You are on page 1of 3

Tuoi Tre | Thanh Nien | Sinh Vien | Binh Dinh | SVBD ONLINE 2009 | > GÓC HỌC TẬP

> Dân điện tử viễn thông > Thiết kế cấp điện nội thất
cho nhà ở
PDA

View Full Version : Thiết kế cấp điện nội thất cho nhà ở

truongtayson
22-05-2009, 09:49 PM
Ngoài căn hộ chung cư, việc thiết kế và thi công cấp điện nội thất cho các nhà ở như: biệt thự, nhà mặt phố hoặc nông thôn là rất cần thiết.
Vậy làm thế nào để thiết kế vừa đảm bảo tính thẩm mỹ lại vừa an toàn là hết sức quan trọng.

Thiết kế và thi công đường trục cấp nguồn điện đến bảng điện tổng

Nhánh dây từ đường trục hạ thế đến công tơ điện nói chung là thuộc trách nhiệm của ngành điện. Đường trục sau công tơ là đường trục chính
cấp điện đến bảng điện tổng trong nhà. Đường trục này cũng như các loại dây điện khác trong nhà chỉ nên trọn loại dây ruột đồng, tiết diện dây
nên chọn lớn hơn khả năng tải hiện tại để dự phòng khả năng trong nhà có thêm thiết bị điện mới.

Nếu đường cấp điện trước bảng điện tổng là đường cáp ngầm thì bảng điện tổng nên đặt ở tầng trệt. Vị trí đặt lựa chọn sao cho vừa bảo đảm
mỹ quan, vừa bảo đảm nếu phải sửa chữa sự cố đường cáp ngầm thì không phải đào các công trình kiến trúc trong nhà.

Thường khi đường trục cấp điện đến bảng điện tổng là đường cáp treo thì bảng điện tổng được đặt ở chân cầu thang tầng 2. Đặt như vậy là hợp
lý nhất. Vừa bảo đảm các đường nhánh phân phối đến các tầng là ngắn nhất vừa bảo đảm vận hành bảng điện là thuận tiện. Nếu có điều kiện
thì nên chọn vị trí bảng điện tổng ở chỗ che khuất để đảm bảo mỹ quan.

Bảng điện tổng là một hộp nhựa được chon ngầm trong tường, mặt trước là cửa có bản lề, khi mở cánh cửa này, ta tiếp cận được với các núm
thao tác các áptômát (có bán sẵn ở các cửa hàng đồ điện).

Vị trí núm các áptômát phải được ghi rõ là cấp điện đi đâu để khi cần thiết phải cắt điện toàn bộ hay từng tầng trong nhà thì không bị nhầm lẫn.

Các áptômát tổng cũng như các áptômát nhánh đi các tầng không nên dung áptômát kiểu có bảo vệ so lệch, loại này tuy rất an toàn cho bảo vệ
chống điện giật, nhưng vì dòng điện so lệch tác động quá nhậy (chỉ vài chục mA) nên 1 số gia đình đã thử đặt loại áptômát này đã bị áptômát
tác động nhầm khi thời tiết ẩm ướt nặng, lúc đó cách điện các đường dây và thiết bị điện trong nhà bị nhiễm ẩm và bị dò điện.

Đi dây trong nhà

Từ sau các áptômát nhánh của bảng điện tổng, ta bắt đầu đi dây đến từng tầng và vào các buồng. Đường dây này được chôn ngầm nằm ngang
trên cao, cách trần nhà 30-40cm.

- Đường dây đi ngang trên cao như vậy sẽ không trở ngại cho việc khoan tường để treo tranh hoặc treo các vật khác.
- Lấy đường ranh giới mầu trần và tường làm đường chôn ngầm dây điện giúp ta xác định vị trí đường điện đi ngầm bên trong tường.

Đường chôn ngầm nằm ngang nên lợi dụng hàng lỗ rỗng của gạch tuy nen làm đường đi dây ngầm, chỉ cần đục bỏ phần gạch phía ngoài lỗ.

Trong đường chôn ngầm này thường đi chung các đường điện sau đây:

- Đường trục chính phân phối điện trong buồng

- Các đường nhánh đến đèn treo tường và đèn trần cũng như đến các ổ cắm

- Đường dây điện thoại

- Đường cáp đồng trục cho ăngten tivi hoặc cáp truyền hình.

Cách khắc phục khi đường điện bị chập

Chỗ cách điện đường cáp điện thoại dễ bị suy giảm nhất là chỗ đầu dây tách ra để đấu vào ổ giắc vì chố này đã bị bóc mất phần cách điện
chính, chỉ còn cách điện riêng của từng sợi rất mỏng và yếu. Ta nhỏ vài giọt nhựa thông nấu chảy vào chỗ đã bóc cách điện chính để tách từng
sợi con. Khi nhựa thông đông cứng sẽ bịt kín đường nhiễm ẩm ở chỗ tách dây.

Đường điện thẳng đứng chôn ngầm đến đèn, đến bảng công tắc đèn và đến ổ cắm xuất phát từ đường trục nằm ngang và đường này bồ trí
đúng đường tim thẳng đứng của bảng điện công tắc hoặc ổ cắm, như vậy cũng dễ cho việc xác định vị trí các đường chon ngầm thẳng đứng
trong tưởng sau này.

Đèn chiếu sáng trong từng buồng nên có 2 loại, loại đèn công suất nhỏ, dùng bóng compact để bật khi không có yêu cầu thật sang và loại đèn
nê ông bóng gấy tiết kiệm điện 60cm hoặc 120cm để bật khi có yêu cầu thật sáng trong buồng.

Bảng công tắc đèn nên để riêng, không chung với bảng ổ cắm. Đó là loại bảng chôn ngầm, cần đấu đúng vị trí bật tắt (ở vị trí bật hiện ký hiệu
chấm mầu đỏ trên núm bật tắt). Cũng nên chọn bảng có đèn LED màu xanh hoặc màu đỏ (màu xanh được ưa dung hơn) làm tín hiệu là bảng
đang có điện và dễ tìm ra vị trí công tắc vào ban đêm. Bảng nên bố trí ở độ cao 1,5m (tính tới cạnh trên của bảng) ở trong buồng, cạnh cửa ra
vào.

Bảng công tắc đèn cho buồng tắm và buồng vệ sinh nên để phía ngoài buồng, cạnh cửa ra vào.

Bảng ổ cắm điện được bố trí theo nguyên tắc: bất cứ một thiết bị điện di động nào khi cắm vào ổ, dây điện cũng không làm vướng lối đi lại.

Bảng ổ cắm có loại 1 vị trí cắm, có loại 2 vị trí cắm. Nên chọn loại bảng ổ cắm có tấm nhựa che kín lỗ cắm, chỉ khi ta cắm phích điện vào thì
tấm che này mới bị đẩy ra để đầu phích cắm vào được ổ. Như thế bảo đảm an toàn, nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ. Bảng ổ cắm có thể để
cạnh hoặc không để cạnh bảng công tắc đèn, thường thì không để cạnh nhau. Bảng thường đặt gần chỗ dự kiến sẽ cắm điện cho quạt, tivi, đèn
bàn…
Độ cao của bảng ổ cắm thường là 0,5m (tính tới mặt trên của bảng). Ổ cắm cho tủ đầu giường được đặt thấp hơn ngay cạnh tủ. Ổ cắm trong
nhà tắm nên để cao trên 1,5m và ở chỗ ít có khả năng bị nước bắn vào.

Dây dẫn điện ở các đèn hoặc ổ cắm thường là dây 1 ruột (để tiết kiệm chiều dài dây từ sau thiết bị điện trở về dây nguội chung). Tiết diện lựa
chọn: 1,5mm2 cho đường điện đèn, 2,5mm2 cho đường điện ổ cắm.

Bảng ổ cắm cho đường điện thoại và đường ăngten tivi hoặc cáp truyền hình nên bố trí không ở gần bảng công tắc điện và bảng ổ điện để khỏi
nhầm lẫn. Bảng thường đặt ở độ cao 0,4m ở chỗ dự kiến sẽ đặt điện thoại hoặc tivi.

Các thiết bị điện có công suất lớn như máy điều hoà, bình nước nóng không thể đấu qua công tắc bình thường mà cần đấu qua áptômát một
pha riêng. Chọn loại áptômát hai cực 20A hoặc 16A cho mỗi thiết bị là thích hợp. Vị trí đặt bình nước nóng hay máy điều hoà cũng phải dự kiến
trước để đi dây điện chôn ngầm đến đúng chỗ đó. Tiết diện dây cấp cho các thiết bị này chọn là 4mm2 (dây đơn hoặc dây đôi cách điện kép).

Đối với bình nước nóng và bếp điện (nếu có) ngoài đường điện, phải làm thêm đường tiếp địa tiếp vào vỏ thiết bị. Dây tiếp địa là dây đồng trần
hoặc cách điện có tiết diện 4mm2, dây này được đấu vào 1 cọc tiếp địa bằng sắt góc 75x75 trở lên, (hoặc sắt ống có diện tích bề mặt tương
đương) dài từ 1,5m trở lên, chôn ngầm dưới đất ở chỗ đất thường xuyên ẩm ướt (chẳng hạn như ở đáy hố ga đường thoát nước).

Có như vậy mới bảo đảm khi đang tắm mà vẫn bật bình nước nóng, nếu điện có rò cũng không nguy hiểm. Hiện nay đã có bán loại bình nước
nóng chống rò điện (khi có điện rò là bình tự cắt điện ngay). Bếp điện cũng cần tiếp địa để khi bưng nồi nước nóng từ bếp ra trong lúc bếp bị rò
điện thì cũng không bị điện giật gây phản xạ đánh đổ nước nóng gây bỏng.

Đèn chùm treo trên trần phòng khách cùng nên dùng các bóng compact để tiết kiệm điện (có loại bóng compact phát ra ánh sáng vàng giống
như màu sáng của bóng sợi nung).

Đèn cầu thang cũng nên dùng bóng compact và có 2 công tác 3 cực cho 1 đèn để có thể bật ở chân cầu thang và tắt đầu trên cầu thang và
ngược lại.

Các loại nhà gỗ và nhà có vách ngăn bằng tường thạch cao thì đường điện trong nhà không chôn ngầm được. Lúc đó dùng đường điện đi trong
các hộp máng tiết diện hình chữ nhật có 2 nửa, nửa gắn cố định vào công trình và nửa đậy bên trên. Tiết diện các loại máng cũng to nhỏ khác
nhau, khi mua cần lựa chọn cho chứa vừa đủ số dây bên trong nhưng cũng không quá to, vì to thì vừa đắt vừa xấu. Lúc này các bảng điện,
bảng công tắc điện và bảng ổ cắm cũng phải đặt nổi.
vBulletin® v3.8.3, Copyright ©2000-2009, Jelsoft Enterprises Ltd.

You might also like