You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA

MÔN : ĐIỆN DÂN DỤNG-THPT


THỜI GIAN: …… PHÚT
Họ và tên:_______________________
Lớp:___________________________
Trường:________________________

1-Dòng điện xoay chiều là dòng điện có :


a- Chiều và trị số không đổi. c- Trị số không đổi, chiều thay đổi.
b- Chiều thay đổi, trị số không đổi. d- Chiều và trị số thay đổi theo thời gian.
2- Đơn vị đo điện áp là:
a- Ampe (A) c- Ohm ( Ω)
b- Volt (V ) d- Watt (W)
3- Điện áp pha là điện áp đo giữa :
a- 2 dây pha c- 1 dây pha, 1 dây trung tính.
b- 3 dây pha d- 2 dây pha, 1 dây trung tính.
4- Dòng điện một chiều là dòng điện có:
a- Chiều và trị số không đổi theo thời gian. c- Trị số không đổi.
b- Chiều và trị số thay đổi theo thời gian. d- Chiều và trị số không đổi.
Câu 5 : Điện năng là nguồn động lực chủ yếu đối với đời sống và sản xuất vì những lý do sau:
a. Điện năng dễ dàng biến đổi từ cơ năng sang nhiệt năng; Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà
máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao; Sử dụng điện năng dễ dàng tự động hoá và điều khiển
từ xa.
b. Điện năng dễ dàng biến đổi sang các dạng năng lượng khác; Điện năng được sản xuất tập trung trong các
nhà máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao; Sử dụng điện năng dễ dàng tự động hoá và điều
khiển từ xa.
c. Điện năng dễ dàng biến đổi từ cơ năng sang nhiệt năng; Điện năng được sản xuất tập trung trong các nhà
máy điện và có thể truyền tải đi xa với hiệu suất cao; Sử dụng điện năng dễ dàng, không nguy hiểm đến
tính mạng.
d. Điện năng dễ dàng biến đổi từ cơ năng sang nhiệt năng; Điện năng được sản xuất từ các máy điện nhỏ có
thể di chuyển nguồn điện dễ dàng; Sử dụng điện năng dễ dàng tự động hoá và điều khiển từ xa.
Câu 6: Cho biết các ưu điểm chính của điện năng:
a. Có 2 ưu điểm chính: dễ sản xuất, dễ sử dụng.
b. Có 3 ưu điểm chính: dễ sản xuất, dễ sử dụng, dễ truyền tải đi xa.
c. Có 3 ưu điểm chính: dễ thao tác, dễ sử dụng, ít nguy hiểm.
d. Có 2 ưu điểm chính: dễ sản xuất, dễ sử dụng, không cần thiết bị.
Câu 7: Yêu cầu về trí thức của nghề điện dân dụng:
a. Có trình độ văn hoá bậc tiểu học cấp 1, nắm được những kiến thức cơ bản về điện.
b. Có trình độ văn hoá tối thiểu hết cấp THCS, nắm được những kiến thức cơ bản về điện.
c. Có trình độ văn hoá tối thiểu hết cấp THCS, biết lắp ráp một số sơ đồ dùng điện đơn giản.
d. Có trình độ văn hoá tối thiểu hết cấp THPT, biết lắp ráp một số sơ đồ dùng điện đơn giản.
Câu 8: Yêu cầu về kỹ năng của nghề điện dân dụng là phải có những kỹ năng cần thiết như:
a. Sữa chữa thiết bị điện, sữa chữa và lắp đặt máy biến áp.
b. Sữa chữa thiết bị điện, sữa chữa và lắp đặt mạng điện.
c. Sữa chữa động cơ điện, máy biến áp, đồ dùng điện.
d. Sữa chữa thiết bị điện, đo điện, sữa chữa và lắp đặt mạng điện.
Câu 9: Công cụ lao động của nghề điện dân dụng bao gồm:
a. Đồ dùng bảo hộ lao động, dụng cụ đo và kiểm tra điện.
b. Dụng cụ cơ khí, bản vẽ, tranh ảnh, dụng cụ đo và kiểm tra điện.
c. Đồ dùng bảo hộ lao động, dụng cụ đo và kiểm tra điện, dụng cụ cơ khí, bản vẽ, tranh ảnh, tài liêu kỹ thuật.
d. Đồ dùng bảo hộ lao động, máy biến áp và máy phát điện, dụng cụ cơ khí.
Câu 10: Đối tượng lao động của nghề điện dân dụng bao gồm:
a. Dụng cụ cơ khí, bản vẽ, nguồn điện.
b. Nguồn điện, mạng điện, thiết bị điện, khí cụ điện.
c. Vật liệu kỹ thuật điện, nguồn điện, bản vẽ.
d. Đường dây truyền tải và mạng điện, dụng cụ cơ khí, đồ dùng bảo hộ lao động.
Câu 11: Tai nạn điện thường xảy ra do:
a. Mất nguồn điện.
b. Mạng điện bị sự cố dẫn đến điện áp thấp hơn định mức.
c. Dòng điện truyền qua cơ thể(bị điện giật), hồ quang điện.
d. Dòng điện truyền qua cơ thể do điện áp bước.
Câu 12: điện giật tác động tới con người như thế nào:
a. Tác động tới hệ tuần hoàn.
b. Tác động tới hệ hô hấp.
c. Tác động tới hệ thần kinh trung ương và cơ bắp.
d. Tác động tới hệ tuần hoàn làm tim đập châm hơn bình thường.
Câu 13: Tác hại của hồ quang điện với cơ thể người như thế nào:
a. Gây rối loạn hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.
b. Tác động tới hệ thần kinh trung ương.
c. Gây co giật.
d. Gây bỏng, thương tích ngoài da do bọt kim loại bắn vào.
Câu 14: Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào các yếu tố nào:
a. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể.
b. Đường đi của dòng điện trên dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể
c. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể, đường đi của dòng điện qua cơ thể.
d. Cường độ dòng điện chạy qua cơ thể, thời gian dòng điện qua cơ thể, đường đi của dòng điện trên dây dẫn.
Câu 15: Khi bị điện giật, có cùng một điện áp như nhau thì nguồn điện nào nguy hiểm hơn:
a. Nguồn điện một chiều.
b. nguồn điện xoay chiều.
c. Nguồn điện một chiều và nguồn điện xoay chiều nguy hiểm như nhau
d. Nguồn điện từ acquy
Câu 16: Dòng điện xoay chiều 50-60Hz qua người là bao nhiêu thì bắt đầu có cảm giác bị điện giật:
a. 0,6-1,5mA b. 6-15mA c. 0,6-1,5A d. 0,1-0,15mA
Câu 17: Đường đi của dòng điện qua cơ thể người nguy hiểm nhất là:
a.Chân qua chân b. Tay qua chân c. Tay qua tay d. Qua đầu
Câu 18 Trong điều kiện bình thường với lớp da sạch, khô thì điện áp là bao nhiêu thì được coi là điện áp an toàn?
a. Dưới 80V b. dưới 60V c. Dưới 40V d. Dưới 12V
Câu 19: Trong điều kiện ẩm ước nóng, có nhiều bụi kim loại thì điện áp là bao nhiêu thì được coi là điện áp an
toàn:
a. Dưới 80V b. dưới 60V c. Dưới 40V d. Dưới 12V
câu 20: Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân:
a. Chạm vào vật mang điện, sự cố mất điện, do điện áp bước.
b. Chạm vào vật mang điện, phóng điện, do điện áp bước.
c. Chạm và lại gần các thiết bị điện, phóng điện, sự cố mất điện.
d. Phóng điện , do điện áp bước.
Câu 21: Nguyên nhân bị điện giật do tiếp xúc với các dụng cụ điện bị hỏng cách điện là:
a. Phóng điện. b. Điện áp bước c. chạm vào vật mang điện d. Hồ quang điện
Câu 22: Nối đất bảo vệ được áp dụng trong mạng điện:
a. Có dây trung tính cách ly
b. Có dây trung tính nối đất
c. Mạng 3 pha đấu sao
d. Mạng ba pha đấu tam giác
Câu 23: Tác dụng bảo vệ của nối trung tính bảo vệ :
a. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện tăng cao làm cầu chì cháy nổ và cắt mạch
b. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện đi xuống đất nên không gây nguy hiểm cho người.
c. Khi vỏ thiết bị có điện, điện áp giảm nên không gây nguy hiểm cho người.
d. Khi vỏ thiết bị có điện, dòng điện giảm nên không gây nguy hiểm cho người.
Câu 24: Bút thử điện chỉ có thể kiểm tra có điện khi có điện bóng đèn sáng, khi nguồn điện kiểm tra có điện áp
a. Bất kỳ điện áp nào b. Điện áp trên 12V c. Điện áp trên 24V d. Điện áp trên 50V
Câu 25: Điện trở trong bút thử điện để hạn chế dòng điện qua người khi kiểm tra điện thông thường có trị số:
a. 1K b.100K c.1000K d.10M

You might also like