You are on page 1of 8

Kế hoạch cơ bản mở rộng nguồn hấp thụ Cacbon

Nguồn: Cục bảo vệ rừng

1. Mục tiêu của chính sách và phương hướng xúc tiến

1-1. Mục tiêu của chính sách

○ Thông qua dự án kinh doanh rừng, xúc tiến để đến năm 2022, toàn bộ diện tích rừng của đất nước

chúng ta 6,25 triệu hecta (đất có trồng cây) sẽ được công nhận là nguồn hấp thụ khí nhà kính.

- Lượng hấp thụ cacbon thuần: 8, 75 triệu tấn Cacbon

○ Thông qua việc trồng rừng tại nước ngoài theo dự án cùng hợp tác ở nước ngoài (CDM, JI), đến

năm 2017, đảm bảo cơ bản việc hấp thụ Cacbon của 1,5 triệu hecta.

- Lượng hấp thụ cacbon thuần: 1,5 triệu tấn Cacbon.

1-2. Phương hướng xúc tiến

○ Tích cực xúc tiến dự án giảm thiểu khí nhà kính thông qua nguồn hấp thụ Cacbon là rừng.

○ Liên quan đến nguồn hấp thụ, báo cáo điều tra thống kê khí nhà kính và xây dựng hệ thống kiểm

chứng.

○ Đánh giá ảnh hưởng của bộ phận rừng do hiện tượng Trái đất nóng lên và xây dựng cơ sở thích ứng.

1-3. Hệ thống dự án mở rộng nguồn hấp thụ Cacbon


Mở rộng nguồn hấp thụ các bon

Dự án giảm thải khí gây Dự án xây dựng cơ sở hạ Dự án cơ sở thích ứng


hiệu ứng nhà kính tầng · Bảo tồn đa dạng sinh học
· Trồng rừng · Hệ thống thống kê quản và hệ sinh thái
· Trồng rừng mới (rừng lý kết quả kinh doanh rừng · Duy trì “tính sản xuất”
đô thị, trồng rừng đất · Hệ thống thống kê khí của rừng
nông nghiệp) thải gây hiệu ứng nhà kính · Phòng chống thảm họa
· Trồng rừng ở nước · Hệ thống kiểm chứng rừng
ngoại thống kê khí thải gây hiệu
· Phòng chống cháy ứng nhà kính
rừng, phòng chống côn
trùng gây bệnh, gây hại
đến rừng

2. Vấn đề xúc tiến chủ yếu

2-1. Dự án giảm thiểu khí nhà kính

(1) Tiếp tục mở rộng việc trồng rừng

- Cho đến năm 2008, xúc tiến dự án theo “kế hoạch xúc tiến 5 năm trồng rừng” và về lâu dài, đến năm

2022, sẽ hoàn thành toàn bộ việc xúc tiến kinh doanh rừng (4,9 triệu hecta)

⋅Giai đoạn 1 (năm 2004 – 2012): thực hiện 1,92 triệu hecta với khu vực nuôi trồng rừng cây kinh tế

làm trọng tâm.

⋅Giai đoạn 2 (năm 2013 – 2017): thực hiện 1,25 triệu hecta với đất thuộc đối tượng kinh doanh là

trọng tâm

⋅Giai đoạn 3 (năm 2018 – 2022): hoàn thành toàn bộ việc thực hiện đất thuộc đối tượng kinh doanh

(4,9 triệu hecta)

- Nhằm tăng cường dự án trồng rừng, cần phải chuNn bị nguồn vốn riêng và cần phải tạo động lực

kinh tế đối với chủ sở hữu rừng.

- Tăng cường nhân lực có kĩ năng trồng rừng


- Xây dựng hệ thống thu gom sản vật từ việc trồng rừng.

⑵ Trồng rừng mới

○ Mở rộng việc trồng rừng ở vùng đất nông nghiệp xấu.

- Thực hiện việc trồng rừng mới đối với đất nông nghiệp bỏ không như đất nông nghiệp xấu…

- Thỏa thuận với Bộ N ông Lâm để tìm phương án xóa bỏ những yếu tố cản trở về mặt luật pháp, chế

độ gây trì hoãn việc trồng rừng một cách tự phát đối với đất nông nghiệp xấu

- Việc trồng rừng ở đất nông nghiệp xấu, tùy theo sự thay đổi của điều kiện kinh tế mà khi cần, có thể

chuyển đổi thành đất nông nghiệp.

○ Tăng cường tạo rừng đô thị và hàng cây xanh ven đường

- Sử dụng đất công cộng, đất công, đất thuộc trường học, đất ven đường giao thông… để triển khai

xây dựng nên rừng đô thị, rừng trường học, công viên rừng quy mô nhỏ và hàng cây ven đường

- Xây dựng mối quan hệ đối tác với các cơ quan liên quan, các tổ chức nhân dân nhằm tạo nên các

rừng đô thị.

⑶ Phòng chống thảm họa về rừng và hạn chế sự hủy hoại rừng

○ Phòng chống cháy rừng một cách khoa học

- Xây dựng hệ thống quản lý cháy rừng một cách khoa học

- Tăng cường đội dập lửa phòng chống cháy rừng chuyên nghiệp và đội dập lửa trên không trung và

bồi dưỡng nhân lực chuyên môn về phòng chống cháy rừng.

- Liên tục tăng cường trực thăng dập các đám cháy rừng nhằm nâng cao năng lực dập lửa từ không

trung liên quan đến các đám cháy lớn…(tổng số 60 chiếc)

○ Phòng chống tập trung côn trùng gây hại, gây bệnh đối với rừng

- N găn chặn việc lan rộng bằng cách tăng cường điều tra rà soát từ trước và xây dựng cơ sở dữ liệu về

các thông tin điều tra rà soát.

- Với việc ngăn ngừa kịp thời côn trùng nguy hại, gây bệnh cho rừng, sẽ tăng cường bảo tồn, duy trì
nguồn hấp thụ cacbon và bảo tồn hệ sinh thái rừng.

- Phổ cập các loại hóa chất thân thiện với môi trường và liên tục phát triển các phương pháp ngăn

ngừa mới.

- Tăng cường hoạt động phòng chống theo phương pháp đặc biệt phòng chống các loại bệnh do côn

trùng kí sinh trên thân cây thông gây ra.

○ N găn ngừa hiện tượng lở đất núi bằng việc tăng cường các công trình chống xói mòn.

- Triển khai một cách có hiệu quả các công trình chống xói mòn.

N găn ngừa các tổn thất về rừng thông qua việc thi công, quản lý lành mạnh có cân nhắc đến cảnh

quan tự nhiên và môi trường sinh thái.

Ưu tiên hàng đầu việc ngăn ngừa các thảm họa về rừng, liên kết vùng đất sắp đặt nhóm với thiết bị

công nghiệp chủ yếu để thi công.

- Tiến hành việc tăng cường các công trình quản lý lưu vực rừng

Tổng hợp các dự án về rừng như dự án bảo tồn rừng, tạo rừng phòng chống thiên tai, trồng

rừng….và triển khai như một dự án kết nối lưu vực hoàn thiện.

Tiến hành lập kế hoạch 10 năm triển khai mở rộng dự án quản lý lưu vực rừng và nâng cao chức

năng hấp thụ cacbon.

- N găn ngừa thảm họa tự nhiên

Cấu trúc hệ thống quản lý vùng nguy hiểm sạt lở núi có sử dụng GIS để quản lý một cách có khoa

học, có hệ thống vùng nguy hiểm sạt lở núi

○ Hạn chế sự chuyên dụng đất núi

- Cân nhắc diện tích chuyên dụng đất núi trong quá khứ và đến năm 2017 sẽ khuyến khích diện tích

rừng được sử dụng vào các mục đích khác như đô thị, công nghiệp vào khoảng dưới 70 triệu hecta.

- Trong trường hợp bất khả kháng như đất phục vụ đô thị hóa, công nghiệp, việc khai thác đất núi sẽ

được cho phép nhưng phải lên kế hoạch phát triển thân thiện với môi trường như tối thiểu hóa sự tàn
phá.

- Sau khi khai thác, sẽ giảm thiểu tối đa ảnh hưởng do phá hủy bằng việc khôi phục rừng nhanh chóng.

- N găn ngừa sự tàn phá ở dãy núi Baekdoo – trục chính của hệ sinh thái rừng bán đảo Triều tiên, đồng

thời là nền tảng tích lũy của tài nguyên rừng thiên nhiên.

⑷ Trồng rừng ở nước ngoài

- ChuNn bị các điều kiện và hệ thống triển khai để xúc tiến dự án đảm bảo nguồn hấp thụ cacbon ở

nước ngoài

- Chuyển đổi các dự án trồng rừng ở nước ngoài thông qua các cơ sở doanh nghiệp sẵn có, các dự án

trồng rừng nhận viện trợ của nước ngoài của KOICA (Quỹ hợp tác quốc tế Hàn Quốc) và các tổ chức

nhân dân và triển khai theo từng giai đoạn.

Giai đoạn 1 (năm 2005-2007): Xây dựng dự án cơ bản hợp tác về nguồn hấp thụ các bon ở nước

ngoài

Giai đoạn 2 (năm 2008-2012): Triển khai dự án thí nghiệm về nguồn hấp thụ cacbon ở nước ngoài.

Giai đoạn 3 (năm 2013-2017): Tiến hành mở rộng thường xuyên dự án nguồn hấp thụ cacbon ở

nước ngoài.

- Dự án khôi phục đất hoang phế ở Bắc Hàn, tùy theo diễn tiến tình hình quan hệ N am Bắc Triều, nếu

điều kiện cho phép sẽ tích cực xúc tiến như một dự án hợp tác giữa cơ quan chức trách chính phủ hai

nước.

⑸ Thúc đấy sử dụng năng lượng sinh học từ rừng và việc sử dụng gỗ

- Bằng việc tăng cường số lượng thu gom các sản vật từ trồng rừng và tích cực sử dụng, giảm bớt việc

sử dụng nhiên liệu hóa thạch, từ đó làm giảm đi việc thải cacbon và ngăn ngừa sự lan rộng của chảy

rừng và các thiệt hại do lũ lụt.

- Tăng cường tối đa việc sử dụng gỗ trong nhập hoặc ngoại nhập thân thiện với tự nhiên và có khả

năng tái tạo.


- Hạn chế việc thải cacbon thông qua việc khai thác mục đích sử dụng như các loại vật liệu xây dựng

có khả năng sử dụng trong thời gian dài và tái sử dụng tái nguyên gỗ thải.

- Tiếp tục triển khai nghiên cứu nhằm sử dụng năng lượng sinh học từ rừng.

- Tìm phương án hỗ trợ chính sách triển khai sử dụng năng lượng sinh học từ rừng

- Liên kết với chính sách tận dụng phát triển năng lượng tái tạo mới quốc gia (Bộ tài nguyên núi) để

triển khai

2-2. Dự án xây dựng cơ bản thống kê khí nhà kính

⑴ Xây dựng hệ thống thống kê quản lí thành tích kinh doanh rừng

○ Để có thể được chứng nhận quyền được thải cacbon theo quy định của N ghị định Kyoto, lập các tài

liệu thống kê các loại về đất dự án tiến hành việc kinh doanh rừng như dự án trồng rừng… và xây

dựng để có thể quản lý và tìm kiếm thông tin liên kết với hệ thống thông tin địa lý rừng (FGIS)

- Xây dựng tài liệu cơ sở dữ liệu sử dụng các tài liệu như các giấy tờ, cơ sở dữ liệu về lịch sử hình

thành đất kinh doanh rừng (rừng thuộc sở hữu nhà nước và sở hữu tư nhân), tài liệu cơ sở dữ liệu hình

ảnh chụp từ không trung, các giấy về đất đai….

- Xây dựng hệ thống cách tân bản đồ trị số liên quan đến rừng như bản đồ chi tiết sử dụng đất núi

nguyên khổ, bản đồ rừng với các đầy đủ hạng mục phục vụ lâm nghiệp…

- Xây dựng hệ thống quản lý thông tin liên kết các tài liệu cơ sở dữ liệu liên quan đến kinh doanh

rừng với hệ thống thông tin địa lí rừng. (FGIS)

⑵ Xây dựng hệ thống dự tính thống kê khí nhà kính

○ Lập cơ sở dữ liệu những tài liệu liên quan đến tích lũy cây giống và thổ nhưỡng và lập hệ thống dự

tính để tính toán được lượng tích lũy cacbon chính xác.

- Trên cơ sở hệ thống điều tra tài nguyên rừng toàn quốc lần thứ 5 được bắt đầu vào năm 2006, sẽ cấu

trúc lên hệ thống giám sát, theo dõi sự biến đổi tích lũy cây rừng và lượng cacbon thổ nhưỡng.

- Khai thác hệ số chuyển hóa cacbon đối với toàn bộ các loại cây có thân cây lớn.
⑶ Cấu trúc hệ thống kiểm chứng thống kê khí nhà kính

○ Dựa trên tiêu chuNn các tài liệu điều tra vùng đất được cấp theo tiêu chuNn tại chỗ, xây dựng hệ

thống kiểm chứng có khả năng phân tích và kiểm chứng các thông tin về số lượng tài nguyên rừng

trên toàn quốc bằng phương pháp thám hiểm điều khiển từ xa sử dụng các tài liệu hình ảnh vệ tinh .

- Triển khi với tư cách là dự án nghiên cứu Viện khoa học rừng quốc gia

⑷ Xây dựng hệ thống tính toán cacbon các sản phNm gỗ

○ Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý lưu thông các sản phNm gỗ nhằm khám phá các thông tin

lưu thông trong nước và xuất nhập khNu theo từng loại hình sản phNm gỗ.

- Tái sử dụng các sản phNm gỗ, thống kê lượng chất thải, sản xuất và duy trì, quản lý.

- Phát triển phương pháp tính sự biến đổi thải khí nhà kính và lưu giữ cacbon các sản phNm gỗ.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các dữ liệu liên quan đến lượng biến đổi tích lũy, lượng sản xuất, mục lục

các sản phNm gỗ, số năm sử dụng và độ vĩnh cửu.

2-3. Công trình cơ sở để thích nghi với hiện tượng Trái đất nóng lên

⑴ Triển khai dự án bảo tồn hệ sinh thái và tính đa dạng sinh vật

○ Dự đoán trước những biến đổi của hệ sinh thái rừng theo hiện tượng Trái Đất nóng lên và lập chiến

lược thích ứng

- Dự đoán trước sự di chuyển của thảm thực vật rừng trên bán đảo theo diễn tiến tình hình Trái đất

nóng lên.

- Đánh giá ảnh hưởng và theo dõi, giám sát sự biến đổi của hệ sinh thái rừng yếu như thực vật nguyên

sinh tại các vùng núi cao.

○ Theo dõi, giám sát những biến đổi dài hạn của hệ sinh thái rừng tùy theo sự biến đổi môi trường

Trái Đất.

○ Bảo hộ tính đa dạng sinh vật của rừng và hệ sinh thái

- Bảo tồn, quản lý hệ sinh thái rừng của khu vực bảo hộ dãy núi Baekdu.
- Bảo tồn hệ sinh thái rừng yếu và tài nguyên rừng di truyền quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.

- Bảo hộ khu vực đang nuôi dưỡng đa dạng các loại sinh vật cổ sơ.

- Quản lí tập trung đối với các loại, các nhóm cây yêu cầu nơi gieo trồng đặc thù.

⑵ Xúc tiến dự án duy trì tính sản sinh của rừng

○ Khi thực hiện dự án trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, tránh gieo trồng các loại cây yếu kém trước hiện

tượng nóng lên của Trái đất.

○ Phổ cập việc nuôi dưỡng các loại giống cây chất lượng tốt thông qua việc cải tạo mang tính di

truyền các loại giống cây trồng rừng chủ yếu.

○ Phát triển kỹ thuật quản lý nhằm hình thành rừng khỏe mạnh và nâng cao tính sản sinh của rừng.

○ Phát triển mô hình dự đoán liên quan đến khả năng sản xuất của thổ nhưỡng, sinh trưởng và thu

hoạch của cây rừng, đất rừng.

⑶ Xúc tiến dự án phòng chống thảm họa về rừng

○ Các thảm họa về rừng do sự nóng lên của Trái đất và đánh giá ảnh hưởng của sản xuất lâm nghiệp

- Dự đoán điểm yếu xảy ra cháy rừng và cải thiện phương pháp dự cảm trước sự phát sinh sạt lở đất.

- Dự đoán trước sự phát sinh các côn trùng nguy hại, gây bệnh từ bên ngoài, sự biến đổi rừng thông và

sự phát sinh nấm Tùng nhung.

○ Tăng cường hệ thống phòng chống các loại thảm họa về rừng

- Dập lửa ngay từ đầu bằng việc phòng chống cháy rừng và xây dựng hệ thống chỉ huy tổng hợp hiện

trường cháy rừng

- Tăng cường phòng chống côn trùng gây bênh, gây hại và hệ thống kiểm dịch thực vật cận nhiệt đới.

- Tối thiểu hóa sự phát sinh các tổn thất sạt lở đất bằng việc lập và phổ cập bản đồ khu vực nguy hiểm

có nguy cơ sạt lở đất.

You might also like