You are on page 1of 18

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ TÀI

SẢN CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

1.1.Các khái niệm cơ bản


1.1.1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ

a. Khái niệm
Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động có giá trị và thời gian sử dụng, thu
hồi, luân chuyển giá trị từ 1 năm trở lên hoặc tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của
doanh nghiệp (DN).
Thông thường một tài sản được coi là TSCĐ nếu thỏa mãn đồng thời ba điều kiện sau:
Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
với tư cách là tư liệu lao động.
Có thời gian sự dụng dài, thường từ 1 năm trở lên,
Có giá trị lớn đạt đến 1 mức độ nhất định. Tiêu chuẩn này phụ thuộc vào quy định của
từng quốc gia trong từng thời kỳ.
b. Đặc điểm
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với vai trò lầ
các tư liệu lao động chủ yếu.
Trong quá trình tồn tại, hình thái vật chất và đặc tính sử dụng ban đầu của TSCĐ hầu
như không thay đổi. Song giá trị và giá trị sử dụng giảm dần. Khi các TSCĐ than gia vào
các hoạt đọng sản xuất kinh doanh của DN thì giá trị của chúng được dịch chuyển dần từng
bộ phận vào chi phí kinh doanhh hay vào giá trị sản phẩm, dịch vụ tạo ra. Bộ phận giá trị
dịch chuyển này là yếu tố cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh của DN.

1.1.2. Phân loại TSCĐ

• Căn cứ vào hình thái biểu hiện


TSCĐ hữu hình: là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể và thỏa mãn các tiêu chuẩn
về giá trị, thời gian sử dụng và các quy định khác của nhà nước, chẳng hạn như văn phòng,
nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,…
TSCĐ vô hình: là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thề và thỏa mãn các tiêu
chuẩn về giá trị, thời gian sử dụng và các quy định khác của nhà nước.
1
• Căn cứ vào mục đích sử dụng:
TSCĐ sử dụng cho mục đích kinh doanh
TSCĐ sử dụng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng.
TSCĐ bảo quản hộ, giữ hộ
• Căn cứ vào công cụ kinh tế:
Nhà cửa, vật kiến trúc.
Máy móc, thiết bị, phần mềm vi tính.
Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn.
Thiết bị dụng cụ quản lý, phần mềm quản lý.
Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc.
Các TSCĐ khác: là toàn bộ các TSCĐ chưa liệt kê vào các loại kể trên như giá trị quyền
sử dụng đất, giá trị thương hiệu, tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật.
• Căn cứ vào tình hình sử dụng:
TSCĐ đang sử dụng tại DN: là những TSCĐ của DN sử dụng cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh, phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng của DN.
TSCĐ cho thuê: là những TSCĐ do DN đầu tư song hiện tại DN không trực tiếp khai
thác sử dụng mà cho các đơn vị khác thuê theo những điều kiện ràng buộc nhất định.
TSCĐ chưa cần dùng: là những TSCĐ của DN cần thiết cho các hoạt động của DN song
hiện tại chưa được đưa ra sử dụng
TSCĐ không cần dùng chờ nhượng bán, thanh lý: là những TSCĐ không cần thiết hay
không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc đã hư hỏng cần được nhượng bán,
thanh lý để giải phóng mặt bằng, thu hồi vốn đầu tư.
• Căn cứ vào quyền sở hữu
TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN: là các loại TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn của
DN, DN có quyền sở hữu và sử dụng chúng. Các TSCĐ này được đăng ký đứng tên DN>
TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN: là những TSCĐ của đơn vị khác nhưng DN
được quyền quản lý, sử dụng theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Thuộc nhóm TSCĐ
này bao gồm ba bộ phận: TSCĐ nhận của đối tác liên doanh, TSCĐ thuê ngoài và TSCĐ
nhận giữ hộ, quản lý hộ.
• Căn cứ vào chế độ quản lý của nhà nước
TSCĐ hữu hình: đây là những tư liệu lao động hữu hình có hình thái vật chất cụ thể và
thỏa mãn các tiêu chuẩn mà nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Nếu thõa mãn đồng thời
4 điều kiện sau thì được coi là TSCĐ hữu hình:
2
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.
- Nguyên giá phải xác định một cách tin cậy
- Có thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên
- Có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
TSCĐ vô hình: đây là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể, thỏa mã các tiêu
chuẩn do nhà nước quy định trong từng thời kỳ. Nếu thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện nêu
trên (trong tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ hữu hình), mà không hình thành TSCĐ hữu hình thì
được coi là TSCĐ vô hình.
TSCĐ thuê tài chính: đây là những TSCĐ được hình thành theo phương thức thuê tài
chính.
Thuê tài chính là hình thức thuê tài sản từ các tổ chức kinh doanh có chức năng cho thuê
tài chính và khi hợp đồng thuê thỏa mãn hai điều kiện sau:
Khi kết thúc thời hạn thuê, bên đi thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc
tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính.
Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định trong hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải
tương đương với giá trị của tài sản đó trên thị trường vào thời điểm ký kết hợp đồng.

1.1.3. Hao mòn TSCĐ

Trong quá trình tồn tại và sử dụng TSCĐ, giá trị và giá trị sử dụng của TSCĐ bị giảm đi
do tác động của nhiều yếu tố khác nhau gây ra. Hiện tượng này được gọi là sự hao mòn
TSCĐ. Nói cách khác, hao mòn TSCĐ là sự giảm sút về giá trị và giá trị sử dụng của
TSCĐ. Trong thực tế có hai loại hao mòn TSCĐ: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

a. Hao mòn hữu hình của TSCĐ

Đây là sự hao mòn về hiện vật và giá trị của TSCĐ trong quá trình tồn tại và sử dụng tài
sản. Hình thức hao mòn này được biểu hiện dưới hai khía cạnh:
Về mặt hiện vật: giá trị sử dụng TSCĐ giảm đi thể hiện ở sự thay đổi trạng thái vật lý
ban đầu của TSCĐ, sự bào mòn cơ, lý, hóa các chi tiết của TSCĐ, sự giảm sút về chất
lượng và tính năng công dụng ban đầu. Nếu quá trình này cứ tiếp diễn thì đén một lúc nào
đó TSCĐ sẽ không còn sử dụng được nữa. Khi đó muốn khôi phục lại giá trị sử dụng của
nó thì phải sửa chữa hoặc thay thế.
Về mặt giá trị: hao mòn hữu hình là sự giảm dần giá trị của TSCĐ và phần giá trị hao
mòn này đã được chuyển dịch vào chi phí kinh doanh hay giá trị sản phẩm, dịch vụ tạo ra.
3
Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là do TSCĐ tham gia vào các hoạt đọng của DN
nên bị hao mòn cơ, lý, hóa và do tác đọng của các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm,
ánh sáng cảu môi trường sử dụng TSCĐ gây ra. Mức độ hao mòn hữu hình phụ thuộc vào
mức độ tác đọng của các nhân tố, cường đọ sử dụng TSCĐ, việc chấp hành các quy trình kỹ
thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ.

b. Hao mòn vô hình của TSCĐ

Hao mòn vô hình là sự giảm đi thuần túy về mặt giá trị (hay giá trị trao đổi) của TSCĐ
do tác động chủ yếu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thông thường, có ba hình thức hao mòn
vô hình sau đây:
TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do xuất hiện của TSCĐ như cũ nhưng với giá rẻ hơn.
Nguyên nhân cơ bản của hình thức hao mòn này là do tiến bộ khoa học được áp dụng vào
sản xuất làm cho năng suất lao động tăng lên, kết quả là giá thành sản xuất TSCĐ giảm
xuống, từ đó DN sản xuất ra TSCĐ có điều kiện để hạ giá bán
TSCĐ bị giảm giá trị trao đổi do xuất hiện những TSCĐ mới, hoàn thiện và hiện đại hơn
về tính năng kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng này là do tiến bộ khoa học được
áp dụng vào sản xuất đã tạo ra những TSCĐ hoàn thiện và hiệ đại hơn và có thề thay thế
TSCĐ cũ, từ đó làm cho giá trị trao đổi của TSCĐ cũ bị giảm.
TSCĐ bị mất hoàn toàn giá trị trao đổi do sự kế thúc chu kỳ sống sản phẩm dẫn đến
những TSCĐ sử dụng để sản xuất ra những sản phẩm đó cũng bị lạc hậu, mất tác dụng. Kể
cả trường hợp các máy móc thiết bị, quy trình công nghê…còn nằm trên các dự án thiết kế
song đã trở nên lạc hậu tại thời điểm đó. Do vậy, hao mòn vô hình xảy ra đối với cả TSCĐ
hữu hình và vô hình.
Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng kể trên là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật
công nghệ dẫn đến sự xuất hiện của những sản phẩm mới thay thế và làm kết thúc chu kỳ
sống của sản phẩm cũ, hậu quả là những TSCĐ dùng để sản xuất ra những sản phẩm cũ bị
lạc hậu, mất tác dụng.

1.1.4. Khấu hao tài sản cố định

a. Khái niệm và mục đích khấu hao TSCĐ


Khấu hao TSCĐ được hiểu là quá trình tính toán, xác định và thu hồi phần giá trị hao
mòn TSCĐ đã dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh hay giá thành sản phẩm của
DN.
4
Dưới góc độ kế toán, khấu hao có thể được hiểu là việc tính toán và phân bổ một cách
có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của
TSCĐ.
Mục đích chủ yếu của khấu hao là để xác định phàn giá trị đã đầu tư vào TSCĐ cần thu
hổi và tích lũy lại nhằm đảm bảo nguồn vốn cho tái đầu tư TSCĐ. Cho nên việc xác định
chính xác giá trị hao mòn TSCĐ không quan trọng bằng việc đạt được mục đích của khấu
hao.

b. Các căn cứ tính khấu hao TSCĐ

Thông thường để tính khấu hao TSCĐ, người ta dựa vào các yếu tố cơ bản sau:
Nguyên giá TSCĐ: được hiểu là toàn bộ các chi phí thực tế DN bỏ ra để có được TSCĐ
tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Nói cách khác, nguyên
giá TSCĐ là toàn bộ giá trị đầu tư ban đầu vào TSCĐ.
Đối với TSCĐ hữu hình: ở thời điểm đầu tư ban đầu, nguyên giá TSCĐ phụ thuộc vào
phương thức đầu tư và được xác định cụ thể như sau:
TSCĐ hữu hình được hình thành theo phương thức mua sắm (kể cả mua mới và cũ),
nguyên giá bao gồm: giá mua thực tế phải trả, các khoản thuế (không bao gồm các khoản
thuế được khấu trừ, được hoàn lại); các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời
điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay đầu tư cho
TSCĐ; chi phí vận chuyển, bốc dỡ;…
TSCĐ hữu hình được mua dưới dạng trao đổi: khi DN đem tài sản cảu mình để trao đổi
lấy một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc lấy một TS khác thì nguyên giá TSCĐ nhận
về được xác định là giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của TS
đem trao đổi ( sau khi cộng thêm các khoản phải trả thêm hoặc trừ đi các khoản được hoàn
lại) cộng các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt,
chạy thử….
TSCĐ hữu hình được hình thành theo phương thức DN tự xây dựng hoặc tự sản xuất:
Nguyên giá TSCĐ loại này được cấu thành bởi các bộ phận: giá thành thực tế của TSCĐ,
các chi phí lắp đặt chạy thử, các chi phí khác trực tiếp liên quan chi ra tính đến thời điểm
đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (trừ các khoản lãi nội bộ, các chi phí không hợp
lý, lao động hoặc các khoản chi phí khác vượt quá mức quy định trong xây dựng hoặc tự
sản xuất).
5
TSCĐ hữu hình do đầu tư xây dựng cơ bản hình thành theo phương thức giao thầu,
nguyên giá TS này là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý
đầu tư và xây dựng hiện hành cộng lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
TSCĐ hữu hình loại được cấp, được điều chuyển đến: Nguyên giá TSCĐ này là giá trị
còn lại trên sổ kế toán cảu TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị theo
đánh giá thực tế cảu Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận TS phải chi ra tính
đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ;
chi phí nâng cấp, lắp đặt,…
TSCĐ hữu hình loại được cho, được biếu, được tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại
vốn góp, do phát hiện thừa,…Nguyên giá TSCĐ hữu hình loại này là giá trị theo đánh giá
thực tế của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm
đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ;chi phí nâng
cấp, lắp đặt, chạy thử;…
Đối với TSCĐ vô hình: Cách xác định nguyên giá của TSCĐ vô hình phụ thuộc vào
từng loại TS, phương thức hình thành nên chúng và được xác định cụ thể như sau:
TSCĐ vô hình loại mua sắm: việc xác định nguyên giá của TSCĐ này tương tự như
cách thức xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình loại mua sắm.
TSCĐ vô hình loại được mua dưới hình thức trao đổi: việc xác định nguyên giá của
TSCĐ này tương tự như cách thức xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình loại được mua dưới
hình thức trao đổi.
TSCĐ vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp: trong trường hợp này, nguyên giá
TSCĐ là các chi phí liên quan trực tiếp đến khâu thiết kế, xây dựng, sản xuất thửu nghiệm
phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
TSCĐ vvo hình được cấp, biếu tặng: Nguyên giá TS này là giá trị theo đánh giá thực tế
của Hội đồng giao nhận cộng các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm
đưa TSCĐ đó vào sử dụng theo dự tính.
Đối với một số TSCĐ vô hình thực thù, cách xác định nguyên giá như sau:
Quyền sử dụng đất: Nguyên giá của TSCĐ là quyền sử dụng đất (bao gồm quyền sử
dụng đất có thời gian và quyền sử dụng đất lâu dài): là tiền chi ra để có quyền sử dụng đất
hợp pháp cộng chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng,…
Riêng đối với trường hợp doanh nghiệp thuê đất thì tiền thuê đất được phân bổ vào chi
phí kinh doanh, khong ghi nhận là TSCĐ vô hình.

6
Quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế: Nguyên giá của TS này là toàn bộ các chi
phí thực tế DN đã chi ra để có quyền phát hành, bản quyền, bằng sáng chế.
Nhãn hiệu hàng hóa: Nguyên giá của TS này được xác định là các chi phí thực tế liên
quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hóa.
Phần mềm máy vi tính: Nguyên giá của TSCĐ là phần mềm máy vi tính (trong trường
hợp phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan): là toàn bộ các
chi phí thực tế DN đã chi ra để có phần mềm máy vi tính.
Đối với TSCĐ thuê tài chính:
NG mới = NG cũ + chi phí nâng cấp (nếu có) – chi phí tháo dỡ các bộ phận (nếu có)

1.2 . Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do chịu sự tác động của
nhiều nguyên nhân nên TSCD bị hao mòn dần. Sự hao mòn này có thẻ chia thành hao mòn
hữu hình và hao mòn vô hình.
- Hao mòn hữu hình là sự giảm dần về giá trị sử dụng và theo đó giá trị của TSCD
giảm dần.
- Hao mòn vô hình là sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCD mà nguyên nhân chủ
yếu là do sự tiến bộ khoa học và công nghệ.
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCD di sự hao mòn trên, cần phải tiến hành khấu hao
TSCD. Khấu hao TSCD là sự phân bổ dần giá trị TSCD vào giá thành sản phẩm nhằm tái
sản xuất TSCD sau khi thời gian hết thời gian sử dụng.
Để thực hiện khấu hao TSCD , người ta thường áp dụng một số phương pháp chủ yếu:

1.2.1. Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định


Theo phương pháp này, mức khấu hao cơ bản hàng năm của TSCD là đều nhau trong
suốt thời gian sử dụng TSCD và được xác định như sau:
NG
M
= ------
K
T
Trong đó:
MK: mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCD
NG: nguyên giá TSCD
T: Thời gian sử dụng TSCD
Tỷ lệ khấu hao hàng năm (Tk) được xác định như sau:
7
Mk 1
Tk = ----- Hoặc Tk = ---
NG T

Nguyên giá TSCD bao gồm: giá mua thực tế phải trả(giá ghi trên hóa đơn trừ đi các
khoản giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có), các chi phí vận chuyển bốc dỡ, lắp đặt, chạy
thử, các khoản lãi vay đầu tư cho TSCD khi chưa bàn giao và đưa vào sử dụng. các khoản
thuế và lệ phí nộp trước bạ(nếu có).
Phương pháp khâu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản tổng mức khấu hao
của TSCD được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng TSCD và không gây ra sự đột
biến trong các năm sử dụng TSCD và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm
hàng năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường hợp không thu
hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn vô hình của TSCD
Trong thực tế, để tính khấu hao cho toàn bộ TSCD của doanh nghiệp, người ta thường
xác định tỷ lệ khấu hao tổng hợp bình quân chung. Có nhiều cách xác định tỷ lệ khấu hao
tổng hợp bình quân của doanh nghiệp nhưng cách xác định thông dụng nhất là theo phương
pháp bình quân gia quyền:
─ n
Tk = ∑(fi.Ti)
i =1
Trong đó:
f: Tỷ trọng của từng loại TSCD
Ti: Tỷ lệ khấu hao của từng TSCD
i : Loại TSCD
Do đó, mức khấu hao trong kỳ của doanh nghiệp được xác định:
Nguyên giá bình quân × Tỷ lệ khấu hao
M= TSCD phải tính khấu hao tổng hợp bình quân
chung

1.2.2. Các phương pháp khấu hao nhanh:

Để thu hồi vốn nhanh người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai
phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo tổng số các
năm, gọi tắt là phương pháp theo tổng số.
1.2.3. Phương pháp khấu hao theo số dự giảm dần:
8
Mki = Gdi × Tkh
Mki: Mức khấu hao TSCD năm thứ i
Gdi: giá trị còn lại của TSCD đầu năm thứ i
Tkh: Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm của TSCD
I: Thứ tự của các năm sử dụng TSCD (i = 1, n)
Tkh = Tk × Hs
Trong đó:
Tk : Tỷ lệ khấu hao theo phương pháp tuyến tính
Hs : hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh được sử dụng ở các năm như sau:
- Hệ số 1,5 đối với TSCD có thời gian sử dụng từ 3 đến 4 năm.
- Hệ số 2,0 đối với TSCD có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm
- Hệ số 2,5 đối với TSCD có thời gian sử dụng trên 6 năm.
Tỷ lệ khấu hao cố định hàng năm cũng có thể tính theo công thức sau:
Tkh = 1 – Gci/ NG
Trong đó:
Gci: giá trị còn lại của TSCD ở cuối năm thứ i
NG: nguyên giá của TSCD
I: thứ tự của năm khấu hao (i=1,n)
Theo phương pháp số dư giảm dần, do kỹ thuật tính toán nên đên khi hết thời gian sử
dụng, TSCD vẫn chưa được khấu hao hết. Để khắc phục được vấn đề này, người ta thường
kết hợp phương pháp khấu hao tuyến tính ở những năm cuối cùng.

1.2.4. Phương pháp khấu hao theo tổng số:


Theo phương pháp này, mức khấu hao năm được xác định như sau:
Mkt = NG × Tkt
Trong đó:
Mkt : số tiền khấu hao TSCD ở năm thứ t
NG : nguyên giá TSCD
Tkt : Tỷ lệ khấu hao TSCD của năm thứ t
T : thứ tự năm sử dụng TSCD
Có 2 cách tính tỷ lệ khấu hao TSCD theo phương pháp này

Cách 1:
9
Số năm sử dụng còn lại của TSCD theo thứ tự năm sử dụng
Tkt Tổng số các năm sử dụng còn lại của TSCD tính theo năm sử

= dụng

Cách 2:
Tkt = 2(T +1
– t)
T(T +
1)

Trong đó:
T : thời gian sử dụng TSCD
t : thứ tự năm cần tính khấu hao TSCD( t = 1-n )
Ưu điểm: của các phương pháp khấu hao nhanh
- Thu hồi vốn nhanh, giảm bớt được tổn thất do hao mòn vô hình
- Đây là một biện pháp “hoãn thuế” trong những năm đầu của doanh nghiệp
Nhược điểm: Có thể gây nên sự đột biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do
chi phí khấu hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh.
Do vậy đối với những doanh nghiệp kinh doanh chưa ổn định, chưa có lãi thì không nên
áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nên
việc lập kế hoạch khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch tài chính
của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp
Trước khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ cần xác định được phạm vi khấu hao TSCĐ
Phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao:
 Các tài sản cố định sau cần phải tính khấu hao là:
• Các TSCĐ có liên quan đến hoạt động kinh doanh
• Các TSCĐ ngừng hoạt động để sửa chữa lớn vẫn phải trích khấu hao TSCĐ
 Các TSCĐ sau đây không phải trích khấu hao TSCĐ:
• Các TSCĐ phúc lợi (câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn tập thể).
• Những TSCĐ không cần dùng, chưa cần dùng
• Các TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh.
• Các TSCĐ thuê vận hành
• Các TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng

10
Việc tính khấu hao TSCĐ theo từng tháng được áp dụng theo nguyên tắc tính tròn
tháng, tức là TSCĐ tăng lên hoặc giảm đi trong tháng này thì tháng sau mới trích hoặc thôi
trích khấu hao. Bởi vậy, nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng này chính là
nguyên giá TSCĐ cần tính khấu hao ở đầu tháng trước cộng với nguyên giá TSCĐ tăng lên
trong tháng và trừ đi nguyên giá TSCĐ giảm đi trong tháng trước. Ta có thể viết công thức
tính số khấu hao của từng tháng như sau:
Số khấu hao TSCĐ tháng này = Số khấu hao TSCĐ tháng trước + Số khấu hao tăng
thêm trong tháng - Số khấu hao giảm đi trong tháng

1.3 Các nguyên nhân dẫn đến hao mòn TSCD


 Nguyên nhân của hao mòn hữu hình là:
- do TSCĐ tham gia vào các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp nên bị bào mòn cơ
lý, hoá
- do tác động của các điều kiện tự nhiên như nhiệt độ, ánh sang, độ ẩm của môi trường
sử dụng TSCĐ gây ra
Hao mòn hữu hình được thể hiện cả về mặt hiện vật lẫn giá trị. Tuy nhiên, đối với
TSCĐ vô hình thì hao mòn hữu hình chỉ thể hiện ở mặt về giá trị. Mức độ hao mòn hữu
hình phụ thuộc vào mức độ tác động của các nhân tố, cường đọ sử dụng TSCĐ, việc chấp
hành các quy trình kỹ thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ

 Nguyên nhân của hao mòn vô hình:

Nguyên nhân cơ bản của hiện tượng trên là do sự phát triển của khoa học kỹ thuật công
nghệ dẫn đến sự xuất hiện của những sản phẩm mới thay thế và làm kết thúc chu kỳ sống
của sản phẩm cũ, hậu quả là những TSCĐ dung để sản xuất ra những sản phẩm cũ bị lạc
hậu, mất tác dụng
Ngoài ra cũng do một số nguyên nhân khác như: Thay đổi thị hiếu, tập quán … của
người tiêu dung.

11
Chương 2: THỰC TẾ CÔNG TÁC KHẤU HAO TÀI
SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT
2.1 Phương pháp khấu hao tài sản cố định của Công ty FPT.

Công ty Cố phần Phát triển Đầu tư Công nghệ FPT được thành lập theo Giấy đăng ký
kinh doanh số 8593 QĐTC/ VCN ngày 25 tháng 6 năm 1993 do Viện nghiên cứu Công
nghệ Quốc gia cấp, sau đó được sửa đổi bằng Giấy đăng ký kinh doanh số 0103001041 do
Sở kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 13 tháng 5 năm 2002. Sau ngày 13 tháng 5 năm 2002 có
thêm 18 lần sửa đổi đăng ký kinh doanh.
Công ty Cổ phần FPT ban đầu là một công ty nhà nước được thành lập tại Việt Nam và
sau này được cổ phần hóa theo quyết đinh số 178/ QD- TTG và chính thức trở thành một
công ty cổ phần. Hoạt động chính của công ty là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thông
tin và viễn thông như tích hợp hệ thống, sản xuất và dịch vụ phần mềm; các dịch vụ ERP;
phân phối sản phẩm CNTT; phân phối điện thoại di động; dịch vụ giải pháp phần mềm; các
dịch vụ viễn thông và internet; đào tạo; lắp ráp máy tính; bảo hành và bảo trì thiết bị CNTT
và thiết bị viễn thông và các dịch vụ viễn thông khác.
Công ty FPT hạch toán tài sản cố định như sau:

2.1.1. Tài sản cố định hữu hình


*)Nguyên giá
Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
Nguyên giá ban đầu của tài sản cố định hữu hình gồm giá mua của tài sản, bao gồm cả thuế
nhập khẩu, các loại thuế đầu vào không được hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp đến việc
đưa tài sản vào trạng thái và vị trí hoạt động cho mục đích sử dụng dự kiến. Các chi phí
phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã đi vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo
dưỡng và đại tu thường được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm
phát sinh chi phí. Trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng các chi phí này làm tăng
lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình
vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn đã được đánh giá ban đầu thì các chi phí này được vốn
hóa như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cố định hữu hình.
*)Khấu hao
Khấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước
tính của tài sản cố định hữu hình. Thời gian hữu dụng ước tính như sau:
12
- Nhà cửa 10- 25 năm
- Dụng cụ văn phòng 3-5 năm
- Máy móc và thiết bị 5- 25 năm
- Phương tiện vận chuyển 4- 6 năm
- Tài sản khác 2-3 năm

2.1.2. Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính


Các hợp đồng thuê được phân loại là thuê tài chính nếu theo các điều khoản của hợp
đồng. Tập đoàn đã nhận phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu. Tài sản cố
định hữu hình dưới hình thức thuê tài chính được thể hiện bằng số tiền tương đương với số
thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản cố định và giá trị hiện tại của cá khoản tiền thuê tối
thiểu, tính tại thời điểm bắt đầu thuê, trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.
Khấu hao của tài sản thuê tài chính được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh theo phương pháp đường thẳng.

2.1.3. Tài sản cố định vô hình


- Quyền phát hành và bản quyền
Giá mua quyền phát hành và bản quyền mới được vốn hóa và hạch toán như tài sản cố
định vô hình. Quyền phát hành và bản quyền được phân bổ theo phương pháp đường thẳng
trong vòng từ ba đến năm năm.
- Nhãn hiệu hàng hóa
Giá mua nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu được ghi nhận vào tài sản cố định vô hình.
Nhãn hiệu hàng hóa và thương hiệu được phân bổ theo phương pháp đường thẳng dựa trên
thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản này.
- Phần mềm vi tính
Giá mua của phần mềm vi tính mới mà phần mềm vi tính này không là một bộ phận
không thể tách rời với phần cứng có liên quan thì được vốn hóa và hạch toán như tài sản cố
định vô hình. Phần mềm vi tính được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong vòng từ
ba đến năm năm.
- Giấy phép và nhượng quyền thương hiệu
Giá mua giấy phép và nhượng quyền thương hiệu được hạch toán như tài sản cố định vô
hình. Giấy phép và nhượng quyền thương hiệu được phân bổ theo phương pháp đường
thẳng trong vòng từ ba đến năm năm.

13
Số liệu về tài sản cố định của công ty FPT năm 2008 (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008 của FPT)

*) Tài sản cố định hữu hình


ĐVT: đồng
Dụng cụ văn Máy móc và Phương tiện
Nhà cửa Tài sản khác Tổng cộng
phòng thiết bị vận chuyển
Nguyên giá
Số dư đầu năm 169.810.086.873 445.265.175.783 318.479.484.097 16.271.565.218 4.420.017.819 954.246.329.790
Tăng trong năm 3.842.986.784 155.587.192.902 111.163.851.345 6.701.537.721 960.512.726 278.256.081.478
Kết chuyển từ CP 281.688.522 265.810.189 15.635.679.215 - - 16.183.177.926
XDCB dở dang
Thanh lý (12.830.363.682) (17.401.179.093) (1.283.917.333) (1.469.554.082) (239.133.799) (33.224.147.989)
Phân loại lại -(267.924.687.299) 271.675.191.342 (3.493.384.603) (257.119.440) -
Biến động khác (240.364.615) (7.251.224.917) (388.164.552) (14.839.545) 197.743.423 (7.696.850.206)
Số dư cuối năm 160.864.033.882 308.541.087.565 715.282.124.114 17.995.324.709 5.082.020.729 1.207.764.590.999
Giá trị hao mòn lũy
kế
Số dư đầu năm 6.065.383.386 204.850.161.148 135.259.023.328 8.721.005.040 1.123.406.996 356.018.979.898
Khấu hao trong năm 10.468.416.641 112.219.679.138 51.310.714.989 3.073.477.397 1.376.070.803 178.448.358.968
Thanh lý (1.686.476.875) (11.053.779.383) (299.802.033) (590.058.792) (134.295.734) (13.764.412.817)
Phân loại lại -(122.809.148.270) 123.314.680.953 (400.062.402) (105.470.281) -
Biến động khác (135.930.944) (7.080.732.050) (105.119.725) (818.695) 134.230.177 (7.188.371.237)
Số dư cuối năm 14.711.392.208 176.126.180.583 309.479.497.512 10.803.542.548 2.393.941.961 513.514.554.812
Giá trị còn lại
Số dư cuối năm 146.152.641.674 132.414.906.982 405.802.626.602 7.191.782.161 2.688.078.768 694.250.036.187
Số dư đầu năm 163.744.703.487 240.415.014.635 183.220.460.769 7.550.560.178 3.296.610.823 598.227.349.892
*) Tài sản cố định vô hình

ĐVT: đồng
Quyền phát hành Nhãn hiệu Phần mềm vi tính Giấy phép và nhượng Tổng cộng
14
và bản quyền hàng hóa quyền thương hiệu
Nguyên giá
Số dư đầu năm 13.084.172.308 175.351.445 36.629.708.304 4.640.578.423 55.249.810.480
Tăng trong năm 672.644.886 - 16.279.719.733 12.769.618.454 29.721.983.073
Thanh lý - - (195.582.240) - (195.582.240)
Chuyển cho các bên liên quan - - (3.189.476.650) - (3.189.476.650)
Biến động khác 372.274.872 - 1.133.568.976 - 1.505.843.848
Số dư cuối năm 14.849.092.066 175.351.445 50.657.938.123 17.410.196.877 83.092.578.511
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm 5.260.566.196 4.870.873 11.198.478.400 4.214.842.519 20.678.757.988
Khấu hao trong năm 263.273.462 58.450.481 10.726.622.845 7.094.439.657 18.142.786.445
Thanh lý - - (135.263.556) - (135.263.556)
Phân loại lại - - (160.011.125) - (160.011.125)
Biến động khác 159.608.984 - (159.341.993) - 266.991
Số dư cuối năm 5.683.448.642 63.321.354 21.470.484.571 11.309.282.176 38.526.536.743
Giá trị còn lại
Số dư cuối năm 9.163.643.424 112.030.091 29.187.453.552 6.100.914.701 44.5666.041.768
Số dư đầu năm 8.543.606.112 170.480.572 25.431.229.904 425.735.904 34.571.052.492

Tài sản cố định hữu hình thuê tài chính


ĐVT: đồng
Dụng cụ văn phòng
Nguyên giá
Số dư đầu năm -
Tăng trong năm 180.473.274
Số dư cuối năm 180.473.274
Giá trị hao mòn lũy kế
Số dư đầu năm -
Khấu hao trong năm 26.802.407
Số dư cuối năm 26.802.407
Số dư cuối năm 153.670.867
Số dư đầu năm -

15
2.2. Những thành công và hạn chế của doanh nghiệp trong công tác khấu hao tài
sản cố định

2.2.1. Những thành công.


Sự thành công của DN không chỉ thể hiện ở chiến lược kinh doanh và cái tài trong việc
sản xuất phần mềm ,xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ….mà nó còn thể hiện ở việc quản lý
tốt TS của chính mình thông qua việc tính khấu hao để thu hồi vồn đầu tư,bảo toàn vốn
đầu tư và đổi mới máy móc thiết bị theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện
đại phù hợp với yêu cầu kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế. .Bởi lẽ Công Ty đã
bỏ ra một số tiền rất lớn trong việc đầu tư mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ cho
việc sản xuát kinh doanh của mình .Bởi vậy việc thu hồi giá trị hao mòn của các TSCĐ là
rất quan trọng mà DN phải tính đến.
Công ty đã lựa chọn tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp khấu hao theo
đường thẳng. Theo đó mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian sử
dụng TSCĐ và được xác định bằng nguyên giá TSCĐ chia cho thời gian sử dụng (thời
gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ).
Công ty sử dụng phương pháp này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản, tổng mức
khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm sử dụng và không gây ra sự đột
biến trong giá thành sản phẩm hàng năm.Giúp DN có thể đưa ra mức giá bán phù hợp với
nhu cầu thị trường ,điều đó khiến cho DN ngày càng có nhiều khách hàng trung thành và
lôi cuốn được nhiều khách hang sử dụng dich vụ và sản phẩm của mình. Dẫn đến thu
được lợi ích tối đa.
Qua đó vốn đầu tư vào các TSCD,CCDC,máy móc thiết bị ….sẽ được thu hồi đều
đặn theo từng kỳ giúp DN sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư hơn. và đánh giá được hiệu quả
sử dụng của từng loại TS giúp DN dễ dàng theo dõi tình hình sử dụng TS hơn.

2.2.2. Những hạn chế.


Bên cạnh những ưu điểm đó thì việc sử dụng phương pháp này tạo ra không ít khó
khăn cho công ty.
- Trong nhiều trường hợp công ty không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được
sự hao mòn vô hình của TSCĐ (sự giảm thuần túy về mặt giá trị của TSCĐ mà nguyên
nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ).
- Thời gian thu hồi vón của 1 số TS hơi lâu, dẫn đến: Nếu không kịp thời khấu hao
nhanh thì DN sẽ không kịp thu hồi vốn đầu tư để tái đầu tư đổi mới máy móc thiết bị,
TSCĐ theo đúng sự tiến bộ của KHCN, dẫn đến không tối đa lợi ích kinh tế.
- Khấu hao theo phương pháp đường thẳng thường không sát với thực tế khấu hao của
doanh nghiệp. Trong khi thực tế những năm đầu sử dụng thường công suất sử dụng tài sản
là lớn hơn sơ với những năm sau đó. Giá trị khấu hao những năm đầu thường lớn hơn
những năm sau. Chính vì thế mà sẽ không phản ánh được lợi nhuận thực tế của doanh
nghiệp.
16
FPT là doanh nghiệp mà tài sản cố định của doanh nghiệp chiếm phần lớn trong tổng
tài sản của doanh nghiệp (
Chương 3: NHỮNG BIỆN PHÁP HẠN CHẾ HAO
MÒN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY FPT

3.1. Cơ sở lí luận

Hao mòn TSCĐ là một hiện tượng khách quan mà trong quá trình sử dụng, TSCĐ bị
hao mòn do các nguyên nhân khác nhau như:
- Tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Các nguyên nhân do tự nhiên: sự giảm sút giá trị và giá trị sử dụng về hao mòn hữu
hình,
- Do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra sự giảm sút thuần túy về giá trị của hao mòn vô
hình
Ta phải tính hao mòn cho tất cả các TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp kể cả TSCĐ
tham gia vào sản xuất kinh doanh hay không tham gia vào sản xuất kinh doanh (sử dụng
cho các hoạt động khác).
Đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và FPT nói riêng đều phải xác định một
cách chính xác được giá trị phần hao mòn TSCĐ trong kì để làm cơ sở trích khấu hao cho
phù hợp và tìm các nguyên nhân gây ra hao mòn cho TSCĐ để từ đó có thể đưa ra được
các biện pháp khắc phục và hạn chế sự hao mòn, tăng tuổi thọ, giá trị và giá trị sử dụng
cho TSCĐ.

3.2. Các biện pháp nhằm hạn chế hao mòn TSCĐ của công ty FPT

3.2.1. Chấp hành đúng các quy trình kỹ thuật và chất lượng chế tạo TSCĐ.
Mỗi một loại máy móc hay thiết bị đều có cách sử dụng riêng theo đúng quy trình kỹ
thuật để đảm bảo cho TSCĐ không bị hư hỏng nhanh chóng. Ngay từ khi bắt đầu sử dụng
DN cần áp dụng các phương pháp sử dụng theo đúng các tiêu chuẩn đã đề ra, hướng dẫn
và cho nhân viên sử dụng TSCĐ nắm rõ quy trình này để hiểu và thực hiện đúng, kịp thời
xử lí khi có tình huống bất ngờ xảy ra. Khi đầu tư một loại TSCĐ mới, cần mở các lớp
huấn luyện cho những người trực tiếp sử dụng để họ luôn đảm bảo cho TSCĐ được sử
dụng đúng cách, tránh các sự cố xảy ra.

3.2.2. Áp dụng cường độ sử dụng đúng quy định.


Cường độ sử dụng TSCĐ lớn, quá công suất thì TSCĐ đó nhanh hư hỏng và ngược lại
nếu sử dụng với cường độ thấp hơn quy định thì lại gây ra tình trạng lãng phí cho DN.
Chính vì vậy việc sử dụng TSCĐ theo đúng cường độ quy định không những làm tăng
17
tuổi thọ của TSCĐ mà còn tránh những hư hỏng khi sử dụng quá mức cho phép, đảm bảo
năng suất lao động.
3.2.3. Bảo quản TSCĐ ở trạng thái tốt nhất
Không những TSCĐ chịu tác động của con người mà chúng còn chịu rất nhiều tác
động từ phía thiên nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…của môi trường sử dụng TSCĐ
gây ra. Vì vậy cần thực hiện các biện pháp vừa sử dụng và vừa bảo quản TSCĐ ở nơi khô
ráo thoáng mát, chịu ít tác động từ tự nhiên để giảm thiểu mức độ tác dộng của các nhân tố
tự nhiên và tăng tuổi thọ, giá trị và giá trị sử dụng cho TSCĐ.

3.2.4. Lựa chọn TSCĐ thích hợp khi đầu tư


Ngay từ khi đầu tư cho TSCĐ, DN cần tìm hiểu kĩ các thông tin, so sánh chất lượng,
giá cả để đưa ra quyết định lựa chọn những TSCĐ vừa phù hợp với yêu cầu công việc,
đảm bảo công suất mà còn đảm bảo yêu cầu công nghệ, hiện đại, bắt kịp với sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật để tránh tình trạng TSCĐ nhanh bị lỗi thời, hạn chế việc sử dụng.

3.2.5. Đổi mới TSCĐ khi cần thiết


Khi một TSCĐ đã cũ, không phù hợp với hoạt động kinh doanh của DN thì DN cần
đưa ra những quyết định đầu tư mới, khai thác, quản lí và sử dụng cho phù hợp. Ngoài ra
có thể thanh lí nếu cần thiết

18

You might also like