You are on page 1of 9

Điện tử dân dụng Trương Minh

Tới

Bài 1 : MÁY TĂNG ÂM


I/ Sơ đồ khối máy tăng âm

Mạch
hồi tiếp

Micro
Line Tiền Khuếch đại EQ và Kích Khuếch đại
Aux khuếch đại điện áp âm lượng Công suất công suất
loa

Bảo vệ
Khối nguồn công suất

- Khối mạch vào và tiền khuếch đại : Máy tăng âm thường có nhiều đầu vào
với các mức tín hiệu khác nhau . Ví dụ : đầu vào Microphone khoảng 1mV ,
đầu vào Line khoảng (0,7-1)V . Vì các mức tín hiệu không bằng nhau nên
phải qua bộ phân áp hay qua một tầng khuếch đại riêng để đạt được mức
khuếch đại như nhau trước khi đưa vào tầng khuếch đại đầu tiên.
- Khối tiền khuếch đại hay còn gọi là khối khuếch đại sơ bộ , có nhiệm vụ
khuếch đại điện áp từ một mức nhỏ đến một giá trị đủ lớn để đưa vào tầng
sau , khối này có thể dùng transistor rời rạc hay IC .
Đối với tầng tiền khuếch đại chú ý phối hợp trở kháng đối với các nguồn tín hiệu
khác nhau và giảm tạp âm , khối này thường không gây méo phi tuyến vì làm
việc ở tín hiệu nhỏ .
- Khối khuếch đại điện áp : có nhiệm vụ khuếch đại điện áp là chính , thường
mắc theo sơ đồ emitơ chung ( EC), hay dùng IC để đạt hệ số khuếch đại lớn
nhất .
- Khối điều chỉnh âm sắc và âm lượng : khồi điều chỉnh âm sắc (Graphiction
Control Equalizer _ EQ ) là khối có khả năng điều chỉnh hệ số khuếch đại ở
những tần số khác nhau , ít ảnh hưởng đến tần số lân cận , nhằm tạo đặc
tuyến tần số phù hợp với từng loại âm thanh : máy tăng ậm thướng có từ
2,3,5,7 …nút điều chỉnh .
- Mạch điều chỉnh âm lượng được bố trí ngay sau mạch EQ , thường dùng
điện trở biến đổi để điều chỉnh mức điện áp vào khối công suất .
- Khối kích thích công suất : đây là tầng trước công suất , ngoài nhiệm vụ
khuếch đại điện áp và công suất , còn có nhiệm vụ đảo pha nếu tầng công
suất mắc đẩy kéo , dùng hai transistor cùng loại .
- Khối khuếch đại công suất : chủ yếu là khuếch đại công suất đủ lớn để đưa
ra loa theo yêu cầu,Tầng công suất thường mắc đẩy kéo, làm việc ở chế độ
AB , vì tầng làm việc ở chế độ tín hiệu lớn nên đây là tầng chủ yếu gây méo

Trang - 1 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới
phi tuyến . Để giảm méo thường dùng mạch hồi tiếp âm .khối công suất
thường dùng là Transistor hay IC ,chúng có gắn thêm cánh tản nhiệt hoặc có
khi dùng quạt gió .
- Khối chỉ thị mức tín hiệu ra : thường chỉ thị bằng LED , màng tinh thể lỏng
hay bằng kim, đôi khi có cả chỉ thị quá tải.
- Khối nguồn : biến điện áp xoay chiều của lưới điện thành điện áp 1 chiều ổn
định phù hợp cấp cho các tầng khuếch đại .
1. Mạch khuếch đại điện áp
2. Mạch khuếch đại công suất
3. Mạch điều chỉnh âm sắc EQ
4. Mạch điều chỉnh âm lượng

II/ Sử dụng máy tăng âm :


 Các máy tăng âm hiện đại thường sử dụng hỗn hợp cả IC và transistor ,
nên dễ hư hỏng . Khi sử dụng cần chú ý
- Điện lưới xoay chiều phải đúng với qui định của máy .
- Mắc nguồn tín hiệu và mắc loa vào máy tăng âm .
- Điện trở của loa hay hệ thống loa phải bằng hợăc lớn hơn điện trở ra của
máy tăng âm
- Khi mắc trực tiếp loa vào máy tăng âm thì công suất tiêu thụ của loa phải lớn
hơn công suất ra của máy tăng âm , điều này đảm bảo cho loa dao động
không quá mức , và chịu được công suất đưa vào .
- Các máy tăng âm hiện đại thường có hai kênh ( đôi khi có 4 kênh ) hoàn toàn
giống nhau , chúng có thể làm việc ở những chế độ khác nhau .
- Chế độ stereo hai kênh : tín hiệu kênh phải R và kênh trái L được đưa đến
hai đầu vào CH1 và CH2 , đầu ra mỗi kênh lắp với hệ thống loa tương ứng .
- Chế độ mono mắc song song : tín hiệu vào mono đồng thời được đưa đến
hai đầu vào (mắc song song). Đầu ra mỗi kênh mắc hệ thống loa tương ứng .
- Chế độ mono cầu : công suất tăng gần như gấp đôi : tín hiệu vào mono được
đưa đồng thời vào cả hai kênh . Đầu ra chỉ mắc một loa giữa hai cực cộng (+)
. Diện trở của loa phải gấp đôi điện trở của mỗi kênh mono .
 Khi nối loa vào máy tăng âm cần lưu ý : khi nối trực tiếp loa vào máy tăng âm
thì các cực (+) và( –) tương ứng được nối với nhau . Khi nối song song các
loa thì các cực cùng dấu được nối với nhau . Khi mắc nối tiếp thì cực (+) loa
này mắc với cực (– )loa kia . Làm như vậy cho các màng bức xạ của loa luôn
luôn đồng pha .
 Các máy tăng âm hiện đại công suất thường sử dụng hệ thống quạt gió để
giảm nhiệt cho transistor , IC ,có hệ thống cảm biến nhiệt độ ,chỉ thị tình trạng
làm việc của máy , có hệ thống báo lỗi và tự động bảo vệ tầng công suất .
III / Kiểm tra , khắc phục và phát hiện những hư hỏng thường gặp
 Trình tự kiểm tra và khắc phục hư hỏng :
1. Khi máy hoàn toàn không có tiếng ra loa :
 Đo và kiểm tra điện áp nguồn cấp điện 1 chiều , nếu điện áp sai lệch không
quá (10-15)% coi như nguồn bình thường , nếu điện áp nguồn hay điện áp tụt
quá mức thì nguồn bị hỏng hay máy tăng âm bị chập , khắc phục trước khi
kiểm tra các phần tiếp theo .

Trang - 2 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới
Bảng điện trở tiêu chuẩn giữa các chân của IC TA 7233p

Chân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Điện trở , KΩ 22 6 4 65 32 0 32 65 62 62 22 22
0 8

 Kiểm tra loa : dùng đồng hồ vạn năng đo điện trở của loa , nếu không có ôm
kế thì có thể dùng pin 1,5V can nhiễu vào hai cực loa , nếu có đáp ứng ở loa
thì hứng tỏ loa cón tốt .
 Đóng điện vào máy : lần lượt can nhiễu vào đầu vào từng khối từ tầng công
suất ngược về tầng đầu , nếu tầng nào không có đáp ứng ở loa ( tiếng ù ) thì
tầng đó bị hỏng . Cannhiễu đơn giản nhất là dùng tuốc-nơ- vít, tay cầm vào
phần kim loại chạm vào đầu vào của các khối . Nếu có máy tạo sóng âm tần
hay đầu dò âm thanh thì tiện lợi hơn
 Khi đã xác định được khối hư hỏng thì tìm phân tử hay linh kiện hỏng .Tôt
hơn hết là đo điện áp ở các chân transistor hay IC rồi so sánh trực tiếp với
điện áp ghi trên sơ đồ rồi suy luận , loại trừ tìm ra linh kiện hỏng . Nều ghi
transistor hỏng thì tháo ra đo trước khi thay thế .
2. Cách kiểm tra và phát hiện IC hỏng
 Phương pháp 1 : đo nguội ( tháo IC ra khỏi máy ) đo điện trở giữa
các chân so với chân nối mass , rồi so sánh với giá trị tiêu chuẩn .
 Phương pháp 2 : đo điện áp tại các chân ngay trong sơ đồ rồi so
sánh với giá trị ghi trên sơ đồ . Suy luận và loại trừ tìm ra IC hỏng hay phần
tử ngoài IC hỏng .
Khi đo điện áp chân IC tốt nhất là chọn điểm đo ở bên ngoài , không nên lấy
que đo đồng hồ đo trực tiếp vào chân IC dễ dẫn đến chạm chập vì chân IC bố trí
rất sát nhau .
 Phương pháp 3 ; dùng nguồn tín hiệu chuẩn để kiểm tra
Phương pháp này được sử dụng ở các xưởng sữa chữa các thiết bị đo
lường chuyên dùng .Nguồn tín hiệu là máy tạo sóng âm tần , còn để kiểm tra
dạng sóng và điện áp ra thì dùng máy hiện sóng và von – kế .

Trang - 3 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới

Bài 3 : MÁY THU THANH

I / Phân loại máy thu thanh và sơ đồ khối máy thu thanh


1. Máy thu thanh khuếch đại thẳng : tín hiệu cao tần từ enten đến tách
sóng được khuếch đại thẳng , không qua đổi tần . Tuy máy đơn giản
nhưng chất lượng không cao : độ chọn lọc kém , không ổn định và thu
không đồng đều trong cả băng sóng
2. Máy thu đổi tần : tín hiệu cao tần điều chế do enten thu được , được
khuếch đại lên và biến đổi thành tần số trung gian không đổi gọi là trung tần
. Trung tần thường được chọn thấp hơn so với tìn hiệu cao tần , sau đó qua
một vài tầng khuếch đại trung tần rồi đưa đến tách sóng . Máy thu thanh đổi
tần có những ưu điểm sau :

Mạch k/đại Trộn k/đại Tách k/đại Loa


vào cao tần tần trung tần sóng âm tần

Dao động Đổi tần


ngoạisai

Sơ đồ khối máy thu đổi tần

 Độ chọn lọc tín hiệu cần thu cao vì tín hiệu được chọn lọc qua các
mạch chọn lọc : mạch vào , bộ khuếch đại cao tần , khuếch đại cộng hưởng ở
tần số trung tần . Độ nhạy cũng cao hơn vì tần số trung tần thấp hơn nênđộ
khuếch đại có thể lớn hơn .
 Độ khuếch đại đồng đều hơn trong cả băng sóng vì tầng số trung
tần tương đối thấp so với tín hiệu cao tần và không đổi khi tín hiệu thay đổi .
 Mạch vào làm nhiệm vụ chọn lọc các tín hiệu cần thu và loại trừ
các tín hiệu không cần thu và các loại nhiễu khác nhờ mạch cộng hưởng , tần
số cộng hưởng được điều chỉnh đúng bằng tần số tín hiệu cần thu fo .
 Khuếch đại cao tần (một số máy không có tầng này ) khuếch đại tín
hiệu điều chế cao tần .
 Bộ đổi tần : gồm mạch dao động ngoại sai và mạch trộn tần, khi
trộn hai tần số ngoại sai fns và tín hiệu cần thu fo , được tần số trung gian hay
trung tần : f tt = fns – fo = const

Trang - 4 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới
 Đối với máy thu điều biên (AM) f tt = 465 kHz hay 455 kHz
 Đối với máy thu điều tần (FM) f tt = 10,7 kHz
 Khuếch đại trung tần : có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu trung tần
đến một giá trị đủ lớn để đưa vào tách sóng . Đây là tần khuếch đại chọn lọc ,
tải là mạch cộng hưởng có tần số cộng hưởng đúng bằng trung tần và đảm
nhận nhiệm vụ chọn lọc các tần số lân cận, dải thông của mạch lọc bằng fo ±
10kHz .
 Tầng tách sóng : có nhiệm vụ tách tín hiệu âm tần ra khỏi tín hiệu
cao tần điều chế , sau đó đưa vào khối khuếch đại âm tần ra loa .

3 . Máy thu điều tần stereo :

Kênh FM
Tách Giải
k/đại sóng mã
Anten Mạch cao Đổi FM Stere
vào tần tần o
k/đại
trung k/đại Loa
tần âm
Anten k/đại tần
Mạch cao Đổi Tách
vào tần tần sóng
AM
Kênh AM

Hình : sơ đồ máy thu FM - Stereo

Hầu hết các máy thu đều có băng sóng cực ngắn điều tần để thu tín hiệu stereo .
Vì có một số khối có thể dùng chung nên chúng có thể ghép chung và thay đổi
nhờ chuyển mạch bằng cơ khí hay điện tử .
Máy thu có hai đầu vào AM và FM , có hai khối đổi tần riêng biệt . Hai khối
khuếch đại trung tần và âm tần được dùng chung . Dải tần của bộ khuếch đại
trung tần FM rộng hơn vì tần số trung tần được chọn là 10,7 MHz .
- Tách sóng tần số : nhằm hồi phục tín hiệu âm tần từ tín hiệu FM ,thường sử
dụng sơ đồ tách sóng tỉ lệ , vì độ nhạy cao và giảm được điều biên kí sinh .
- Giải mã stereo : sau tách sóng FM là mạch giải mã nhằm phục hồi tín hiệu
tổng và hiệu hai kênh là R + L và R – L , rồi đưa vào ma trận để tạo ra tín
hiệu hai kệnh R và L riêng biệt , rồi đưa vào bộ khuếch đại âm tần stereo hai
kênh .
Nếu thu tín hiệu mono : sau tách sóng AM , tín hiệu âm tần được đồng thời đưa
vào hai đầu vào của hai kênh khuếch đại âm tần .
1. Mạch vào
2. Mạch khuếch đại cao tần ( KĐCT)
3. mạch đổi tần
4. khối khuếch đại trung tần ( KĐTT)

Trang - 5 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới
5. Mạch tách sóng
6. Mạch tự động điều chỉnh hệ số khuếch đại
7. máy thu FM – STEREO

II / Những hư hỏng thường gặp , cách khắc phục và sữa chữa


1. Các phương pháp phát hiện hư hỏng :
Khi máy thu bị hỏng , điều quan trọng là phát hiện ra khối hỏng và linh kiện
hỏng . Có những hư hỏng đơn giản sau khi phát hiện và thay thế là máy có
thể hoạt động bình thường , có loại hư hỏng thuộc về chất lượng khắc phục
khó hơn và đôi khi phải có thiết bị chuyên dùng để điều chỉnh mới đạt kết quả
. Có 3 cách kiểm tra và phát hiện hư hỏng .
 Kiểm tra sơ bộ : là kiểm tra một cách tổng quát không cần một
thiết bị đo lường nào cả , bao gồm kiểm tra nguội và kiểm tra khi có điện .
 Kiểm tra nguội : klhông cấp điện cho máy thu thanh , mở
máy và quan sát kĩ từ phần loa ngược về enten xem có biểu hiện nào
bất thường không như : dây bị đứt, chân các linh kiện như điện trở,
transistor ,tụ ,IC có bị rỉ , gẫy , các mối hàn có bị bong hay tiếp xúc
kém không : chẳng hạn như điện trở bị cháy đen , kiểm tra mạch in
xem có chỗ nào bị rỉ ,sét, đứt không. Nếu nghi tiếp xúc kém hay chập,
tốt nhất là dùng cái kẹp lay nhẹ các linh kiện để kiểm tra độ tiếp xúc ,
hở mạch hay chập sang linh kiện khác không.
 Kiểm tra khi có điện : sau khi đóng điện , bật công tắt
nguồn phải quan sát xem có hiện tượng náo bất thường không như
bốc khói ,đánh lữa , dùng tay xem có linh kiện nào bị nóng quá không .
 Để phát hiện ra các khối và các tầng hư hỏng , cần tiến
hành kiểm tra từ loa và từ tầng cuối ngược về tầng đầu .
- Nếu loa còn tốt thì khi bật công tắt điện phải có tiếng kêu ở loa . Sau đó cầm
vào 9ầu kim loại của tuốc nơ vít lần lượt gõ nhẹ vào bazơ của transistor tầng
công suất, tầng kích thích và các tầng khuếch đẹi điện áp trong khối khuếch
đại âm tần, nếu có tiếng ù ở loa thì tầng đó còn làm việc bình thường , ngược
lại tầng nào không có tiếng ù ở loa là tầng đó hỏng, phải tiến hành đo và kiểm
tra.
- Đối với IC khuếch đại công suất , cũng có thể áp dụng cách này để can nhiễu
vào đầu vào , không nên gõ trực tiếp vào chân IC vì chúng rất mãnh và sát
nhau , rất dễ va chạm , chập mạch . Khi can nhiễu vào đầu vào bộ khuếch
đại IC cần thận trọng vì IC có độ khuếch đại lớn , rất dễ bị tự kích . Nếu
không có tiếng ù ở loa là IC hỏng . Biết chính xác là IC hỏng hay mạch ngoài
IC hỏng thì cần phải đo đạc , kiểm tra và loại trừ trước khi quyết định tháo
thay thế IC .
- Khi gõ vào tầng tách sóng thì tiếng ở loa rất nhỏ hoặc khó nghe thấy . Điều
đó không có nghĩa là tầng tách sóng hỏng vì cuộn thứ cấp của trung tần cuối
cùng rất ít vòng , điện trở ra nhỏ .
- Khối khuếch đại trung tần ta kiểm tra tương tự . Khi ta gõ vào bazơ tầng
KĐTT trước bao giờ tiếng phát ra ở loa cũng to hơn tầng sau , tầng nào loa
không kêu hoặc nhỏ hơn tầng sau thì tầng đó có thể bị hỏng .

Trang - 6 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới
- Kiểm tra bộ đổi tần : có thể dùng tuốc nơ vít , tay cầm vào phần kim loại gõ
nhẹ vào hai phiến tĩnh của tụ xoay đồng trục , nếu đều có tiếng đáp ra ở loa
thì tầng đổi tần làm việc bình thường , ngược lại . Nếu gõ vào phiến tĩnh của
tụ dao động ngoại sai mà không có tiếng đáp lại ở loa thì tầng dao động
ngoại sai đó có thể bị hỏng .
- Nếu gõ vào enten hay lỗ cắm enten mà có tiếng đáp sột soạtở loa thì coi như
máy đã thông mạch , các tầng làm việc bình thường và đã có thể thu được
đài .
• Kiểm tra trên chỉ xác định một cách sơ bộ tình trạng làm việc , các khối hư
hỏng , chú chưa xác định được nguyên nhân cụ thể . Muốn xác định được
chính xác phải tiến hành đo đạc , đơn giản nhất là dùng đồng hồ vạn năng
VOM .
 Xác định hư hỏng bằng cách đo điện áp và dòng điện
 Trước hết dùng VOM đo điện áp cung cấp trước và sau khi
bật nguồn . Khi chưa bật nguồn thì điện áp phải đạt giá trị như ghi trên sơ
đồ , nếu không đạt yêu cầu thì kiểm tra lại nguồn khắc phục chỗ hỏng thì
mới tiến hành kiểm tra tiếp theo . Ví dụ : máy radio casset JVC PC_W100
gồm một biến áp nguồn và cầu chỉnh lưu lấy ra điện áp 1 chiều 12V .
 Nếu sau khi bật công tắt nguồn ( các tầng của máy thu
thanh là tải ) mà điện áp giảm nhiều , chỉ còn già một nữa thì chứng to dòng
điện trong máy tăng và máy không thể làm việc bình thường được . Cần dò
mạch nguồn cung cấp xem có chỗ nào bị chập , hay có tụ lọc nào bị đánh
thủng không ?
 Nếu nghi tụ lọc thủng , thử nhả một chân tụ ra , nếu điện áp
nguồn trở lại bình thường thì chứng tỏ tụ bị hỏng .
Cũng có thể dùng đồng hồ đo dòng điện tiêu thụ của toàn máy , rồi so sánh với
dòng điẹn tiêu thụ quy định .
 Xác định transistor và IC hỏng
- Khi đã phát hiện ra tầng hỏng thì việc trước tiên là phải xác định các phần tử
và linh kiện hỏng , trước hết là transistor và IC .
- Đối với các IC , tốt nhất là dùng đồng hồ đo điện áp giữa các chân IC rồi so
sánh với điện áp ghi trên sơ đồ , nếu có sai khác thì tiến hành kiểm tra các
linh kiện mạch ngoài để loại trừ dần , rồi mới kết luận là linh kiện mạch ngoài
hay IC hỏng. Chân IC rất mãnh và bố trí rất sát nhau , tốt nhất là đo tại các
điểm bên ngoài hai hàng chân IC . Điện áp được đo với vỏ máy ( mass) và
khi chưa có tín hiệu vào .
Ví dụ : điện áp chân một số IC trong máy JVC – PC – W100 có trị số như sau :

1 1 1 1 1 1 1 1
Chân 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 1 2 3 4 5 6 7 18

IC1 0, 1, 5, 1, 5, 4, 5, 4,
TA7538P FM 9 7 3 6 0 3 5 3 5

IC1
TA7538P AM

IC2
AN7222N FM

Trang - 7 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới

IC2
AN7222N AM

IC3
AN7410N FM

IC3
AN7410N AM

IC KĐ
TA7233P Công suất

Chỉ sau khi khẳng định chắc chắn IC hỏng mới tiến hành tháo ra thay .
- Đối với các tầng khuếch đại tranistor, cũng tiến hành đo điện áp trên các cực
C , E , B căn cứ vào điện áp suy luận ra transistor hỏng .
- Điện áp trên cực C có giá trị lớn nhất , điện áp trên cực B lớn hơn cực E .
Điện áp giữa BE chính là thiên áp trên transistor, nó quyết định chế độ làm
việc ,độ khuếch đại , độ méo tín hiệu .
- Nếu là transistor P-N-P , thiên áp vào khoảng (0,1- 0,6)V tuỳ thuộc vào vị trí
của tầng khuếch đại .
- Nếu là transistor N-P-N thì thiên áp vào khoảng (0,3-1)V. Thiên áp có thể đo
trực tiếp trên giữa B và E , hoặc có thể đo điện thế cực B và cực E so với
mass , chênh lệch giữa chúng chính là thiên áp .
Trên thực tế , rất ít khi đo dòng transistor.
 Phương pháp kiểm tra bằng các thiết bị chuyên dùng
Để có thể sữa chữa các hư hỏng phức tạp , liên quan đến chất lượng âm thanh
của máy thu thanh , nhiều khi phải dùng đến các thiết bị chuyên dùng.
Các thiết bị chuyên dùng như :
 Máy tạo sóng âm tần .
 Máy phát tín hiệu cao tần điều chế AM , FM .
 Máy phát điều chế trung tần f tt= 465kHz hay 455 kHz
 Máy hiện sóng .
 Đồng hồ đo điện vạn năng .
Sơ đồ mắc thiết bị đo lường để kiểm tra máy thu thanh

k/đ cao
tần . k/đ Tách k/đ Loa
Đổi tần trung tần sóng âm tần

Máy phát Máy tạo


Máy phát điều chế sóng âm Máy hiện
AM,FM trung tần tần sóng

 Máy hiên sóng âm tần lấy tần số tín hiệu tần số 1000Hz đưa đến đầu
vào khối khuếch đại âm tần , ở đầu ra tín hiệu đo được bằng vôn-kế
hay hiển thị bằng máy hiện sóng . Tăng dần tín hiệu của máy tạo sóng

Trang - 8 -
Điện tử dân dụng Trương Minh
Tới
cho đến khi điện áp ra đạt mức danh định mà tín hiệu không bị méo ,
thì có thể coi khối khuếch đại âm tần làm việc bình thường .
 Máy phát tín hiệu cao tần 465 kHz điều chế biên độ bởi tần số 400Hz
hay 1000Hz , độ sâu điều chế khoảng 30% lần lựot đưa vào các tầng
khuếch đại trung tần , khi đầu dò trung tần dịch từ tầng trung tần cuối
cùng lên tấng đầu thì chỉ thị điện áp ở đầu ra phải tăng lên .

Trang - 9 -

You might also like