ngoài). Người khách hàng này chỉ trích doanh nghiệp sản xuất bằng
nhiều lý lẽ, đề nghị được bồi thường 100 triệu đồng.

Khi phía SACC giải thích chặt chẽ pháp lý và yêu cầu người tiêu dùng cung cấp giấy tờ tùy thân thì người
này tìm mọi cách khoái thác và ra về. Sau đó, khi SACC đối chứng với doanh nghiệp sản xuất lô hàng này
thì phát hiện nhiều “khuất tất” khác từ nguồn gốc người khiếu nại, và dĩ nhiên, những thông tin do người
này cung cấp hoàn toàn sai lệch.

Thật ra việc một doanh nghiệp tìm chỗ đứng cho sản phẩm của mình trên thị trường bằng cách tìm ra phân
khúc thị trường mới hoặc một phương thức quảng bá thương hiệu mới là điều bình thường, nhiều nhãn
hàng đã thành công với phương thức này.

Tuy nhiên, tìm chỗ đứng bằng cách nói xấu sản phẩm doanh nghiệp khác hoặc tự tạo ra những ngộ nhận
không tốt về sản phẩm của “đối thủ” thỉnh thoảng vẫn được một số doanh nghiệp sử dụng, dù biết rằng
điều này vi phạm đạo đức kinh doanh! Thành công hay thất bại khi áp dụng phương thức này tùy vào mức
độ nhận thức và đánh giá của người tiêu dùng và đặc biệt là vào sự nhìn nhận từ cơ quan có thẩm quyền
về vấn đề cạnh tranh không lành mạnh.

Rõ ràng, người tiêu dùng cần được minh bạch thông tin nhưng cũng cần phải bình tĩnh để không bị nhiễu
thông tin và bị lợi dụng khi các doanh nghiệp “đấu đá” lẫn nhau để giành thị trường. Điều quan trọng là mọi
người phải trang bị những kiến thức chuẩn xác để thực sự là người tiêu dùng thông thái trước nhiều thông
tin trái ngược nhau.

Theo định nghĩa tại khoản 4, Điều 3 Luật Cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành
mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt
hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc
người tiêu dùng.

Điều 39 Luật Cạnh tranh đã liệt kê các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao
gồm: Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; xâm phạm bí mật kinh doanh; ép buộc trong kinh doanh;
gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; khuyến mại nhằm cạnh tranh không
lành mạnh; phân biệt đối xử của hiệp hội; bán hàng đa cấp bất chính; các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 Luật Cạnh
tranh do Chính phủ quy
Một công ty gas bị “tấn công” bằng “bom”
điện thoại: Đây là hành vi cạnh tranh bị cấm
02-03-2009 22:28:50 GMT +7
QUỲNH NHƯ

Để chứng minh được thiệt hại, doanh nghiệp phải có văn bản của khách hàng về điện,
dây điện thoại bị bận và phải tìm đến chỗ mua gas khác. Ảnh minh họa: HTD
Tuy nhiên, muốn kiện, chứng minh rất nhọc nhằn.

Mới đây, Công ty TNHH Thương mại Gas Bình Minh (quận 4, TP.HCM) bị gây rối qua
hệ thống điện thoại. Nhiều số điện thoại di động gọi liên tục đến công ty nhưng khi nhân
viên nhấc điện thoại thì đầu dây bên kia cúp máy để rồi... tiếp tục gọi lại. Ông Cao Tiến
Chương, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty này, cho biết hệ thống máy tính của
công ty ghi nhận tất cả cuộc gọi và số máy gọi đến. Số cuộc gọi mỗi ngày được liệt kê
ra cả ngàn trang giấy và đếm không xuể các đầu số điện thoại di động gây rối!

“Cháy” điện thoại

Hậu quả là mạng điện thoại của Công ty Gas Bình Minh bị bận máy thường xuyên. Ông
Chương cho biết công ty có nhiều cửa hàng và đại lý liên kết, giúp hệ thống này bán
được cả ngàn bình gas mỗi ngày. Thế nhưng trong giai đoạn bị gây rối (từ ngày 10-2
đến nay) thì chỉ bán được 400-500 bình mỗi ngày. Sở dĩ công ty vẫn còn cầm cự được là
nhờ lắp thêm đường điện thoại. Ban đầu, công ty có khoảng 20 đường dây điện thoại.
Khi bị gây rối, công ty này đã phải kéo thêm đường dây khác, hiện có trên 100 đường
dây để đối phó với tình trạng bận máy!

Ông Chương đoán rằng đây là hành động của một nhóm đối thủ cạnh tranh chứ không
riêng một đối thủ, một đại lý gas nào. Bởi vì khi sự việc xảy ra, ông và nhân viên đánh
xe đến một đại lý đối thủ thì thấy năm nhân viên của họ ngồi bấm điện thoại di động gọi
liên tục. Ông đã gọi điện thoại cho chủ đại lý này và người này nói rằng có một nhóm
người đi vận động và đại lý chỉ “góp sim” vào.
Trước tình huống trên, ông Chương đã báo công an để vào cuộc truy tìm các đầu số di
động gây rối. Ông Chương cho biết đến cuối tuần rồi thì liều lượng gây rối có giảm bớt
và đến sáng qua (2-3) thì ngưng hẳn.

Khó chứng minh cạnh tranh không lành mạnh

TS Bùi Nguyên Khánh (Viện Nghiên cứu nhà nước và pháp luật) cho rằng xét theo Luật
Cạnh tranh thì có thể xem hành vi này là “gây rối hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp khác”. Hành vi này là một dạng cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm thực
hiện. Cụ thể, Điều 44 Luật Cạnh tranh cũng ghi rõ: “Cấm doanh nghiệp gây rối hoạt
động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bằng hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp
cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó”.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết khó xử lý được trường hợp trên. Bởi vì luật nói rõ là “cấm
doanh nghiệp”. Do đó, nếu muốn khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công
thương) thì điều đầu tiên Công ty Gas Bình Minh phải làm là chứng minh những người
gọi điện thoại gây rối đó chịu sự chỉ đạo của doanh nghiệp. Mà các số di động này là
sim trả tiền trước thì cũng chịu chết! Chỉ có thể nhờ lực lượng cảnh sát kinh tế điều tra
về các số máy gây rối và phải bắt quả tang mới xử lý được.

Cùng quan điểm trên, luật sư Trần Đình Bảo Quốc (Đoàn luật sư TP.HCM), cho rằng
nếu không chứng minh được “đạo diễn” vụ gây rối là công ty gas đối thủ thì sẽ không
giải quyết theo Luật Cạnh tranh được.

Kiện đòi bồi thường: Khó xác định thiệt hại

Trước đây cũng đã từng có vụ cạnh tranh tương tự xảy ra trong lĩnh vực taxi. TS Khánh
cho biết vào năm 2002, Công ty Tân Hoàng Minh hoạt động ở Hà Nội, khá hút khách.
Thấy vậy, hãng taxi TH đã phát tín hiệu gây nhiễu sóng của Tân Hoàng Minh khiến các
taxi của hãng này không liên lạc bộ đàm được với nhau, tổng đài cũng không điều xe đi
đón khách được... Tuy nhiên, vào năm 2002 chưa có Luật Cạnh tranh nên không thể xử
hãng TH. Cuối cùng, hãng TH chỉ bị xử phạt tiền về hành vi vi phạm quy định về vô
tuyến điện.

Những tưởng sau khi có Luật Cạnh tranh thì doanh nghiệp có chỗ để bấu víu khi bị đối
thủ cạnh tranh không lành mạnh. Hành trình để khiếu nại, xử lý hành vi cạnh tranh
không lành mạnh khó khăn là thế nhưng mức xử phạt tiền đối với bên vi phạm chỉ vỏn
vẹn 20 triệu đồng! Ông Trần Đình Bảo Quốc cho biết nếu Công ty Gas Bình Minh cho
rằng việc gây rối điện thoại đó làm thiệt hại đến doanh thu của công ty thì có thể kiện
đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, đòi được khoản này còn khó khăn hơn nữa! Chủ
yếu là vì công ty này không thể chứng minh được khoản thu nhập bị mất đi do hành vi
gọi điện thoại gây rối. Bởi vì trên thực tế vẫn có khách hàng gọi gas được, do đó công ty
mới bán được 400-500 bình gas mỗi ngày. Ngoài ra, công ty còn phải chứng minh 500-
600 bình gas bị hụt mất là do khách hàng không gọi điện thoại được. Muốn chứng minh
thì cũng phải có văn bản của khách hàng phàn nàn về đường dây điện thoại bị bận và
khách hàng buộc phải bỏ dịch vụ của gas Bình Minh, gọi gas chỗ khác...
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm theo Điều 39 Luật Cạnh tranh:

- Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.

- Xâm phạm bí mật kinh doanh.

- Ép buộc trong kinh doanh.

- Gièm pha doanh nghiệp khác.

- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.

- Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

- Khuyến mãi nhằm cạnh tranh không lành mạnh.

- Phân biệt đối xử của hiệp hội.

- Bán hàng đa cấp bất chính.

- Các hành vi khác.


|

You might also like