You are on page 1of 6

Đề thi ĐIỀU KHIỂN CHUYỂN ĐỘNG

Thời gian làm bài: 60 phút, được sử dụng tài liệu

Các chữ viết tắt: ĐCXCBP ( động cơ xoay chiều ba pha), ĐCMC (động cơ một chiều),
XCBP (xoay chiều ba pha), ĐCKĐB (động cơ không đồng bộ XCBP rotor lồng sóc), ĐCĐB
(động cơ đồn bộ XCBP), T4R (tựa theo từ thông rotor), ĐCVT (điều chế vecto)

1. Khi biểu diễn một đại lượng XCBP dưới dạng vector, vecto đó:
a. đứng yên trên mặt phẳng vecto
b. đứng yên trên mặt phảng vecto với một góc pha xác định
c. quay quanh gốc toạ độ với vận tốc góc 𝜔s
2. Sự khác nhau giữa 2 hệ toạ độ dq và αβ
a. 2 hệ đó quay lệch nhau vân tốc góc 𝜔s
b. hệ dq quay với vận tốc góc 𝜔𝑠, hệ αβ đưng yên
c. hệ dp quay đồng bộ với vecto từ thông Ψ𝑟 ( trục d trùng với trục của Ψ𝑟), hệ
αβ đứng yên
3. Bản chất của phương pháp mô tả T4R
a. Là phương pháp mô tả ĐCXCBP giống ĐCMC
b. Là phương pháp mô tả các vecto (thu được từ các đại lượng XCBP) trên hệ toạ
độ dq
c. Là phương pháp mô tả vecto (thu được từ các đại lượng XCBP trên hệ toạ độ
αβ
4. Ưu thế của phương pháp mô tả T4R
a. Đưa tới các quan hệ vật lý của ĐCXCBP giống ĐCMC kích thích nối tiếp: từ
thông ~dòng, mômen~dòng
b. Đưa tới các quan hệ vật lý của ĐCXCBP giống ĐCMC kích thích độc lập: từ
thông ~dòng, mômen~dòng
c. Cho phép mô tả ĐCKĐB giống như ĐCĐB
5. Đặc điểm của đcđb khi mô tả theo phương pháp t4r trong phạp vi dải tốc độ danh
định?
a. mômen quay mM tỷ lệ thuận trực tiếp với isq và vecto is chỉ còn thành phần
isq
b. mômen quay mM tỷ lệ thuận với isq khi đã ổn định đc Ψ𝑝 nhờ isd
c. momen quay mM tỷ lệ thuận trực tiếp với isd và vecto isd
6. ý nghĩa của 2 thành phần dòng i sd và isq
a. là 2 thành phần của vecto dòng stator is
b. là 2 thành phần của vecto dòng stator is trên hệ toạn độ dq
c. là 2 thành phần của vecto dòng stator is trên hệ toạn độ dq, isd có chức năng tạo
từ thông, isq tạo momen quay
7. vòng điều chỉnh trong cùng của hệ truyền động sử dụng ĐCXCBP có nhiệm vụ gì?
a. là vòng có nhiệm vụ điều chế điện áp stator theo điểu ĐCVT
b. là vòng có nhiệm vụ áp đạt không trễ 2 thành phần dòng isd, isq
c. là vòng có nhiệm vụ tính module của vecto từ thông rotor Ψ𝑟
8. tại sao có thể nói: isd có chức năng tạo ra từ thông Ψ𝑟 còn isq có chức năng tạo
momen mM
a. vì 2 thành phần đó thuộc vecto dòng stator iS tạo Ψ𝑟 và mM
b. vì isd có quan hệ PT1 với Ψ𝑟. khi sử dụng thành phần dòng isd để ổn định
module Ψ𝑟, isq sẽ tỷ lệ trực tiếp với mM
c. vì trên hệ toạ độ αβ , 2 thành phần dòng dó tỷ lệ với Ψ𝑟 và mM
9. mô hình của ĐCXCBP có chứa 4 biến trạng thái: vecto từ thông stato Ψ𝑠, rotor Ψ𝑟,
dòng stato iS, roto i R. để xet ta phải triệt tiêu khỏi hệ:
a. Ψ𝑠 và Ψ𝑟
TVTeducation
b. Ψ𝑟 và iS
c. Ψ𝑠 và iR
10. mô hình trạng thái gián đônạ của ĐCXCBP phục vụ để
a. mô tả ĐCXCBP chính xác tại các thời điểm trích mẫu
b. thiết kế các khâu điều chỉnh. vì vậy mô hình chỉ cần mô tả ĐCXCBP đủ chính
xác tại các thời điểm trích mẫu
c. mô tả ĐCXCBP chính xác trên không gian trạng thái
11. chu kỳ trích mẫu T rất quan trọng đối với mô hình trạng thía gián đoạn của ĐCXCBP
vì kích cỡ của T
a. quyết định tính ổn định của mô hình
b. xác định yêu cầu tính toán đặt ra cho vi xử lý
c. quyết định tính ổn định của mô hình và xác định yêu cầu tính toán đặt ra cho
vi xử lý
12. Mô hình trạng thái gián đoạn của ĐCXCBP sử dụng khi thiết kế các khâu điều chỉnh

a. mô hình tuyến tính hệ số hàm
b. mô hình tuyến tính hệ số hằng
c. mô hình phi tuyến hệ số hàm
13. mô hình trạng thái gián đoạn của ĐCXCBP thu được sau khi
a. tích phân mô hình trạng thái liên tục trong phạm vi một chu kỳ trích mẫu
b. tích phân mô hình trạng thái liên tục trong phạm vi một chu kỳ trích mẫu, sau
đó lấy xấp xỉ hàm nhờ khai triển chuỗi và cắt đuôi chuỗi sau phần tử tuyến
tính
c. tích phân mô hình trạng thía liên tục trong phạm vi 1 chu kỳ trích mẫu, sau đó
lấy xấp xỉ hàm nhờ khải triển chuỗi và cắt đuôi chuỗi sau phần tử bậc 2
14. mô hình trạng thái của ĐCKĐB
a. đồng thời là mô hình dòng stator của động cơ
b. có thể tách thành 2 mô hình con: mô hinhf dòng stator va mô hình từ thông
c. có thể tách thành 2 mô hình con: mô hình dòng stato và mô hình từ thông rotor
15. mô hình trạng thái gián đoạn của ĐCĐB
a. đồng thời là mô hình dòng stator của độg cơ
b. có thể tách thành 2 mô hình con: mô hình dòng stator và mô hình tử thông
c. có thể tách thành 2 mô hình con: mô hình dòng stato và mô hình từ thông cực
16. mô hình trạng thái gián đoạn của ĐCKĐB trên hệ toạ độ dq
a. Coi α và α S là tham số hằng trong phạm vi chu kỳ trích mẫu T
b. Coi α là tham số hằng và α S là tham số thay đổi trong phạm vi chu kỳ trích
mẫu T
c. Coi α và α S là tham số thay đổi trong phạm vi chu kỳ trích mẫu T
17. có thể tạo được bao nhiêu vecto điện áp chuẩn bởi 3 nhanh ván của nghich lưu
a. 6 vecto tích cực (module khác 0)
b. 6 vecto tích cực (module khác 0) và 2 vecto thụ động (module = 0)
c. 8 vecto chuẩn có module khác 0
18. làm thế nào để điều chế một vecto điện áp uS
a. phân tích uS thành 2 vecto biên phải, biên trái và vecto module 0 trong phạm
vi góc phần sáu hiện tại của uS
b. phân tích uS thành 2 vecto biên phải và trong phạm vi góc phần tư hiện tại của
uS
c. phân tích uS thành 2 vecto biên phải và trong phạm vi góc phần sáu hiện tại
của uS
19. khi so sánh 2 hệ với tần số cắt xung khác nhau fP1 = 2,5kHz và fP2 = 10kHz ta nhận
xét
a. hệ với fP1 sẽ cho dòng hình sin có hài với module lớn hơn vì tần số cắt xung
cao hơn

TVTeducation
b. hệ với fP2 sẽ cho dòng hình sin mịn hơn vì tần số cắt xung cao hơn
c. hệ với fP1 sẽ cho dòng hình sin mịn hơn vì tần số cắt xung thấp hơn
20. module (biên độ) của vecto điện áp thực hiện theo phương pháp ĐCVT
a. bị giới hạn trong hình tròn qua đỉnh 6 vecto điện áp chuẩn
b. bị giơi hạn trong hình lục giác đều nối đỉnh 6 vectơ điện áp chuẩn
c. bị giới hạn trong hình tròn nội tiếp của lục giác đều nối đỉnh 6 vectơ điện áp
chuẩn
21. cần chủ ý điều gì khi quyết định thứ tự thực hiện uP , uT và u0,7 trong thuật toán ĐCVT
uS
a. số lần chuyển đổi trạng thái đóng/ngắt của van bán dẫn công suất phải là bé
nhất
b. tốc độ chuyển đổi trạng thái đóng/ngắt của van bán dẫn công suất phải là
nhanh nhất
c. tránh cho van bán dẫn công suất khỏi bị quá dòng
22. nguyễn nhân gì làm xuất hiện các vùng cấm điện áp trên mặt phẳng ĐCVT điện áp uS
a. do tần số xung được chọn chưa đủ lớn
b. do hardware có độ phân giải thấp
c. do thời gian đóng/ngắt hữu hạn của van và (có thể cả) do thiết kế Hardware
bất hợp lý
23. tại sao nghịch lưu cần có khoảng thời gian an toàn van
a. nhằm bảo vệ an toàn cho van bán dẫn khi xảy ra quá dòng
b. nhằm chống ngắn mạch nghịch lưu khi van trên chưa ngắt hẳn, van dưới đã
đóng mạch
c. nhằm sửa sai số điều chế điện áp do thời gian đóng/ngắt van gây nên
24. tại sao gọi phương pháp ĐCVT thông thường là phương pháp điều chế không đồng bộ
a. vì tỷ lệ giữa tần số cắt xung fP và tần số công tác fS (tỷ lệ fP /fS) luôn thay đổi
b. vì tỷ lệ giữa tần số cắt xung fP và tần số công tác fS (tỷ lệ fP /fS) chỉ cố định
trong dải hẹp
c. vì tỷ lệ giữa tần số cắt xung fP và tần số công tác fS (tỷ lệ fP /fS) là cố định
25. khi nào cần tới phương pháp điều chế đồng bộ
a. khi động cơ làm việc ở tốc độ rất cao (25000…60000 vòng/fút) và tỷ lệ fP /fS
rất bé
b. khi động cơ làm việc ở tốc độ rất cao (25000…60000 vòng/fút)
c. khi động cơ làm việc ở tốc độ rất cao (25000…60000 vòng/fút) và do đó cần
giảm momen lắc
26. khi nào cần tới phương pháp điều chế 2 nhánh van
a. khi cần giảm tối đa tổn thất đóng van
b. khi cần tránh tổn thất đóng ngắt van
c. khi cần tăng tuổi thọ của van bán dẫn
27. nếu phải chọn microcontroller có khả năng ĐCVT, theo anh chị tham số nào là quan
trọng nhất đối với độ chính xác của điện áp
a. bề rộng của thanh ghi điều chế
b. độ phân giải thời gian của thanh ghi điều chế
c. tần số của thanh ghi điều chế
28. anh chị làm thế nào để thu thập giá trị thực của từ thông rôto Ψ𝑟
a. đo bằng cảm biến Hall, cấy vào khe giữa stato và roto
b. không đo, sử dụng mô hình từ thông để tính
c. không đo, sử dụng mô hình hoặc khâu quan sát từ thông để tính
29. anh chị biết gì về ưu thế của khâu lọc kalman khi sử dụng khâu để tính từ thông roto
Ψ𝑟
a. tăng khả năng chống nhiễu của hệ thống
b. giảm nhu cầu tính toán đối với vi điều khiển
c. có thể sử dụng đồng thời nhận dạng tham số

TVTeducation
30. đối với khâu điều chỉnh dòng, cần đo giá trị thực nào của dòng stato
a. giá trị tức thời của dòng stato
b. giá trị tức thời của sóng cơ bản của dòng stato
c. giá trị tức thời của hài bậc cao của dòng stato
31. theo anh chị, tại sao có thể nói: khâu ĐC dòng trên hệ toạ độ dq có chất lượng cao
hơn trên hệ αβ
a. vì trên hệ dq, khâu chỉ ĐC các đại lượng một chiều. Trên hệ αβ, khâu phải ĐC
các đại lượng hình sin và luôn làm việc ở chế độ động
b. vì trên hệ dq, khâu ĐC đòi hỏi vi điều khiển fải tính ít hơn nên có thể tính
chính xác hơn
c. vì trên hệ dq, khâu ĐC quay cùng vecto dòng, trên hệ αβ khâu đứng im so với
stato
32. theo anh chị, ưu thế cơ bản khi thực hiện ĐC dòng bằng kỹ thụât số là gì
a. đó là khả năng tính toán ĐC chính xác nhờ bề rộng word của vi điều khiển lớn
b. đó là khả năng dẫn dắt dòng thực bám theo dòng đặt với động học cao và
không gây quá ĐC
c. đó là khả năng linh hoạt về thuật toán nhờ lập trình
33. hãy nêu 2 điều kiện biên hệ thống khi thiết kế thuật toán ĐC dòng stato
a. 1. đại lượng nhiễu là từ thông biến thiên chậm.2. thời gian trễ 1 chu kỳ tính
của vi điều khiển
b. 1. Kỹ thuật thực hiện khâu đo dòng.2.Đại lượng nhiễu là từ thông biến thiên
chậm
c. 1. Thời gian trễ 1 chu kỳ tính của vi điều khiển.2.Kỹ thụât thực hiện khâu đo
dòng
34. ……………………………………………..
a. thụât toán Dead-Beat (đáp ứng tức thời)
b. thụât toán PID số
c. thụât toán Fuzzy-PID số
35. tại sao khâu ĐC với đáp ứng hữu hạn (3 hoặc4 bước) nhiều khi có lợi thế hơn khâu
Dead-Beat
a. không đúng, khâu D-B luôn có lợi thế hơn
b. không đúng, khâu D-B chỉ là trường hợp đặc biệt của khâu với đáp ứng hữu
hạn Vì vậy chúng có chất lượng giống nhau
c. Vì diện tích điện áp dàn ra 3 hoặc 4 bước, biên độ không đi vào giới hạn, hệ
không mất ổn định
36. hãy nêu nhiệm vụ của ma trận hồi tiếp K của khâu ĐC dòng trên không gian trạng thái
a. K quyết định độ ổn định, đặc tính động học và khả năng cách ly động 2 thành
phần dòng
b. K có nhiệm vụ hồi tiếp các biến trạng thái
c. K quyết định độ ổn định và khả năng cách ly tĩnh 2 thành phần dòng
37. hãy nêu nhiệm vụ của ma trận đầu vào V của khâu ĐC dòng trên không gian trạng
thái
a. V có tác dụng lọc giá trị chủ đạo. Vì vậy V được gọi là khâu lọc đầu vào
b. V xác định điểm công tác và quyết định khả năng cách ly tĩnh 2 thành phần
dòng
c. V quyết định vị trí điểm cực của hệ, và vì thế quyết định đặc tính động học
38. hãy diễn đạt thành lời ý nghĩa của toán tử z trong mà trận hồi tiếp K
a. toán tử z nói rằng: ma trận K sẽ cho phép truyền đạt đặc tính động học tốt nhất
b. toán tử z nói rằng: ma trận K đòi hỏi … lưu giữ (nhớ) giá trị dòng một chu kỳ
tính
c. toán tử z nói rằng: ma trận K đòi hỏi… bảo dòng stato trước 1 chu kỳ tính
39. tại sao cần thêm 2 khâu I đọc lập cho … phần dòng khi ĐC trên không gian trạng
thái…

TVTeducation
a. nhằm tăng độ ổn định hệ thống
b. nhằm khử độ dư sai số ĐC
c. nhằm cải thiện đặc tính động học
40. cần giải quyết những vấn đề gì khi …. tần đi vào giới hạn
a. cần giải quyết 2 vấn đề: quy đổi giới … về các thành phần, và hiệu chỉnh sai…
b. cần chống dao động và duy trì ổn định…
c. cần xử lý khâu ĐC dòng để ngăn ng….. đi vào giới hạn
41. có bao nhiêu khả năng giới hạn điện…
a. có 2 khả năng: trước hoặc sau khâu….
b. có 2 khả năng: trước hoặc sau khâu….
c. ………………
42. nguyên nhân gì gây mất ổn định khi không sử dụng lý giới hạn điện áp
a. thành phần trễ tiềm ẩn trong thụât toán ĐC
b. thành phần I tiềm ẩn trong thuật toán ĐC
c. thành phần D tiềm ẩn trong thuật toán ĐC
43. hiện tượng điện áp đi vào giới hạn thường xảy ra ở chế độ vận hành nào?
a. khi xảy ra quá trình quá độ, vận hành đầy tải, hay ở dải tốc độ ngoài danh định
(tốc độ cao)
b. khi chọn chu kỳ trích mẫu bé dần đến module điện áp lớn
c. khi khâu ĐC dòng hoạt động có quán tính
44. khi thiết kế hệ thống, anh chị sẽ lấy các tham số ban đầu từ đâu
a. tôi sẽ tạm chọn bộ tham số có sẵn của động cơ có cùng công suất
b. tôi sẽ đo chính xác động cơ bằng dụng cụ đo
c. tôi sẽ tính toán gần đúng từ nhãn máy
45. theo anh chị, bộ tham số tính từ nhãn máy có thể đảm bảo chất lượng hệ thống hay
không
a. không thể vì các tham số có thể chứa sai lệch rất lớn
b. không thể vì các tham số có thể chứa sai lệch tới 2%
c. không thể vì các tham số có thể chứa sai lệch lớn tới 200%
46. anh chị sẽ làm gì để nâng cao chất lượng hệ, sau khi đã tham số hoá từ nhãn máy
a. sẽ tiến hành đo đạc động cơ và tham số hoá lại bằng bộ tham số mới đo
b. sẽ tiến hành nhận dạng Off- line và tham số hoá lại bằng bộ tham số mới thu
được
c. Sẽ duy trì tham số cũ và nâng cao độ bền vững của các khâu ĐC
47. theo anh chị, tham số nào của ĐCKĐB tác động nhiều nhất tới chất lượng tựa theo từ
thông và tại sao
a. hằng số thời gian roto Tr, vì Tr thay đổi liên tục theo nhiệt độ
b. hăng số thời gian roto Tr, vì Tr chỉ được tính gần đúng từ nhãn máy
c. hàng số thời gian roto Tr, vì Tr thay đổi liên tục theo nhiệt độ và chế độ bão
hoà từ
48. Mục đích chính của phương pháp điều chế hai nhánh van là gì
a. nhằm chuyển từ chế độ điều chế không đồng bộ sang chỉ còn 2 nhánh van điều
chế
b. nhằm giảm tổn thất đóng ngắt của nghịch lưu xuống cỡ còn 2/3 so với điều
chế 3 nhánh van
c. nhằm gom thời gian T0, T7 vào chính giữa hay phân đều ra 2 đầu của chu kỳ
xung
49. nhược điểm chính của phương pháp điều chế 2 nhánh van là gì
a. việc thực hiện kỹ thụât là rất khó khăn
b. tổn hao đóng ngắt của nghịch lưu tăng gấp đôi
c. phổ biên độ của momen hài tăng gấp đôi
50. nếu không sử dụng khâu đo tốc độ quay liệu ta có khả năng điều chỉnh ổn định tốc độ
quay

TVTeducation
a. có, ta sẽ áp dụng một trong các phương pháp điều khiển sensorless, cho phép
ổn định mà không cần đo tốc độ quay
b. không thể được, để điều chỉnh ổn định tốc độ quay ta bắt buộc fải sử dụng
khâu đo tốc độ quay
c. có, ta chuyển sang sử dụng phương pháp điều khiển momen trực tiếp
51. đặc điểm phi tuyến của ĐCKĐB
a. thể hiện qua kết cấu tròn không lý tưởng và bề mặt roto không trơn lý tưởng
b. thể hiện qua đặc điểm điện trở fụ thuộc nhịêt độ và hỗ cảm fụ thuộc dòng từ
hoá
c. thể hiện qua đặc điểm hỗ cảm fụ thuộc dòng từ hoá và tích của các thành phần
dòng và tần số stato
52. đặc điểm tham số phi tuyến (hỗ cảm fụ thuộc dòng từ hoá) của ĐCKĐB
a. được khắc fục bằng phương pháp nhận dạng và thích nghi
b. được khắc fục bằng phương pháp đo tham số chính xác
c. được khác phục bằng kỹ thuật logic mờ
53. đặc điểm cấu trúc phi tuyến (tích của các thành phần dòng với tần số stato) của
ĐCKĐB
a. được khắc phục bằng phương pháp tuyến tính hoá
b. được khắc phục bằng phương pháp điều khiển phi tuyến
c. được khắc phục bằng phương pháp điều khiển mờ thích nghi
54. khâu ĐC dòng stato kiểu phản hồi đầu ra:
a. rất đơn giản và dễ thực hiện
b. đòi hỏi vi điều khiển tốc độ cao
c. có đặc điểm bền vừng đặc biệt tốt (bộ tham số động cơ không cần có độ chính
xác cao)
55. khâu ĐC dòng stato kiểu phản hồi trạng thái:
a. đòi hỏi bộ tham số động cơ chính xác cao nhưng có thể đem lại chất lượng
momen rất tốt
b. không đòi hỏi vi điều khiển tốc độ cao
c. phức tạp và khó thực hiện

TVTeducation

You might also like