You are on page 1of 7

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

Ảnh hưởng của văn hóa Trung


Quốc
thời kì trung đại

Nhóm trình bày:

1
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

Trong quá trình phát triển, văn hóa Việt Nam đã chịu ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung
Quốc. Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Quốc là sự giao
lưu, tiếp biến lâu dài và có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành văn hóa Việt Nam.

1. Quá trình giao lưu văn hóa Việt- Trung chủ yếu diễn ra trong hai giai đoạn: giai
đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt. Đặc trưng chung của hai
giai đoạn này là sự song song tồn tại hai xu hướng trai ngược nhau: một bên là xu hướng
Hán hóa về mặt văn hóa (giai đoạn đất nước độc lập từ sau chiến thắng của Ngô Quyền
năm 938); một bên là xu hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung
Hoa (giai đoạn tứ TK I đến TK X và từ 1407 đến 1427).

Điểm đặc biệt là trong thời kì Bắc thuộc, tuy tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với văn hóa
Trung Quốc nhưng Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Quốc chưa nhiều, điển hình là
Nho giáo chưa có chỗ đứng trong hệ tư tưởng Việt Nam,; trái lại, Việt nam lại tiếp nhận
Phật giáo du nhập từ Án Độ một cách hòa bình. Sau giai đoạn Bắc thuộc là thời kì độc
lập, lúc này, việc tiếp nhận văn hóa Trung Quốc lại là tự nguyện. Sự tiếp thu lớn nhất thời
kì này là sự tiếp nhận Nho giáo và mô phỏng tổ chức xã hội Trung Quốc. Tuy vậy, do
những đặc điểm lịch sử- xã hội, mô hình xã hội Việt Nam có những đặc điểm vừa giống
lại vừa khác Trung Quốc.

2. Các lĩnh vực chính chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc:

CHỮ VIẾT:

* Chữ Hán: là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc, bắt nguồn từ thời xa xưa
dựa trên việc quan sát đồ vật xung quanh và vẽ thành dạng chữ tượng hình, chữ mang ý
nghĩa. Chữ Hán có nguồn gốc bản địa, sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng
bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.

Chữ Hán vào Việt Nam theo con đường giao lưu văn hoá, bắt đầu từ thiên niên kỷ thứ
nhất trước công nguyên. Hiện nay, ở Việt Nam còn lưu giữ được số hiện vật như đỉnh cổ
có khắc chữ tượng hình (chữ Hán cổ). Điều này là một phần chứng minh được rằng chữ
Hán cổ xuất hiện ở Việt Nam khá sớm và thực sự trở thành phương tiện ghi chép và
truyền thông trong người Việt kể từ những thế kỷ đầu công nguyên trở đi. Đến thế ký VII
- XI chữ Hán và tiếng Hán được sử dụng ngày càng rộng rãi ở Việt Nam. Thời kỳ này
tiếng Hán được sử dụng như một phương tiện giao tiếp, giao lưu kinh tế thương mại với
Trung Quốc. Do Việt Nam bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc Trung Quốc trong
khoảng thời gian hơn một ngàn năm, vì vậy hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều
bằng chữ Hán. Qua đó, chúng ta có thể thấy rằng chữ Hán có ảnh hưởng to lớn như thế
nào đối với nền văn hóa của nước Việt Nam xưa. Từ sau thế kỷ thứ X, tuy Việt Nam
giành được độc lập tự chủ, thoát khỏi ách thống trị của phong kiến phương Bắc, nhưng
chữ Hán và tiếng Hán vẫn tiếp tục là một phương tiện quan trọng để phát triển văn hoá
dân tộc Việt Nam.
> đặc điểm:

2
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

[x] Lợi:
o Đối với Trung Quốc: Nhanh chóng thống nhất được đất nước, dễ giữ được đế quốc của
họ, vượt được hết nhiều dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ
o Khi nhớ mặt chữ của một từ thì người học rất khó quên được ý nghĩa của nó

[x] Bất lợi:


o Thời gian học dài
o Chữ viết phức tạp, nhiều nét
o In sách báo tốn công vì rất rắc rối
o Không đánh được tín hiệu

>>> Chữ Hán mang tính chất trang trọng, thâm trầm của loại chữ viết này rất phù hợp với
kiểu nhà nước phong kiến và ý thức hệ Nho giáo của Việt Nam thời kỳ phong kiến. Thời
kỳ này, trường học, khoa thi đều dùng chữ Hán như một "phương tiện giao tế tao nhã" để
ghi chép lịch sử, truyền đạt ý chỉ, thể hiện quan hệ, tình cảm vua-tôi và các tầng lớp nho
sĩ. Cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn học viết dần dần có được những vận hội
mới, tạo được vị trí độc lập của mình sau một thời gian dài văn-sử-triết bất phân. Ba dòng
tư tưởng Nho-Phật-Lão trở thành nguồn cảm hứng cho văn chương học thuật. Bên cạnh
đó, đời sống tích cực gần thiên nhiên của con người thời kỳ này còn mang lại cho văn học
nhiều ẩn dụ cao nhã nhưng cũng rất cận nhân tình.

Về mặt thể loại, hình thức; văn học viết thời kỳ đầu chủ yếu là thơ với hai loại: cổ thể và
cận thể - tôn trọng khuôn phép mẫu mực của thơ ca Trung Quốc; ngoài ra theo Dương
Quảng Hàm (trong quyển Văn học Việt Nam) thì văn viết trong thời kỳ đầu "có nhiều
thể, nhưng có thể chia ra làm ba loại lớn" gồm:
Vận văn: tức loại văn có vần
Biền văn: tức loại văn không có vần mà có đối (như câu đối)
Tản văn hoặc văn xuôi: tức loại văn không có vần mà cũng không có đối.

Về các hình ảnh được sử dụng trong văn học việt nam thời kỳ này: chịu ảnh hưởng đậm
nét từ trung quốc ở tư liệu, điển cố văn chương: hình ảnh Đào Nguyên chỉ nơi có cảnh
đẹp, cõi tiên, cây trúc biểu trưng cho người quân tử…

>> Nền văn học cổ phong phú đa dạng nhiều thể loại

* Chữ Nôm: năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập
và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng
nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử
dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung
Quốc. Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán
lại theo cách phát âm của người Việt, và chúng ta có âm Hán Vịêt. Do nhu cầu phát triển
của tiếng Việt, tiếng nói của dân tộc Việt, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ
viết cho họ, đó là chữ Nôm. Sau khi Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Trung Quốc vào
năm938, chữ Nôm được hoàn chỉnh dần dần và chỉ đến thế kỷ 13-15 mới được dùng
nhiều trong văn chương.
> chữ Nôm là công cụ thuần Việt ghi lại lịch sử văn hoá của dân tộc trong khoảng 10 thế

3
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

kỷ, mặc dù đó là công cụ còn chưa chứng tỏ được tính hữu hiệu và phổ dụng của nó so
với chữ Hán.
Chữ Nôm được chính thức dùng trong hành chính khi vua Quang Trung lên ngôi vào năm
1789

Chữ Nôm là một loại văn tự xây dựng trên cơ sở đường nét, thành tố và phương thức cấu
tạo của chữ Hán để ghi chép từ Việt và tiếng Việt. Quá trình hình thành chữ Nôm có thể
chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn đầu, tạm gọi là giai đoạn "đồng hoá chữ Hán", tức là dùng chữ Hán để phiên
âm các từ Việt thường là tên người, tên vật, tên đất, cây cỏ chim muông, đồ vật... xuất
hiện lẻ tẻ trong văn bản Hán. Những từ chữ Nôm này xuất hiện vào thế kỷ đầu sau Công
nguyên (đặc biệt rõ nét nhất vào thế kỷ thứ VI).

Giai đoạn sau: Ở giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục dùng chữ Hán để phiên âm từ tiếng
Việt, đã xuất hiện những chữ Nôm tự tạo theo một số nguyên tắc nhất định. Loại chữ
Nôm tự tạo này, sau phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng
hơn với tiếng Việt. Từ thời Lý thế kỷ thứ XI đến thời Trần thế kỷ XIV thì hệ thống chữ
Nôm mới thực sự hoàn chỉnh. Theo sử sách đến nay còn ghi lại được một số tác phẩm đã
được viết bằng chữ Nôm như thời Trần có cuốn "Thiền Tông Bản Hạnh". Đến thế kỷ
XVIII - XIX chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át cả địa vị chữ Hán. Các tác phẩm như
hịch Tây Sơn, Khoa thi hương dưới thời Quan Trung(1789) đã có bài thi làm bằng chữ
Nôm. Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng được viết bằng chữ Nôm là những ví dụ.

[*] Tuy nhiên, chữ Nôm vẫn còn những nhược điểm:
o Chữ tiếng Việt thời đó hình thành 2 lớp từ mượn Hán: Lớp Việt hoá hoàn toàn và lớp
Hán - Việt: những từ mượn Hán và chưa Việt hoá triệt để
> chữ Nôm chưa bao giờ được thống nhất về cách ghi, mỗi người có thể ghi một cách
khác nhau
o Có nhiều nét hơn, phức tạp hơn chữ Hán nên khó nhớ hơn cả chữ Hán vốn cũng đã khó
nhớ
> chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện

>>> Cuối thế kỷ 18 trở đi, khi chữ Nôm hình thành thì văn học viết có vài chuyển biến
trong sáng tác: văn học từ chiếu cung đình dần thâm nhập vào đời sống thường nhật (văn
chương bình dân) và cái tôi cá nhân bắt đầu được đề cập đến.

Trong thời kỳ này, văn học vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng đã có
những biến đổi, sáng tạo trong thể thơ, hình ảnh thơ, những hình ảnh thơ gần gũi với
người dân Việt Nam hơn. Đã có nhiều nhà thơ Việt Nam trong thời kỳ này thành công
trong việc đổi mới văn chương.

Đầu tiên phải kể đến Nguyễn Trãi - là người đầu tiên đặt nền móng cho nền văn học chữ
Nôm của Việt Nam với những sáng tạo trong thể thơ: vẫn trên nền thể thơ thất ngôn bát
cú Đường luật của TQ, Nguyễn Trãi đã cải biến và sáng tạo ra những thể thơ mới giản dị,
hợp với tầng lớp bình dân, không có nhiều quy luật chặt chẽ như thơ Đường luật.

4
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

Sau Nguyễn Trãi, rất nhiều những nhà thơ, nhà văn khác đã sử dụng chữ Nôm trong các
sáng tác của mình. Đặc biệt trong số đó phải kể đến Hồ Xuân Hương và "Truyện Kiều"
của Nguyễn Du. Hồ Xuân Hương - "bà chúa thơ Nôm" - với những hình ảnh thơ đậm
chất Việt Nam, gần gũi và giản dị.

"Truyện Kiều" là tác phẩm xuất sắc của văn học chữ Nôm của Việt Nam, từ cốt Kim Vân
Kiều truyện ( Thanh Tâm Tài Nhân - Trung Quốc ), Nguyễn Du đã viết "Truyện Kiều"
với 3254 câu thơ lục bát - thể thơ truyền thống của dân tộc

>>>>>> Điểm nổi bật thứ hai dễ thấy là nếu như văn học thông tục Trung Quốc gắn rất
sát với vận động của văn học Việt Nam. Nhiều người đã nói đến cội nguồn và ảnh hưởng
của thơ Đường đối với thơ Mới. Nhiều nhà thơ Mới cũng thừa nhận nguồn ảnh hưởng
này. Điều đó thực ra cũng không có gì khó hiểu nếu xét “vai trò lịch sử” của thơ Đường ở
Việt Nam cũng như những vận động đặc thù của “một thời đại mới trong thi ca” giai
đoạn 1930 - 1945. Do mối quan hệ văn học đặc biệt giữa hai nước - quan hệ đồng văn,
mang tính văn hóa vùng và được đặc trưng bởi tính chất quan hệ văn học trung đại - nền
văn học cổ Trung Quốc vừa như mẫu hình vừa rất gần gũi với người Việt, cả về mặt quan
phương lẫn bình dân, thông tục. Nhiều thành tố văn hóa, văn học Trung Quốc, do đó đã
trở thành như bộ phận, như những thành tố văn hóa, văn học Việt Nam. Hiện đạị hóa bao
giờ cũng xuất phát từ những vận động nội tại của văn học và trước hết là dựa trên nguồn
lực nội sinh.

NGÔN NGỮ:

Việt Nam dã tiếp nhận một bộ phận Hán ngữ, biến chúng trở thành một phần của ngôn
ngữ Việt – các từ Hán-Việt và vẫn được sử dụng cho tới ngày nay. Từ Han-Việt là một
phần không thể thiếu của ngôn ngữ hàng ngày, hầu như các câu nói thường ngày đều có
chứa từ Hán-Việt. Ngoài ra, từ Hán-Việt còn được dùng với sắc thái trang trọng, thể hiện
sự trang nghiêm.

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC:

Đứng đầu là Vua. Tiếp đó là chức vụ tể tướng hoặc tương đương (giống thủ tướng bây
giờ). Tiếp đó là Thượng Thư của Lục Bộ (thời đó có 6 bộ: Bộ Công, Binh, Lễ, Hộ, còn 2
bộ nữa mà mình quên rồi). Chức Thượng thư tương đương Bộ trưởng chính phủ bây giờ.

Dưới nữa là các quan thừa hành của 6 bộ với sự sắp xếp theo phẩm hàm hoặc chức tước.
Các phẩm hàm là Vương, Công, Hầu, Khanh, Tướng (Ở TQ còn có thêm Bá tước ở sau
Hầu).

Đó là ở Trung ương. Xuống dưới là các tổng trấn (tương đương chức quản lý khu vực),
quan Tri phủ(tương đương tỉnh trưởng), tri huyện, xuống dưới nữa là các chức sắc của
làng xã...

Như vậy, các vương triều phong kiến ở nước ta, trên cơ sở phát huy truyền thống và bản
sắc văn hoá dân tộc, từng bước tiếp thu có hệ thống nền văn hoá Trung Quốc, xây dựng
thiết chế kinh tế, chính trị – xã hội theo mô hình Trung Quốc. Đây là lựa chọn có tính tất

5
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

yếu vì khi xây dựng chế độ phong kiến – một bước tiến trong lịch sử phát triển của nhân
loại – Việt Nam đã có sẵn mô hình Trung Quốc với tư cách là một mô hình văn hoá –
chính trị kiểu mẫu của thế giới Á Đông. Học theo mô hình Trung Quốc, do vậy, là một
trong những con đường ngắn nhất để phát triển đất nước, hoà vào bước tiến chung của
các quốc gia phát triển thời trung đại.

Trong quan hệ với Trung Quốc thời trung đại, bên cạnh việc học tập mô hình thiết chế
văn hoá – chính trị Trung Quốc để phát triển, chúng ta thấy các vương triều phong kiến
Việt Nam đứng trước nhiệm vụ lịch sử vô cùng khó khăn. Đó là bằng mọi cách phải giữ
được vương quyền, giữ được nước trước hoạ xâm lăng thường trực của phong kiến Trung
Quốc. Rõ ràng ở đây văn hoá và chính trị, xét trên phương diện giao lưu – tiếp biến, là
không thống nhất. Về mặt văn hoá, cha ông ta thường coi thành tựu văn hoá cổ Trung
Quốc là thành tựu chung của khu vực, là sản phẩm của “tiền nhân”, nhưng về mặt chính
trị, quan hệ giữa hai nước bao giờ cũng mang tính đối kháng thường trực.

TÔN GIÁO:

Trên danh nghĩa, các tôn giáo ở Việt Nam gồm:Phật giáo, Khổng giáo, và Đạo giáo
(được gọi là tam giáo). Có một số nhóm tín đồ nhỏ thuộc các giáo phái khác như Cơ đốc
La Mã, Cao Đài, và Hoà Hảo. Những nhóm tôn giáo có ít tín đồ hơn khác gồmTin lành,
Hồi giáo, và Phật giáo tiếu thừa. Trong đó Phật giáo, Khổng giáo và Đạo giáo là tôn giáo
có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc
và Ấn Độ.
* Đạo giáo: Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỷ thứ 2. Đạo giáo có
hai phái tu là nội tu và ngoại dưỡng, phái nội tu phổ biến ở Việt Nam hơn (Chử Đồng Tử:
ông tổ của Đạo giáo Việt Nam + người đầu tiên tu thành Phật > thể hiện tính tổng hợp
của các tôn giáo khi vào Việt Nam)
* Khổng giáo (Nho giáo): thịnh hành vào thời kỳ phong kiến Việt Nam với Tam Cương,
Ngũ Thường, Tam Tòng, Tứ Đức
* Phật giáo: Phật giáo là tôn giáo chủ yếu ở Việt Nam, du nhập vào Việt Nam từ Trung
Quốc và Ấn Độ. Do tiếp thu Phật giáo trực tiếp từ Ấn Độ nên từ Buddha (bậc giác ngộ)
được phiên âm trực tiếp thành Bụt, từ Bụt được dùng nhiều trong các truyện dân gian.
Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần
chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng
của Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong
tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.

THỦ CÔNG NGIỆP, KHOA HỌC- KĨ THUẬT:

* Tranh dân gian: Nghề làm tranh dân gian Việt Nam là một nghề thủ công mĩ thuật
truyền thống ở Việt Nam, chuyên làm ra các loại tranh dân gian Việt Nam, đáp ứng nhu
cầu tinh thần và thẩm mỹ xã hội. NLTDGVN có từ lâu đời, gắn bó với nghề khắc ván in
chữ, in tranh. Tranh dân gian Việt Nam đặc biệt có quan hệ với tranh dân gian Trung
Quốc. Nghệ nhân Việt Nam tiếp xúc với tranh dân gian Trung Quốc qua Hoa kiều, học ở
đó cả ý, cả kĩ thuật (khắc ván in), nghệ thuật nhưng không sao chép mà có sáng tạo riêng,
phù hợp với tâm lí và xã hội Việt Nam.
Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn chung đều được

6
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc

dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Các
thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết được thiết kế để có
thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm
làm cho bức tranh thật dễ nhìn.

* Ngoài ra, dưới thời Bắc thuộc, người Việt đã tiếp nhận kĩ thuật rèn đúc sắt và gang, kĩ
thuật thêu thùa, nghề thuốc Bắc, kinh nghiệm chất đá làm đê ngăn sóng biển, kĩ thuật
dùng phân mà dân gian vùng châu thổ Bắc Bộ vẫn quen gọi là “phân bắc”…

Nhận xét:

Nhờ đã có nền móng vững vàng tạo nên từ đỉnh cao rực rỡ trong lớp văn hóa bản địa,
tinh thần Văn Lang- Âu Lạc Vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong suốt thời kì chống
Bắc thuộc, để khi bước sang giai đoạn Đại Việt, với sự tiếp thu từng bước có hệ thống
nền văn hóa Trung Quốc, người Việt đã tạo nên khá nhiều thành tựu trong quá trình giao
lưu văn hóa này.

You might also like