You are on page 1of 1

Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Trường THPT Trần Nguyên Hãn

CUỘC THI "GIẢI BÀI TRÊN BẢNG TIN"


MÔN: VẬT LÍ
Bài 1. Cho cơ hệ như hình 1. Biết m1 = m2 = 100 g, độ A k1 m1 m2 k
2 B
cứng các lò xo là k1 = 25 N/m, k2 = 100 N/m; A và B là hai
điểm cố định; m1, m2 có thể trượt không ma sát trên dây cứng Hình 1
AB nằm ngang, ban đầu các lò xo không biến dạng và m1 tiếp
xúc với m2. Kéo m1 về phía A và cách vị trí ban đầu 10 cm rồi buông không vận tốc đầu.
Tìm:
a. Độ nén cực đại của lò xo k2 trong quá trình hai vật chuyển động.
b. Khoảng cách giữa hai lần va chạm liên tiếp.
Biết rằng hai vật va chạm đàn hồi xuyên tâm.
Bài 2. Một con lắc lò xo nằm ngang, lò xo có độ cứng k, một đầu cố định, một đầu
gắn với vật nhỏ M có khối lượng m trượt không ma sát trên mặt phẳng ngang như hình 2.
Vật đang ở vị trí cân bằng, tại thời điểm t = 0 người ta k m
truyền cho nó vận tốc v0 = 1 m/s theo chiều dương và sau
đó vật dao động điều hòa. Hình 2
a. Viết biểu thức tính động năng, thế năng. Vẽ đồ thị
sự phụ thuộc thời gian của các đại lượng ấy.
π
b. Biết rằng cứ sau những khoảng thời gian như nhau T1 = s thì động năng lại
40
bằng thế năng. Viết phương trình dao động của vật M.
c. Khi con lắc dao động, thả nhẹ một vật nhỏ M' có cùng khối lượng m lên trên vật
M đúng lúc đi ngang qua vị trí cân bằng hai vật dính vào nhau (va chạm hoàn toàn mềm).
Tính biên độ dao động của hệ vật lúc này. Xem vận tốc của vật M' bằng không ngay trước
lúc va chạm với vật M.
Bài 3. Khoảng cách giữa hai ngọn sóng biển liên tiếp là 5 m. Một thuyền máy đi
ngược chiều sóng thì tần số va chạm của sóng vào thuyền là 4 Hz. Nếu thuyền máy đi xuôi
chiều sóng thì tần số va chạm là 2 Hz. Tính vận tốc truyền của sóng biển và vận tốc của
thuyền máy. Biết vận tốc truyền của sóng biển lớn hơn vận tốc của thuyền.

You might also like