You are on page 1of 8

Câu hỏi thảo luận?!?

Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do
chịu tác động của nhiều nguyên nhân nên TSCĐ bị hao mòn dần. Sự
hao mòn này có thể chia thành hao mòn hữu hình và hao mòn vô
hình
Do vậy, để thu hồi lại giá trị của TSCĐ do sự hao mòn trên, cần
phải tiến hành khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ dần
giá trị TSCĐ vào giá thành sản phẩm nhằm tái sản xuất TSCĐ sau
khi hết thời gian sử dụng. hay nói cách khác, khấu hao là việc phân
bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt
thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó để tính vào chi phí hoạt
động sản xuất kinh doanh của từng kỳ kế toán.
VAS 03 đã quy định ba phương pháp khấu hao TSCĐHH,
gồm: Phương pháp khấu hao đường thẳng; phương pháp
khấu hao theo số dư giảm dần; Phương pháp khấu hao theo
số lượng sản phẩm.
Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao
hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản.
Từ đó ta có sơ đồ:
Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu
hao giảm dần hàng năm trong suốt thời gian sử dụng hữu
ích của tài sản.
Ta có sơ đồ:
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên
tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.

b) Các phương pháp khấu hao nhanh: Để thu hồi vốn nhanh,
người ta có thể áp dụng các phương pháp khấu hao nhanh. Hai
phương pháp khấu hao nhanh thường được sử dụng là phương
pháp khấu hao theo số dư giảm dần và phương pháp khấu hao theo
tổng số các năm, gọi tắt là phương pháp khấu hao theo tổng số.
2. Ưu và nhược điểm của từng phương pháp khấu hao:
Phương pháp này còn được gọi là khấu hao đường thẳng, theo
đó, mức khấu hao cơ bản hàng năm là đều nhau trong suốt thời gian
sử dụng TSCĐ và được xác định bằng nguyên giá TSCĐ chia cho
thời gian sử dụng (thời gian doanh nghiệp dự kiến sử dụng TSCĐ).

Phương pháp khấu hao này có ưu điểm là việc tính toán đơn giản,
tổng mức khấu hao của TSCĐ được phân bổ đều đặn trong các năm
sử dụng và không gây ra sự đột biến trong giá thành sản phẩm hàng
năm. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là trong nhiều trường
hợp không thu hồi vốn kịp thời do không tính hết được sự hao mòn
vô hình của TSCĐ (sự giảm thuần tuý về mặt giá trị của TSCĐ mà
nguyên nhân chủ yếu là do sự tiến bộ của khoa học và công nghệ).

Phương pháp khấu hao nhanh

Để thu hồi vốn nhanh, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương
pháp khấu hao nhanh. Hai phương pháp khấu hao nhanh thường
được sử dụng là phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và
khấu hao theo tổng số các năm hay gọi tắt là phương pháp khấu hao
theo tổng số.

Ưu điểm của các phương pháp khấu hao nhanh là thu hồi vốn
nhanh, giảm được tổn thất do hao mòn vô hình, đồng thời đây là một
biện pháp "hoãn thuế" trong những năm đầu của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là có thể gây nên sự đột
biến về giá thành sản phẩm trong những năm đầu do chi phí khấu
hao lớn, sẽ bất lợi trong cạnh tranh. Những doanh nghiệp kinh doanh
chưa ổn định, chưa có lãi thường không áp dụng phương pháp khấu
hao này.

Ngoài ra, còn có phương pháp khấu hao theo công suất, nghĩa là
khấu hao dựa trên số sản phẩm sản xuất ra.
3.
3. việc lựa chọn phương pháp khấu hao sẽ tác động như thế
nào đến hoạt động kinh doanh của đơn vị?
Khấu hao TSCĐ là một yếu tố chi phí trong giá thành sản phẩm
của doanh nghiệp nên việc lập kế hoạch và lựa chọ phương pháp
tính khấu hao TSCĐ nằm trong nội dung của công tác lập kế hoạch
tài chính của doanh nghiệp và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với
doanh nghiệp. Bản chất của khấu hao tài sản cố định và các yếu
tố tác động tới quyết định lựa chọn phương pháp khấu hao.
Bản chất của khấu hao là quá trình phân bổ dần giá trị tài sản cố
định vào chi phí trong các kỳ kế toán. Sở dĩ phải khấu hao là để bảo
đảm nguyên tắc phù hợp (Matching) trong Kế toán. Nguyên tắc phù
hợp nói rằng: khi doanh thu được ghi nhận, thì các chi phí cần thiết
để tạo ra khoản doanh thu đó cũng phải được ghi nhận trong cùng kỳ
kế toán. Đó cũng là lý do vì sao tài sản cố định không sử dụng trong
kỳ thì không phải trích khấu hao (vì không tham gia vào tạo ra doanh
thu).
Với bản chất của khấu hao như trên thì, nếu xét thuần tuý về Kế
toán, tiêu chí để lựa chọn khấu hao không phải là thu hồi vốn nhanh
hay chậm, giá thành cao hay thấp, tăng trưởng nhanh hay chậm.
Căn cứ để lựa chọn phương pháp khấu hao phải là bản chất của tài
sản, tức là tài sản đó tham gia như thế nào vào quá trình tạo doanh
thu của doanh nghiệp. Trong quá trình đó cơ chế hao mòn của tài
sản đó như thế nào (ví dụ như thảo luận của bạn Vicky_39 về việc
các thiết bị điện tử khi mới trình làng thì giá cao nhưng nhanh chóng
mất giá, thì phải sử dụng phương pháp khấu hao nhanh là hợp lý.
Tuy nhiên, trao đổi nhỏ với bạn Vicky_39 là đối với các doanh nghiệp
kinh doanh thiết bị địên tử thì các mặt hàng này không phải tài sản cố
định của họ, mà là hàng tồn kho, do đó không trích khấu hao).
Xét thuần tuý về mặt nguyên tắc kế toán thì căn cứ lựa chọn
phương pháp khấu hao là như vậy. Tuy nhiên, trên thực tế doanh
nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu hao dựa trên nhiều tiêu
chí khác (không hoàn toàn tuân theo nguyên tắc phù hợp của Kế
toán). Một số tiêu chí thường gặp:
• Nguyên tắc nhất quán (Consistency) trong Kế toán. Nguyên tắc
này yêu cầu doanh nghiệp áp dụng nhất quán các phương pháp kế
toán qua các kỳ, trừ khi việc thay đổi là cần thiết (có ảnh hưởng trọng
yếu đến báo cáo tài chính). Theo nguyên tắc này, doanh nghiệp
không thể thay đổi phương pháp khấu hao liên tục từ kỳ này sang kỳ
khác, cho dù phương pháp mới có thể phù hợp hơn (nhưng sự khác
biệt không trọng yếu).
• Trì hoãn việc nộp thuế thu nhập. Trong giới hạn cho phép của
luật Thuế, doanh nghiệp có thể trì hoãn khoản thuế phải nộp bằng
cách khấu hao nhanh.
• Chính sách tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đang có
nhu cầu phát hành cổ phiếu (IPO hoặc SEO) để huy động vốn thì
việc có một báo cáo tài chính “đẹp” có thể sẽ đem lại nhiều thuận lợi.
Khấu hao chậm là một trong những cách để có con số lợi nhuận
“đẹp” như vậy (giả định ở đây là thị trường không hiệu quả, nên
không thể bóc tách được ảnh hưởng của chính sách khấu hao tới lợi
nhuận. Giả định này không phải là không có cơ sở bởi chúng ta đã
có khá nhiều bằng chứng nghi ngờ tính hiệu quả của thị trường).
• Quan hệ với các chủ nợ, với các đối tác. Trong các hợp đồng
vay nợ (hay hợp đồng với các đối tác khác) thường có các điều
khoản yêu cầu doanh nghiệp phải bảo đảm một số chỉ số tài chính ở
mức “chấp nhận được”. Trong nhiều trường hợp thay đổi chính sách
khấu hao có thể giúp doanh nghiệp tránh vi phạm các cam kết với
các đối tác này (thường kèm theo những hậu quả nặng nề về tài
chính).
• Political costs. Trong nhiều trường hợp việc biết “giấu” lợi
nhuận thông qua công cụ khấu hao có thể giúp doanh nghiệp tránh
được các rắc rối với các cơ quan quản lý, với các nhóm lợi ích khác
(công đoàn, hội bảo vệ môi trường, hội chống giết thú vật…), tránh
trở thành mục “đánh hội đồng” của các đối thủ cạch tranh. Bài học
của Microsoft và Google hiện tại là những ví dụ điển hình về political
costs.
• Agency problem. Các phân tích nêu trên dựa trên giả định
người quản lý doanh nghiệp hành động vì lợi ích của chủ sở hữu.
Trên thực tế nhà quản lý có thể lựa chọn chính sách khấu hao nhằm
tối đa hoá lợi ích của bản thân mình (mặc dù có thể gây tổn thất cho
chủ sở hữu). Ví dụ, giảm khấu hao nhằm tăng lợi nhuận, qua đó tăng
mức tiền thưởng nhận được. Giảm khấu hao nhằm tăng lợi nhuận để
“thổi” giá cổ phiếu trong ngắn hạn, sau đó bán cổ phiếu đang nắm
giữ rồi “cao chạy xa bay” trước khi các cổ đông kịp nhận ra vấn đề.
Tóm lại, có muôn vàn yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn
phương pháp khấu hao tài sản cố định của mỗi doanh nghiệp (danh
sách trên đây chắc chắn là chưa đầy đủ). Sẽ là sai lầm và thiếu sót
nếu chỉ đề cập tới “tốc độ thu hồi vốn”, “giá thành”, “tốc độ tăng
trưởng”. Đó là chưa kể các quan điểm này còn có chỗ chưa chính
xác.
Phương pháp khấu hao do DN xác định để áp dụng cho
từng TSCĐHH phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sử
thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó.

Nhưng theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC thì quy định


DN được lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù hợp
với từng loại TSCĐ của DN.

Nếu theo phân loại, TSCĐ của DN bao gồm các loại
như sau:

Loại 1 : Nhà cửa, vật kiến trúc


Loại 2 : Máy móc , thiết bị . . .
Loại 3 : Phương tiện vận tải .
Loại 4: Thiết bị, dụng cụ quản
Loại 5: Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
Loại 6: Các loại tài sản cố định khác.

Như vậy, DN lựa chọn các phương pháp trích khấu hao phù
hợp với loại TSCĐHH là hợp Iý. Nếu phù hợp với từng thứ
TSCĐHH thì rất phân tán, việc theo dõi rất phức tạp.

Về phương pháp khấu hao đường thẳng, VAS 03 quy định:


TSCĐHH tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu
hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Các DN hoạt
động có hiệu quả kinh tế cao được khấu hao nhanh nhưng
tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo phương
pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
TSCĐHH tham gia vào hoạt động kinh doanh được tích khấu
hao nhanh là: máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường,
thí nghiệm; thiết bị và phương tiện vận tải; dụng cụ quản lý;
súc vật, vườn cây lâu năm. Khi thực hiện trích khấu hao
nhanh, DN phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Công thức tính như sau:

Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐHH =
Nguyên giá của TSCĐHH / Thời gian sử dụng.

Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu
hao phải trích cả năm chí cho 12 tháng.

Nguyên giá của TSCĐHH là toàn bộ các chi phí mà doanh


nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐHH tính đến thời điểm
đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Nguyên giá TSCĐHH được hình thành do: mua sắm, tự xây
dựng hoặc tự chế, trao đổi; tài trợ, được biếu tặng.v.v. . .
được xác định theo VAS 03.

Không ít ý kiến cho rằng công thức trên phải là "giá trị
phải khấu hao" chứ không thể là "nguyên giá TSCĐHH". Như
vậy, "giá trị phải khấu hao " là nguyên giá TSCĐHH trừ (-)
giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.

Giá trị thanh lý là giá trị ước tính thu được khi hết thời
gian sử dụng hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí
thanh lý ước tính. Thời gian sử dụng ghi trong công thức
phải là thời gian sử dụng hữu ích. Đó là thời gian mà
TSCĐHH phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh,
được tính bằng thời gian mà DN dự tính sử dụng TSCĐHH,
hoặc số lượng sản phẩm, hoặc các đối với tính tương tự mà
DN dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.

DN căn cứ vào khung thời gian sử dụng các loại TSCĐ ban
hành theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC và căn cứ vào
đặc điểm, tính chất sử dụng TSCĐHH của đối với mình để
xác định thời gian sử dụng hữu ích.

Như vậy, để phù hợp và nhất quán với VAS 03 thì công
thức trích khấu hao TSCĐHH theo phương pháp đường thẳng
sẽ là:

Mức khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐHH =


(Nguyên giá gốc của TSCĐHH - Giá trị thanh lý ước tính của
TSCĐHH ) / Thời gian sử dụng hữu ích (Giá trị thanh lý ước
tính của TSCĐHH sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính)
Một số lầm tưởng về khấu hao tài sản cố định
1. Khấu hao nhanh giúp thu hồi vốn nhanh.Điều này hoàn toàn
không đúng. Khấu hao nhanh hay chậm không ảnh hưởng gì tới
dòng tiền của doanh nghiệp (ngoại trừ tác động về Thuế), vì thế
không thể thay đổi thời gian thu hồi vốn.
2. Khấu hao nhanh sẽ tăng giá thành, ảnh hưởng đến khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.Thực tế khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh cũng như những
lợi thế sẵn có của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh. Khấu
hao nhanh hay chậm không làm giảm hay tăng khả năng cạnh tranh
của doanh nghiệp.
3. Khấu hao nhanh giúp doanh nghiệp tăng trưởng nhanh.Quan
điểm này có lẽ bắt nguồn từ sai lầm thứ nhất - khấu hao nhanh thu
hồi vốn nhanh. Thực tế tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp phụ
thuộc vào cơ hội đầu tư trong tương lai, khấu hao nhanh hay chậm
không làm thay đổi các yếu tố này.
Ba quan niệm sai lầm về khấu hao này không chỉ xuất hiện trong
bài viết chính và các thảo luận ở đây, mà thực tế được viết trong rất
nhiều các sách giáo khoa về Kế toán tài chính hiện nay (ngạc nhiên
chưa?).

http://www.saga.vn/Taichinh/Ketoan-
Kiemtoan/Ketoantaichinh/4652.saga
*

You might also like