You are on page 1of 7

Bài 69: BỆNH ĐẠO ÔN

(Pyricularia oryzae Carava)

Bệnh hại trên lá, đốt thân, cổ bông, gié và hạt lúa. Bệnh do nấm Pyricularia oryzae Carava,
loại nấm này có thể lây nhiễm bất kỳ giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa. Vết bệnh tiêu biểu
trên lá có hình thoi, những đốm to thì hai đầu nhọn, tâm có màu xám trắng. Trên giống
nhiễm, các vết bệnh rất to thường liên kết với nhau tạo thành mảng cháy khô trên lá. Trên
giống kháng, các vết bệnh thường rất nhỏ, bằng đầu kim màu nâu, rất dễ nhầm lẫn với vết
bệnh tiêm lửa hoặc đốm nâu mới phát triển.

Bào tử của loại nấm rất nhỏ, có thể phát tán và bay cao 24-25 m, thậm chí có thể bay xa đến
10.000 m lây lan cho các ruộng lân cận trong khu vực. Nấm phát triển tốt trong điều kiện mát
từ 24-28oC, ẩm độ cao >80%, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm cao sẽ dễ phát sinh thành
dịch. Bào tử nấm nảy mầm khi gặp lớp nước tự do trên lá hay không khí bão hòa nước; ở 24oC
bào tử cần 6 giờ, ở 28oC mất 8 giờ; vượt quá 28oC bào tử phát triển kém. Bào tử xâm nhập
vào tế bào lá bằng cách mọc thành đĩa áp, chọc thủng vách tế bào lá
lúa. Ngoài ra, bào tử còn tiết ra độc tố pyricularin gây độc cho cây.
Cây lúa là ký chủ chính, bệnh có thể lưu tồn trên các cây ký chủ phụ
mọc quanh ruộng như các loài cỏ lồng vực, đuôi phượng, cỏ chỉ, lúa
ma, lúa chét...

Theo quy luật về thời tiết, trong vụ đông xuân thường có nhiều đợt
sương mù, đây là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh phát sinh phát
triển.

Bệnh hại trên cổ bông

Bệnh hại trên đốt


thân Vết bệnh
mới trên lá

Phòng trừ bằng cách:

● Sử dụng các giống lúa


kháng bệnh đạo ôn như:
IR1820, IR17494,
OM3536, OM2517, C70,
C71, ITA212... Đối với các
giống nhiễm, cần xử lý hạt
giống trước khi ngâm ủ bằng cách ngâm hạt giống
trong nước có nhiệt độ 54oC trong 10 phút hoặc sau khi ngâm giống, vớt để ráo nước, phun
thuốc Rovral 50WP hay Copper B-WP rồi sau đó ủ giống như bình thường.

● Không dùng hạt giống ở những ruộng bị nhiễm bệnh. Bón phân cân đối NPK. Không nên bón
đạm tập trung vào trước thời kỳ cuối đẻ nhánh, làm đòng và trước và sau trỗ. Khi cây lúa bị
bệnh, tuyệt đối không bón đạm, giữ nước xâm xấp, cắt tỉa bỏ những lá bị bệnh đem đốt.

● Dùng có loại thuốc: New Hinosan 30EC, Kitazin 50EC, Kasai 21,2%, Fujione 40EC, Beam
75WP, Trizol 20WP hoặc 75WP, Rabcide 30WP...
Ruộng lúa bị bệnh đạo ôn hại nặng

Phòng trừ bệnh đạo ôn hiệu quả

Nhận biết

Bệnh đạo ôn (hay bệnh cháy lá lúa) là một bệnh khá phổ biến ở các vùng trồng lúa do nấm Pyricularia
oryzae gây ra.

* Triệu chứng ban đầu là những chấm nhỏ li ti trên mặt lá.

* Triệu chứng điển hình là những đốm nâu hình như mắt én (hình thoi) viền màu nâu tâm xám trắng.

* Bệnh đạo ôn thường gây hại các bộ phận khác nhau của cây lúa: đạo ôn lá, đạo ôn đốt thân, đạo ôn bông.

Các yếu tố phát sinh phát triển bệnh

* Yếu tố quan trọng nhất là thời tiết: Chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm cao (ngày nắng nóng, đêm se
lạnh), sáng sớm hay chiều tối có sương mù, ẩm độ không khí cao là những điều kiện thuận lợi phát sinh
phát triển bệnh (các yếu tố này thường gặp trong vụ đông xuân).

* Giống lúa nhiễm bệnh.

* Yếu tố phân bón: Bón dư đạm hoặc bón phân không cân đối, bón phân dứt điểm để ăn Tết mà không xem
lúa có bệnh hay không.

* Mực nước trong ruộng: Ruộng khô nước bệnh thường xảy ra.

* Nguồn nấm bệnh: Nguồn nấm bệnh lưu tồn trong rơm rạ, cỏ dại và hạt giống do không xử lý giống.
* Một vết bệnh sản sinh và phóng thích cả triệu bào tử trong vòng 7 – 15 ngày.

Phòng trừ đạo ôn như thế nào?

Thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp:

- Gieo trồng những giống kháng.

- Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư rơm rạ, cỏ dại…

- Xử lý hạt giống bằng thuốc Dibavil 50Fl, pha nồng độ 2 - 3‰ cho hạt giống vào ngâm 24-36 giờ vớt ra
rửa sạch ủ bình thường. Biện pháp này rất hiệu quả và kinh tế ngoài phòng trừ bệnh đạo ôn còn phòng trừ
bệnh lúa von, lem lép hạt lúa.

- Không gieo cấy quá dày, ở ĐBSCL nên gieo sạ 80-100 kg/ha nếu sạ bằng máy và 100-120 kg/ha nếu sạ
bằng tay. Không nên sạ quá 200 kg/ha.

- Bón phân đầy đủ và cân đối. Nên dùng bảng so màu lá lúa.

- Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện bệnh sớm.

- Khi ruộng bị bệnh thì ngưng bón đạm dù đến thời kỳ bón thúc kể cả việc phun phân bón lá.

- Giữ mực nước trong ruộng tránh để ruộng khô bệnh sẽ nặng thêm.

- Phun các loại thuốc đặc trị: Liều lượng xem ở nhãn thuốc. Một số thuốc phổ biến để phòng trừ bệnh đạo
ôn là: One-over 40EC; Binhtin 75WP; Danabin 75WP.

Phun thuốc ra sao để đạt hiệu quả?

* Nguyên tắc 4 đúng phải được triệt để tôn trọng nên luân phiên các loại thuốc để tránh sự lờn thuốc.

* Cần chú ý: Thời điểm phun, số lần phun và lượng nước phun.

* Đạo ôn lá: Thường xuyên thăm ruộng khi lúa đang đẻ nhánh bệnh chớm xuất hiện lẻ tẻ vài ba vết kết hợp
với yếu tố thời tiết thuận lợi như ẩm độ không khí cao, ngày nóng đêm se lạnh, sáng sớm hoặc chiều tối có
sương mù thì nên tiến hành phun thuốc. Phun vào buổi chiều hoặc khi lá lúa đã ráo sương. Giai đoạn này
phun tối thiểu 400-500 lít nước thuốc/ha. Phun đảm bảo làm sao nước thuốc ướt đều cây. Khoảng 5-7 ngày
sau phun thuốc nên thăm ruộng thấy vết bệnh khô trắng và không xuất hiện thêm vết bệnh mới thì tiến hành
bón phân tăng cường thêm kali để cây mau phục hồi. Nếu bệnh không giảm mà có thêm các vết bệnh mới
xuất hiện thì phun lại lần hai: liều lượng như lần thứ nhất.

* Đạo ôn cổ bông (còn gọi là thối cổ gié): Thường xuyên thăm ruộng trước khi lúa trổ 15 ngày. Nếu thấy
bệnh chớm xuất hiện hoặc các yếu tố thời tiết thích hợp, giống lúa dễ nhiễm bệnh hoặc vùng thường xuyên
nhiễm bệnh thì phải tiến hành phun thuốc. Phun tối thiểu 2 lần, bệnh nặng theo dõi phun thêm lần 3. Phun
ướt đều cây và phun lúc chiều mát. Phun tối thiểu 600-800 lít nước thuốc/ha vì lúc này lúa đã kín hàng.
Phun lần đầu 5-7 ngày trước khi lúa trổ bông hoặc trễ lắm là lúc lúa thấp thó tức lúa trổ không quá 5%.

Phun lại lần thứ 2 lúc lúa trổ đều. Phun lại lần 3 vào giai đoạn lúa ngậm sữa, lần phun này là cần thiết ở
những khu vực thường xảy ra bệnh và giống lúa đang canh tác dễ nhiễm đạo ôn cổ bông. Chú ý sau khi
phun lần 3 không dùng thuốc nữa vì có phun cũng vô ích. Khi đi phun thuốc đi nhẹ nhàng tránh dẫm đạp
vào ruộng lúa nhiều để đảm bảo an toàn tối đa cho bộ rễ, điều chỉnh béc phun sao cho thuốc phun ra thật
mịn để thuốc bám đều trên bông thì hiệu quả trừ bệnh mới cao.

2. Bệnh đạo ôn (Piricularia oryzae)

2.1 Triệu chứng

- Trên mạ: vết bệnh có màu hồng hình thoi, sau chuyển qua màu nâu vàng, khô héo chết.

- Trên lá lúa: vết bệnh có hình thoi rộng ở phần giữa, nhọn ở 2 đầu. Vết bệnh có màu xám tro,
xung quanh nâu đậm tiếp giáp giữa mô khoẻ có màu nâu nhạt. Kích thước vết bệnh biến động
lớn từ nhỏ như vết kim đến 5 – 7 cm. Khi bệnh nặng các vết bệnh nối liền nhau tạo thành vết lớn
làm cho lá bị cháy.

- Trên thân và cổ bông bắt đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu đen về sau lớn dần bao quanh
thân, làm cho thân thắt lại. Trên cổ bông làm cho bông bạc gẫy. - Trên hạt ít bị tấn công

2.2 Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh đạo ôn do nấm Piricularia oryzae gây ra


2.3 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ. Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai
đoạn mạ đến khi trỗ chín

- Điều kiện thời tiết: Nấm bệnh đạo ôn ưa nhiệt độ tương đối thấp, điều kiện nhiệt độ 20-280C,
ẩm độ không khí cao đến bão hòa (90-100%) và thời tiết âm u trong tháng 3- 4 (vụ lúa xuân ở
miền Bắc) rất thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Bệnh hại nặng vào lúc trời mát, ẩm, có
sương mù.

- Ảnh hưởng bởi phân bón: bón nhiều N, bón muộn bệnh nặng, bón P hạn chế được bệnh (ở
vùng phèn), bón K tuỳ thuộc vào lượng N. Bón N, P, K sớm tập trung cân đối, không bón lai rai.

- Ảnh hưởng của giống: ở ruộng trồng giống nhiễm, điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh phát
triển nặng.

2.4 Biện pháp phòng, trừ

- Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm.

- Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi.

- Sử dụng phân bón cân đối hợp lý.

- Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh.

- Theo dõi diễn biến của bệnh, đặc biệt chú ý các giống nhiễm. Khi bệnh phát sinh nên cho
thêm nước vào ruộng, ngưng bón phân đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh
trưởng, phun các loại thuốc đặc trị bệnh. Dùng các loại thuốc trừ bệnh như chất kháng sinh
Kasugamicin (Kasumin), Tricyclazole (Trizole), Edifenphos (Hinosan), Fuji- One…

3. Bệnh khô vằn (Rhizoctonia solani

3.1 Triệu chứng - Đầu tiên vết bệnh có màu lục tối hơi ướt, hình bầu dục, sau đó lan rộng
ra và liên kết lại, tạo thành những đám chồng chất lên nhau với các màu sắc
khác nhau nên trông có vẻ vằn vện như da cọp hoặc như những vân mây. Bên ngoài viền có
màu nâu, bên trong có màu xám xanh hoặc xám vàng. Khi vết bệnh trưởng thành thì khô vàng.

- Trên vết bệnh xuất hiện nhiều hạch nấm. Hạch non có màu trắng về già có màu nâu vàng
kích thước hạch lớn thường có hình dẹt hoặc hình như trái đậu phộng.

3.2 Nguyên nhân gây bệnh:


Bệnh khô vằn do nấm Rhizoctonia solani gây lên. Loài nấm này còn gây hại trên rất nhiều loại
cây trồng khác

3.3 Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Ở ngoài đồng ruộng, bệnh phát sinh, phát triển trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Ở
những ruộng bón nhiều đạm, bón không cân đối tỉ lệ N – P – K , những ruộng bón K thấp, bệnh
nặng. Mưa nhiều ở thời kỳ lúa đứng cái làm đòng - trỗ chín bệnh nặng.

Hầu hết các giống lúa đều bị bệnh nhưng giống dài ngày bệnh nhẹ hơn giống ngắn ngày.
Những giống lúa có tán lá rộng, bẹ dày ít nhiễm bệnh hơn những giống thấp cây, bẹ ngắn.

3.4 Biện pháp phòng, trừ

- Làm sạch cỏ.

- Cày bừa, lật đất để vùi hạch nấm.

- Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch.

- Sạ cấy với mật độ thích hợp.

- Bón cân đối N - P - K, không nên bón N nhiều và bón thúc muộn.

- Dùng các loại thuốc trừ bệnh như Validacin, Anvil, Rovral, Monceren, Topsin-M,
Carbenzim…

1. Triệu chứng
Bệnh đạo ôn (Piricularia
- Trên mạ: vết bệnh có màu hồng hình thoi, sau chuyển qua
oryzae)
màu nâu vàng, khô héo chết.
- Trên lá lúa: vết bệnh có hình thoi rộng ở phần giữa, nhọn ở 2
đầu. Vết bệnh có màu xám tro, xung quanh nâu đậm tiếp giáp
giữa mô khoẻ có màu nâu nhạt. Kích thước vết bệnh biến động
lớn từ nhỏ như vết kim đến 5 – 7 cm. Khi bệnh nặng các vết bệnh
nối liền nhau tạo thành vết lớn làm cho lá bị cháy.
- Trên thân và cổ bông bắt đầu vết bệnh là một chấm nhỏ màu
đen về sau lớn dần bao quanh thân, làm cho thân thắt lại. Trên cổ
bông làm cho bông bạc gẫy.
- Trên hạt ít bị tấn công
2.Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh đạo ôn do nấm Piricularia oryzae gây ra
3. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh
Phụ thuộc nhiều vào yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ. Bệnh xuất hiện và gây hại từ giai
đoạn mạ đến khi trỗ chín
- Điều kiện thời tiết: Nấm bệnh đạo ôn ưa nhiệt độ tương đối thấp, điều kiện nhiệt độ 20-280C,
ẩm độ không khí cao đến bão hòa (90-100%) và thời tiết âm u trong tháng 3- 4 (vụ lúa xuân ở
miền Bắc) rất thích hợp cho bệnh phát sinh gây hại. Bệnh hại nặng vào lúc trời mát, ẩm, có
sương mù.
- Ảnh hưởng bởi phân bón: bón nhiều N, bón muộn bệnh nặng, bón P hạn chế được bệnh (ở
vùng phèn), bón K tuỳ thuộc vào lượng N. Bón N, P, K sớm tập trung cân đối, không bón lai rai.
- Ảnh hưởng của giống: ở ruộng trồng giống nhiễm, điều kiện thời tiết thuận lợi bệnh phát
triển nặng.
4. Biện pháp phòng, trừ
- Chọn giống kháng hoặc giống ít nhiễm.
- Vệ sinh đồng ruộng, đốt tàn dư sau khi thu hoạch, cày vùi.
- Sử dụng phân bón cân đối hợp lý.
- Giữ nước thường xuyên cho ruộng lúa nhất là khi có dịch bệnh.
- Theo dõi diễn biến của bệnh, đặc biệt chú ý các giống nhiễm. Khi bệnh phát sinh nên cho
thêm nước vào ruộng, ngưng bón phân đạm, không phun phân bón lá và thuốc kích thích sinh
trưởng, phun các loại thuốc đặc trị bệnh. Dùng các loại thuốc trừ bệnh như chất kháng sinh
Kasugamicin (Kasumin), Tricyclazole (Trizole), Edifenphos (Hinosan), Fuji- One…
benh dao on
Chuẩn bị đất: Cũng như kỹ thuật trồng lúa “3 giảm, 3 tăng” bà con cần làm đất kỹ, san phẳng
mặt ruộng để quản lý được nước tốt vì bệnh cháy lá liên quan rất nhiều đến chế độ nước, trong
điều kiện thời tiết tốt mà thiếu nước thì bệnh cháy lá sẽ phát sinh, phát triển và gây hại nặng.

- Sử dụng hạt giống khỏe. Trước khi ngâm ủ, nên gạn lúa giống trong nước muối 15% để loại bỏ
các hạt lép lửng dễ mang nhiều mầm bệnh. Tiếp theo lúa giống được rửa sạch nước muối rồi
pha 10cc chất kích kháng trong10 lít nước để ngâm 20kg thóc giống trong thời gian 24 giờ, vớt ra
đem ngâm ủ bình thường cho đến khi mọc mộng thì đem gieo.
- Gieo sạ thưa (nếu sạ tay: 100-120kg/ha, sạ hàng bằng máy 70-75kg/ha là vừa) giúp cây lúa
khỏe, đẻ nhiều, cho năng suất cao, hạn chế bệnh đạo ôn. Thường xuyên canh đủ nước, tránh để
ruộng khô nhằm giúp cây lúa kháng bệnh tốt hơn. Bón phân cân đối theo chương trình “3 giảm, 3
tăng”, đặc biệt không bón thừa đạm.
- Sau khi gieo sạ 25-30 ngày pha 10cc SAR3 trong bình 16 lít phun cho 1 công (1.000m2).
Nếu có điều kiện, phun thêm 1 lần kích kháng trước khi cây lúa trỗ bông để hạn chế bệnh đạo ôn
cổ bông gây hại.
- Thường xuyên thăm đồng để kịp thời phát hiện bệnh để có các biện pháp xử lý kịp thời. Sau
giai đoạn trỗ, nếu thấy xuất hiện bệnh cần phun thêm 1 lần thuốc trừ bệnh hóa học.

You might also like