You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KHỐI 11 – HỌC KÌ 1

A/ Lý thuyết:
1/ Công thức biểu diễn định luật Coulomb
q .q
F =k 1 22
r
2/ Định luật bảo toàn điện tích:
Trong một hệ vật cô lập về điện, tổng đại số các điện tích không đổi.
3/ Điện trường là gì?
Điện trường là dạng vật chất bao quanh điện tích và truyền tương tác điện.
4/ Cường độ điện trường là gì?
Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường.
5/ Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường trong một điện trường đều:
U = E.d
6/ Tụ điện là gì?
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
7/ Cấu tạo của tụ điện phẳng:
Tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng, đặt song song và cách điện nhau.
8/ Định nghĩa điện dung của tụ điện:
Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế
nhất định.
9/ Công thức tính điện dung của tụ điện.
Q
C=
U
10/ Công thức tính năng lượng điện trường của tụ điện:
Q2
W =
2C
11/ Thế nào là dòng điện khộng đổi?
Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian.
12/ Điều kiện để có dòng điện:
Điều kiện để có dòng điện là phải có một hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
13/ Định nghĩa suất điện động của nguồn điện:
Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện.
14/ Cấu tạo pin điện hóa:
Pin điện hóa gồm hai cực có bản chất hóa học khác nhau và được ngâm trong chất điện phân.
15/ Nguyên tắc hoạt động của acquy:
Acquy hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch: tích trữ năng lượng khi nạp điện và giải
phóng năng lượng khi phát điện.
16/ Định luật Joule – Lentz:
Nhiệt lượng tỏa ra ở một vật dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của vật dẫn, với bình phương cường độ
dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua.
17/ Công thức biểu diễn định luật Joule-Lentz:
Q = RI 2 t
18/ Công thức tính công và công suất của nguồn điện:
A = E.I.t; P = E.I
19/ Công thức tính điện năng và công suất tiêu thụ của đoạn mạch(chỉ tiêu thụ điện năng):
A = U.I.t; P = U.I
20/ Định luật Ohm đối với toàn mạch:
Cường độ dòng điện trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ
nghịch với điện trở toàn phần của mạch.

21/ Công thức biểu diễn định luật Ohm toàn mạch:
E
I =
RN + r
22/ Độ giảm thế trên đoạn mạch là gì?
Độ giảm thế trên đoạn mạch là đại lượng được tính bằng tích của cường độ dòng điện chạy qua
đoạn mạch và điện trở của đoạn mạch.
23/ Công thức tính suất điện động và điện trờ trong của bộ nguồn mắc nối tiếp:
Eb = E1 + E2 + ...+ En; rb = r1 + r2 + ...+ rn
24/ Công thức tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc song song:
r
Eb = E; rb =
n
25/ Bản chất dòng điện trong kim loại:
Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do dưới tác dụng của
điện trường.
26/ Cấu tạo của cặp nhiệt điện:
Cặp nhiệt điện có cấu tạo gồm hai dây kim loại khác bản chất, hai đầu hàn vào nhau.
27/ Họat động của cặp nhiệt điện:
Khi nhiệt độ hai mối hàn của cặp nhiệt điện khác nhau, trong mạch có suất điện động nhiệt điện.
28/ Bản chất dòng điện trong chất điện phân:
Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm.
29/ Công thức biểu diễn định luật Faraday về điện phân:
1 A
m(g) = . .I .t
96500 n
30/ Bản chất dòng điện trong chất khí:
Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các electron và ion trong điện trường.
31/ Thế nào là quá trình dẫn điện không tự lực?
Quá trình dẫn điện không tự lực trong chất khí xảy ra khi ta phải dùng tác nhân ion hóa từ bên ngoài
để tạo ra hạt tải điện trong chất khí.
32/ Thế nào là quá trình dẫn điện tự lực?
Quá trình dẫn điện tự lực trong chất khí xảy ra khi không còn tác nhân ion hóa tác động từ bên
ngoài quá trình phóng điện vẫn tiếp tục.
33/ Tia lửa điện là gì?
Tia lửa điện là quá trình phóng điện tự lực hình thành trong chất khí khi có điện trường mạnh để
làm ion hóa chất khí.
34/ Bản chất dòng điện trong chân không:
Dòng điện trong chân không là dòng chuyển dời có hướng của các electron được đưa vào khoảng
chân không đó.
35/ Tia catôt là gì?
Tia catôt là dòng các electron phát ra từ catôt, có năng lượng lớn, được sinh ra khi phóng điện qua
chất khí ở áp suất thấp.
B/ Bài toán:
Bài 1(3,5 điểm): Cho một trong các mạch điện sau(có thể đổi vị trí các điện trở hay thay một điện
trở bằng bình điện phân):
e,r e,r e,r

R
A B A B A B
R1 R1 R2 R1
R2 R3 R2
e1,r1 e2,r2 e1,r1 e2,r2 e1,r1 e2,r2 e1,r1 e2,r2

R R
A B A B A B A B
R1 R1 R2 R1 R1

R2 R3 R2 R2

e,r e,r e,r e,r e,r e,r

n n n R
A B A B A B
R1 R1 R2 R1

R2 R3 R2

Câu 1: Tìm cường độ dòng điện trong mạch chính.(1 điểm)


Câu 2: Tìm cường độ dòng điện trong các mạch rẽ (0,5 điểm)
Câu 3 và 4: Tìm điện năng tiêu thụ(hay công suất tiêu thu, điện năng cung cấp, công suất cung cấp,
nhiệt lượng, khối lượng m bình điện phân). Tìm hiệu điện thế giữa hai điểm trong mạch. (2 điểm)
Bài 2(1,5 điểm): Cho trong kiến thức được học của học sinh nhưng yêu cầu có nâng cao một ít.

You might also like